Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tác phẩm kinh điển vấn đề nhà nước của v i lê nin trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” vào việc vận dụng xây dựng nhà nước pháp quyền ỏ việt nam tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.24 KB, 38 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn dề tài.
V.I Lê – nin (1890 - 1924), người học trò xuất sắc của Mác. Lãnh tụ
thiên tài của giai cấp công nhân và phong trào cộng sản thế giới. Người có
nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, bảo vệ chủ nghĩa Mác
chân chính. Lê- nin viết nhiều tác phẩm nghiên cứu ở nhiều phương diện khác
nhau: Kinh tế chính trị, triết học và chủ nghĩa xã hội, nhiều tư tưởng của
Người đã trở thành cương lĩnh đấu tranh và hoạt động cho các Đảng cộng sản
tiến bộ trên thế giới.
Trong hệ thống lý luận của V.I Lê-nin, tư tưởng về Nhà nước có một vị
trí đặc biệt quan trọng. Bởi nó không thuần túy là những lý thuyết khoa học
mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản là những suy
tư tinh thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của Lê –
nin. Mà còn tác động mạnh mẽ tới thực tiễn cách mạng của nhiều nước lấy
chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng tư tưởng hành động, làm tôn chỉ mục
đích.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước 1991 Đảng ta đã xác định “Lấy
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi
hoạt động”. Mặt khác, “Đảng chủ trương xây dựng cơ chế vận hành của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực
Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi
của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm
tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của
các cơ quan công quyền”1.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991


1


Tìm hiểu những tư tưởng của V.I.Lê-nin về nhà nước có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Chình vì vậy mà tác
giả chọn vấn đề “Vấn đề Nhà nước của V.I.Lê nin trong tác phẩm “Nhà nước
và cách mạng” vào việc vận dụng xây dựng Nhà nước pháp quyền ỏ Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các tác phẩm kinh điển trong học thuyết của Mác – Lênin nói chung,
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” nói riêng đã có nhiều công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học lý luận với nhiều khía cạnh, và nội dung khác
nhau. Điển hình như:;
- “Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác – PH.Ăngghen,giai
đoạn hình thành chủ nghãi Mác, Nxb Lý luận chính trị, Hn, 2004” ;
- “Giới thiệu các tác phẩm kinh điển, Nxb Chính trị quốc gia, 2006” ;…
- Các công trình nghiên cứu này đã tập trung giới thiệu những nét khái
quát về hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa các tác phẩm kinh điển của
C.Mác, PH.Ăngghen, V.I.Lênin. Đặc biệt, đã có những công trình lý luận đi
sâu vào phân tích tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lênin như:
- “Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác – PH.Ăngghen –
V.I.Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, 2003” ;
- “Giới thiệu tác phẩm của V.I.Lênin Nhà nước và cách mạng, Nxb Sự
Thật, Hn, 1989”..
Cả hai công trình nghiên cứu trên đã tập trung đi sâu vào tìm hiểu
những luận điểm về Nhà nước và cách mạng của Lê nin
Ngoài ra, những vấn đề có trong tác phẩm còn được đăng tải trên các
trang Web với hình thức như những bài viết, bài tham luận, trao đổi ở các khía
cạnh của tác phẩm. Nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ

tập trung đi vào phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung chung, ý nghĩa cơ bản
của tác phẩm chứ chưa đi vào khía cạnh “vận dụng” vào thực tiễn cách mạng
2


của một quốc gia hay nhà nước cụ thể nào. Vì vậy, tác giả hy vọng đề tài
“Vận dụng quan điểm về Nhà nước của Lê nin vào việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.”
Sẽ đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu tác phẩm của V.I.Lênin nói riêng
và các tác phẩm linh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
- Trình bày, phân tích và làm sáng tỏ hoàn cảnh ra đời, mục đích viết
tác phẩm, nội dung cơ bản của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Đặc biệt
là những luận giải của Lênin về vấn đề Nhà nước của giai cấp vô sản
- Đánh giá khách quan về những phân tích của Lênin, rút ra ý nghĩa
phương pháp luận, quan trọng nhất là vận dụng các quan điểm đó vào quá
trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, lý do viết tác phẩm .
- Nghiên cứu nội dung quan điểm về Nhà nước
- Nghiên cứu quá trình vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
4. Giới hạn nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu những lý luận của Lê nin về Nhà nước trong
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” in trong Lê-nin toàn tập, tập 18 và những
tài liệu tham khảo để viết tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Đồng thời trong quá trình nghiên cứu tác giả còn kết hợp các phương
pháp khác như: đánh giá, phân tích, tổng hợp, lôgic – lịch sử…và các phương
pháp cụ thể như: đọc tài liệu, tổng hợp tài liệu…

