Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá thực hiện công việc tại sở kế hoạch và đầu tư thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.3 KB, 11 trang )

Ngô Xuân Hùng
Lớp Gamba01.M01

Bài kiểm tra hết môn
Môn Quản trị nguồn nhân lực

Đề bài: Phân tích thực trạng về hoạt động “ Đánh giá thực hiện công việc ” tại Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
Bài làm:
I. GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, tiền thần là Ban Kế hoạch thành
phố Hà Nội, được thành lập ngày 8/10/1955, đầu năm 1958 đổi thành Ủy ban Kế
hoạch nhà nước. Năm 1996 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội được thành
lập trên cở sở tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch và Sở Kinh tế Đối ngoại thành phố.
Năm 2008 thực hiện Nghị quyết số 15/2008 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về việc sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc
và 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình vào thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội được tái lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ bộ máy và
nhân sự của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội có 235 cán bộ công chức và 17 phòng, ban, đơn vị trực
thuộc.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu giúp
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao
gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội
trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng
ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã, kinh tế tư nhân; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thức hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà
Nội và theo quy định của pháp luật.




II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA SỞ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Công tác đánh giá thực hiện công việc (đánh giá) đối với toàn thể cán bộ
công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng thuộc các phòng, ban, trung tâm
của Sở Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện theo trình tự như sau:
- Xác định mục đích (mục tiêu) của việc đánh giá
- Nguyên tắc, yêu cầu đánh giá
- Thời hạn đánh giá
- Căn cứ đánh giá
- Xây dựng tiêu chí đánh giá
- Xây dựng thang điểm đánh giá
- Xếp loại đánh giá
- Tổ chức đánh giá và thông báo kết quả đánh giá
- Khiếu nại đối với công tác đánh giá.

1. Mục đích của việc đánh giá
Nhằm đánh giá kết quả làm việc của tập thể, cá nhân cán bộ công chức,
viên chức để làm rõ năng lực, trình độ , phẩm chất đạo đức , hiệu quả công tác
của cán bộ ; làm cơ sở để tuyển chọn , bố trí , sử dụng , xây dụng quy hoạch , đào
tạo , bồi dưỡng , bổ nhiệm , bổ nhiệm lại , miễn nhiệm , luân chuyển , khen
thưởng , kỷ luật và thực hiện các chế độ , chính sách đối với cán bộ , công chức ,
viên chức.
2. Nguyên tắc – Yêu cầu đánh giá
- Việc đánh giá cán bộ , công chức , viên chức phải đảm bảo tính khách
quan , toàn diện, tính lịch sử-cụ thể ; phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ ,
thảo luận dân chủ và kết luận theo đa số trên cơ sỏ tiêu chuẩn cán bộ , công
chức , viên chức và kết quả hoàn thành chức trách , nhiệm vụ công việc được

giao;


- Phải làm rõ ưu điểm , khuyết điểm , mặt mạnh , mặt yếu về phẩm chất
chính trị , đạo đức , lối sống , năng lực và hiệu quả công tác…trên cơ sở tụ phê
bình và phê bình.
3. Thời hạn đánh giá
- Công tác đánh giá cán bộ công chức , viên chức theo định kỳ hàng năm ;
được thực hiện vào tháng 12.
- Đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm,bổ nhiệm lại , miễn nhiễm , luân
chuyển công tác , khen thưởng , kỷ luật : thực hiện nếu không cùng thời điểm
với đánh giá hàng năm.
4. Căn cứ để đánh giá
- Tiêu chuẩn cán bộ , công chức , viên chức Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội quy định tại Quyết định số 296/QĐ-KH&ĐT ngày 03 tháng 12 năm
2009 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ;
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức , viên chức theo quy định của Pháp lệnh
cán bộ , công chức (điều 6,7 Chương II và các điều từ 15-20 Chương III); Quy
chế , quy định nội bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và các quy định khác
của pháp luật;
- Chức trách , nhiệm vụ của cán bộ , công chức , viên chức được giao;
- Môi trường và điều kiện làm việc của cán bộ , công chức , viên chức
trong thời hạn đánh giá.
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá được thể hiện trên 04 yếu tố sau:
5.1 Kết quả thực hiện theo chức trách , nhiệm vụ được giao:
a, Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm với từng vị trí, từng
thời gian được phân công:
- Bảo đảm về khối lượng , chất lượng , thời gian và hiệu quả công việc;
- Đối với cán bộ công chức , viên chức giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý là

