Quản trị hình vi tổ chức.
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Yêu cầu: Bạn hãy hoàn thành các bài tập Big 5 và MBTI. Sau đó hãy chuẩn bị một báo cáo
việc học của bạn (Số lượng từ: Tối đa 2000 từ.). Báo cáo của bạn cần giải thích:
•
Các bài tập đó giúp bạn hiểu gì về bản thân?
•
Bạn có thể sử dụng các thông tin để định hướng cho các hành vi cư xử của bạn trong
tương lai như thế nào?
•
Nêu những ví dụ về kết quả và hành vi cư xử của bạn giúp bạn xác định và giải thích
những hành vi đó như thế nào?
•
Bạn hãy phân tích và giải thích hành vi cư xử của mình, sự giao tiếp của bạn với người
khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của bạn đối với công việc qua những kết quả từ
bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách.
Bạn nên gộp kết quả của bản câu hỏi Big 5 và MBTI và những chú ý đi kèm vào phần phụ
lục của báo cáo. Bạn nên hướng những nghiên cứu khác thành những bài báo có tính chất học
thuật giúp bạn hiểu hơn về các câu hỏi và câu trả lời. Hãy chắc chắn rằng bạn ghi rõ nguồn của
thông tin mà bạn dùng để tham khảo.
Trong bài báo cáo của mình, bạn phải phân định rõ phần giới thiệu và kết luận. Trong phần thân
bài, bạn có thể sử dụng những câu hỏi trong phần đề tài như các tiêu đề phụ. Hãy chắc chắn rằng
bạn dẫn chứng đủ các tài liệu mà bạn tham khảo trong bài ở cuối báo cáo của bạn. Bạn có thể
xem hướng dẫn về định dạng cho báo cáo ở phần “Hướng dẫn viết báo cáo”
BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới
đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng
ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất
với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-1-
Quản trị hình vi tổ chức.
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình
1
2
3
4
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
5
6
x
2. Chỉ trích, tranh luận
x
3. Đáng tin cậy, tự chủ
x
4. Lo lắng, dễ phiền muộn
x
5. Sẵn sang trải nghiệm, một con người phóng khoáng
x
6. Kín đáo, trầm lặng
x
7. Cảm thông, nồng ấm
x
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
x
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
x
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo
x
MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có
hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người,
và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm,
sáng tạo và sự tưởng tượng. Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất
con người, hầu hết mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay
bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E)
hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành
vi của họ.
Tính cách hướng ngoại
• Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau
• Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao
tiếp với thế giới bên ngoài
• Thường cởi mở và được khích lệ bởi con
người hay sự việc của thế giới bên ngoài
• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong
mối quan hệ con người
Chọn điều phù hợp nhất:
Tính cách hướng nội
• Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động
• Thường cần một khoảng "thời gian riêng
tư" để tái tạo năng lượng
• Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi
khi như "đóng lại" với thế giới bên ngoài
• Thích các mối quan hệ và giao tiếp một
– một
Hướng ngoại (E)
Hướng nội (I)
Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên? Phần giác quan (S) của
bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được
của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-2-
7
Quản trị hình vi tổ chức.
trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ &
và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta
tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã
được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC
KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình
tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi
người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan
• Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới
các cơ hội hiện tại
• Sử dụng các giác quan thông thường và
tự động tìm kiếm các giải pháp mang
tính thực tiễn
• Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin và
các sự kiện trong quá khứ
• Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ
• Thích các thông tin rành mạch và rõ
ràng; không thích phải đoán khi thông
tin "mù mờ"
Chọn điều phù hợp nhất:
Các đặc điểm trực giác
• Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý tới
các cơ hội tương lai
• Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám
phá các triển vọng mới là bản năng tự
nhiên
• Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết
• Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
tính lý thuyết
• Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu
không thống nhất và với việc đoán biết ý
nghĩa của nó
Giác quan (S)
Trực giác (N)
Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ
não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa
trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là
bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một
cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/
không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó
là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để
hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó
vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được
lựa chọn.
Các đặc điểm lý trí
• Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý
trong một tình huống cần quyết định
• Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ
cần phải hoàn thành.
• Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và
quan trọng
• Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự
nhiên và bình thường trong mối quan hệ
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
Các đặc điểm cảm tính
• Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và
ảnh hưởng tới người khác trong một tình
huống cần quyết định
• Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu
và phản ứng của con người.
• Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể
một cách tự nhiên
• Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản
-3-
Quản trị hình vi tổ chức.
của con người
ứng tiêu cực với sự không hòa hợp.
