Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

văn hóa pháp luật việt nam hiện nay nhìn từ mối quan hệ với văn hóa truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.96 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
===

VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ
VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TS. LÊ THỊ HỒNG VÂN

TP. HCM - 2010
1


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VĂN HÓA PHÁP LUẬT
VÀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

2


1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa pháp luật
Văn hóa pháp luật là một bộ phận, một lĩnh vực biểu hiện của văn hóa dân tộc,
vì vậy để hiểu văn hóa pháp luật trước hết không thể không bắt đầu từ việc giới
thuyết khái niệm văn hóa với vai trò là công cụ lý thuyết nền tảng.
1.1.1. Giới thuyết về khái niệm văn hóa
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là gì? Đó là một câu hỏi mà nhân loại đã tốn không ít giấy mực với


hàng trăm câu trả lời từ những góc nhìn, những cách tiếp cận khác nhau. Định
nghĩa đầu tiên về văn hóa gắn liền với tên tuổi của nhà nhân chủng học nổi tiếng
người Anh - Edward Burnett Tylor (1832-1917). Trong công trình nghiên cứu
Văn hóa nguyên thủy (1871), ông viết: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh
với tư cách là một thành viên của xã hội” [21, 13].
Định nghĩa này của E.B.Tylor vẫn thường được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa
trên thế giới dẫn ra như một mẫu mực có tính kinh điển, trong đó quan niệm văn
hóa bao gồm một tổng thể những thành quả sáng tạo của con người.
Sau công trình nghiên cứu của E.B.Tylor, việc nghiên cứu văn hóa đã được
triển khai và mở rộng theo nhiều hướng khác nhau, cùng với đó là sự ra đời của
rất nhiều định nghĩa văn hóa từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Trong cuốn
Văn hóa: tổng thuật có phê phán các quan điểm và định nghĩa, hai nhà văn hóa
người Mỹ là A.L.Kroeber và Cluc Khohn đã thống kê được, tính đến năm 1952,
trên các sách báo phương Tây đã có khoảng 150 định nghĩa về văn hóa. Còn theo
nhà nghiên cứu Phan Ngọc, đến năm 1994, trên thế giới đã có trên 400 định nghĩa
về văn hóa.
Ở Việt Nam hiện cũng đã và đang tồn tại nhiều định nghĩa văn hóa, trong đó
có thể nêu một số định nghĩa tiêu biểu:
- Trong công trình nghiên cứu Việt Nam văn hóa sử cương xuất bản lần đầu
tiên vào năm 1938, học giả Đào Duy Anh quan niệm: “Hai tiếng văn hóa chẳng
3


qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có
thể nói rằng: văn hóa tức là sinh hoạt” [1, 13].
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những

công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [39, 431].
- Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” [59, 10].
Số lượng phong phú các định nghĩa về văn hóa đã phản ánh những góc độ
tiếp cận khác nhau, đồng thời cũng cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề. Tuy
nhiên, phần đông các quan niệm đều thống nhất khi cho rằng, văn hóa là sản
phẩm tất yếu của xã hội, được hình thành trong hành trình sống của mỗi cộng
đồng, khi nó là hệ quả của sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội, được kết tinh và hiện diện trong mọi hành vi sáng tạo của con người,
được biểu hiện qua tất cả những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người làm
ra,từ công cụ sản xuất và các vật dụng sinh hoạt thiết yếu hàng ngày cho đến các
sản phẩm nghệ thuật; từ tri thức khoa học cho đến kinh nghiệm sống… Không
chỉ hiện diện trong các sản phẩm vật chất và tinh thần do con người làm ra, văn
hóa đồng thời lại cũng được hàm chứa ngay trong cái phương thức mà con người
tạo ra các sản phẩm đó. Văn hóa cũng là một thành tố có mặt trong các mối quan
hệ xã hội giữa con người với con người, dù đó là quan hệ kinh tế hay tôn giáo,
quan hệ pháp luật hay các quan hệ đời thường… Văn hóa cũng đồng thời là bản
thân các năng lực cấu thành nhân cách con người, từ trí tuệ đến đạo đức; từ tâm
hồn đến tình cảm; từ ý chí đến các năng lực sáng tạo…, tất cả đã hình thành nên
lối sống, thói quen, phong tục tập quán, cách tư duy, ứng xử, qua đó phản ánh

4


kiểu sống, lối suy nghĩ, cách hành xử của con người trong một môi trường sinh

thái - nhân văn cụ thể, làm nên diện mạo riêng của mỗi cộng đồng.
Như vậy, văn hóa phản ánh phương thức sống của một cộng đồng, được hình
thành như là hệ quả tất yếu của sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội. Tổng hợp tất cả những phương diện trên,văn hóa bao trùm lên tất
cả mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, biểu hiện ở kiểu sống, “kiểu nhân vi”,
ở phương thức sinh hoạt của con người, làm nên những nét riêng tiêu biểu và có
tính bền vững, tất cả đều góp phần làm nên đặc trưng riêng của một dân tộc, tạo
ra sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Khi văn hóa là một hiện tượng phổ quát của nhân sinh, là cái “vô sở bất tại”
(không đâu không có), khi nó liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống
con người, được biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng, từ vật chất đến tinh
thần, từ vật thể đến phi vật thể, từ hữu hình đến vô hình thìmọi góc độ tiếp cận
đều khó có thể bao quát hết được phạm vi của nó, cả về phương diện định tính
lẫn định lượng. Và cũng do mỗi lĩnh vực hoạt động của con người đều có sự hiện
diện của văn hóa nên gần đây người ta đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và
nhận diện văn hóa theo các lĩnh vực chuyên ngành như: văn hóa chính trị, văn
hóa đạo đức, văn hóa kinh doanh, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch, văn hóa
thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa pháp luật, …
Không thể phủ nhận được rằng, trong di sản văn hóa của một dân tộc / cộng
đồng bao giờ cũng kết tinh những giá trị tinh hoa đóng vai trò là nền tảng, cốt lõi,
làm điểm tựa để nuôi dưỡng và bảo tồn sức sống của một dân tộc, bởi con người
ở đâu và bao giờ, trong hành trình sống của mình cũng luôn hướng đến những giá
trị tích cực, cũng luôn khát khao vươn tới chân – thiện – mỹ. Nhưng mặt khác
cũng cần thấy rằng, nếu như văn hóa là một kiểu ứng xử đặc trưng của một cộng
đồng trước những thách thức khác nhau của những điều kiện tự nhiên và xã hội,
thì sự ứng xử có thể thế này hoặc thế kia, có mặt tốt cũng có mặt xấu, có tích cực
và cũng có tiêu cực, nhất là khi những điều kiện tự nhiên và xã hội không phù
hợp hay đối lập với các nhu cầu và lợi ích của con người. Điều đó cũng có nghĩa
rằng, trong diện mạo văn hóa của mỗi cộng đồng không chỉ gồm những mặt tích
cực, giá trị mà còn có những nhược điểm, hạn chế. Thêm vào đó, cái được coi là