kết quả thực hiện chức trách , nhiệm vụ được quy định trong Quy chế , quy định


nội bộ và các nhiệm vụ khác được lãnh đạo cấp trên trực tiếp giao ; Khả năng tổ
chức thực hiện , quản lý , kết quả hoạt động của đơn vị và mức độ tín nhiệm đối
với cán bộ công chức , viên chức;
- Đối với cán bộ , công chức , viên chức chuyên môn nghiệp vụ là chức
trách , nhiệm vụ được lãnh đạo phân công cho từng vị trí công tác ; tinh thần
trách nhiệm , ý thức và thái độ đối với nhiệm vụ được lãnh đạo đơn vị phân công;
b, Những nhiệm vụ đột xuất được giao; những sáng kiến kinh nghiệm
được tập thể công nhận;
c, Tinh thần phối hợp công tác với cơ quan , đồng nghiệp;
d, Chủ trì hoặc phối hợp tham gia soạn thảo các văn bản pháp quy , những
công trình nghiên cứu , đề tài , đề án.
5.2 Phẩm chất chính trị:
- Quán triệt và cụ thể hóa quan điểm , đương lối , nghị quyết của Đảng ,
chính sách , pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực công tác;
- Tinh thần đáu tranh bảo vệ quan điểm , đường lối , nghị quyết của Đảng ,
chính sách pháp luật của Nhà nước, Bản thân và gia đình chấp hành các quan
điểm , đường lối , nghị quyết của Đảng , chinh sách , pháp luật của Nhà Nước.
5.3 Phẩm chất đạo dức,lối sống:
- Ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành nội quy – quy chế của cơ quan;
- Việc thực hiện quy định những điều cán bộ , công chức , viên chức không
được làm , việc giữ gìn đạo đức , lối sống của bản thân và gia đình ;
- Ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực , tham ô , tham nhũng ,
lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác ở trong cơ quan đơn vị và ngoài xã hội;
- Tác phong công tác , tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân , tính trung
thực trong công tác , tinh thần tự phê bình và phê bịnh ; tinh thần đoàn kết và
tương trợ trong nội bộ đơn vị và ý thức xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh.
5.4 Tinh thần và ý thức học tập , rèn luyện nâng cao trình độ , năng lực

chuyên môn nghiệp vụ , ngoại ngữ , tin học


Các lớp , chương trình đào tạo , tập huấn , thời gian đã tham dự; Lĩnh
vực tự học tập , tìm hiểu ;…
6. Xây dựng thang điểm đánh giá
6.1 Đối với cá nhân cán bộ công chức viên chức: Tổng số điểm tối đa của
04 nội dung nêu tại mục 5 là 100 điểm . Cách tính điểm đối với từng nội dung
đánh giá cụ thể như sau:
Nội dung 5.1: Thực hiên theo chức trách , nhiệm vụ được giao, tối đa là 50 điểm.
Nội dung 5.2: Phẩm chất chính trị , tối đa là 20 điểm.
Nội dung 5.3: Phẩm chất đạo đức , lối sống , tối đa là 20 điểm.
Nội dung 5.4: Tinh thần học tập , rèn luyện nâng cao trình độ , năng lực chuyên
môn nghiệp vụ , ngoại ngữ , tin học , tối đa là 10 điểm.
- Trường hợp cán bộ công chức, viên chức chuyển công tác giữa các phòng,
ban, trung tâm thuộc Sở trong năm , phải có ý kiến nhận xét của tập thể đơn vị cũ
về thời gian công tác tại đơn vị cũ.
- Trường hợp cán bộ công chức, viên chức chuyển công tác đến Sở trong
năm , phải có ý kiến nhận xét của tập thể đơn vị cũ về thời gian đã công tác tại
đơn vị cũ ( nếu chưa có nội dung này trong hồ sơ khi chuyển công tác đến).
6.2 Đối với tập thể phòng, ban, trung tâm thuộc Sở: Tổng số điểm tối đa
là 100 điểm . Cách tính điểm đối với từng nội dung đánh giá cụ thể như sau:
Nội dung 1: Thực hiện theo chức trách , nhiệm vụ được giao , tối đa là 50 điểm.
Nội dung 2: Chấp hành chính sách pháp luật, nội quy-quy chế cơ quan , tối đa là
30 điểm.
Nội dung 3; Tinh thần học tập nâng cao trình độ , tình thần đoàn kết nội bộ, tối đa
là 10 điểm,
Nội dung 4: Kết quả công tác của cán bộ , công chức, viên chức trong đơn vị ,
tối đa là 10 điểm.
7. Xếp loại đánh giá

