Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

yếu tố bên ngoài nào tác động đến hoạt động sản xuất và tác nghiệp hiện nay tại công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.68 KB, 7 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & TÁC NGHIỆP

Đề bài:
1. Hãy cho biết có những yếu tố bên ngoài nào tác động đến hoạt động sản xuất
và tác nghiệp hiện nay tại công ty/tổ chức của anh/chị?
2. Theo anh/chị các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp cho doanh nghiệp nhất
hiện nay là gì? Vì sao?
3. Xác định các điệu kiện cần thiết bên trong của doanh nghiệp/tổ chức để thực
hiện các ưu tiên này. Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp như thế nào vào
việc đạt được các ưu tiên cạnh tranh này?
4. Theo anh/chị trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh tại doanh
nghiệp/đơn vị, các rào cản nào có thể gặp phải?
Bài làm
1.

Hãy cho biết có những yếu tố bên ngoài nào tác động đến hoạt động

sản xuất và tác nghiệp hiện nay tại công ty/tổ chức của anh/chị?
Công ty ABC chúng tôi là một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực
thi công các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng và sản xuất vật liệu xây
dựng, được thành lập cách đây hơn 10 năm. Trong môi trường kinh tế thị trường
của nước ta hiện nay, cùng với việc tham gia vào WTO, quá trình hội nhập kinh
tế thế giới của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vì
vậy, những yếu tố bên ngoài ngày càng có những tác động mạnh mẽ đến hoạt
động sản xuất của tất cả các doanh nghiệp. Xin bắt đầu từ việc phân tích những
yếu tố vĩ mô, trong đó có 3 yếu tố từ bên ngoài tác động không nhỏ tới hoạt
động sản xuất trong lĩnh vực thi công các công trình công nghiệp, dân dụng,...
và sản xuất vật liệu xây dựng, là:
- Những yếu tố kinh tế



- Những yếu tố xã hội, công nghệ
- Những yếu tố chính trị


Chính trị:

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – là giải pháp quan trọng trong nhóm
các giải pháp kích cầu của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
- Chính sách thuế và ưu đãi chưa ưu tiên cho ngành VLXD, một minh chứng là
vừa qua một trong những chính sách kích cầu của Chính phủ là cắt giảm 50%
thuế VAT cho một số ngành hàng nhưng lại không cắt giảm cho ngành xây dựng
các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Vấn nạn tham nhũng đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB đã có tác dụng xấu
đến việc lành mạnh hóa việc cung ứng các sản phẩm VLXD cho ngành này.
- Môi trường luật pháp của Việt nam; Chính phủ thường đưa ra các chính sách,
các chương trình nhằm khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp. Những
chương trình này có thể gồm các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính trực tiếp
hoặc gián tiếp trợ giúp cho doanh nghiệp. Nó quyết định rất nhiều tới lợi nhuận,
tới quy mô đầu tư sản xuất cũng như các quyết định quan trọng trong vấn đề tài
chính và phương thức tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.


Kinh tế:

- Nền kinh tế VN đang trên đà phát triển mạnh, tuy vậy do tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu cộng với việc điều hành kinh tế yếu kém của Chính phủ
trong giai đoạn vừa qua đã đẩy nền kinh tế VN vào giai đoạn khủng hoảng
nghiêm trọng. Điều đó đã tác động mạnh đến tình hình SXKD của doanh nghiệp
nói chung và ABC.co nói riêng.

- Hình hình lạm phát của năm 2008 đã dẫn đến việc các doanh nghiệp phải vay
vốn trung hạn và ngắn hạn với lãi suất quá cao và việc này kéo dài tới hiện nay
dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, giảm thị phần và mất khả năng cạnh tranh khi
xuất khẩu.


- Thị trường Bất động sản “đóng băng” đã ảnh hưởng không nhỏ đến mảng thị
trường xây dựng các công trình dân dụng.
- Trong giai đoạn khủng hoảng này, việc các DN khác sa thải nhiều lao động
cũng là cơ hội để ABC.co tuyển dụng mới các lực lượng nhân lực có chất lượng
đang thiếu hụt.
Xã hội - Công nghệ:



- Đầu tư công cũng như đầu tư của toàn xã hội trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
có xu hướng tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội phát
triển, mở rộng địa bàn, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Công nghệ, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng hiện
đại, đòi hỏi trình độ đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân liên tục học hỏi nâng cao
trình độ.
- Trong xu thế hội nhập, vấn đề môi trường được đặt ra như một tiêu chí quan
trọng - đây chính là áp lực đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải đổi mới công nghệ
thân thiện hơn với môi trường.
- Việc Chính phủ quy định tăng mức lương tối thiểu hay thị trường lao động có
những bất ổn đều là những nhân tố mà doanh nghiệp chịu sự tác động.
- Hệ thống các văn bản pháp lý về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, môi trường
kinh doanh cũng là điều doanh nghiệp cần quan tâm. Hiển nhiên, môi trường
kinh doanh mở, thông thoáng & cạnh tranh lành mạnh sẽ tiếp thêm sinh lực cho
doanh nghiệp.

2.

Theo anh/chị các lựa chọn ưu tiên cạnh tranh thích hợp cho doanh

nghiệp nhất hiện nay là gì? Vì sao?
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt nam rơi vào cuộc khủng hoảng trầm
trọng, việc giữ cho doanh nghiệp mình tồn tại là vấn đề bất cứ doanh nghiệp nào


cũng quan tâm tới lúc này. Một tầm nhìn chiến lược, một khả năng dự báo chính
xác và một chiến lược cạnh tranh phù hợp là các tiêu chí được đặt ra.
Dưới đây xin liệt kê một số chiến lược cạnh tranh được ưu tiên trong bối cảnh
hiện nay:


Chiến lược thị trường:

- Thu gọn thị trường, tránh tràn lan. Rút khỏi các thị trường yếu, tập trung ở
những thị trường mà thương hiệu đang mạnh.
- Hướng đến những thị trường mới có nhiều tiềm năng trong tương lai.


