Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Việc hình thành sự phán xét và lựa chọn theo lý trí hay cảm tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.28 KB, 16 trang )

Học viên: Hoàng Minh Thuyết

BIG 5

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân

Một số tính cách cá nhân của tôi được đánh dấu thể hiện với các mức độ mỗi
tính cách phù hợp nhất với mình theo các mức độ:
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

5

6




1. Hướng ngoại, nhiệt huyết
2. Chỉ trích, tranh luận




3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn
5. Sẵn sang trải nghiệm, một con
người phóng khoáng

7







6. Kín đáo, trầm lặng



7. Cảm thông, nồng ấm


8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn




9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định


10.Nguyên tắc, ít sáng tạo

MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con
người đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của
sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên
trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu
hết mọi người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên
ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại
(E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo
trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại


Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét

Tính cách hướng nội


động

sau



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối



giao tiếp với thế giới bên ngoài


Thường cởi mở và được khích lệ bởi

Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành

Thường cần một khoảng "thời gian
riêng tư" để tái tạo năng lượng



Được khích lệ từ bên trong, tâm

con người hay sự việc của thế giới

hồn đôi khi như "đóng lại" với thế

bên ngoài

giới bên ngoài





Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi
trong mối quan hệ con người
Chọn điều phù hợp

nhất:



Thích các mối quan hệ và giao tiếp
một – một

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần

giácquan (S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả
các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và
lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái
gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện
trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu
biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được
thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên
CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là
quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết
và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một
cách nhiều hơn cách kia.

Các đặc điểm giác quan


Tinh thần sống với Hiện Tại,

Các đặc điểm trực giác


chú ý tới các cơ hội hiện tại






Sử dụng các giác quan thông

Tinh thần song với Tương Lai,
chú ý tới các cơ hội tương lai



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo

thường và tự động tìm kiếm các

ra/ khám phá các triển vọng mới

giải pháp mang tính thực tiễn


là bản năng tự nhiên

Tính gợi nhớ giàu chi tiết về



Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự

thông tin và các sự kiện trong

bố trí, ngữ cảnh, và các mối liên

quá khứ

kết

Ứng biến giỏi nhất từ các kinh
nghiệm trong quá khứ



Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu
biết mang tính lý thuyết




Thích các thông tin rành mạch




Thoải mái với sự không cụ thể,

và rõ ràng; không thích phải

dữ liệu không thống nhất và với

đoán khi thông tin "mù mờ"

việc đoán biết ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp

• Giác quan (S)

nhất:

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý
trí (T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách
quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết
luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F)
của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử
mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những
thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của
chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết
luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi
chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa
chọn.

Các đặc điểm suy nghĩ


Các đặc điểm cảm tính

Tự động tìm kiếm thông



tin và sự hợp lý trong
một

tình

huống



tình huống cần quyết định


Luôn phát hiện ra công
việc và nhiệm vụ cần
phải hoàn thành.



và ảnh hưởng tới người khác trong một

cần


quyết định

Dễ dàng đưa ra các phân

Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân

Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu
và phản ứng của con người.



Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập
thể một cách tự nhiên


tích giá trị và quan trọng




Chấp nhận mâu thuẫn

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản
ứng tiêu cực với sự không hòa hợp.

như một phần tự nhiên
và bình thường trong
mối quan hệ của con
người

Chọn điều phù hợp
nhất:

• Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người
đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi
nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành
động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá
hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên
ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp
cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì
xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau
đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và
thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá




Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi

Tính cách lĩnh hội


hành động.


không cần lập kế hoạch; vừa làm vừa

Tập trung vào hành động hướng

tính.

công việc; hoàn thành các phần



quan trọng trước khi tiến hành.