5


có giá trị văn hóa cũng không phải là những giá trị hằng hữu, bất biến, mà còn
được xem xét tùy thuộc vào các góc nhìn và các tiêu chí đánh giá khác nhau. Xét
từ phương diện đồng đại, cùng một đặc trưng văn hóa nhưng có thể có giá trị xét
trên tiêu chí này mà lại không có giá trị, thậm chí phản giá trị xét từ góc nhìn
khác. Ví dụ, tính cộng đồng có giá trị khi nó tạo nên tinh thần đoàn kết, tương
thân tương ái, lối sống sẻ chia, đùm bọc – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta, nhưng xét trên phương diện bảo vệ quyền cá nhân hay quan hệ với pháp luật
thì đây lại là nguyên nhân tạo nên nhiều hạn chế và những ứng xử tiêu cực. Xét
trên phương diện lịch đại, các thước đo giá trị cũng không phải bất biến, vĩnh
cửu, bởi vậy, một đặc trưng văn hóa nào đó ở giai đoạn này thì có giá trị tích cực
nhưng ở giai đoạn khác thì lại trở thành phản giá trị, thành lực cản khi nó không
còn phù hợp để thích nghi trong bối cảnh mới.
Bởi vậy, việc nghiên cứu, nhận diện văn hóa của một dân tộc cần có một cái
nhìn toàn diện và biện chứng, trong đó không chỉ hướng đến việc khẳng định
những mặt tích cực, giá trị mà còn cần phải nhận diện cả những nhược điểm,
những tiêu cực, hạn chế khi nó cũng là một phần tất yếu trong hành trang tinh
thần của một dân tộc.
1.1.1.2. Đặc trưng và biểu hiện của văn hóa
Là một hình thái ý thức xã hội, văn hóa cũng như các hình thái ý thức xã hội
khác, đều là sản phẩm của một thực tiễn xã hội cụ thể, và đến lượt mình, nó lại
phản ánh, tác động trở lại thực tiễn xã hội ấy. Tuy nhiên, trong tương quan với
các hình thái ý thức xã hội khác, văn hóa là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt.
Tính chất đặc biệt ấy được xác định bởi ba đặc trưng tiêu biểu: tính đa diện và
tổng hợp, tính hệ thống, tính truyền thống.
Trước hết, văn hóa là một hình thái ý thức xã hội có tính đa diện và tổng
hợp,bởi nó thẩm thấu và hiện diện trong mọi hoạt động sống của con người. Văn
hóa do không tồn tại như một lĩnh vực độc lập, không có giá trị tự thân, nên cũng

chính vì vậy mà nó hiện diện khắp nơi, không đâu không có, thẩm thấu vào tất cả
mọi phương diện của đời sống xã hội. Văn hóa do đó là một khái niệm có tính
tổng hợp - đó là dấu ấn về lối sống của một cộng đồng in dấu lên mọi hoạt động
vật chất (cách thức lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại), mọi mặt sinh hoạt tinh
6


thần (nhận thức, tư tưởng, tôn giáo, phong tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, nghệ thuật,
giao tiếp ứng xử, lễ hội…), mọi quan hệ gia đình, xã hội (được qui chế thành đạo
đức, nghi lễ, pháp luật…). Tổng hợp tất cả những điều đó mới làm nên cái diện
mạo riêng trong mô thức ứng xử, trong phương thức sống của một cộng đồng,
khiến cho cộng đồng này không giống với các cộng đồng khác. Do tính đa diện
và tổng hợp, văn hóa như một bầu khí quyển bao trùm lên cuộc sống của chúng
ta, khiến cho - một cách tự nhiên và tất yếu, mọi người đều không thể sống ngoài
“bầu khí quyển văn hóa” ấy.
Tính đa diện cũng chi phối đến một đặc trưng khác của văn hóa, đó là tính hệ
thống. Văn hóa do nhiều thành tố hợp thành, nhưng giữa các thành tố trong cấu
trúc của một nền văn hóa không tồn tại như là những đơn vị rời rạc, riêng lẻ, độc
lập, mà giữa chúng có các mối liên hệ nhiều mặt, nhiều chiều, đan cài, móc xích,
qui định và thẩm thấu vào nhau tạo thành hệ thống, trong đó yếu tố này là nguyên
nhân và hệ quả của những yếu tố khác. Do đó,trong thực tế, không thể tách bạch
các thành tố của hệ thống văn hóa vì chúng tồn tại trong sự gắn bó hữu cơ, lồng
vào nhau như tâm hồn và thể xác, làm thành diện mạo của một nền văn hóa với
một tổng thể các sản phẩm vật chất và tinh thần.
Vì văn hóa có tính hệ thống nên khi khảo sát một hiện tượng văn hóa, không
thể không đặt hiện tượng ấy trong tính hệ thống, trong sự chi phối, ràng buộc lẫn
nhau giữa nhiều yếu tố làm nên hệ thống trong các tương quan đồng đại.
Cùng với tính hệ thống, một trong những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa là
tính truyền thống. Nếu văn minh là sản phẩm có tính thời đoạn thì văn hóa là sản
phẩm của tính quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ, được kế thừa và trao

truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Bởi vậy văn hóa là di sản tinh thần tồn tại
ổn định và có sức sống lâu bền, thẩm thấu trong chiều sâu tâm thức của cộng
đồng để trở thành hành trang tinh thần mà mỗi cộng đồng mang theo khi bước từ
thời đại này sang thời đại khác. Truyền thống của văn hóa của một dân tộc được
biểu hiện qua các di sản văn hóa, bao gồm hai bộ phận, đó là di sản vật thể (hữu
hình) như: đền, chùa, lăng tẩm, nhà cửa, công cụ sản xuất, vật dụng… và các di
sản văn hóa phi vật thể tồn tại dưới dạng tinh thần, ẩn trong chiều sâu tâm thức
cộng đồng, đó là những kinh nghiệm tập thể được lưu truyền trong qua không
7


gian và thời gian, được đúc kết thành mô thức ứng xử xã hội, biểu hiện thông qua
ngôn ngữ, lối sống, ẩm thực, phong tục, tập quán, nghi lễ, pháp luật, nghệ thuật,
… tạo thành nếp sống chung của cộng đồng. Chính mô thức ứng xử đảm bảo cho
các thành viên trong cộng đồng có sự gắn kết với nhau, tạo nên một nếp sống
chung ổn định và bền vững.
Về biểu hiện của văn hóa, nhà nghiên cứu Phạm Đức Dương đã đưa ra quan
niệm về một sơ đồ cấu trúc hai tầng bậc: cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu.
Cấu trúc bề mặt gồm hệ thống ký hiệu biểu thị và hệ thống ký hiệu biểu tượng,
đó là biến số, yếu tố động của văn hóa; còn cấu trúc chiều sâu là cái phần chìm,
khó nhìn thấy, nó nằm trong tâm thức của con người, là yếu tố tĩnh của văn hóa,
được kết tinh và tồn tại trong tiềm thức của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng
trong suốt hành trình sống. Giải thích về mối quan hệ giữa hai tầng cấu trúc này,
ông nói: “Cấu trúc chiều sâu là cái kết tinh, lắng đọng nằm ẩn dưới cơ tầng đóng
vai trò định hướng, điều chỉnh mọi sự biến đổi trên cấu trúc bề mặt, quy định
bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng và nhân cách của mỗi cá nhân, định hình
nền văn hóa của mỗi dân tộc trong không gian và thời gian [14; 221]. Cấu trúc
chiều sâu của văn hóa đó là ý thức, là các năng lực tinh thần của con người bao
gồm tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, kinh nghiệm sống và thói quen,
phong tục, tập quán… được hình thành trong một môi trường sinh thái và nhân

văn cụ thể. Cấu trúc chiều sâu của văn hóa ẩn chứa trong ý thức, tiềm thức của
con người, tuy không dễ nhận ra, và lại càng khó khăn hơn để có thể mô tả, nhận
diện, nhưng đó là nền tảng để hình thành nên các quy tắc hướng dẫn tư duy, điều
chỉnh hành vi ứng xử và phương thức hành động, cũng như sự lựa chọn các thang
bậc giá trị trong xã hội và chi phối mọi hoạt động thực tiễn của con người.
Chính cái cấu trúc chiều sâu khiến cho “văn hóa là cái còn lại khi người ta đã
quên đi tất cả”. Bởi vậy, để nhận diện một hiện tượng văn hóa, không thể giản
đơn chỉ dừng lại ở việc mô tả, liệt kê các hiện tượng ở cấp độ bề mặt, tức không
chỉ trả lời câu hỏi “cái gì?”, “như thế nào?”, mà quan trọng hơn là phải trả lời
được câu hỏi “tại sao lại như thế?”, tức là phải chỉ ra được cái cấu trúc chiều sâu,
phải lý giải được những căn nguyên sâu xa từ trong ý thức, tiềm thức chi phối các
hiện tượng bề mặt ấy.
8


