Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

TÍNH CÁCH cá NHÂN THEO QUAN điểm của HÀNH VI tổ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.26 KB, 7 trang )

NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I
TÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC
Trước khi đi sâu vào phân tích tính cách cá nhân của mình, tôi muốn trình bày một số khái
niệm, quan điểm liên quan đến tính cách cá nhân như sau:
1. Tính cách cá nhân
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cá nhân trong
môi trường tổ chức và xã hội. Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý mà chúng ta sử dụng
để phân biệt một người với những người khác trong xã hội.
Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến một mô hình ổn định trong các hành vi cử
xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cử xử của một con
người. Cá tính bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Các tính cách biểu hiện ra bên
ngoài có thể quan sát được, dựa vào đó người ta có thể nhận biết được tính cách của một
con người.
2. Tính cách cá nhân và hành vi tổ chức.
Theo các công trình nghiên cứu, tính cách cá nhân liên quan đến những hành vi ứng xử
của con người đối với công việc, liên quan đến thái độ của mỗi con người trong tổ chức,
tính cách cá nhân giúp con người tìm được những công việc phù hợp hơn, thích ứng nhất
với nhu cầu của cuộc sống.
3. Năm loại tính cách cá nhân.
Theo các nhà học giả có năm loại tính cách cá nhân chính gồm:
• Tính hướng ngoại (Etroversion)
• Tính hoà đồng (Openness to experience)
• Tính chu toàn (Conscientiousness)
• Tính không ổn định tình cảm ( Neuroticism)
• Tính cởi mở (Agreeableness)
Nghiên cứu các loại tính cách là cơ sở để xác định tính cách bản thân và định hướng
cho các hành vi cử xử trong tương lai.
4. Tính cách cá nhân và sự định hướng nghề nghiệp.
Sự nghiệp của mỗi con người không chỉ đơn thuần là sự phát triển các kỹ năng chuyên
môn, mà nó còn là sự điều chỉnh không ngừng của các cá tính, các giá trị, hoàn thiện


nhân cách và năng lực để phù hợp với các yêu cầu của công việc và môi trường làm
việc.
1
Tháng 4/2010


Theo các nhà nghiên cứu thành công trong công việc phụ thuộc vào mức độ đồng nhất của
mỗi cá nhân với môi trường làm việc của người đó. Sự đồng nhất cao đem lại hiệu quả
công việc cao, sự hài lòng và thời gian gắn bó với công việc của cá nhân.
Từ việc nghiên cứu tính cách cá nhân và định hướng nghề nghiệp giúp ta có thể điều chỉnh
và hoàn thiện nhân cách để phù hợp nhất với môi trường làm việc của mình.
PHẦN II
PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân thông qua việc trắc nghiệm bài: BIG 5
và MBTI đã giúp tôi hiểu được các yếu tố cấu thành tính cách cá nhân của con người,
hiểu được tính cách cá nhân của mình, để hướng cho các hành vi cư xử của tôi trong tương
lai, hành vi cư xử và sự giao tiếp của tôi với người khác, hiểu rõ giá trị bản thân cũng như
những hạn chế cần khắc phục. Dưới đây là một số nội dung nhận ra sau khi hoàn thành bài
tập BIG 5 và MBTI.
Các bài tập trên giúp tôi hiểu về bản thân như sau:
Theo bài tập tôi thuộc người có tính cách trong nhóm chữ cái sau
ESTJ: extroversion (Hướng ngoại) - Sense (Giác quan) - Thinking (Lý trí) - Judging
(Đánh giá).
Bản chất của con tôi người hướng ngoại, thích giao tiếp, cởi mở đáng tin cậy, dễ
chấp nhận và ham học hỏi. Với các vấn đề cần quyết định, tôi luôn có những hành động
và phương án xử lý nhanh, chính xác trên cơ sở những suy nghĩ đánh giá theo quan điểm,
kinh nghiệm. Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống. Và
tôi luôn chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong mỗi quan hệ
của con người.
Với việc nhìn nhận và hiểu rõ được tính cách của mình nên tôi có khả năng định