Thoải mái tiến hành công việc mà

Làm việc tốt nhất và tránh stress

Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và
chơi kết hợp



Thoải mái đón nhận áp lực về thời




khi cách xa thời hạn cuối.


hạn; làm việc tốt nhất khi hạn chót

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn

tới gần.

và chu trình chuẩn để quản lý



Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng
tới sự mềm dẻo, tự do và đa dạng.

cuộc sống.
Chọn điều phù hợp

• Lĩnh hội (P)

Đánh giá (J)

nhất:

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn
E

S

T

P


PHÂN TÍCH BẢN THÂN
Học viên: Hoàng Minh Thuyết
Lớp GaMBA01.M0909 – Nhóm 5


I. HIỂU BIẾT VỀ BẢN THÂN

Tại sao các cá nhân khác nhau lại có cách cư cử và làm việc với hiệu quả
khác nhau nơi công sở? Câu hỏi này là trọng tâm trong hầu hết các nghiên cứu
về hành vi tổ chức. Được tiếp cận với môn học Quản trị Hành vi Tổ chức là một
điều rất hữu ích cho những học viên như tôi khi nó bổ xung cho chúng tôi
những người đang và sẽ giữ những trọng trách quản lý, lãnh đạo nơi công tác
những kiến thức về hành vi của một cá nhân trong một tổ chức, một tập thể ảnh
hưởng ra sao tới việc ra các quyết định định hướng hoạt động cho tổ chức của
mình cho có hiệu quả. Nó cũng giúp tôi nhận biết về kết quả, hành vi cư xử của
mình giúp xác định và giải thích những hành vi đó thế nào.

Cũng là một cá nhân trong tập thể đó dù đứng ở cương vị nào, hiểu được
về hành vi cá nhân trong tổ chức cũng có nghĩa phải hiểu được chính bản thân
mình, hiểu được tính cách của mình đã ảnh hưởng đến hoạt động chung của một
tập thể như thế nào, và để biết được nguồn gốc sâu xa của mọi sự việc, hiện
tượng diễn ra trong tổ chức/công ty của mình.

Với một loạt các bài tập trên lớp, bài tập ở nhà, và các bài tập nhóm là
những cơ hội cho mình điềm lại những điều mà trước đây ít khi mình suy nghĩ
nghiêm túc và tự đặt ra những câu hỏi cho mỗi hiện tượng, sự việc diễn ra trong
tổ chức/công ty nơi mình công tác, và chính điều đó làm cho bản thân không
biết giải quyết vấn đề như vậy đã thực sụ là phù hợp nhất hay chưa.



Nhưng với bài tập MBTI, tôi đã có thể định nghĩa được tính cách của
mình là tính cách ESTP nghĩa là có thiên hướng hướng ngoại, giác quan, lý trí
và lĩnh hội, luôn tự mâu thuẫn trong nội tại bản thân con người mình.

Mỗi tính cách đều có những ưu nhược điểm của nó. Từ bài tập về tự đánh
giá tính cách cá nhân của mình, tôi có thể nhận thấy mình cần biết những ưu
điểm, nhược điểm của tính cách đó để có thể phần nào điều chỉnh được hướng
suy nghĩ của mình về một sự vật hiện tượng để xử lý sao cho có hiệu quả hơn.

Trong thập kỷ qua, tính cách đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc
trong tổ chức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tính cách namg lại hành vi
tương ứng trong công việc, trong các phản ứng với stress và cảm xúc tương đối
chính xác trong các điều kiện nhất định. Các học giả cũng nêu lại ý kiến rằng
các nhà lãnh đạo thành công có những đặc điểm tính cách điển hình và tính
cách cũng giải thích thái độ lạc quan và yêu đời của mỗi con người. Tính cách
cá nhân dường như cũng giúp con người tìm được công việc thích hợp nhất với
nhu cầu của mình.

MBTI là một trong những phương pháp đánh giá tính cách cá nhân phổ
biến nhất trong môi trường làm việc. MBTI cũng khá phổ biến trong việc tư vấn
nghề nghiệp và huấn luyện nhân viên cấp cao.