1.1.1.3. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển
Trong nỗ lực tìm kiếm động lực của sự phát triển bền vững, văn hoá hiện đang
là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong việc hoạch định chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia, bởi con người là nhân tố quyết định sự phát triển, nhưng con người
trước hết là một thực thể văn hóa. Nền tảng của sự tăng trưởng bền vững ở ngay
trong tiềm lực con người, ở năng lực trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người,
ở trong đạo đức và động cơ hành động của con người, tức là ở trong văn hóa. Nói
đến con người là nói đến văn hóa; văn hóa là nơi thể hiện sức mạnh bản chất của
con người, là công cụ điều chỉnh một cách tự nhiên nhất, trên phạm vi rộng lớn
nhất, tinh tế nhưng cũng mạnh mẽ nhất đối với nhận thức, hành động và cách ứng
xử của con người. Một khi nhân cách văn hóa là nội lực của con người, nó “thấm
sâu vào tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người”, “xuyên suốt cơ thể xã hội”,
thì triết lý của sự phát triển tất yếu phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa.
Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết của UNESCO về phát triển: “Khái
niệm phát triển phải bao gồm các nhân tố kinh tế và xã hội, cũng như các giá trị

đạo đức và văn hóa, qui định sự nảy nở và phẩm giá của con người trong xã hội.
Nếu như con người là nguồn lực của phát triển, nếu như con người vừa là tác
nhân lại vừa là người được hưởng, thì con người phải được coi chủ yếu như là sự
biện minh và là mục đích của sự phát triển”, bởi vì “kinh nghiệm của hai thập kỉ
vừa qua cho thấy rằng, trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển
kinh tế nào, hoặc xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai
mặt gắn liền với nhau”. Chính vì lẽ đó, năm 1988 UNESCO đã phát động “Thập
kỉ thế giới phát triển văn hóa” và đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của các
quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong suốt tiến trình cách mạng, đặc biệt là từ khi đất nước bước
vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập toàn
cầu hóa, Đảng ta luôn ý thức sâu sắc về vai trò của văn hóa trong sự phát triển
của xã hội. Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra
Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”, trong đó khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [39, 55].
9


Cùng với việc nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa, Nghị quyết còn đề ra
phương châm phải gắn kết những vấn đề văn hóa với những vấn đề kinh tế - xã
hội: “Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội
trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật kỉ cương… biến thành
nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển” [27].Vấn đề càng trở nên cấp
bách hơn trong giai đoạn hiện nay, trước một thực tế đáng lo ngại đã và đang diễn
ra, đó là trong khi mức sống, thu nhập quốc dân ngày càng được cải thiện thì đạo
đức xã hội lại đang xuống cấp ở mức đáng báo động, lối sống chạy theo đồng tiền
đang chi phối và làm khuynh đảo nhiều giá trị, các tệ nạn xã hội đang gia tăng
ngày càng phức tạp hơn… Đó là những biểu hiện đáng báo động của tình trạng
mất cân đối giữa văn hóa và phát triển. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, trong bối cảnh

Việt Nam ở giai đoạn quá độ hiện nay, nhân tố văn hóa cần phải được coi là nền
tảng, là nội lực của sự phát triển.
1.1.2.Giới thuyết vềvăn hóa pháp luật
1.1.2.1.Khái niệm văn hóa pháp luật
Nếu văn hóa là một phạm trù xã hội để chỉ phương thức sống đặc trưng của
một cộng đồng, biểu hiện thông qua sự ứng xử giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội, thì văn hoá pháp luật thuộc về lĩnh vực ứng xử xã hội, đó là tổng
thể các hành vi thể hiện sự ứng xử của con người trong môi trường điều chỉnh
của pháp luật, là sự hiện thực hóa năng lực tinh thần và ý thức của con người
trong các hoạt động pháp luật. Do đó, văn hóa pháp luật là một lĩnh vực biểu hiện
của văn hóa – văn hóa xứng xử với pháp luật.
Nếu như các đặc trưng văn hoá của một cộng đồng xuất hiện cùng với sự
hình thành tổ chức xã hội từ buổi sơ khai, thì văn hoá pháp luật hình thành muộn
hơn, khi các qui tắc ứng xử của con người được đặt trong sự kiểm soát của pháp
luật. Nếu văn hóa là một khái niệm đa diện và mơ hồ, thì văn hóa pháp luật với
tư cách là một lĩnh vực biểu hiện đặc thù của văn hóa nên cũng là một khái niệm
rất khó minh định. Bởi vậy, hiện nay trong khoa học pháp lý cũng như trong lĩnh
vực nghiên cứu văn hóa chuyên ngành chưa có một quan niệm thật thống nhất về
văn hóa pháp luật.
10


Trước hết, về thuật ngữ, hiện nay ở Việt Nam người ta đang dùng hai thuật
ngữ: văn hóa pháp luật và văn hóa pháp lý. Các tác giả như Lê Đức Tiết [65]
Trần Ngọc Đường [20], Lê Vương Long [37] dùng thuật ngữ văn hóa pháp lý.
Còn các tác giả Lê Minh Tâm, Nguyễn Thanh Thập, Vũ Thị Kim Dung [15, 134],
Phạm Duy Nghĩa [47] thì dùng thuật ngữ văn hóa pháp luật. Vậy nên dùng thuật
ngữ nào thì hợp lý hơn?
Trong Từ điển tiếng Việt, từ pháp lý có nghĩa là: “lý luận, nguyên lý về pháp
luật”; còn pháp luật là “những qui phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi

người dân buộc phải tuân theo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật
tự xã hội”. Như vậy, thuật ngữ pháp lý thiên về phương diện lý thuyết, là những
nguyên lý, nguyên tắc có tính phương pháp luận soi rọi và chi phối mọi hoạt
động pháp luật cụ thể. Còn thuật ngữ pháp luật thiên về chỉ thực tiễn xã hội của
đời sống pháp luật, đó là sự hiện thực hóa những tư tưởng, quan điểm, nguyên lý,
nguyên tắc của pháp luật thông qua việc xây dựng và thực thi pháp luật của nhà
nước cũng như các hành vi, lối sống và ứng xử của xã hội trong phạm vi điều
chỉnh của pháp luật. Bởi vậy, theo chúng tôi, dùng thuật ngữ văn hóa pháp luật
hợp lý hơn, khi nó bao quát được thực tiễn xã hội của đời sống pháp luật với tất
cả những biểu hiện phong phú và đa dạng của nó, và hiển nhiên, đằng sau thực
tiễn xã hội của pháp luật là sự chi phối của những tư tưởng, quan điểm, nguyên
lý, nguyên tắc của pháp luật.
Về khái niệm văn hóa pháp luật, trong công trình nghiên cứu Văn hóa pháp
luật và phát triển văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả Nguyễn
Thanh Thập [15, 47] và Vũ Thị Kim Dung [15, 134] đã đưa ra các định nghĩa như
sau: “Văn hóa pháp luật là những giá trị nhân đạo, tiến bộ, tích cực của pháp
luật trong xã hội, được thể hiện thông qua các bộ luật, các điều luật. Đồng thời
các giá trị đó còn được thể hiện trong các hoạt động pháp luật, thẩm thấu vào
nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong
ứng xử của họ”. Còn tác giả Lê Minh Tâm [15] thì cho rằng: “Văn hóa pháp luật
là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong
lĩnh vực pháp luật, bao gồm hệ thống qui phạm pháp luật được ban hành trong
các thời kì lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tắc,
11