3


6. Kết cấu của tiểu luận.
Đề tài gổm ba phần: ngoài phần mở đầu và kết luận.
Phần nội dung gồm: 3 chương
Chương 1: Khái quát về tác phẩm Nhà nước và cách mạng
Chương 2: Những luận điểm cơ bản về Nhà nước của Lê nin
Chương 3: Vận dụng quan điểm về nhà nước vào quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
Kh¸i qu¸t vÒ t¸c PHÈM “Nhµ níc vµ c¸ch m¹ng”
cña V. I. Lª – nin
I.1 Hoàn cảnh lịch sử.

Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn cuối cùng
của nó - giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn này đã được Lênin coi là đêm
trước của cách mạng vô sản, xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 - 1918) làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột
độ, đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng
trong nhiều nước đế quốc.

Thực tế này đã đặt ra trước giai cấp vô sản và các đảng mác-xít của nó
nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và giành chính quyền về tay
giai cấp công nhân. V.I. Lênin đã nhấn mạnh: “Vấn đề thái độ của cách mạng
xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản đối với nhà nước không những chỉ có ý
nghĩa chính trị - thực tiễn, mà còn có tính chất nóng hổi nhất nữa, - vì đây là
vấn đề làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một
tương lai gần đây, để tự giải phóng khỏi ách tư bản” 2
Thực tiễn cách mạng đặt ra yêu cầu cần tổng kết một cách sáng tạo
kinh nghiệm cách mạng mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trên cơ
sở đó phát triển hơn nữa lý luận mác - xít về cách mạng xã hội chủ nghĩa,
trong đó cốt lõi là học thuyết về nhà nước. Do vậy cần phải trình bày có hệ
thống các quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học
về nhà nước, - các quan điểm này đã bị bóp méo xuyên tạc dưới nhiều hình
thức của chủ nghĩa cơ hội quốc tế xét lại - và phát triển chúng cho phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử mới.
V.I Lênin đã giải quyết một cách xuất sắc những nhiệm vụ quan trọng hàng
2

V.I Lênin Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, tập 33 , năm 1976, tr.5

5


đầu này trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng,” đặt cơ sở cho lý luận về
nhà nước xã hội chủ nghĩa - phần quan trọng nhất của học thuyết mác-xít về
nhà nước, về sau lý luận này được V.I. Lênin phát triển dựa trên kinh nghiệm
Chính quyền Xô viết.
1. 2 Lý do viết tác phẩm
Tác phẩm này được viết ra trong hoàn cảnh trước ngày nổ ra Cách
mạng Tháng Mười (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917). Để tránh sự bắt bớ của

Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ, Lênin phải ẩn náu trong nhà một người công
nhân ở ga Rađơlít trên biên giới Nga - Phần Lan, về sau lại ẩn náu trong túp
lều tranh phía sau hồ Rađơlít để hoạt động và viết tác phẩm này.
Sống trong hoàn cảnh bí mật, Lênin không một phút nào ngừng hoạt
động cách mạng, Người vẫn giữ mối liên hệ với Trung ương Đảng. Thời gian
ở đây, Lênin viết thêm 60 bài báo, sách và thư từ. Trong số đó có tác phẩm
Nhà nước và cách mạng nổi tiếng, nó được viết ra như có sự hối thúc của thời
cuộc, như dành riêng cho giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền.
Trong tác phẩm này, Lênin không những đã khôi phục được quan điểm
của Mác và Ăngghen về nhà nước mà còn phát triển một bước học thuyết của
chủ nghĩa Mác về nhà nước và chuyên chính vô sản. Sau đó không lâu, Lênin
có ý muốn viết tiếp phần thứ hai của tác phẩm này - một bài tổng kết những
kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Nga năm 1905 và năm 1917; tổng hợp lại
những kinh nghiệm mới của chính quyền Xô viết để tiếp tục phát huy và làm
phong phú thêm học thuyết về nhà nước của mình. Rất tiếc, Lênin chưa kịp
làm công việc đó thì Người đã từ trần. Đây là một thiệt thòi lớn cho nhân loại,
cho những nước đi theo con đường của Lênin.
Có ba lý do để Lênin viết Nhà nước và cách mạng.
Một là, trong lời tựa lần xuất bản thứ nhất tác phẩm này, Lênin cũng đã
chỉ rõ: “Hiện nay, vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về
phương diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn”.