MBTI đã làm tốt việc đo lường các phân loại tính cách và dự đoán xu
hướng xử lý thông tin trong việc ra quyết định và cho các nghề nghiệp cụ thể.
Tuy nhiên, các bằng chứng khác về khả năng cua MBTI trong việc đoán trước
hiệu quả công việc thì chưa thuyết phục lắm. Một ngoại lệ có thể xảy ra là vài
thể loại của MBTI trùng với vài khía cạnh khác của trí thông minh cảm xúc.
Hơn hết, MBTI dường như nâng cao ý thức tự giác của việc phát triển sự
nghiệp và hiểu biết qua lại, nhưng nó không nên áp dụng trong việc tuyển dụng



các ứng viên. Kiểm tra tính cách cá nhân dường như vẫn là phương pháp tuyển
dụng còn nhiều hạn chế, nhung nó cũng không ngăn nhiều công ty dung bài
kiểm tra và đánh giá tính cách để chọn ra các nhà điều hành.

Qua phương pháp đánh gia MBTI ở 4 bước, tôi có thể tóm lươc lại tính
cách của mình như sau:

1. Tính cách hướng ngoại
Cụ thể hơn, với tính cách hướng ngoại thường phản ứng rất nhanh trước
khi suy xét kỹ lưỡng. Nhưng nếu phản ứng nhanh mà thiếu suy xét kỹ lưỡng sẽ
gây ra những hậu quả cũng rất nghiêm trọng. Nhưng nó có ưu điểm là khi có
những việc cần phải xử lý thật nhanh và nếu tính cách này lại được kết hợp với
khả năng thiên bẩm về nhận biết vấn đề sắc bén thì sẽ đưa ra được hướng xử lý
rất tối ưu.

Với tính cách này, tôi có thể đánh giá được mình là người nhanh nhẹn và
có trách nhiệm trong công việc, thích công việc năng động, sáng tạo và liên
quan tới nhiều người, quan tâm, thích thú từ hiệu quả thực tế của công việc. Xã
hội luôn có muôn vàn sự thay đổi, sự khác biệt, sự đa dạng về mọi mặt. Tôi
cũng thấy mình là con người ham học hỏi, có tính cách hướng ngoại, dễ gần, dễ
giao lưu, luôn lạc quan và nhiệt tình, cởi mở và thân thiện, luôn tạo mối quan hệ
tốt với mọi người. Tôi luôn thích tạo ra nhiều mối quan hệ, và các mối quan hệ
đó giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tôi cũng thích
tham gia các hoạt động đoàn thể, và các hoạt động giúp tôi trở nên năng động
hơn, cởi mở hơn với bạn bè, đồng nghiệp, được tiếp xúc và hiểu thêm rất nhiều
người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Điều đó đã giúp cho tôi có
thêm nhiều kinh nghiệm sống và hòa nhập với thế giới bên ngoài.



Tính cách đó của tôi ngược hẳn với tính cách hướng nội. Nhưng thường
thì con người không phải lúc nào và cũng không phải ai cũng đứng về 1 cực của
2 tính cách này. Nó bị hòa trộn và cân bằng cho nhau. Lúc hướng ngoại quá
nhiều, con người cần có thời gian “riêng tư” để tái tạo lại năng lượng, và không
phải lúc nào người có tính cách hướng ngoại cũng đều hành động trước khi suy
xét.

Sự khích lệ từ bên trong tâm hồn cũng là những lúc mà người có tính
cách thiên hướng sang hướng ngoại trải qua để lấy đó là một dịp chiêm nghiệm
lại, đánh giá lại những công việc, những ứng xử của mình để có sự điều chỉnh
và rút kinh nghiệm. Đây là một điều hiển nhiên, nhất là đối với những người có
tố chất và khả năng lãnh đạo.

2. Cách lĩnh hội theo giác quan hay trực giác:
Có những người thích thu thập thông tin thông qua 5 giác quan. Những
người trong nhóm tri giác sử dụng một cấu trúc có tổ chức để thu nhận chứng
cứ và các chi tiết định lượng. Ngược lại, những người trong nhóm trực giác thu
thập thông tin không theo hệ thống. Họ dựa nhiều vào bằng chứng chủ quan
cũng như trực giác và sự linh cảm. Những người thuộc nhóm tri giác có khả
năng tổng hợp lượng lớn các dữ liệu rời rạc để ra kết luận chóng vánh.