những tác phẩm văn hóa pháp luật, những kinh nghiệm và thói quen tích lũy
được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật…” [15, 147].
Như vậy, với các định nghĩa trên đây, khái niệm văn hóa pháp luật chỉ được
hiểu đồng nghĩa với những mặt tích cực của đời sống pháp luật, theo đó, văn hóa

pháp luật chỉ có được trong một môi trường pháp luật tiến bộ, lành mạnh và giàu
tính nhân văn, trong đó pháp luật vừa có sức mạnh và tính hiệu lực cao, đồng thời
cũng là một chuẩn mực ứng xử được tuân thủ một cách tự nhiên, tự nguyện.
Tuy nhiên, nếu quan niệm văn hóa là tất cả những gì thuộc về phương thức
sống của một cộng đồng, với tất cả những ưu điểm và nhược điểm như là hệ quả
tất yếu của sự thích nghi và ứng phó với các điều kiện tự nhiên và xã hội, thì văn
hóa pháp luật cũng được hình thành và tồn tại một cách khách quan và tất yếu
trong những môi trường xã hội được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật.
Trong môi trường điều chỉnh của pháp luật, hành vi pháp luật là hành động có ý
thức của con người, đó có thể là hành vi hợp pháp, tức phù hợp qui phạm pháp
luật, nhưng cũng có thể là hành vi bất hợp pháp, tức là trái với qui định của pháp
luật. Dù hợp pháp hay không hợp pháp, tích cực hay tiêu cực, nhưng khi nó được
thực hiện thường xuyên, phổ biến đến mức như một thói quen tự nhiên, tất yếu
thì khi đó nó đã trở thành một ứng xử “văn hóa”. Do vậy, theo chúng tôi, cũng
như văn hoá nói chung, khái niệm văn hóa pháp luật cần được hiểu không đồng
nghĩa với những hành vi ứng xử tích cực với pháp luật mà còn bao hàm cả những
hành vi ứng xử tiêu cực của cá nhân/cộng đồng trong những môi trường điều
chỉnh của pháp luật.
Tóm lại, văn hóa pháp luật là sự ứng xử của con người trong môi trường
những điều chỉnh của pháp luật, bao gồm tri thức, tư tưởng, quan điểm, thái độ,
kinh nghiệm và thói quen, được tích lũy trong quá trình xây dựng và thực thi
pháp luật, được biểu hiện qua văn bản pháp luật, hệ thống các thiết chế thực thi
pháp luật và hành vi ứng xử với pháp luật.
Vì văn hóa pháp luật là một bộ phận, một lĩnh vực biểu hiện của văn hóa xã
hội,do đó, việc nghiên cứu văn hóa pháp luật của một quốc gia ở một giai đoạn
12


cụ thể đòi hỏi chúng ta phải đặt nó trong mối tương quan và sự liên hệ với các
lĩnh vực khác của văn hóa nói chung cũng như với mọi mặt của đời sống kinh tế,

chính trị, xã hội.
1.1.2.2. Biểu hiện của văn hóa pháp luật
Văn hóa pháp luật là một thành tố, một bộ phận, một lĩnh vực biểu hiện đặc
thù của văn hóa xã hội, đó là lĩnh vực ứng xử với pháp luật, bởi vậy nó cũng
mang những đặc trưng chung của văn hóa. Tuy nhiên, nói đến văn hóa là nói đến
sự tự do, tự nguyện, là thói quen trong sự lựa chọn hành vi, trong khi đó thì pháp
luật lại là công cụ điều chỉnh xã hội có tính áp đặt, cưỡng bức. Bởi vậy, nếu pháp
luật được thực hiện dựa trên sự cưỡng bức thì nó chưa trở thành hành vi mang
tính văn hóa. Nói cách khác, các hành vi ứng xử với pháp luật (dù tích cực hay
tiêu cực) chỉ trở thành cái văn hóa khi người ta thực hiện các hành vi ấy trên tinh
thần tự do, như một thói quen tự nhiên và tất yếu. Theo đó, một xã hội có nền văn
hóa pháp luật cao là một xã hội mà trong đó các qui phạm pháp luật được đối xử
như là chuẩn mực của đạo đức và lương tâm, tức là khi pháp luật không còn là
một công cụ cưỡng bức mà được thực thi một cách tự nhiên, tự nguyện.
Xét về mặt kết cấu, văn hóa pháp luật là bộ phận cấu thành của một nền văn
hóa nói chung. Nếu các đặc trưng văn hóa của một dân tộc được biểu hiện qua
các sản phẩm vật chất, các sản phẩm tinh thần, các thói quen trong lối sống và
hành vi ứng xử, thì cũng có thể nhận diện văn hóa pháp luật qua các phương diện
biểu hiện như: ý thức pháp luật, hệ thống và các thiết chế pháp luật, lối sống và
hành vi ứng xử với pháp luật.
a) Ý thức pháp luật (luật trong suy nghĩ và thái độ): “Là tổng thể những học
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối
quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp
luật cần phải có; thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp
trong trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội” [16, 421]. Ý thức pháp luật
phản ánh:

13



- Trình độ hiểu biết về pháp luật, đó là các tri thức, tư tưởng, quan điểm về
pháp luật, là trình độ nhận thức và mức độ am hiểu pháp luật của các tầng lớp
nhân dân,kể cả bộ phận cán bộ công chức trong các cơ quan có chức năng trực
tiếp áp dụng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
- Thái độ đối với pháp luật: đó là tâm lý, tình cảm, niềm tin, ý thức tôn trọng
và tự giác chấp hành hay coi thường pháp luật; thái độ lạc quan / bi quan, hy
vọng / thất vọng, quan tâm / thờ ơ, nhiệt tình / lãnh đạm... đối với pháp luật.Một
xã hội có văn hóa pháp luật cao khi các thành viên xã hội có trình độ hiểu biết về
pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật, có thái độ tích cực phản ứng, lên án
những hành vi vi phạm pháp luật.
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, bởi vậy nó chịu sự qui định
của tồn tại xã hội, là sản phẩm và cũng là sự phản ánh những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Tuy nhiên, ý thức pháp luật cũng như ý thức xã hội nói chung,
thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Bằng chứng là, khi tồn tại xã hội đã thay đổi
nhưng ý thức xã hội nói chung và ý thức pháp luật nói riêng vẫn còn tồn tại dai
dẳng như là những tàn dư của quá khứ được kế thừa trong hiện tại. Do đó ý thức
pháp luật (đặc biệt là tâm lý pháp luật) là lĩnh vực mà ở đó truyền thống và các
thói quen có một vai trò chi phối không nhỏ.
b) Hành vi ứng xử với pháp luật (luật trong hành xử thực tế): là những phản
ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người trong các mối quan
hệ mà pháp luật điều chỉnh. Hành vi pháp luật được biểu hiện dưới hai dạng:
hành vi hợp pháp (phù hợp với qui định của pháp luật) và hành vi không hợp
pháp (vi phạm pháp luật, bất chấp pháp luật, lách luật…). Hành vi ứng xử với
pháp luật là sự biểu hiện ý thức pháp luật (thái độ, tình cảm, niềm tin) của mỗi cá
nhân/ cộng đồng trong môi trường điều chỉnh của pháp luật.
c) Văn bản pháp luật và hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật: bao gồm hệ
thống văn bản pháp luật (luật trên giấy) và hệ thống tổ chức và hoạt động của các
thiết chế lập pháp, hành pháp, tư pháp , đó cũng là các phương diện hiện thực hóa
của ý thức pháp luật. Trong đó, hệ thống văn bản pháp luật vừa là sản phẩm, vừa
là cơ sở để các thiết chế thực thi pháp luật có thể hoạt động; đến lượt mình, các

