Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu THCS T8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.02 KB, 7 trang )

Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013
Tuần 08 – tiết 29
Ngày soạn: 06/10/2012

QUA ĐÈO NGANG
(Bà Huyện Thanh Quan)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ
- Nghệ thuật tả cảnh tả tình độc đáo trong bài thơ
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Phân tích 1 số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua
bài thơ
2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
III.Các PP/KT dạy học có thể áp dụng:
1.Động não: suy nghĩ về tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ
2. Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về nội dung và nghệ thuật của văn bản
IV. Phương tiện dạy học:
Phiếu học tập, máy chiếu
V. Tiến trỡnh dạy & học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ổn định lớp:
- GV nắm bắt thụng tin về kết quả chuẩn
- Lớp trưởng báo cáo.
bị bài của HS


1. Khám phá:
- GV: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành - HS: Lắng nghe
Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh
và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng
trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân
làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá
Quát có bài “Đăng Hoành Sơn” ( Lên
núi Hoành Sơn ), Nguyễn Khuyến có bài
“Quá Hoành Sơn” ( Qua núi Hoành
Sơn ), Nguyễn Thượng Hiền có bài
“Hoành Sơn xuân vọng” ( Mùa xuân
trông núi Hoành Sơn ) .... Nhưng tựu
chung, được nhiều người biết và yêu thích
nhất vẫn là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà
Huyện Thanh Quan.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Đọc - hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
? Dựa vào phần chú thích * (SGK), em hãy - HS phát biểu theo chú thích * (SGK/102)
giới thiệu vài nét chính về nhà thơ (tên thật,
quê quán, tài năng, thơ ca) và hoàn cảnh ra
đời bài thơ?
1


Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013
- Nhận xét, bổ sung: nội dung và nghệ thuật
thơ ca và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
2. Từ khó:
- Hướng dẫn tìm hiểu 05 từ khó (SGK/102, 103) - Tìm hiểu 05 từ khó (SGK/102, 103)

3. Đọc:
- Treo bảng phụ, hướng dẫn và chỉ định HS đọc - 1, 2 HS đọc to và diễn cảm bài thơ
→ nhận xát giọng đọc.
2. Thể loại
? Xác định thể loại và đặc điểm thể loại của bài - Phát biểu theo chú thích * (SGK)
thơ?
- Chốt lại
3. Phương thức biểu đạt:
? Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt chủ - Trao đổi và phát biểu:
yếu nào, theo phương thức nào?
+ Bài thơ viết theo phương thức biểu cảm
? Nội dung biểu cảm của bài thơ là gì?
trực tiếp và gián tiếp
+ Cảnh hoang vắng và tâm trạng nhớ nước
- Chốt lại.
thương nhà của tác giả.
Hoạt động 2:Đọc-hiểu văn bản:
1. Cảnh Đèo Ngang:
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm - Trao đổi và phát biểu:
nào, thời điểm ấy có ý nghĩa gì?
+ Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào lúc
chiều tà=> Thời gian dễ gợi buồn, gợi nhớ
?Đèo Ngang được miêu tả với những cảnh vật + Cảnh vật:cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, chú
nào?
tiều, con sông, cái chợ, chim cuốc, chim đa
- Nhận xét, chốt.
đa.
? Từ “chen” được lặp đi lặp lại có ý nghĩa gì - Trao đổi và trình bày, bổ sung:
trong việc miêu tả cảnh Đèo Ngang?
+ Điệp từ “chen” => cảnh ĐN rậm rạp,

