Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập cá nhân hành vi tổ chức (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.92 KB, 5 trang )

Họ và tên học viên: Bùi Văn Phú.
Bài tập: môn học Quản trị hành vi cá nhân
LỜI NÓI ĐẦU
Thông qua việc nghiên cứu về “ quản trị hành vi tổ chức đã cho tôi thấy rằng tổ
chức là những nhóm người làm việc và phụ thuộc lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung”.
Như vậy lãnh đạo bắt đầu từ những hành vi ứng xử. Là một nghệ thuật, nó luôn
luôn vận động . Vì thế người lãnh đạo sẽ không ngừng vận động hộc tập và thay đổi tư
duy để phù hợp với sự phát triển của xã hội và phù hợp với công việc và vị trí mà mình
đang đảm nhiệm.
Môn học quản trị hành vi tổ chức là một vấn đề thực tế, nó gần gủi, không xa lạ,
nhưng ngược lại khi lĩnh hội những vấn đề liên quan đến hành vi tổ chức tôi thật sự xác
nhận được tầm quan trọng “ hành vi ứng xử của chính bản thân mình” trong vai trò lãnh
đạo của một tổ chức.
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bản báo cáo này là một phương pháp đánh giá sát thực và đầy đủ nhất về những gì
mà tôi lãnh hội được. Tôi thấy rằng “Lãnh đạo bắt đầu từ hành vi ứng xử”. Do vậy bản
báo cáo này tôi tập trung phân tích những gì thu nhận được từ môn học , đánh giá chính
mình rồi qua đó để định hướng các hành vi ứng xử của bản thân.
Bản báo cáo này đơn giản dựa trên kết quả của việc đánh giá tổng hợp những kết
quả có được từ chương trình học.
Bằng phương pháp quan sát thừa nhận và nghiên cứu tài liệu để đưa ra những
quyết định về vấn đề hiện tại và tương lai.
PHẦN CẤU TRÚC BÀI VIẾT BAO GỒM:
- Đánh giá bản thân thông qua phần bài tập Big 5 và MBTL.
- Thông qua các chương trình để định hướng cho hành vi ứng xử trong tương lai.
- Thông qua ví dụ thực tiễn để xác định và giải thích những hành vi ứng xử của bản
thân.
- Phân tích và giải thích những hành vi ứng xử của bản thân trong giao tiếp với
người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ đối với công việc, qua những kết quả từ
bản thân điều tra thái độ và tính cách.


NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢN BÁO CÁO.
1


Phần I: Đánh giá bản thân từ kết quả bài học,
Qua thực tế nghiên cứu bài Big 5 và MBTL Cho tôi một cách nhìn về bản thân như
sau:
- Tôi là người hay suy nghĩ trước khi hành động, luôn cần một khoảng thời gian
riêng tư để nhìn nhận lại công việc và tái tạo lại năng lượng cho mình. Xây dựng các mối
quan hệ một cách độc lập, kín kẻ với người khác, không phô trương và đại trà, chính đặc
điểm này phù hợp khi đánh giá tôi là người hướng nội.
Tôi quan niệm tất cả các mối quan hệ trong công việc đều có thời điểm và cơ hội
và nhất là những việc làm quan trọng mà bỏ qua cơ hội thì rất khó mà thành công. Trong
công việc tôi luôn luôn tìm kiếm những cái thực tiễn phù hợp với hiện tại nhất. Những cái
thực tiễn và quá khứ là một chuỗi logic, nó không những giúp tôi nhìn lại những sự việc
đã qua mà còn bổ ích trong hiện tại và định hướng tương lai và từ đó tôi đưa ra những
ứng biến tốt nhất từ kinh nghiệm trong quá khứ. Tôi luôn thích ứng với những thông tin
rõ ràng , mạch lạc để đưa ra các chiến lược nhanh nhất và phù hợp nhất. Có như vậy lý
thuyết và thực tiễn mới hoà đồng và có hiệu quả cao nhất ( đó chính là giác quan).
- Tự động tìm kiếm những thông tin và sự hợp lý trong những tình huống cần giải
quyết. Phát hiện ra những công việc và nhiệm vụ cần hoàn thành. Nhanh chóng đưa ra
các tình huống phân tích giá trị và tầm quan trọng. Sẵn sàng chấp nhận mâu thuẫn như
một phần tự nhiên và bình thường là đặc tính lý trí của bản thân tôi. Vì mâu thuẫn, xung
đột trong mối quan hệ giữa con người và con người là một điều hết sức tự nhiên. Nhưng
mình cần vấn đề trọng tâm cần giải quyết tìm ra phương pháp giải quyết tốt, hợp lý nhất
để quyết định cho phù hợp.
- Thông qua tính hướng nội giác quan, lý trí và tính cách đánh giá vi đây là đặc tính
dẫn đến thành công của tôi. Tôi luôn luôn có kế hoạt cụ thể cho mỗi công việc và chuẩn
bị sẵn sàng kỹ lưỡng cho mỗi công việc rồi mới thực hiện, bắt tay làm ngay từ đầu và
muốn hoàn thành mọi việc sớm nhất để tôi nhìn nhận đánh giá lại chính mình cùng với