thiết chế thực thi pháp luật lại là công cụ để hiện thực hóa các văn bản pháp luật.
14


Theo đó, tính hiệu quả của hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật vừa là thước
đo chất lượng của văn bản pháp luật, lại vừa thể hiện khả năng, trình độ vận dụng
kiến thức và công cụ pháp luật của nhà nước trong việc quản lý xã hội.
Như vậy, để nhận diện một nền văn hóa pháp luật cần có một cái nhìn tổng
hợp và bao quát từ tất cả các phương diện trên đây, bởi trong thực tế, ý thức pháp
luật, hệ thống pháp luật và hành vi pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại, là
tiền đề và hệ quả của nhau. Ý thức pháp luật có vai trò chỉ đạo việc xây dựng
chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật của nhà nước cũng như việc thực hiện
hành vi pháp luật của cá nhân. Ngược lại, chính sách và hệ thống pháp luật có vai
trò định hướng cho việc giáo dục ý thức pháp luật và hành vi pháp luật. Đến lượt
mình, ý thức pháp luật và hành vi pháp luật lại tác động trở lại quá trình phát
triển và hoàn thiện chính sách và hệ thống các thiết chế thực thi pháp luật. Như
thế, ý thức pháp luật và hành vi pháp luật vừa là thước đo, vừa là bằng chứng thể
hiện hiệu quả xã hội của một chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật.
1.1.3. Quan hệ giữa văn hóa với pháp luật
Trong cuộc sống, cả văn hóa và pháp luật đều có chức năng điều chỉnh hành
vi của con người, bởi vì, mọi tổ chức xã hội đều chỉ có thể duy trì được sự tồn tại
trên cơ sở của sự thỏa thuận giữa các thành viên trong cộng đồng. Sự thỏa thuận
này được thể hiện dưới hai hình thức: luật thành văn - đó là luật pháp, và luật bất
thành văn – đó là các qui tắc cộng đồng biểu hiện dưới dạng phong tục, tập quán,
lối sống, thói quen…, được mọi người tuân thủ một cách tự giác đến mức tự
nhiên, thậm chí như là vô thức - đó là văn hóa. Trong mối quan hệ này, “văn hóa
có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc
sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh
nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều
chỉnh cuộc sống” [2]. Chính vì vậy, kinh nghiệm văn hóa là nền tảng quan trọng

nhất để xây dựng pháp luật.
Đồng thời, cũng chính trong lĩnh vực hoạt động pháp luật, văn hóa có khả
năng hiện thực hóa những năng lực nhân tính, phát huy vai trò và tăng cường
15


hiệu quả của pháp luật trong xã hội. Đến lượt mình, tính hiệu quả của pháp luật
trong xã hội là chỉ số, là thước đo chất lượng Chân – Thiện – Mỹ của một nền
văn hóa. Do đó, để hiểu pháp luật chúng ta phải hiểu thực tiễn xã hội của pháp
luật. Hiểu thực tiễn xã hội của pháp luật cũng tức là chúng ta phải hiểu văn hoá
chung của xã hội nơi có sự tồn tại của pháp luật.
1.2. Thực trạng của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay
Trong tiến trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm hiện đại hóa đất nước, trong đó xây dựng nhà
nước pháp quyền được xác định là một mục tiêu quan trọng. Nhưng một thực
trạng đáng báo động là văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay đang bộc lộ nhiều
tiêu cực. Cách hành xử không thượng tôn pháp luật đang diễn ra hàng ngày, ở
mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng,dưới nhiều hình thức biểu hiện đa dạng và
phức tạp. Tình trạng này không chỉ diễn ra đối với một bộ phận không nhỏ người
dân, mà cả các cơ quan công quyền, trong đó các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp
luậtcũng không phải là ngoại lệ. Đây chính là một lực cản rất lớn trong việc thực
hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong bối cảnh ấy,
việc chỉ ra thực trạng văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay để từ đó tìm ra
nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trở thành một yêu cầu cần thiết và cấp
bách.
Để nhận diện thực trạng văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay, trong phạm vi
hạn chế của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chúng tôi không có điều kiện
về thời gian và kinh phí để thực hiện sự khảo sát bằng phương pháp điều tra xã
hội học trên các nhóm đối tượng, mà chỉ căn cứ trên cứ liệu là những thông tin
được đăng tải trên báo chí, bởi với hàng trăm tờ báo được xuất bản hàng ngày, kể

cả báo in và báo điện tử, thì đây là một kênh thông tin phong phú, đa diện, phản
ánh nhanh nhạy và kịp thời mọi diễn biến của đời sống hàng ngày. Khảo sát qua
công cụ tìm kiếm Google cũng cho thấy các cụm từ liên quan đến thái độ và hành
vi ứng xử với pháp luật xuất hiện với một số lượng rất lớn trên các phương tiện
thông tin báo chí. Điển hình là các cụm từ như: “không tuân thủ pháp luật”
16


(97.100 lượt); “coi thường pháp luật” (1.280.000 lượt); “vi phạm pháp luật”
(23.500 lượt); “nhờn luật” (19.600 lượt); “thách thức pháp luật” (204.000 lượt);
“luật rừng” (142.000 lượt); “lách luật” (187.000 lượt); “phép vua thua lệ làng”
(169.000 lượt); “chạy án” (184.000 lượt), “nạn mãi lộ” (41.000 lượt)… Dù những
con số này, do sự trùng lặp có thể là nhiều lần nên không thể là căn cứ để có thể
đưa ra những kết luận chính xác, song dù có trừ đi một số phần trăm đáng kể do
sự trùng lặp thì cũng không thể không coi đây là những “con số biết nói” về một
thực trạng đáng báo động trong thái độ và hành vi ứng xử với pháp luật. Tuy
nhiên, để đảm bảo tính khách quan, khoa học và sự tin cậy của thông tin, chúng
tôi đã lựa chọn các bài báo tiêu biểu để khảo sát, dựa trên các tiêu chí sau đây:
Những bài báo được đăng tải trên những tờ báo lớn, có uy tín trong công
luận như: Pháp luật Việt Nam, Pháp luật TP HCM, Đời sống & Pháp luật,
Vietnamnet, Dân trí, Lao động, Người lao động, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ,
Tiền phong, Thanh niên, VN Express, Sài Gòn tiếp thị, Doanh nhân Sài
Gòn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Nhà báo & Công luận, Gia đình & Xã hội,

b) Về thời gian: lựa chọn những bài báo phản ánh những sự việc xẩy ra trong
thời gian khoảng ba năm gần đây, đặc biệt ưu tiên hơn cho những bài báo
phản ánh những sự việc còn nónghổi tính thời sự.
c) Về nội dung: lựa chọn những bài báo phản ánh trực tiếp về thực trạng tiêu
cực của văn hóa pháp luật biểu hiện qua hai phương diện chủ yếu: 1) Ý thức
và hành vi ứng xử với pháp luật; 2) Hệ thống và các thiết chế thực thi pháp

luật.
d) Về tính chất của sự việc: lựa chọn những bài báo phản ánh những sự việc
nổi cộm được nhiều người quan tâm, gây nhiều phản ứng và bức xúc trong
dư luận xã hội.
Với các tiêu chí trên, trong số cả hàng trăm bài báo đề cập đến những vấn đề
liên quan, chúng tôi đã lựa chọn gần 200 bài báo làm cứ liệu để khảo sát nhằm
đem lại một cái nhìn từ cận cảnh đến bao quátvềmặt trái của thực trạng văn hóa
pháp luật Việt Nam hiện nay.
a)