? Giữa cảnh ấy, xuất hiện con người và cuộc um tùm, hoang vắng.
sống của con người. Tìm các từ láy miêu tả + Các từ láy: lom khom, lác đác → Gợi tả
trong 2 câu thực và cho biết tác dụng của các từ sự nhỏ nhoi, ít ỏi, thưa thớt, lèo tèo, tiêu
láy ấy?
điều, thiếu sức sống.
? Ngoài việc dùng từ láy, tác giả còn dùng biện
pháp nghệ thuật gì nữa?
+ Nghệ thuật: Đối, đảo ngữ
- Chốt lại và bình.
? Nhận xét về cảnh tượng chung của Đèo
Ngang?
- Khái quát, phát biểu: Cảnh thiên nhiên,
- Kết luận.
núi đèo bát ngát, thấp thoáng sự sống con
người nhưng còn hoang sơ. Cảnh được
nhìn lúc chiều tà, lại với 1 tâm trạng cô
đơn cho nên gợi lên cảm giác buồn, vắng
lặng.
2. Tâm trạng nhà thơ:
? Cảnh ấy, trước hết hé mở cho em thấy tâm - Phát biểu: Tâm trạng buồn nhớ, cô đơn.
trạng của nhà thơ như thế nào?
- Bình: Đó chính là tâm cảnh - nỗi buồn từ lòng
người mà tràn ra cảnh vật, nói như Nguyễn Du:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
? Giải nghĩa yếu tố HV: quốc (con quốc quốc),
gia (cái gia gia).
- Phát biểu: quốc: nước, gia: nhà
2



Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013
- Chốt lại và bình phép chơi chữ
? Dừng chân trước cảnh trời, non , nước, nhà
thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình: “1
mảnh tình riêng”. Em hiểu ntn về tâm trạng
đó? Đại từ “ta” chỉ ai?
- Chốt lại, liên hệ “Chiều hôm nhớ nhà”, nhấn
mạnh tâm trạng hoài cổ của nhà thơ
? Hai câu kết dùng biện pháp nghệ thuật gì?

- Trao đổi và phát biểu
+ “1 mảnh tình riêng”: tình cảm buoàn, cô
đơn, nhớ nước, thương nhà
+ Đại từ “ta”: nhà thơ

- Phát biểu, bổ sung:
+ Đối: trời, non nước >< một mảnh tình
- Nhận xét, chốt lại.
riêng; mênh mông, rộng lớn >< nhỏ bé.
+ Điệp từ: ta với ta.
3. Tổng kết-Luyện tập-Vận dụng:
? Nêu những đặc sắc nghệ thuật và nội dung - Khái quát và phát biểu.
chính của bài thơ?
? Trình bày những cảm nhận của em sau khi - Trình bày tự do
học xong bài thơ này?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ - 01 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/104)
(SGK/104)
* Hướng dẫn về nhà:
- HS học thuộc bài thơ, nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- HS học thuộc bài Qua Đèo Ngang; chuẩn bị bài Bạn đến chơi nhà

******************************************************
Tuần 08 – tiết 30

Ngày soạn: 06/10/2012

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
( Nguyễn Khuyến )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của
Nguyễn Khuyến trong bài thơ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được thể loại văn bản
- Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú
- Phân tích 1 bài thơ Nôm Đường luật
3. Thái độ:
- Chủ động xây dựng tình bạn cao đẹp, trong sáng
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1. Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về quan niệm tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể
hiện trong bài thơ
2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, đánh giá về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
3. Xác định giá trị của bản thân: Xây dựng tình bạn trong sáng, cao đẹp
III.Các PP/KT dạy học có thể áp dụng:
1.Động não: suy nghĩ về tình bạn của Nguyễn Khuyến
2. Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút về nội dung và nghệ thuật của văn bản
IV. Phương tiện dạy học:
3



Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013
Phiếu học tập, máy chiếu
V. Tiến trình dạy & học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ổn định lớp:
- GV nắm bắt thông tin về kết quả chuẩn bị bài - Lớp trưởng báo cáo.
của HS
* Bài cũ:
- GV: ? Đọc thuộc lòng và nêu nghệ thuật đặc - 1 HS lên bảng trả lời => Cả lớp lắng
sắc, nội dung chính của bài thơ “Qua Đèo nghe, nhận xét
Ngang”?
- Nhận xét, củng cố.
1. Khám phá:
- GV: Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ làng - HS: Lắng nghe
cảnh VN. Ông có nhiều bài thơ thật hay về làng
cảnh quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là 3
bài thơ thu. Không những thế, ông còn là nhà
thơ của tình bạn trong sáng, thủy chung, cao
đẹp. Về tình bạn, ông để lại 2 bài thơ đặc sắc,
mỗi bài là 1 vẻ: “Khóc Dương Khuê”, “Bạn
đến chơi nhà.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
? Giới thiệu những nét chính về tác giả và hoàn - Giới thiệu theo chú thích * (SGK/104,
cảnh sáng tác bài thơ.
105)
- Chốt lại.
2. Từ khó:

? Hướng dẫn tìm hiểu các từ khó (SGK/105)
- Tìm hiểu các từ khó (SGK/105)
3. Đọc:
- Treo bảng phụ rồi hướng dẫn và chỉ định HS - 1, 2 HS đọc bài thơ với giọng vui đùa, hóm
đọc bài thơ → Nhận xét giọng đọc.
hỉnh.
4. Thể thơ:
? Bài thơ này được viết theo thể thơ nào? Nêu - Phát biểu, nhận xét, bổ sung về số câu, số
các đặc điểm của thể thơ này.
chữ, gieo vần, niêm, luật, đối, bố cục.
- Chốt lại và định hướng cách tiếp cận văn
bản:
+ Theo bố cục 4 phần (đề, thực, luận kết)
+ Theo trình tự: câu 1 → câu 2, 3, 4, 5, 6, 7
→ câu 8.
Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản:
1. Cảm xúc khi có bạn đến chơi nhà:
? Bạn đến chơi nhà, NK đã xưng hô với bạn - Phát biểu, nhận xét, bổ sung:
ntn? Cách xưng hô đó thể hiện tình cảm gì của + Xưng hô với bạn là bác → tình cảm yêu
nhà thơ?
quý, thân thiết.
? Họ có thường gặp nhau không, dựa vào đâu + Họ ít gặp nhau: “ đã bấy lâu nay”
mà em biết?
- Chốt lại và thuyết giảng.
? Theo thói thường, người ta sẽ làm gì và làm - Phát biểu tự do.
ntn khi có bạn thân ở xa lâu ngày đến thăm?
4


Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013

- Chuyển ý
2. Nguyễn Khuyến tiếp đại bạn:
? Để tiếp đãi bạn, đầu tiên NK nhắc đến gì, và - Trao đổi, phát biểu: Nhắc đến chợ để có
với ý muốn ra sao?
buổi tiệc đãi bạn thật thịnh soạn.
- Chốt lại, thuyết giảng.
? Không đi được chợ, lại nhắc đến những gì, ở - Thảo luận, trình bày, nhận xét, bổ sung:
đâu?
+ NK nhắc đến: Cá, gà, cải, cà, bầu, mướp
và trầu trong vườn nhà
? Tất cả những thứ được nhắc đến đều được + Tình huống đặc biệt: chợ - xa, trẻ đi
đặt trong 1 tình huống đặc biệt ntn?
vắng; cá - ao sâu, nước cả; gà - vườn rộng,
rào thưa.; cải – chưa ra cây; cà - mới nụ;
bầu -vừa rụng rốn; mướp - đương hoa, trầu
- không có -> Tất cả đều ở dạng tiềm năng,
- Chốt, bình.
không dùng được. Không có món ăn thịnh
soạn lẫn món ăn dân dã để đãi bạn, thậm
chí ngay cả miếng trầu - thứ tối thiểu cũng
ko có nốt
? Sự thiếu thốn được nói quá lên có ý nghĩa gì? - Phát biểu, nhận xét, bổ sung:
Em hiểu được điều gì về t/cách, tình cảm thật + Làm nổi bật cuộc sống thanh đạm; bóc
của t/g?
trần được hình thức xã giao màu mè, phù
phiếm, tốn kém; nụ cười hài hước, hóm
hỉnh, chất phác của nhà thơ
? Diễn tả về cái “không”, tác giả đã sử dụng + Không = khôn, khó, chửa, mới, vừa,
nhiều cách diễn đạt khác nhau. Em hãy chỉ ra đương.
các cách diễn đạt khác nhau đó?