Chọn điều phù hợp nhất:
Lý trí (T)
Cảm tính (F)
Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng
cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa
thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy
vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của
chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh
giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì
xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành. Phong cách
Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và hòa hợp,
mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá
• Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành
động.
• Tập trung vào hành động hướng công việc;
hoàn thành các phần quan trọng trước khi
tiến hành.
• Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách
xa thời hạn cuối.
• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình
chuẩn để quản lý cuộc sống.
Chọn điều phù hợp nhất:
Tính cách lĩnh hội
• Thoải mái tiến hành công việc mà không
cần lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.
• Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp
• Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;
làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.
• Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.
Đánh giá (J)
Lĩnh hội (P)
Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn
E
S
T
J
TÊN CHỦ ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CÁ NHÂN QUA TÍNH
CÁCH
GIỚI THIỆU
Các thông tin cơ bản: Thuộc nhóm người ESTJ, làm việc cho Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam, vị trí công việc hiện tại là Trưởng phòng, phụ trách kinh doanh, phát triển các dự án đầu
tư.
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-4-
Quản trị hình vi tổ chức.
Mục đích: Tự nhận xét đánh giá tính cách của bản thân thông qua bài test, tìm ra được điểm
mạnh, điểm yếu về tính cách cá nhân và phương pháp khắc phục các điểm yếu đó.
Phương pháp thực hiện: Thực hiện bài test BIG5 và MBTI, từ đó tìm ra tính cách của bản
thân là thuộc nhóm người ESTJ, thu thập thông tin đánh giá tính cách của nhóm người ESTJ.
PHÂN TÍCH
Cuộc sống đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội để cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thực sự tôi
chưa biết cách nắm giữ những cơ hội đó. Mỗi khi cơ hội qua đi tôi lại luôn tự đặt câu hỏi tại sao
tôi không nắm giữ cơ hội đó? Để có thể nhìn nhận cơ hôi đó và nắm giữ cơ hội tôi phải làm thế
nào? Bắt đầu từ đâu?
Hãy bắt đầu từ chính bản thân mình!
Câu trả lời này nghe có vẻ thật đơn giản nhưng thực tế ý nghĩa thì rất quan trọng. Nó giúp ta
đánh giá, xem xét bản thân một cách phù hợp để có thể nắm giữ cơ hội, phát triển được những
kỹ năng bản thân, qua đó nắm giữ những cơ hội để làm cho cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.
Phương pháp MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) là công cụ quan trọng giúp chúng ta
hiểu rõ tính cách cá nhân.
MBTI là gì?
“Đây là một phương pháp phân loại tính cách dựa trên các nghiên cứu của nhà tâm lý học
người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung và được Isabel Myer và Katherine Briggs bổ sung. Phương
pháp này dựa trên nguyên lý của Jung cho rằng có thể phân loại tính cách con người dựa trên 3
tiêu chí: hướng nội/hướng ngoại; trực giác/giác quan; lý trí/tình cảm. Mục đích chính của Jung
không phải là phân loại tính cách, ông chỉ cần một hệ thống phân loại để hỗ trợ cho các nghiên
cứu của ông về ý thức và vô thức. Trong hệ thống phân loại của Jung, không có nhóm nào tốt,
nhóm nào xấu, nhưng Jung nhận xét rằng: Cùng một sự vật hiện tượng sẽ gây ra những suy
nghĩ, cảm xúc, phản ứng khác nhau cho những người khác nhau. Ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của một con người là: Xu hướng tự nhiện của người đó –
hướng nội/hướng ngoại; Cách thức mà người đó tìm hiểu và nhận thức thế giới bên ngoài – trực
giác/giác quan; và cách thức mà người đó quyết định, đưa ra lựa chọn: Lý trí/tình cảm. Sau này,
Briggs/Myer bổ sung tiêu chí thứ 4: Nguyên tắc/linh hoạt. Từ 4 tiêu chí này, Briggs/Myer đưa ra
2^4 = 16 nhóm tính cách. Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân
loại.”
16 Nhóm MBTI
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-5-
Quản trị hình vi tổ chức.