17


Sau đây là phần nhận diện thực trạng tiêu cực của văn hóa pháp luật Việt Nam
hiện nay qua việc tổng thuật các bài báo:
1.2.1. Ý thức và hành vi ứng xử không thượng tôn pháp luật
Để nhận diện ý thức và hành vi pháp luật với tư cách là các lĩnh vực biểu hiện
trực tiếp của văn hóa ứng xử với pháp luật, chúng tôi khảo sát vấn đề đối với cả
hai đối tượng: người dân – đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật và các cơ
quan công quyền – đối tượng chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Các cứ liệu
khảo sát cho thấy, thực trạng về các hành vi ứng xử không tôn trọng pháp luật ở
nước ta hiện nay đang diễn ra ở mức độ trầm trọng đáng báo động. Trong gần
100 bài báo được khảo sát, có thể thấy các cụm từ như: “không tuân thủ pháp
luật”, “vi phạm pháp luật”, “coi thường pháp luật”, “nhờn luật”, “thách thức pháp
luật”, “xử kiểu luật rừng”… xuất hiện với một tần suất rất cao để chỉ các hành vi
ứng xử không thượng tôn pháp luật diễn ra ở cả hai phía – người dân và các cơ
quan công quyền. Những hành vi nàyđã và đang diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, mọi
việc, nhưng tiêu biểu và điển hình nhất là trong các lĩnh vực như giao thông, quản
lý xây dựng, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi bạo
lực và ứng xử “luật rừng”…

1.2.1.1.Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
Nếu như ở các nước văn minh, các hành vi tham gia giao thông nhất nhất đều
tuyệt đối tuân thủ pháp luật, thì ở nước ta hiện nay, văn hóa giao thông đang ở
trong tình trạng hỗn độn đến mức khó kiểm soát, biểu hiện rõ qua việc gia tăng
các vụ tai nạn giao thông hàng năm cũng như các hành vi vi phạm luật giao thông
đã trở nên phổ biến đến mức trở thành bình thường. Trong bài báoÝ thức chấp
hành luật giao thông kém do đâu? tác giả Bùi Văn Kiên đã chứng minh bằng
những con số cụ thể về sự gia tăng của tai nạn giao thông ở nước ta: “Theo Ủy
ban An toàn giao thông quốc gia, tai nạn giao thông trong 10 năm qua liên tục
gia tăng. Nếu như năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.368
người thì đến những năm 1995 - 1996 là 6.000 người và đến năm 2002, con số
này đã lên đến 12.989 (và 30.772 người bị thương). Tương tự, 6 tháng đầu năm
nay cả nước đã có 6.300 người chết vì tai nạn giao thông - tăng 371 người
(5,9%) so với cùng kỳ năm ngoái (và làm bị thương 714 người). Như vậy, bình
18


quân mỗi ngày cả nước có 35 người chết và 48 người bị thương vì tai nạn giao
thông - hơn cả số người bị chết vì căn bệnh thế kỷ HIV. Cũng theo Ủy ban ATGT
quốc gia, 83,8% số vụ tai nạn do người tham gia giao thông gây ra, trong đó: có
36% chạy quá tốc độ quy định; 17,2% tránh, vượt sai quy định; 13,9% thiếu chú
ý quan sát; 6,8% do không đi đúng phần đường; 6,8% sau rượu bia điều khiển
phương tiện và 3,1% do đi bộ qua đường không chú ý quan sát”. Từ đó tác giả
bài báo bức xúc: “Công sức, tiền bạc đã được đổ nhiều cho những công việc
được coi là cần thiết, từ làm luật, tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức tự giác
trong ứng xử, đến mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng hoàn thiện bộ máy kiểm
soát, trấn áp, răn đe… Nhưng rồi giao thông công cộng vẫn mang bộ mặt nhếch
nhác, hỗn độn và chứa đầy bất trắc, rủi ro... (theo Việt báo).
Về tình hình vi phạm luật giao thông, theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây
dựng ý thức thị dân ở TP.HCM trong tiến trình phát triển đô thị văn minh, hiện

đại”, (do TS Nguyễn Hữu Nguyên Viện Nghiên cứu phát triển làm chủ nhiệm,
công bố năm 2009) cho thấy:
- Các hành vi vi phạm Luật giao thông phổ biến là: vượt đèn đỏ, đi ngược
chiều, chạy quá tốc độ, không có bằng lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số
người quy định...
- Về nguyên nhân vi phạm Luật giao thông: có 400 người được hỏi câu này và
các lý do chủ yếu được đưa ra là:
1) Vì không thấy công an canh gác (71,8%);
2) Làm theo người khác (55%);
3) Vì vội công việc (54,3%);
4) Vì không bị phạt (28%);
5) Vì luật không nghiêm (27,8%);

19


6) Vì không biết Luật giao thông (23%);
7) Lý do khác (6,5%).
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm luật giao thông là do không
thấy công an canh gác (chiếm 71,8% số người được hỏi). Nhưng điều đáng ngại
hơn cả, theo nhóm nghiên cứu, có đến 70% số trường hợp bị xử phạt do vi phạm
Luật giao thông rơi vào độ tuổi 20-30. Điều này đã cho phép nhóm nghiên cứu
kết luận rằng, giới trẻ là đối tượng vi phạm luật giao thông phổ biến nhất, trong
khi đây lại cũng chính là đối tượng có hiểu biết về Luật giao thông.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Hữu Nguyên bày tỏ: “Điều chúng tôi lo lắng hơn thế
nữa là tình trạng cố tình vi phạm Luật giao thông ở nhóm người mặc nhiên buộc
họ phải hiểu biết về luật lệ và quy tắc ứng xử khi lái xe. Vi phạm Luật giao thông
ở tài xế taxi, xe buýt khá phổ biến, trong khi đây là nhóm người mà nghề nghiệp
của họ buộc phải hiểu biết về Luật giao thông”. Nhóm nghiên cứu cho biết, qua
phỏng vấn 30 tài xế taxi thuộc các hãng có thương hiệu, có đến 25 tài xế trả lời