khối lượng công việc và các mối quan hệ xung quanh . Tổng kết được thành công , thất
bại cho công việc tiếp theo.
Phần II: Định hướng hành vi cư xử trong tương lai.
Trong cuốn sách 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo dịch từ “Irrefutable
law of Leaderchip” của tác giả John C. Maxwell đưa ra 4 giai đoạn trưởng thành của
năng lực lãnh đạo. đó là:
- Tôi không biết mình không biết điều gì.
- Tôi biết mình không biết điều gì.
- Tôi trưởng thành, nhận xét và bắt đầu thể hiện.
- Tôi đi dễ dàng nhờ những gì mình biết.
Quả thạt trong cuộc sống nếu ta biết hết chính ta những ưu điểm và khuyết điểm ,
biết được thế giới xung quanh ta sự tồn tại thực tế và khách quan là một vấn đề cần thiết
2


và vô cùng quan trọng cho bất cứ ai và nhất là các nhà lãnh đạo nhưng không phải dễ
dàng mà ai cũng làm được .
- Là người hướng nội tôi có phần đóng kín mình, điều này sẽ có phần bất lợi, đôi
khi thiếu tính cởi mở. Trong mối quan hệ tôi thiết nghĩ đây là điểm cần chú ý để trở thành
người lãnh đạo thành công. Vì cở mở để tạo một không khí hài hoà thoải mái cho tất cả
mọi người xung quanh.
- Đồng thời cởi mở để tạo nên mối quan hệ dân chủ, tâm lý gần gủi giữa lãnh đạo
và nhân viên từ đó tạo nên lòng tin , tính sáng tạo và sự cống hiến hết mình cho công
việc.
- Là người có giác quan nổi trội sẽ dễ dàng làm cho bản thân sống nhiều với hiện
tại và có thể làm khô cứng và giới hạn tầm nhìn cho tương lai. Đây là điều thiếu sót lớn
của người lãnh đạo và người lãnh đạo là phải xây dựng được mô hình có tính hiện tại và
tính tương lai đó là đúng hướng và mục tiêu mà bản thân tôi cần phải khắc phục để hoàn
thiện.
- Mọi xử lý hoạt động của bản thân đều bằng lý trí đây là điểm tôi hài lòng nhất về