ENFP
INFP
ENFJ
INFJ
ESTJ
ISTJ
ESFJ
ISFJ
ENTP
INTP
ENTJ
INTJ
ESTP
ISTP
ESFP
ISFP
(Nguồn Website:doanhchu.com />Đặc trưng của nhóm ESTJ
ESTJ thích hợp với trật tự và sự liên tục. Là người hướng ngoại, sự chú ý của họ hướng đến
tổ chức con người, mà nó cụ thể hóa thành giám sát. Trong khi nhóm ENTJ thích tổ chức và
điều động con người theo ý tưởng của chính họ, dựa trên một chương trình do chính họ vạch ra,
thì ESTJ hài lòng với những quy tắc, luật lệ có sẵn, thông thường được định ra bởi một cấp có
quyền
cao
hơn.
ESTJ là những người thích tụ tập. họ tìm kiếm những người có cùng sở thích trong các câu lạc
bộ, hội đoàn, nhà thờ hay các tổ chức xã hội khác. Họ có nhu cầu được giao lưu cùng với các SJ
khác. Gia đình cũng là một phần quan trọng của ESTJ, và việc tham gia vào các sự kiện như
đám cưới, đám hỏi, hay các cuộc họp mặt gia đình đối với họ là rất cần thiết.
Truyền thống cũng rất quan trọng đối với các ESTJ. Họ nhớ rất kỹ các ngày lễ, sinh nhật, và
các dịp kỷ niệm hàng năm khác và tổ chức một cách long trọng. ESJT cũng có xu hướng tìm
kiếm nguồn gốc của mình, họ cũng thích tra cứu trong gia phả để tìm ra các tổ tiên nổi tiếng.
Phục vụ, một biểu hiện cụ thể của trách nhiệm, cũng là một mối quan tâm chính của ESTJ.
Họ phục vụ người khác rất tận tình và ngược lại cũng đòi hỏi nhận được dịch vụ chu đáo. Nếu là
thương gia, các ESTJ sẽ cung cấp các dịch vụ rất đáng tin cậy và làm rất nhiều thứ để nâng cao
hình ảnh của họ.
ESTJ rất nhạy cảm với tính chính thống. Phân lớn những đánh giá của họ đối với con người
và sự việc phản ánh sư nhạy cảm của họ đối với những gì được coi là “bình thường” và “không
bình thường”. Sự khôi hài của ESTJ thường xoay quanh những sự việc hoặc người có những
hành động, cư xử “không bình thường”
ESTJ đề cao tính cần cù, chịu khó. Đối với họ, quyền lực, địa vị, và danh vọng phải có được
từ lao động. Sự lười biếng ít khi nào được họ thông cảm.
ESTJ là những người trực tính, là con người của các nguyên tắc đã được nói rõ. ESJT sẵn
sang đứng lên để ủng hộ những gì mà họ tin là đúng, ngay cả khi họ hầu như không có cơ hội
chiến thắng. ESTJ dám làm những chuyện liều lĩnh.
Những nghề nghiệp có sức thu hút đối với ESTJ là giáo viên, huấn luyện viên, ngân hàng,
chính trị và quản lý (ở mọi cấp)
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-6-
Quản trị hình vi tổ chức.
(Nguồn Website:doanhchu.com />
ca-nhan/464-phan-loi-tinh-cach-cjung-a-myers-briggs)
Điểm mạnh của nhóm người ESTJ:
•
Nhìn chung là nhiệt huyết, lạc quan, thân thiện.
•
Ổn định và đáng tin cậy, họ có thể tin tưởng để thúc đẩy sự an toàn cho gia đình.
•
Đặt ra nhiều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận.
•
Có trách nhiệm và quan tâm tới công việc thực tế hàng ngày, lo lắng cho gia đình.
•
Thường lương cao (mặc dù bảo thủ).
•
Không sợ đe dọa bản thân bởi những xung đột hoặc chỉ trích.
•
Quan tâm tới việc giải quyết xung đột hơn là bỏ qua nó.
•
Cam kết nghiêm túc và tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài.
•
Có thể xoay chuyển tình thế sau khi mối quan hệ bị đổ vỡ.
•
Có thể thực thi kỷ luật khi cần thiết.
Điểm yếu của nhóm người ESTJ:
•
Khuynh hướng luôn nghĩ mình là đúng.
•
Khuynh hướng luôn cần được đứng đầu.
•
Thiếu kiên nhẫn với những việc không hiệu quả và cẩu thả.
•
Không tự cảm nhận được tâm trạng của người khác.
•
Không giỏi trong việc biểu lộ cảm giác, xúc cảm với người khác.
•
Có thể không cố ý xúc phạm những người khác với những từ nhạy cảm.
•
Có khuynh hướng duy vật và trạng thái tỉnh táo.
•
Không thích sự thay đổi cũng như phải chuyển tới những nơi mới.