từng vi phạm Luật giao thông, như quay đầu xe, rẽ vào đường cấm... khi không
thấy cảnh sát giao thông. Hậu quả sau đó là gây ra những vụ kẹt xe.
- Về câu hỏi: Vì sao có nạn kẹt xe ở thành phố? Có 400 người được hỏi, ngoài
các lý do khách quan về đường sá, đèn tín hiệu...thì 62% trong số này nói nguyên
nhân chủ quan là do có nhiều người chen lấn, vi phạm Luật giao thông. Còn đối
với thái độ ứng xử khi xảy ra tình trạng kẹt xe, gần một nửa số người được hỏi trả
lời là họ tìm mọi cách len lách khỏi nơi kẹt xe. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp
khiến nạn kẹt xe càng trầm trọng hơn, khimọi người tự bao vây lẫn nhau đến mức
không còn lối thoát…
- Về thái độ đối với các hành vi vi phạm Luật giao thông, nhóm nghiên cứu
cho biết: chưa đầy 11% trong số người được hỏi phản đối các hành vi vi phạm
Luật giao thông, song mức độ phản ứng cũng chỉ dừng ở mức nói vài câu phàn
nàn “đi đứng thế à”, “không có mắt à”... Nhóm nghiên cứu giải thích là do tâm lý
ngại rắc rối, sợ chuốc lấy phiền phức, thậm chí sợ bị đánh khi buông lời nhắc
20


nhở, lên án những hành vi vi phạm giao thông. Trong khi đó số liệu điều tra cũng
cho biết, có gần 30% số người trả lời mặc kệ trước những hành vi vi phạm của
những người xung quanh. Điều đó cho thấy, những hành vi vi phạm Luật giao
thông ở nước ta hiện nay dù rất phổ biến nhưng vẫn chưa bị cộng đồng lên án
đúng mức, thậm chí làm ngơ, coi như việc không liên quan đến mình.
Những kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây chỉ được thực hiện với đối tượng
người tham gia giao thông. Vậy phải chăng tình trạng ứng xử tiêu cực, coi
thường, vi phạm pháp luậtgiao thông ở nước ta hiện nay chỉ xảy ra ởđối tượng
người tham gia giao thông, tức là từ phía người dân – đối tượng chấp hành, còn
chủ thể chịu trách nhiệm thực thi pháp luật thì vô can?
Trong số các bài báo mà chúng tôi khảo sát, có một tỉ lệ không ít những bài
báo phản ánh về thực trạng một bộ phận người nắm quyền lực công, có vai trò
cầm cân nảy mực trong việc thực thi pháp luật trong giao thông (trực tiếp là cảnh

sát giao thông) lại chưa hề gương mẫu trong việc chấp hành luật, thậm chí còn
góp phần làm cho luật giao thông bị vô hiệu hóa. Bằng chứng là nạn “mãi lộ” của
cảnh sát giao thông được coi như là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, bởi nó
đã trở thành một căn “bệnh nghề nghiệp” mãn tính, gây bức xúc trong dư luận xã
hội đã hàng chục năm mà vẫn chưa được giải quyết triệt để. Loạt bài “Mãi lộ ở
cửa ngõ TPHCM” trên báo Người Lao động ra ngày 8 và 9-12-2009 đã nhận
được nhiều tiếng nói đồng tình, cộng hưởng của công luận. Bạn đọc Bùi Văn
Phước viết:
“Nạn mãi lộ đã diễn ra từ lâu, cứ có tiền là được bỏ qua các lỗi vi phạm. Đây
là một trong những nguyên nhân chính khiến người ta xem thường luật giao
thông, chạy xe quá tải, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến… gây bao cái chết
thương tâm cho người khác…Lâu nay, khi nhân dân và báo chí phản ánh, lãnh
đạo ngành công an đều nói rằng sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên,
nhìn từ thực tế cuộc sống thấy rằng tệ nạn này ngày càng trở nên công khai
trắng trợn. Như vậy, việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ nghiêm khắc,
nên vẫn có người tìm mọi cách để nhận mãi lộ”.
21


Bạn đọc Lê Đức Minh (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng đồng tình khi cho rằng,
“việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ nghiêm khắc, nên vẫn có người
tìm mọi cách để nhận mãi lộ. Trong việc xử lý nạn mãi lộ, nếu người chỉ huy và
ngành công an làm kiên quyết sẽ được nhân dân ủng hộ. Làm được như vậy, xã
hội vừa trong sạch và nhiều cán bộ công an cũng không sa vào tha hóa, biến
chất”.
Cũng trong bài báo này, là nạn nhân của tệ nạn mãi lộ, bạn đọc Lâm Hải (công
ty Vận tải ô tô số 2) bày tỏ sự bức xúc:
“Chúng tôi là những tài xế xe tải thuộc công ty Vận tải ô tô số 2 (TPHCM).
Nạn CSGT “làm luật” dọc đường lâu nay luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi trong
giới lái xe. Có không ít CSGT dồn ép, kiếm cớ để buộc tài xế chung tiền hối lộ.

Anh em chúng tôi rất hoan nghênh các phóng viên báo Người Lao động đã đưa
lên mặt báo những vụ mãi lộ có địa chỉ, thời gian rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên,
trước nay cũng đã có nhiều trường hợp tài xế và nhân dân tố cáo CSGT nhận hối
lộ, nhưng việc xử lý không đi đến đâu khiến cho tệ nạn này vẫn ngang nhiên tồn
tại”.
Từ đó bạn đọc này khẩn thiết yêu cầu “xin đừng dung túng”, vì rằng “công
việc tiếp theo không chỉ là giải quyết riêng những vụ việc vừa bị tố giác, mà
chúng tôi mong muốn ngành công an hãy làm kiên quyết để dẹp bỏ những “con
sâu”. Nếu như ngành công an xử nghiêm minh, công khai hình thức kỷ luật đối
với những viên cảnh sát vi phạm, dân chúng sẽ rất hoan nghênh và tin tưởng.
Khi CSGT nói không với việc nhận hối lộ thì anh em tài xế cũng không dám dùng
tiền để khỏa lấp các lỗi vi phạm”.
Các bài báo của các tác giả Bùi Văn Kiên (Ý thức chấp hành luật giao thông
kém do đâu? (Tiền phong); TS Nguyễn Ngọc Điện (Bắt đầu từ nhà chức trách
công,Sài Gòn Tiếp thị, thứ sáu, 04/09/2009);TS Nguyễn Hữu Nguyên (Văn hóa
giao thông nhìn từ hai phía,báo Pháp luật TP. HCM, 26/3/2010)… đều phản ánh
thực trạng về việc hành xử không thượng tôn pháp luật từ phía người thực thi
pháp luật trong lĩnh vực giao thông và đều cùng quan điểm khi cho rằng, một khi
22


người thực thi thiếu văn hóa (giao thông) thì làm sao đòi hỏi người chấp hành có
được. Một khi người thực thi pháp luật giao thông mà lại không tôn trọng luật
giao thông, thì tất yếu trong xã hội sẽ vẫn còn phổ biến niềm tin… vào tính
không hữu hiệu của luật. Đó là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo cho người
dân thói quen không tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật. Chính việc hành xử
không thượng tôn pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm
tra, phát hiện và xử lý vi phạm làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm
minh của pháp luật.
Từ đó, các bài báo này đều khẳng định, cần phải coi văn hóa thực thi quan