chính mình qua kết quả phân tích từ bản MBTL, nhưng không hoàn toàn tôi không có
cảm xúc, tôi cũng khá nhạy cảm trước những thay đổi bên ngoài và con người xung
quanh, nhưng không vì cảm xúc đó mà tôi để nó xen lẫn làm ảnh hưởng đến kết quả công
việc. Hoạt động lý trí là cần thiết nhưng khá nhạy cảm vì nó phụ thuộc vào phong tục tập
quán và văn hoá giao tiếp của mỗi người , nhất là đối với văn hoá Phương đông như Việt
nam, sự đan xen giữa công việc và tình cảm là vấn đề tồn tại lớn. Do vậy cần phải có
những chuẩn mực rạch ròi giữa công việc và các mối quan hệ cuộc sống. Nếu không nó
sẽ làm giảm đi sức mạnh và ý chí của người lãnh đạo và xa hơn nữa là vì sự tiến bộ của
nhân loại trên toàn cầu. Để vượt qua vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo phải hài hoà được
giữa lý trí và tình cảm, mà đặc biệt phải có phong cách giao tiếp có văn hoá giữ được bản
sắc dân tộc vừa hài hoà các nền văn hoá của nhân loại.
Với đặc điểm tính cách đánh giá . Đây là vấn đề khá trừu tượng và nhạy cảm nếu
phương diện người lãnh đạo đứng trên nguyên tắc cứng nhắc, khó khăn thiếu thận trọng
và khách quan thì việc đánh giá ( sự vật , hiện tượng, con người…) sẽ chệch hướng
không sát thực dẫn đến xa cách thiếu lòng tin và hoạt động tổ chức thiếu hiệu quả. Nhưng
nên đánh giá đòi hỏi sự hoàn thiện cầu toàn là không thể. Do vậy trong đánh giá phải
tương đối có tính khích lệ , thận trọng trong quá trình làm việc phải có hoà đồng sáng tạo
có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cho các bên làm sao kết quả đánh giá là sự chặt chẽ rõ
ràng và phù hợp mà có sự đồng thuận có lợi nhất cho sự phát triển bền vững của tổ chức.
Phần III: Thực tế kết quả và hành vi cư xử của bản thân:
Việt nam có nền văn hoá mang tính truyền thống, có vùng, miền còn mang tính
phong kiến. Chẳng hạn quan niệm trước đây về người phụ nữ “ Tam tòng tứ đức phu tử
tòng tử” có lẽ vì thế mà hình thành nên lễ nghi từ đó trở thành thói quen mà tạo nên nhân
cách làm cho người phụ nữ phải tự khép kín mình do dự, không giám thể hiện mình trước
đám đông họ luôn suy nghĩ kỹ trước khi nói , không muốn giao lưu rộng và tạo ra cảm
giác đóng mình, an phận.
3


Những xu hướng phát triển xả hội thay đổi cách nhìn ngày càng thay đổi . Ngày

nay người phụ nữ Việt nam đã có cách nghĩ cách làm hoàn toàn mới, diện mạo mới ,
người phụ nữ đã đảm đương các vị trí quan trọng hàng ngũ lãnh đạo các ghế nghị viện,
quốc hội và ngày càng có nhiều cuộc thi hoa hậu, quý bà thành đạt… Tất cả nói lên điều
rằng cuộc sống là còn phải giao lưu học hỏi và cởi mở tấm lòng không bó hẹp.
Với tính cách hướng nội tôi thấy bản thân cũng tự đánh giá mình và suy nghĩ
không nên chia sẽ với mọi người. Nên có chăng thì người đó phải thật thân cận hoặc hiểu
và thông cảm cho tôi. Do vậy tôi không có nhiều mối quan hệ, thiếu nhiều kênh thông tin
để tham khảo cho chính công việc của mình.
Các đặc điểm giác quan lý trí đánh giá cùng xác định tương tự phụ nữ là người rất
tỉ mỷ, thích rõ ràng không quen với công việc phỏng đoán . Như vậy trong công việc
thường ngày yêu cầu nhân viên làm việc có khoa học, độ chính xác cao, rõ ràng đầy đủ
với nhiều tin tức kế hoạch, báo cáo và tôi cho rằng điều này thể hiện tính kỹ thuật và
chuyên nghiệp cao trong công việc . Nhưng qua đây tôi thuờng bộc lộ và thừa nhận nhân
viên của tôi không cảm thấy thoải mái và họ có phần e dè, khép mình khi đưa ra một ý
kiến hay một ý tưởng nào đó với tôi. Tuy nhiên họ không cho tôi là người “đọc tài”
nhưng họ nghi tôi là người chưa cởi mở, gần gửi và thân thiện.
Chính đây là những kết quả hành vi cư xử mà tôi nhìn thấy. Bản thân hạn chế mà
tôi phải cố gắng sửa đổi để hoàn thiện mình hơn và phục vụ tốt cho công tác. Khi vượt
qua giới hạn này thì họ càng tin cận tôi hơn và mọi hoạt động tốt hơn. Điều này cho thấy
là một người lãnh đạo phải đứng trên phương diện khách quan về mọi mặt. Cánh nhìn ,
cách nghĩ, phương pháp tổ chức và mọi khía cạnh cuộc sống đều phải hài hoà gần gủi và
công tâm không thiên lệch (công tư vẹn toàn). Biết dộng viên và khen thưởng để tạo ra
một không khí thoải mái thi đua và tạo niềm tin cho nhân viên khi đến công sở làm việc .
Đó là những kết quả hành vi ứng xử của bản thân tôi qua thực tế mà tôi nhận thấy. Tất cả
những điều đã đạt được và không đạt được tôi phải nhìn nhận lại một cách khoa học để
có hướng tốt nhất cho đường đi sau này.
Phần 4:Phân tích và giải thích những hành vi cư xử của bản thân.
Sự giao tiếp với người khác các hoạt động yêu thích và thái độ đối với công việc
qua kết quả từ bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách.
Là mộtt người hướng nội mọi hành vi đều mang lý trí nhiều hơn , chính vì đó tôi