7.1 Đối với cá nhân (xếp theo 4 mức):


- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Phải đạt từ 90 điểm trở lên (trong đó nội
dung 5.1 đạt từ 45 điểm trở lên, điểm cho mỗi nội dung còn lại phải lớn hơn 50%
số điểm tối đa trở lên).
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Phải đạt từ 80 điểm trở lên (trong đó nội dung
5.1 đạt từ 40 điểm trở lên, điểm cho mỗi nội dung còn lại phải lớn hơn 50% số
điểm tối đa trở lên).
- Hoàn thành nhiệm vụ: Phải đạt từ 55 điểm trở lên (trong đó nội dung 5.1
đạt từ 30 điểm trở lên, điểm cho mỗi nội dung còn lại phải lớn hơn hoặc bằng
50% số điểm tối đa trở lên).
- Chưa hoàn thành nhiệm vụ: Tổng số điểm đạt dưới 55 điểm; hoặc đạt trên
55 điểm nhưng điểm cho nội dung 5.1 đạt dưới 30 điểm, hoặc điểm cho mỗi nội
dung còn lại đạt thấp hơn 50% số điểm tối đa.
7.2 Đối với tập thể (xếp theo 4 mức):
- Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Phải đạt từ 90 điểm trở lên; không
có cá nhân bị kỷ luật; 100% cán bộ công chức viên chức trong đơn vị hoàn thành
và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ: Phải đạt từ 80 điểm trở lên; không có cá
nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; 80% cán bộ công chức viên chức
trong đơn vị hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Tập thể hoàn thành nhiệm vụ: Phải đạt từ 55 điểm trở lên; không có cá
nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; 50% cán bộ công chức viên chức
trong đơn vị hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ: Đạt dưới 55điểm ; có cá nhân bị kỷ
luật từ hình thức hạ bậc lương trở lên; có dưới 50% cán bộ công chức viên chức
trong đơn vị hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.



8. Tổ chức đánh giá
8.1 Đối với cá nhân:
- Từng cá nhân cán bộ công chức, viên chức viết “ Bản tự nhận xét, đánh
giá công chức viên chức” theo 4 nội dung quy định tại mục 5
- Trưởng các phòng, ban, trung tâm có trách nhiệm:
+ Tổ chức họp cán bộ công chức, viên chức trong nội bộ (phải có ít
nhất 2/3 số cán bộ thuộc đơn vị dự họp) để:
* Tham gia góp ý vào bản tự nhận xét của từng cán bộ công
chức, viên chức;
* Lấy ý kiến xếp loại bằng hình thức bỏ phiếu kín;
* Ghi ý kiến của tập thể phòng, ban, trung tâm vào bản tự
nhận xét, đánh giá công chức, viên chức.
+ Gửi báo cáo kết quả nhận xét phân loại cán bộ công chức viên
chức bằng văn bản kèm theo toàn bộ bản tự nhận xét, đánh giá công chức viên
chức của đơn vị mình cho Giám đốc Sở (qua Văn phòng)
- Giám đốc Sở tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt (gồm trưởng, phó các
phòng ban trung tâm và đại diện cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên của Sở) để
tham gia ý kiến và lấy ý kiến xếp loại bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Giám đốc Sở trực tiếp nhận xét, đánh giá công chức và viên chức lãnh
đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo thẩm quyền và gửi báo cáo lên cơ quan
cấp trên theo quy định.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá cán bộ công chức, viên chức của
Sở trên trang thông tin điện tử nội bộ và lưu kết quả vào hồ sơ cán bộ theo quy
định.
8.2 Đối với tập thể các phòng, ban, trung tâm:
- Trưởng các phòng ban trung tâm chuẩn bị báo cáo về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình theo 4 nội dung tương ứng quy đinh tại mục 6.2;