Tôi tự nhận thấy bản thân có xu hướng lĩnh hội theo giác quan hơn là trực
giác, nó có ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo và tiên đoán những chiều hướng
của sự việc, quyết định. Thường những người có xu hướng lĩnh hội như tôi
không có tính mạo hiểm. Nó cũng có ưu điểm trong việc duy trì môi trường làm
việc và hoạt động ổn định, nhưng nó lại có nhược điểm làm cho mất đi những
cơ hội trong việc phát triển của tổ chức/công ty. Thường thì cách lĩnh hội này sẽ
an toàn hơn khi sử dụng những thông tin và các sự kiện trong quá khứ làm kinh



nghiệm cho những tình huống tương tự và có quyết định an toàn hơn. Nhưng
nếu lĩnh hội theo trực giác, sẽ tạo cơ hội khám phá những hướng giải quyết mới
đem lại hiệu quả hơn mà không bị bó buộc với những cách giải quyết theo
đường mòn.

Tôi thấy mình đã nhiều lần tận dụng, nắm bắt những cơ hội tốt trong hiện
tại, và cũng đã từng áp dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để sử lý những
vấn đề trong hiện tại. Đặc biệt, tôi thích những thông tin rành mạch, rõ rang, ít
phải phán đoán. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng như mình
muốn. Cuộc sống, công việc có trăm ngàn những tình huống khác nhau, cách sử
lý khác nhau và khi đấy bắt buộc con người ta phải động não, phải phán đoán
sự việc và lúc đó cần linh hoạt sử dụng trí tưởng tượng khám phá triển vọng và
cơ hội trong tương lai.

3. Việc hình thành sự phán xét và lựa chọ theo lý trí hay cảm tính
Tuýp người lý trí dựa trên tính nhân-quả và các phương pháp mang tính
khoa học để ra quyết định. Họ cân nhắc chứng cứ khách quan và không xen lẫn
cảm xúc. Nhóm người cảm xúc không như vậy, họ cân nhắc xem quyết định
của mình ảnh hưởng đến người khác thế nào. Họ cân nhắc lựa chọn bằng các
giá trị cá nhân hơn là suy nghĩ logic.

Với khuynh hướng của sự phán xét và lựa chọn của mình theo thiên
hướng lý trí nhiều hơn, tôi thấy những đặc điểm chính mà bài tập đưa ra rất
chính xác. Đó là những hành vi mà tôi đã trải qua khi gặp một vấn đề cần giải
quyết và khả năng thích ứng với những mâu thuẫn và coi đó là một phần tự
nhiên và bình thường, giúp mình bình tĩnh xử lý tình huống tốt hơn. Nhưng nếu
chỉ suy nghĩ hoàn toàn theo lý trí thì bản than cũng sẽ như một cỗ máy lập trình.
Vì vậy trong suy nghĩ lý trí, luôn có sự lồng ghép vào đó phần cảm tính.



Thực tế chúng ta thường gặp rất nhiều trở ngại khi nắm bắt vấn đề, không
thể đồng thời xử lý khối lượng lớn thông tin và tìm ra giải pháp tốt nhất. Theo
phân tích về Mô hình lý trí, tôi được biết nó hoàn toàn bỏ qua ảnh hưởng của
tình cảm, thực tế tình cảm còn kiểm soát cả quá trình ra quyết định; nó vừa hỗ
trợ, vừa can thiệp vào quá trình tìm kiếm các quyết định tốt nhất của chúng ta.

Thực sự tôi đã rất nhiều lần đưa ra quyết định của mình trước một vấn đề
hay sự việc nào đó chỉ thiên về lý trí. Trước khi ra quyết định tôi đã tự phải tìm
kiếm thông tin và sự hợp lý, rồi lên kế hoạch cụ thể đến khi nào phải hoàn
thành. Tôi chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong
mối quan hệ của con người. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, để đạt được hiệu quả như
mong muốn cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lý trí và cảm tính.