hướng đến các giá trị bên trong nhiều hơn là đời sống bên ngoài, do đó tiêu chí mà tôi
hướng tới là “ có tâm và có tầm” nhưng cái tâm là hàng đầu.
Tôi chỉ mở lòng khi tôi nói chuyện là người có tâm, có tầm và chân thành gần gủi
biết thông cảm với tôi . Trong công việc thì công tác nhân sự tiêu chí tâm, đức, chân
thànhlà hàng đầu.
Đó là một trong những tiêu chí cơ bản để tôi tuyển dụng và sử dụng nhân viên. tất
nhiên “cái tâm” trừ là khả năng cũng là một vấn đề nhưng nó có thể bổ sung và đào tạo
được.
Một vấn đề tôi đánh giá cao đó là con người phải biết công tư vẹn toàn. Điều này
nó gần gủi với tư duy của người Á đông. Vì gia đình là nền tảng của xã hội, là cơ sở hình
4


thành tính cách của mỗi cá nhân. Do vậy hướng cư xử của tôi dành cho nhân viên là luôn
tạo điều kiện để tất cả họ làm tròn trách nhiệm với cơ quan và gia đình. Tôi luôn tạo ra
những ngày nghỉ hợp lý, hoặc ngày gặp mặt gia đình và nhất là cố gắng sắp xếp để nhân
viên có ngày nghỉ bên gia đình hạnh phúc.
Giá trị “được tôn trọng” được tôi thể hiện rõ ràng nhất quán công việc , tôi muốn
mọi người giữ đúng các quy định đã cam kết trong công việc hàng ngày, tôi muốn truyền
đạt với nhân viên rằng muốn mọi người tôn trọng mình thì “chính mình phải tôn trọng
người khác”. Cái tôn trọng người khác chính là sự trung thành chấp hành tất cả nội quy,
quy chế mà mọi người đã cùng nhau cam kết . Do đó tiêu chí đánh giá tuân thủ nguyên
tắc có trách nhiệm “ Được tôn trọng” là một tiêu chí mà tôi cảm thấy quan trọng đối với
cán bộ nhân viên và người lãnh đạo.
Phần kết luận:
Có thể nói những hành vi cư xử của chúng tạo nên rất nhiều vấn đề trong công tác
lãnh đạo. Chiến thắng bản thân là chiến thắng khó nhất. Nếu ai làm được hành vi cư xử
và cư xử có văn hoá là người đó thành công. nhất là người lãnh đạo vấn đề cư xử lại càng
quan trọng vì anh là tâm điểm của sự chú ý . Hành vi cư xử của người lãnh đạo là hành vi
ảnh hưởng đến toàn bộ của một công ty và ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi cá nhân tổ chức

của con người từ đó nó ảnh hưởng đến sự thành côg hay thất bại của công việc.
Do vậy môn OB học biết bản thân ta có những hành vi gì là một môn học bổ ích giúp
cho mọi người và nhất là công tác lãnh đạo, nhân cách người lãnh đạo, Chính nó đúng
nghĩa với việc “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”./.
1. Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Tôi tự nhận thấy mình

1 2 3 4 5 6 7

1. Hướng ngoại nhiệt huyết
2. Chỉ trích tranh luận
3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng - dễ phiền muộn
5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con người phóng khoáng
6. Kín đáo trầm lặng
7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo
Ghi chú:

x
x
x
x
x
x
x
x
x

x

1: Cực kỳ phản đối; 2: Rất phản đối; 3: Phản đối; 4: Trung lập;
5: Đồng ý 6: Rất đồng ý; 7: Cực kỳ đồng ý.

5



×