6


Theo Lênin, vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi
cuộc cách mạng.
Đúng như Mác đã tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 - 1851 trong tác
phẩm Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapác đã viết: Các chính
Đảng lần lượt nối gót nhau đấu tranh giành chính quyền, đều coi việc đoạt lấy

tòa lâu đài Nhà nước đồ sộ kia là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng.
- Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì sức mạnh của đảng
được thực hiện thông qua nhà nước, đảng sẽ lãnh đạo được toàn xã hội.
- Lênin dự đoán được cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
Nga nhất định sẽ thành công, chính quyền Xô viết sẽ về tay công nông. Để
giúp giai cấp vô sản hiểu về nhà nước, biết cách quản lý nhà nước của mình,
Người viết tác phẩm Nhà nước và cách mạng.
Hai là, trong thời điểm này (1917), chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - chủ nghĩa tư bản phân chia thị trường, xâm
chiếm lãnh thổ thuộc địa và chính chủ nghĩa đế quốc đã làm cho mâu thuẫn
của chủ nghĩa tư bản căng thẳng và sâu sắc cực độ. Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914 - 1918) nổ ra hòng phân chia thế giới và dập tắt phong trào cách
mạng của công nhân các nước, nhưng kết quả thì ngược lại. Cuộc chiến tranh
này đã tập trung tất cả mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản (mâu thuẫn giữa tư sản
với vô sản, giữa chủ nghĩa đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa, giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc) đã làm tăng nhanh
và sâu sắc thêm quá trình biến chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (chủ nghĩa tư
bản lũng đoạn) thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước (chủ nghĩa đế
quốc). Đồng thời đẩy nhanh thêm những tai họa chưa từng có và làm tăng
thêm tinh thần cách mạng của nhân dân.
Kết quả là đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thêm
nhanh và thuận lợi:
- Phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển rầm rộ.

7


- Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản đã
chín muồi.
- Vấn đề giai cấp vô sản và quan hệ đối với nhà nước được đặt ra.

- Việc giai cấp vô sản trực tiếp tổ chức vũ trang và cuộc cách mạng vô
sản giành chính quyền bằng bạo lực đã trở thành vấn đề hành động thực tế
trước mắt.
Lênin khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng vô
sản. Vì vậy, vấn đề nhà nước được đặt ra một cách cấp bách.
Tác phẩm Nhà nước và cách mạng chính là sự chuẩn bị lý luận về nhà
nước và cách mạng cho giai cấp vô sản giành chính quyền và nắm lấy chính
quyền, là cương lĩnh xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, vũ trang về mặt
lý luận cho giai cấp vô sản và quần chúng cách mạng Nga, làm cho những
hoạt động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo lý luận mácxít.
Ba là, viết Nhà nước và cách mạng, Lênin muốn đập tan luận điệu của
bọn cơ hội ở Quốc tế II (điển hình là Bécstanh và Causky), mưu toan chống
lại những nguyên lý về nhà nước của Mác, chống lại việc xây dựng phương
pháp cách mạng để thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản. Bọn cơ
hội, xét lại ở Quốc tế II ra sức bảo vệ lý luận phát triển, bảo vệ hòa bình để
chuyển từ chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Còn bọn vô chính phủ
thì tìm cách chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả nhà nước chuyên
chính vô sản.
Trước tình hình đó, Lênin cho rằng, nếu không đấu tranh kiên quyết
chống những thiên biến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề nhà nước thì không thể
đấu tranh giải phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản
nói chung. Những ý tưởng đó đã thúc giục Người bắt tay viết Nhà nước và
cách mạng.
1.3 Kết cấu của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
“Nhà nước và cách mạng” là tác phẩm đặc sắc của V.I Lê nin trên nhiều
phương diện triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó
8