- Trưởng các phòng, ban, trung tâm tổ chức họp cán bộ công chức, viên

chức trong nội bộ đơn vị để tham gia góp ý vào bản dự thảo báo cáo của đơn vị
mình; tự chấm điểm đánh giá theo các mức tương ứng quy định tại mục 7.2;
+ Tham gia nhận xét, phân loại các tập thể phòng, ban, trung tâm
trong sở
+ Gửi báo cáo của tập thể đơn vị và nhận xét về các tập thể khác cho
Giám đốc Sở (qua Văn phòng)
- Giám đốc sở có thể tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt (trưởng, phó các
phòng, ban, trung tâm) và đại diện cấp ủy, công đoàn, đoàn thành niên của Sở
tham gia ý kiến và lấy ý kiến xếp loại bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Giám đốc Sở ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá xếp loại
các tập thể thuộc sở trong năm;
- Thông báo công khai kết quả đánh giá xếp loại các tập thể thuộc sở trên
trang thông tin điện tử nội bộ Sở.
8.3 Đối với tập thể lãnh đạo Sở:
- Văn phòng sở dự thảo bản kiểm điểm đánh giá các mặt công tác trong
năm;
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt cơ quan tham gia góp ý bản dự thảo;
- Tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh bản dự thảo và gửi cấp trên.
9. Khiếu nại đối với công tác đánh giá thực hiện công việc
- Trường hợp cán bộ công chức, viên chức không nhất trí với nhận xét,
đánh giá xếp loại của Thủ trưởng đơn vị, có quyền được nêu ý kiến của mình về
nhận xét đánh giá đó hoặc khiếu nại lên cấp có thẩm quyền, nhưng phải chấp
hành ý kiến kết luận của Thủ trưởng đơn vị.
- Khi có khiếu nại về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thì Thủ trưởng
đơn vị cùng tập thể lãnh đạo đơn vị hoặc hội nghị cán bộ chủ chốt cùng đại diện
cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xem xét
lại, kết luận và thông báo bằng văn bản đến người khiếu nại.


III. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1. Ưu điểm:
- Đã xây dựng được hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của cá
nhân và tập thể các phòng, ban, trung tâm thuộc Sở;
- Đã xác định rõ mục tiêu đánh giá nhằm làm rõ năng lực, trình độ , phẩm
chất đạo đức , hiệu quả công tác của cán bộ ; làm cơ sở để tuyển chọn , bố trí , sử
dụng , xây dụng quy hoạch , đào tạo , bồi dưỡng , bổ nhiệm , bổ nhiệm lại , miễn
nhiệm , luân chuyển , khen thưởng , kỷ luật và thực hiện các chế độ , chính sách
đối với cán bộ , công chức , viên chức.
- Đã xây dựng được tiêu chí đánh giá dựa vào tố chất, hành vi, năng lực,
mức độ đạt mục tiêu và tiềm năng phát triển của đối tượng được đánh giá;
- Đã xây dựng được thang điểm để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành
công việc của cá nhân và tập thể các phòng, ban, trung tâm thuộc Sở;
- Việc đánh giá thực hiện công việc của cá nhân, tập thể nhìn chung bảo
đảm tính khách quan do dựa trên nhiều kênh đánh giá như: Đánh giá của người
giám sát trực tiếp ( trưởng các phòng, ban, trung tâm); của đồng nghiệp; của các
phòng, ban, trung tâm, công đoàn, đoàn thành niên và bản thân tự đánh giá;
- Người được đánh giá nếu có khiếu nại đều được giải quyết theo quy định.
2. Tồn tại:
- Việc đánh giá và chấm điểm đối với nội dung phẩm chất chính trị và
phẩm chất đạo đức, lối sống (tổng cộng khoảng 40 điểm) còn khó khăn và trừu
tượng;
- Việc đánh giá đôi khi còn nể nang; các đồng nghiệp còn ngại phê bình
nhau;



IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


- Đối với hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội nên tập trung đánh giá nhiều hơn vào công tác thực hiện
chức trách nhiệm vụ được giao đối với cán bộ công chức, viên chức;
- Việc xây dựng thang điểm có thể đưa Nội dung 5.1: Thực hiên theo chức
trách , nhiệm vụ được giao, tối đa là: 70 điểm.
- Đối với nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống có thể chỉ cần xác
định nội dung là: bản thân và gia đình chấp hành đúng các quy định của pháp
luật.
----------------------------------



×