(Nguồn Website davenevins: />THỰC TẾ VÀ GIẢI PHÁP
Những kết quả nghiên cứu trên đã giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về bản thân mình. Tôi đã
nhận thức được rất rõ những tính cách và khả năng của bản thân, cả những tiềm năng của chính
mình.
Tôi nhận thấy bản thân tôi có nhiều ưu điểm trong việc xử lí công việc cũng như trong cuộc
sống hàng ngày. Tôi là kiểu người hướng ngoại, nhiệt huyết trong công việc, hài lòng với những
nguyên tắc đã được định sẵn, luôn có tinh thần chủ động, và cũng sẵn sàng trải nghiệm với
những đổi mới.
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi là người ngăn nắp, gọn gàng. Tôi luôn tuân thủ nguyên tắc
sống: mọi thứ phải được sàng lọc, sắp xếp và đảm bảo sạch sẽ. Tôi luôn đề cao tính cần cù, chịu
khó.
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-7-
Quản trị hình vi tổ chức.
Trong đời sống tình cảm, tôi là người nồng ấm, điềm tĩnh, cảm xúc ổn định. Tôi luôn coi
trọng hạnh phúc gia đình. Trong cuộc sống, tôi là người thích tụ tập, luôn tìm kiếm những người
có cùng sở thích để hoạt động và giải trí.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy mình còn một số điểm hạn chế cần khắc phục. Đó là tôi chưa thực
sự sáng tạo trong công việc – một phẩm chất rất cần cho con người hiện đại. Trong công việc,
tôi cần chủ động hơn nữa. Đặc biệt, phải luôn chủ động hoạch định, lập kế hoạch và kiểm soát
công việc hiệu quả hơn nữa.
Các thông tin trên giúp tôi định hướng cho các hành vi cư xử của mình trong tương lai.
Trong công việc tôi sẽ phát huy tính nguyên tắc, chủ động của bản thân, tích cực hoạt động
hướng ngoại. Khi làm việc với khách hàng, tôi cần phát huy nhiều hơn nữa những ưu điểm của
bản thân: Tôi chủ trương đặt chữ tín lên hàng đầu, cung cấp cho các khách hàng những thông
tin, dịch vụ phù hợp nhất, luôn có ý thức nâng cao giá trị bản thân và thương hiệu. Tôi cần phải
học hỏi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt vai trò người quản lí. Bởi vì tôi
biết rằng nghề quản lí là công việc rất thích hợp với tôi.
Tuy nhiên, tôi cũng phải khắc phục dần những hạn chế của bản thân. Tôi phải chủ động sáng
tạo hơn nữa trong công việc cũng như trong cuộc sống, tránh rập khuôn máy móc, phải luôn có
ý thức nâng cao kĩ năng lắng nghe và kĩ năng thuyết trình trước đám đông.
KẾT LUẬN
Việc học tập và ứng dụng kiến thức về hành vi tổ chức và điều quan trọng đối với mỗi cá
nhân, tổ chức và đặc biệt có ý nghĩa đối với người quản lý, lãnh đạo. Tuỳ theo đặc thù, văn hoá
của mỗi đơn vị mà việc ứng dụng này được thực hiện ở mức độ khác nhau. Điều quan trọng hơn
đó là trang bị cho người quản lý, lãnh đạo có được hệ thống tư duy logic vềhv tổ chức, qua đó
có nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo, hiệu quả, ngừoi lãnh đạo nhất thiết phái học, hiểu, dự
đoán và tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với tổ chức của mình. Từ thực hiện bài test BIG5
và MBTI, cùng với kết quả nghiên cứu ở trên. Tôi nhận thấy, tôi cần phải hoàn thiện tính cách
và phẩm chất của bản thân hơn nữa, luôn làm giàu tri thức cho mình và luôn có ý thức rèn luyện
kĩ năng sống để phát triển khả năng, nắm bắt cơ hội được tốt hơn.
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-8-
Quản trị hình vi tổ chức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. McShane Steven and Von Glinow, M.A – Organizational Behaviours – Publisher
McGraw-Hill- Copyright year 2005
2. Nhiều tác giả – CẨM NANG GIÁM ĐỐC 1 – NXB Lao Dong Xa Hoi. H2007
3. (Website: doanhchu.com
/>
ca-nhan/464-phan-loi-tinh-cach-cjung-a-myers-briggs)
4. Website davenevins: />
Học Viên: Nguyễn Đẳng Song
Lớp: GaMBA01.M1009
-9-