4. Xu hướng hành xử của bản thân theo tính cách đánh giá hay lĩnh hội
Có người thích sự trật tự và cấu trúc trong mối quan hệ của họ và thế giới
bên ngoài. Mẫu người đánh giá thích kiểm soát việc ra quyết định và mong
muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng. Ngược lại, mẫu người cảm nhận mềm dẻo
hơn. Họ dễ dàng thích nghi với các sự kiện khi chúng hé ra và muốn giữ các lựa
chọn của mình không bị bó hẹp.

Một khuynh hướng khác trong xu hướng hành xử của bản than tôi thấy
mình theo tính cách lĩnh hội: Trong thực tế, nhiều việc diễn ra ngoài kế hoạch
được vạch định trước. Và tùy theo tình hình thực tế tại thời điểm gần kề với
thời gian mốc phải đưa ra kế hoạch đôi khi lại cho những giải pháp sát với thực
tế đó hơn. Khi công việc không bị sức ép triền miên với kế hoạch vạch ra trước
đó đã lâu, sẽ làm cho tôi có khả năng sáng tạo vì đã kết hợp thời gian làm việc


và thời gian giành cho giải trí tạo ra sự thư giãn. Những lúc đến hạn chót của

việc ra kế hoạch, tôi cảm thấy mình có một năng lượng dồi dào và có thể tâp
trung cao độ để đón nhận các áp lực về thời gian, và có thể làm việc một cách
hiệu quả nhất, tốn ít thời gian nhất.

Bản thân tôi đã có một quá trình công tác tương đối dài để có khả năng
và kinh nghiệm chủ động trong mọi công việc được giao. Tôi có thể tiến hành
công việc mà không cần lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu. Tôi có thể tự định
hình cho mình công việc ngay trong đầu và bắt tay vào làm khi thời hạn cuối
cùng đến. Tôi thích công việc được giải quyết một cách mềm dẻo, tự do và đa
dạng. Tôi không thích sự cứng nhắc, sự ràng buộc về mặt thời gian trong công
việc. Tôi mong muốn được đánh giá trên hiệu quả của công việc.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC HÀNH VI CƯ XỬ CỦA MÌNH TRONG
TƯƠNG LAI

Các quyết định của tôi lúc đó mang nặng lý trí hơn tình cảm tính và nó.
Một ví dụ nho nhỏ cho việc ra quyết định trước đây của tôi khi chưa tiếp cận
môn học này như sau:

Tại nơi tôi công tác, khi một đồng nghiệp mới vào, tôi đang ở vị trí thâm
niên cao hơn nên sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về mảng công việc mình
phụ trách nhiều hơn người đồng nghiệp đó. Khi giao việc cho người đồng
nghiệp mới đến đó, tôi đã phát hiện ra những sai sót mà đồng nghiệp đó mắc
phải. Tôi đã kết luận và nhận định ngay đồng nghiệp này không có năng lực và
đến kỳ đánh giá kết quả công việc cho các đồng nghiệp trong nhóm, tôi đã đánh


giá người đồng nghiệp đó loại B. Điều đó đã gây những xung đột giữa bản thân
cá nhân và cá nhân trong nhóm của tôi.


Nhưng bây giờ, nếu gặp lại tình huống tương tự, tôi sẽ xử lý tình huống
đó khác đi với việc tìm hiểu những nguyên nhân sai sót mà đồng nghiệp mắc
phải là ở chỗ nào, tạo cho họ cơ hội trình bày cách thức tiến hành công việc của
họ để tìm ra nguyên nhân của sự sai sót đó là do tâm lý sợ sệt khi mới tham gia
làm việc cho một tổ chức mới lạ so với họ, làm cho họ bị stress dẫn đến những
sai sót thường xuyên, hay do năng lực làm việc có hạn? hay do những lý do
khách quan khác đã ảnh hưởng đến hành vi cá nhân đó. Sau đó sẽ tập hợp lại
các nguyên nhân để đưa ra các cách xử lý tình huống cho phù hợp hơn. Thay vì
khiển trách họ thì tôi sẽ cho họ có cơ hội thấy khả năng sửa chữa để tiến bộ của
họ để công việc của họ được giao được tốt hơn, và cũng chính là làm cho công
việc của tôi tốt hơn, tránh được những xung đột không nên có.