hướng chuẩn xác các hành vi và ứng xử của mình trong tương lai, từ đó tạo ra được những
thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Sử dụng hiệu quả và phát huy tốt
các thế mạnh tính cách của mình đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực do tính
cách gây ra.
Từ việc nghiên cứu cách hành xử của hành vi tổ chức, bản thân tôi nhận thấy việc
tiếp nhận các thông tin, bày tỏ các chính kiến, ra quyết định, hành động cũng như việc sắp
xếp cuộc sống cần phải lập kế hoạch một cách cụ thể trước khi hành động. Trong quá trình
thực hiện bất kỳ một công việc, nhiệm vụ nào tôi thường tập trung cao độ hướng tới các
thành quả đạt được của công việc, cần phải biết sắp xếp trình tự thực hiện các công việc
một cách hợp lý, phải biết ưu tiên hoàn thành các phần việc quan trọng trước, cố gắng
phấn đấu hoàn thành công việc trước thời hạn đã đặt ra để giảm bớt áp lực, tránh STRESS.
2
Tháng 4/2010


Trong cuộc sống phải luôn đặt cho mình các mục tiêu, thời hạn để hoàn thành một công
việc hoặc nhiệm vụ, phải xây dựng cho mình các nguyên tắc chuẩn mực để quản lý cuộc
sống.
Các thông tin trên rất hữu ích cho việc định hướng các hành vi cư xử của tôi trong
tương lai
Thông qua việc hiểu rõ tính cáh của mình tôi hoàn toàn giải quyết tốt, rõ ràng các
hành vi ứng xử của mình trong các mối quan hệ xã hội và chuyên môn. Dễ dàng tham gia
các hoạt động một cách tự nhiên. Có khả năng chịu áp lực cao trong công việc và cuộc
sống với tinh thần lạc quan, thường chủ động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong mọi
tình hướng cụ thể . Tuy nhiên, trong một số công việc có lúc giải quyết công việc còn
thiếu tính khoa học cũng như sự tỉ mỉ nên có gặp một số rủi ro. Vì thế để đạt được hiệu
quả như mong muốn tôi nhận thấy mình cần phải biết kết hợp hài hòa gữa lý trí và tình
cảm.
Hành vi cư xử và sự giao tiếp của tôi với người khác, các hoạt động yêu thích và thái
độ của tôi đối với công việc

• Tôi luôn luôn biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, nhưng cũng cố
thuyết phục và bảo vệ quan điểm ý kiến riêng của mình nếu mình chắc ý kiến của
mình là phù hợp trong từng bối cảnh.


Tôi luôn sẵn sàng tham gia ý kiến với cấp trên một cách thẳng thắn, chân thành,
cởi mở. Tôi thường xuyên có thói quen lập kế hoạch cụ thể trước khi hành động,
tập trung vào mục tiêu cuối cùng.

• Với bạn bè, đồng nghiệp, tôi là người đáng tin cậy và tự chủ, tôn trọng và hợp tác,
tôi thích các thông tin rành mạch rõ ràng, sẵn sàng chia sẻ những thuận lợi và khó
khăn trong cuộc sống.
Hoạt động mà tôi yêu thích: Tôi thích đọc sách, nhất là sách viết về các đối nhân xử thế
trong cuộc sống, các sách về kinh tế và sách về những doanh nhân thành đạt trên thế giới
và trong nước, đọc sách giúp tôi nâng cao tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức sống và giúp
tôi tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày trong cuộc sống cũng
như trong sự nghiệp của mình.
Thái độ với công việc: Tôi coi công việc là một phần quan trọng tất yếu của cuộc sống,
luôn tận tâm với công việc, ham học hỏi. Là nơi tôi được khẳng định mình với gia đình và
xã hội, cũng là nơi tạo nên cho tôi những mối quan hệ phong phú.
3
Tháng 4/2010


PHẦN III:
KẾT LUẬN
Môn học này đối với tôi là một môn học mới, với các tình huống của bài tập đưa ra
có nhiều cách giải quyết khác nhau, nhưng quan trọng là kiến thức tôi đã thu lượm được
để ứng dụng vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống của mình. Việc thực hiện BIG 5
và MBT cho tôi nhìn nhận lại mình, suy ngẫm về cách thức tiếp cận và giải quyết công

việc. Việc đánh giá tính cách của bản thân giúp cho tôi xác định được công việc phù hợp
nhất với mình và biết được rằng tôi phải làm gì để ngày một thành công hơn nữa.
Trên đây là bản báo cáo quá trình học tập môn quản trị hành vi tổ chức của tôi, tôi hy
vọng rằng sau khi học tập và nghiên cứu môn học này tôi và các thành viên khác của khóa
học sẽ vận dụng thành công các kiến thức cơ bản vào công việc hàng ngày giúp cho bản
thân và và doanh nghiệp ngày càng phát triển và thành công hơn .