Chiến lược sản phẩm:

Điều chỉnh những sản phẩm yếu; tránh việc giới thiệu sản phẩm mới chỉ để
nhằm lấp chỗ trống; chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, có chế
độ bảo hành hấp dẫn.


Chiến lược giá cả


- Cải thiện chất lượng song vẫn giữ giá, hoặc giảm giá song vẫn duy trì chất
lượng. Tránh giảm song hành chất lượng và giá, cùng tăng hoặc cùng giảm.


Chiến lược marketing:

Cắt giảm ngân sách quảng cáo bằng cách tận dụng chiêu thức quan hệ công
chúng (PR) thay thế cho quảng cáo; tăng sử dụng phương tiện truyền thông in
ấn; sử dụng chuyên gia, những hình ảnh xưa nay được tôn trọng. Tránh dùng
những người nổi tiếng; sử dụng phương pháp khuyến cáo trong kỹ thuật quảng
cáo.


Chiến lược quản trị:

Tăng cường xây dựng hoặc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng đến
hệ thống quản lý chất lượng; cắt giảm các lãng phí thông qua các phương pháp
quản lý chất lượng như Kaizen, Clean, 6 sigma hoặc đơn giản là 5S.


Ở một góc nhìn chiến lược, với đánh giá cá nhân thì khả năng dự báo, sự linh
hoạt trong chiến lược kinh doanh và khả năng tư duy không chuẩn mực là những
nhân tố mang tính sáng tạo cao của nhà lãnh đạo trong việc đưa doanh nghiệp
của mình vượt khó khăn nhất là trong bối cảnh hiện nay.
3. Xác định các điều kiện cần thiết bên trong của doanh nghiệp/tổ chức để
thực hiện các ưu tiên này. Hệ thống sản xuất và tác nghiệp đóng góp như
thế nào vào việc đạt được các ưu tiên cạnh tranh này?
Các điều kiện


Hệ thống sản xuất & tác nghiệp đóng góp:

bên trong
1. Thông tin/Đào Mục đích của doanh nghiệp được định hướng tới từng cá nhân
tạo

hay không? Thông tin được chia sẻ như thế nào? Rồi các khoá
đào tạo cho các nhân viên trong doanh nghiệp ra sao để có được
một nguồn nhân lực “mạnh” theo đúng nghĩa của nó: Có khả
năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường, có khả năng quản lý
tốt để có được giá thành hợp lý. Lúc này chính là lúc công tác tổ
chức nguồn nhân lực cần phát huy tốt vai trò của mình.

2. Tiết kiệm

Giảm bớt chi phí sản xuất là mục đích chính trong các hoạt động
của doanh nghiệp. Giảm bớt chi phí được thể hiện rõ trong công
tác quản lý đầu vào hay trong quá trình cung ứng nguyên vật
liệu, quá trình quản trị sản xuất, marketing & ngay cả trong công
tác quản lý giá thành.

Việc cung cấp Việc tìm cách để có thể mua nguyên vật liệu có giá cả hợp lý,
nguyên vật liệu

tồn kho tối thiểu & sẵn có tối đa là một trong tiêu chí của quản
trị sản xuất. Việc này sẽ chỉ có thể làm tốt khi có một hệ thống
tốt: từ khâu lên kế hoạch tới việc quản lý đơn hàng để leadtime
là ngắn nhất, tồn kho là thấp nhất & số liệu kho là chính xác
nhất.



Sản xuất/quản lý

Tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp là kết quả của công tác quản
lý tốt quá trình sản xuất. Công tác quản lý ở đây hiệu quả bao
nhiêu thì giá thành sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao bấy
nhiêu. Điều này là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có
được sản phẩm mang đến sự khác biệt cho khách hàng trong vấn
đề giá cả.

3. Tiếp cận công Đây cũng là một trong số những công cụ đắc lực để doanh
nghệ

nghiệp có được sự cạnh tranh ưu việt trên thị trường. Khi có
công nghệ trong tay tức doanh nghiệp đã có được chìa khoá của
thành công nhờ giá thành hợp lý từ công nghệ mang lại. Điều
này giúp thêm một dấu cộng nữa trong bảng tính điểm cạnh
tranh cho doanh nghiệp.

4. Theo anh/chị trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh tại doanh
nghiệp/đơn vị, các rào cản nào có thể gặp phải?
Tôi xin tổng kết một số “rào cản” rút ra từ kinh nghiệm bản thân, đó là:
- Ý thức hệ chính trị và xã hội khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang kinh tế thị trường.
- Trình độ lao động quá thấp hầu hết chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo thì
không đến nơi đến chốn. Tư tưởng của người lao động còn mang nặng tính đối
phó, tâm lý hưởng thụ nặng nề và thiếu tính liên kết.
- Tư tưởng tham nhũng xuất hiện ở mọi cấp độ trong xã hội và doanh nghiệp.
Tóm lại: để duy trì doanh nghiệp luôn có tính cạnh tranh cao, yêu cầu doanh
nghiệp phải liên tục đổi mới, có định hướng phát triển chiến lược, thể hiện ở các

mặt: cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin, văn hoá doanh nghiệp, khai thác, sử
dụng tài sản & các chiến lược đầu tư. Việc linh hoạt trong công tác quản trị sản
xuất sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhanh chóng các điều kiện thay


đổi và bằng cách đó doanh nghiệp phát triển & duy trì lợi thế cạnh tranh của
chính mình.

*****



×