Từ những phân tích và giải thích hành vi cư xử, sự giao tiếp của bản thân
với người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của mình đối với công việc
qua những kết quả từ bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách, tôi nhận thấy, để
làm việc hiệu quả với những đồng nghiệp không phải là chuyện dễ dàng, họ có
vai trò quan trọng đối với sự thành công của bạn, đồng thời đòi hỏi bạn phải nỗ
lực rất nhiều để thích hợp với tính cách riêng của những người khác. Tôi cũng
nghĩ rằng, thành công hay thất bại trong cuộc sống và công việc một phần là do
yếu tố giao tiếp của bạn có hiệu quả hay không. Tôi cố gắng đặt mình vào hoàn
thành của người khác để khắc phục những điểm yếu, phát huy các điểm mạnh
của từng cá nhân mà mình đã và đang giao tiếp.

Giao tiếp phải có tính hai chiều vì vậy tôi cần dành nhiều thời gian để
lắng nghe. Sự tập trung của tôi sẽ giúp người khác cảm thấy mình hữu ích và
có tinh thần làm việc. Vì mọi người đều có những phong cách lĩnh hội khác


nhau, tôi cần phải sử dụng các phong cách giao tiếp đa dạng phù hợp với
người nghe để mọi người được cung cấp đầy đủ thông tin, và họ phải cảm

thấy mình có phần trong đó và được khích lệ.

VI. KẾT LUẬN

Tính cách cá nhân liên quan tới mô hình ổn định trong các hành vi cư xử
và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng đẻ giải thích xu hướng cư xử của một
con người. Các nhà tâm lý học vẫn còn chưa thống nhất với nhau về nguồn gốc
của tính cách cá nhân, tuy nhiên hầu hết đều cho rằng nó được hình thành bởi
cả yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài. Phần lớn các đặc điểm tính cách
đều được mô tả trong “Năm màng lớn của nhân cách” (BIG 5) được xem như là
công cụ dự đoán hiệu quả công việc. Còn Phương pháp đánh giá Myers-Briggs
là thước đo mức độ yêu thích sự tập trung chú ý của con người, thu thập, tiếp
nhận và xử lý thông tin, và định hướng bản thân họ với thế giới bên ngoài. Bảng
câu hỏi MBTI gộp bốn cặp tính cách làm 16 loại khác nhau cho thấy xu hướng
của con người, chứ không nhất thiết là cách họ cư xử mọi lúc. Đây là một cách
đánh giá được thiết kế để nhận diện xu hướng cơ bản tiếp nhận và xử lý thông
tin của cá nhân.

Môn học hành vi tổ chức đã giúp tôi phương pháp nhận định, đánh giá
chính xác hơn về tính cách của mình, hiểu sâu hơn về hành vi tổ chức, kiểm
soát được hành vi của bản thân từ đó định hướng những hành vi ứng xử của
mình trong tương lai. Môn học này cũng đem lại cho tôi một phương pháp làm
việc hiệu quả khi biết kết hợp những ưu điểm của nhiều thành viên trong một
tập thể đó là cách làm việc theo nhóm. Môn học sẽ giúp tôi làm việc một cách
hiệu quả hơn, đạt được những thành công của cá nhân và góp phần vào thành
công chung của tổ chức.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu trích dẫn: (Reference)
1. www.personalitypathways.com/MBTI_intro.html
2. />3. />
B. Tài liệu tham khảo (Bibliography)
1. Quản trị hành vi tổ chức (Sách lưu hành nội bộ dành cho sinh viên
trường Griggs)
2. Từ điển bách khoa toàn thư tập III (2003),
3. www.personalitypathways.com/MBTI_intro.html
4. />5. />


×