- Chốt lại
3. Tình bạn của nhà thơ:
? Hãy chỉ ra sự đối lập của câu 8 với 06 câu - Trao đổi, trình bày, nhận xét, bổ sung:
thơ trên? ý nghĩa của sự đối lập đó?
+ Đối lập:Không có vật chất (6 câu trên)
>< có ta với ta -> Câu thơ khẳng định (ta
với ta) 1 tình cảm cao hơn vật chất tầm
thường: Tình bằng hữu thân thiết, chân
thành.
? Cụm từ “ta với ta” trong bài này có gì khác
+ “ta với ta” là 2 người (NK và bạn) nhưng
so với bài “Qua Đèo Ngang”?
lại là 1 – 1 tình cảm ấm áp, chân thành, gắn
- Chốt lại, bình giảng.
bó; (cô đơn, thiếu thốn – Qua ĐN).
3. Tổng kết-Luyện tập-Vận dụng:
? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì của - Khái quát, phát biểu
bài thơ?
? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào?
- Kết luận, cho HS đọc to phần ghi nhớ - 01 HS đọc to phần ghi nhớ (SGK/105)
(SGK/105)
*Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- HS học và ôn lại kiến thức TLV biểu cảm. Chuẩn bị làm bài viết số 2.
******************************************************
5


Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013
Tuần 08 – tiết 31, 32


Ngày soạn: 07/10/2012

BÀI VIẾT TLV SỐ II
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố kiến thức văn biểu cảm
2. Kĩ năng :
- Vận dụng tổng hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liên kết và viết bài văn hoàn chỉnh
3. Thái độ :
- Độc lập, chủ động và nghiêm túc, trung thực trong thi cử.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
1.Tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá kiến thức tổng hợp của bản thân về bài văn biểu cảm
2. Ra quyết định: Biết sử dụng phương thức biểu cảm thích hợp cho bài văn
3. Quản lí thời gian: phân chia lượng thời gian phù hợp cho các thao tác tạo lập bài văn biểu
cảm
III.Các PP/KT dạy học có thể áp dụng:
1. Thực hành: tự viết bài văn biểu cảm theo đúng yêu cầu
2. Động não: Suy nghĩ, lựa chọn, phân tích mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố miêu tả
và tự sự trong bài văn
IV. Tiến trình dạy & học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Ổn định lớp:
- GV nắm bắt thông tin
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số và kết quả chuẩn bị
bài của các bạn trong lớp
1. Khám phá:
- GV: Trong CT Tập làm văn lớp 7, các em - HS lắng nghe

được tiếp tục tìm hiểu về văn biểu cảm. Tiết
học hôm nay giúp các em thực hành tạo lập
kiểu văn bản này.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Đề bài:
- GV chép đề bài lên bảng: Nụ cười của - HS chép đề
mẹ.
Hoạt động 2: Viết bài
- GV quán xuyến HS viết bài
- HS viết bài.
Hoạt động 3:Thu bài và hướng dẫn về nhà
- GV thu bài và nhận xét chung về giờ làm - HS lắng nghe, ghi nhớ
bài
- HS xem lại bài, chuẩn bị bài Chữa lỗi
quan hệ từ
Đáp án và thang điểm:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết một văn bản biểu cảm có bố cục ba phần cân đối.
- Kết hợp phương thức biểu cảm linh hoạt, phù hợp
6


Ngữ văn 7 – Trần Đăng Hảo – THCS Hoàng Văn Thụ - Năm học 2012-2013
- Xây dựng đoạn văn đúng quy cách, sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ
- Trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả thông dụng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có nhiều cách viết khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ và cảm xúc đối với nụ cười của mẹ.
- Khi nào mẹ cười, khi nào mẹ không cười và sắc thái nụ cười của mẹ (nụ cười vui, thương
yêu, khuyến khích, động viên an ủi…)

- Suy nghĩ của con (cảm thấy hạnh phúc khi mẹ cười; thấy trống trải khi vắng nụ cười của
mẹ; con sẽ cố gắng để mãi thấy nụ cười của mẹ nở trên môi)
- Lòng yêu thương, kính trọng mẹ.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 8 - 10: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát,
có sức thuyết phục, mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 6,5 – 7,5 : Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên. Kết cấu bài viết tương đối chặt
chẽ, hành văn trong sáng, mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 5,0 – 6,0: Đáp ứng được khoảng hơn 1/2 các yêu cầu trên. Không mắc quá nhiều lỗi
diễn đạt.
- Điểm 3,0 – 4,5: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản trên. Kết cấu chưa chặt chẽ, hành
văn chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1, 0 – 2,0: Bài cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu trên. Lạc đề, diễn đạt kém.
* Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm là 2 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm
******************************************************

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×