4
Tháng 4/2010


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hành vi tổ chức – TS Nguyễn Hữu Lam, Chương trình Thụy Sỹ-AIT về phát triển
quản lý tại VN-Đại học Kinh tế TP HCM.
2. Sách “Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức” – NXB Chính trị quốc gia.
3. “Khoa học tổ chức và quản lý” – NXB Thống kê, Hà nội 1999.
4. Người lãnh đạo và tập thể (sách dịch) – NXB Sự thật, Hà Nội, 1978.
5. PMK Egientxép: Những nguyên lý của công tác tổ chức – NXB Thanh Niên, Hà
Nội, 1999.
6. Thomas Y.Robbins, Wayne D.Morrison: Quản lý và Kỹ thuật quản lý – NXB Giao
thông Vận tải, Hà Nội, 1999.
7. Người lãnh đạo và tập thể (sách dịch) – NXB Sự thật, Hà Nội, 1978.
8. Điều kỳ diệu của tinh thần đồng đội - Tác giả: Ken Blanchard, Sheldon Bowles,
Don Carew và Eunice Parisi-Carew - Phát hành: Nxb Trẻ.
9. Định vị cá nhân - Tác giả: Hubert K Rampersad - Dịch giả: Trường Phú, Hồng
Việt: NXB Lao động - Xã hội - Năm xuất bản: 2008

5
Tháng 4/2010



PHỤ LỤC: BÁO CÁO
BIG 5: MƯỜI ĐIỂM GHI NHẬN TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
1= Cực kỳ phản đối
2= Rất phản đối.
3= Phản đối
4= Trung lập
5= Đồng ý
6= Rất đồng ý
7= Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

5

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

6

7

X


2. Chỉ trích, tranh luận

X

3. Đáng tin cậy, tự chủ

X

4. Lo lắng , dễ phiền muội

X

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một

X

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

X

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

X
X

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ốn định

X


10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

X

6
Tháng 4/2010


MNTI: ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tư nhiên nhất của bạn là gì?
Trả lời: Hướng ngoại (E) Đó là:
• Hành động trước, suy nghĩ( suy xét) sau.
• Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với bên ngoài.
• Thường được cởi mở và được khích lệ bởi con người và sự việc của thế giới bên
ngoài.
• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con người
Q2. Cách lĩnh hội hay hiểu biết nào “ Tự động” hay “ Tự Nhiên”?
Trả lời: Giác quan (S) Đó là:
• Tính thần sống với hiện tại, chú ý tới các cơ hội hiện tại.
• Sử dụng các giác quan thông thường và tự động tìm kiếm các giải pháp mang tính
thực tiễn.
• Tính gợi nhớ giầu chi tiết về thông tin và ccs sự kiện trong quá khứ.
• Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm trong quá khứ.
• Thích các thông tin rành mạch rõ ràng, không thích phải đoán khi thông tin mù mờ.
Q3. Việc hình thành sự phán xét và sự lựa chọn nào là tự nhiên nhất?
Trả lời: Lý trí (T) Đó là:
• Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong tình huống cần quyết định.
• Luôn biết phát hiện ra các công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành.
• Dễ dàng đưa ra các phân tích có giá trị và quan trọng.

• Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong cuộc sống.
Q4. Xu hướng hành xử của bạn với thế giới bên ngoài thế nào?
Trả lời: Đánh giá (J) Đó là:
• Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.
• Tập trung vào hành động hướng công việc, hoàn thành các phần quan trọng trước
khi tiến hành.


Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời hạn cuối.

• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách.
E

S

T

J

7
Tháng 4/2010



×