trọng hơn văn hóa chấp hành vì nó có vai trò định hướng, làm gương. Trong điều
kiện chính người được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật lại cũng là người tìm
cách vô hiệu hoá luật thì việc người dân không tuân thủ luật là lẽ hiển nhiên. Bởi
vậy, muốn pháp luật được tôn trọng một cách phổ biến, nghĩa là bằng ý thức công
dân tự giác, thì trước hết nhà chức trách công phải nêu gương. Nếu những người
thay mặt chính quyền thi hành công vụ không gương mẫu, tất cả những hành vi
như nhận mãi lộ, nhận tiền mặt không xé biên lai, bán bằng lái xe, thông kiểm cả
các xe cũ nát... sẽ góp phần làm cho các giá trị của văn hóa giao thông bị giảm
sút nghiêm trọng.Từ quan niệm đó, TS Nguyễn Hữu Nguyênkhẳng định: “Chỉ
cần những gì đang có được thực thi nghiêm, đúng mức... thì trật tự, ý thức của
người tham gia giao thông sẽ có một bức tranh khác với hiện tại” (Quốc Thanh,
Tuổi trẻ, Thứ ba, 13/10/2009).
1.2.1.2.Vi phạm pháp luật trong quản lý xây dựng
Vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý xây dựng những năm gần
đây cũng là một điểm nóng, gây bức xúc dư luận bởi thái độ, hành vi coi thường
pháp luật, thách thức pháp luật, vô hiệu hóa pháp luật đang diễn ra rất phổ biến,
xét từ cả hai phía, đối tượng vi phạm và các cơ quan quản lý, xử lý vi phạm.
Hàng trăm bài báo và các ý kiến phản hồi được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng thời gian gần đây đã bày tỏ sự bức xúc, bất bình của dư luận
xã hội trước tình hình các công trình xây dựng trái phép đua nhau mọc lên theo
công thức “giấy phép nói một đằng, thực tế diễn ra một nẻo” mà vẫn ngang nhiên
tồn tại như một thách thức đối với luật pháp, với công luận.
23


Trong loạt bài viết về chủ đề này (Thách thức luật pháp; Không thể chần chừ
trong xử lý;“Lờn thuốc”vì xử phạt không nghiêm…), PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
phản ánh thực trạng phổ biến về hành vi thách thức luật pháp này:
“Chỉ được phép xây một căn nhà khiêm tốn nhưng lại cho ra đời cả một khối
kiến trúc hoành tráng. Xã hội đã quen chứng kiến điều này, nhất là tại các đô thị

lớn. Hiện tượng xây cất nhà không phép hoặc to hơn nhiều so với giấy phép có
dấu hiệu tràn lan, đến nỗi người ta phải tự hỏi liệu trong lĩnh vực quản lý xây
dựng dân dụng có tồn tại một quy tắc không thành văn, một thứ tục lệ theo đó
giấy phép xây dựng bằng văn bản chỉ đơn giản là một thủ tục, nghi thức, chứ
không phải là khung pháp lý giới hạn một cách nghiêm ngặt quyền xây dựng của
chủ thể sống trong không gian chung. Chỉ có thể nói rằng xây dựng không đúng
theo giấy phép thật sự là một vụ vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm trật tự
công. Không thể nói rằng những người được giao trách nhiệm quản lý nhà nước
về xây dựng không hay biết gì về sự tồn tại của những bất động sản không hợp lệ
ấy. Theo lý lẽ thường tình, nhà xây dựng không phép tồn tại cũng có nghĩa rằng
pháp luật xây dựng đã không được thực thi nghiêm chỉnh, nếu không muốn nói
rằng nó đã bị coi thường”.
Ở một bài báo khác, tác giả tiếp tục bày tỏ sự bức xúc:
“Hơn 20 tòa nhà mọc lên ngay giữa trung tâm thành phố (HCM) được xác
định là đối tượng của quyết định dỡ bỏ đối với phần xây dựng sai phép. Mệnh
lệnh đã được đưa ra và tống đạt từ lâu đến những người có trách nhiệm thi hành,
nhưng đến nay hầu hết công trình vẫn giữ nguyên hiện trạng như một thách thức
ngang bướng đối với công luận. Nói khác đi, người ta chỉ có thể giữ lại những
phần nhà xây dựng ngoài giấy phép đã được cấp trước đó bằng cách vô hiệu hóa
các quy tắc pháp lý liên quan. Việc duy trì các công trình ấy hàm ý có một thông
điệp đã được gửi đến toàn xã hội, theo đó luật pháp không được áp dụng, đúng
hơn bị gạt ra một bên trong các trường hợp cụ thể này. Dứt khoát không thể hình
dung một thông điệp như thế có thể lưu hành một cách công nhiên trong điều
kiện xã hội được coi là có tổ chức” (Không thể chần chừ trong xử lý, Tuổi trẻ,
04/12/2010).

24


Đặc biệt, vụ vi phạm ở công trình xây dựng cao ốc Pacific ở ngay giữa trung

tâm quận 1, TP. HCM là một trường hợp điển hình khiến dư luận đặc biệt quan
tâm. Cụm từ “cao ốc Pacific” được tìm thấy trên Google với 79.100 lượt từ và
hàng trăm bài viết bày tỏ sự bức xúc của dư luận về sự ngang nhiên coi thường
pháp luật của chủ đầu tư và đơn vị thi công, giám sát, khi họ không những xây sai
giấy phép mà còn phớt lờ những khiếu nại, cảnh báo về sự cố của các công trình
lân cận. Tuy nhiên, sự thách thức dư luận và sự vô hiệu hóa luật pháp có lẽ được
đẩy lên đến đỉnh điểm khi vụ việc kéo dài đã hơn hai năm qua, sau nhiều lần xử
lý ầu ơ, lấy lệ, tới nay các tầng hầm đào sai phép vẫn chưa được lấp, thế mà văn
bản mới đây của UBND TP lại quyết định “tha” cho các tầng hầm đã đào sai
phép. Không những thế, để hợp thức hóa vi phạm này, chủ đầu tư lại còn được sở
Xây dựng cấp phép xây dựng mới với quy mô 22 tầng (tăng 2 tầng so với giấy
phép ban đầu) và có tới 5,5 tầng hầm. Bởi vậy, điều làm dư luận bức xúc hơn cả
chính là ở cách hành xử của các cơ quan có trách nhiệm trong việc xử lý vụ việc.
Hàng loạt bài viết được đăng tải trên các trang báo mà ngay các nhan đề cũng đã
thể hiện sự phản ứng gay gắt của dư luận: Cao ốc Pacific: Phớt lờ tất cả, xử lý ầu
ơ; “Lờn thuốc” vì xử phạt không nghiêm; "Tha" cho tầng hầm cao ốc Pacific:
Cao ốc khác xây lố tầng hầm cũng phải "tha"; Kêu gào đòi lấp 2,5 tầng hầm cao
ốc Pacific mới là trái luật; Đừng để luật nước thua kẻ vi phạm; Pháp luật đã quy
định "giết" thì phải "giết", sao lại "tha"?; Xin đừng ngụy biện; "Tha" như thế
khác nào khuyến khích vi phạm?; Cao ốc Pacific: 2,5 tầng hầm xây lố được tha;
Cao ốc Pacific: vì sao xây sai phép lại được tồn tại?...
Chưa nguôi bức xúc trước thực trạng có quá nhiều sai phạm trong việc xây
nhà trái phép chưa được xử lý nghiêm minh thì hiện nay người dân TP. HCM lại
đang được thử thách lòng kiên nhẫn trước thái độ đùn đẩy, không chịu trách
nhiệm của các đơn vị liên quan về tình trạng xuất hiện hàng loạt “hố tử thần” gây
nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông ngay giữa trung tâm
thành phố. Theo báo cáo của Giám đốc sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phượng
thì từ khi “hố tử thần” đầu tiên xuất hiện (tháng 7.2010) đến nay, TP.HCM đã có
57 “hố từ thần”. Trong đó, 36 vụ sụp lún tại các vị trí không do công trình thi
công và 21 vụ xảy ra trong quá trình thi công. Hàng loạt bài báo với những câu

25


×