lần đầu tiên học thuyết của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề nhà nước được

trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ nhất. V.I Lênin đã khẳng định vấn
đề nhà nước là một trong những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác, phân tích
mối liên hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội, tính tất yếu của
cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, xác định thực chất và
nhiệm vụ của nhà nước vô sản và nền dân chủ vô sản, đã phát triển sáng tạo
những luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về nhà nước trong điều kiện
mới.
Tác phẩm Nhà nước và cách mạng của Lênin được chia làm 6 chương,
nội dung rất phong phú, được trình bày một cách hệ thống và sâu sắc.
- Chương 1: Xã hội có giai cấp và nhà nước.
- Chương 2: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm những năm
1848 - 1851.
- Chương 3: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm Công xã Pari 1871.
Sự phân tích của Mác.
- Chương 4: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ăngghen.
- Chương 5: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong.
- Chương 6: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hóa chủ nghĩa Mác.

9


Chng 2:
Nội dung cơ bản về vấn đề Nhà nớc của V.I. Lê - nin
trong tác phẩm Nhà nớc và cách mạng
Lờnin cú nhiu tỏc phm phỏt trin hc thuyt v nh nc ca Mỏc
nh: Tai ha sp n v nhng phng phỏp ngn nga tai ha ú; Nhng
ngi Bụnsờvớch s gi c chớnh quyn hay khụng?; Nhim v trc mt
ca chớnh quyn Xụ vit; cỏch mng vụ sn v tờn phn bi Causky; Bn v
Nh nc, Kinh t chớnh tr trong thi k chuyờn chớnh vụ sn; Th ớt m tt;
nhng vi Nh nc v cỏch mng l tỏc phm ch yu nht, tiờu biu nht.

õy l ton b lý lun v nh nc, nhng quan im v mt Nh nc kiu
mi - Nh nc vụ sn u tiờn trờn th gii ca Lờnin.
2. 1 V ngun gc v bn cht giai cp ca nh nc
* V ngun gc ca Nh nc
V.I Lờnin khng nh ch cú ch ngha Mỏc mi lm rừ ngun gc, bn
cht v cỏc hỡnh thc ca nh nc. Theo Lờnin chớnh tr l s tham gia vo
nhng cụng vic ca nh nc, l vic vch hng i cho nh nc, vic xỏc
nh nhng hỡnh thc, nhim v, ni dung hot ng ca nh nc" 3. Vn
c bn nht ca chớnh tr l chớnh quyn nh nc, l quyn lc nh nc.
Trong xó hi cú giai cp, cỏc tp on, cỏc tng lp xó hi cú v trớ khỏc nhau
trong cụng vic qun lý nh nc. Do vy cú th khng nh chớnh tr l s
phn ỏnh quan h gia cỏc giai cp, cỏc tp on, cỏc tng lp xó hi khỏc
nhau trong vic ginh, gi v s dng chớnh quyn nh nc.
Trờn c s ny, Lờnin xỏc nh ngun gc nh nc "Nh nc l sn
phm v biu hin ca nhng mõu thun giai cp khụng th iu ho c.
Bt c õu, hay lỳc no v chng no, v mt khỏch quan, nhng mõu thun
giai cp khụng th iu ho c thỡ nh nc xut hin." 4. Nh nc xut
hin v tn ti khụng phi do ý mun ch quan ca mt ai hay mt giai cp
3
4

V.I. Lờnin: Ton tp, Nxb Tin b, Mỏtxcva, 1976, t.33, tr.404
V.I. Lờnin: Ton tp, Nxb Tin b, Mỏtxcva, 1976, t.33, tr.10

10


nào đó. Bản chất giai cấp của nhà nước do cơ sở kinh tế trên đó nhà nước tồn
tại quy định. Giai cấp nắm chính quyền nhà nước trong một thời đại phải là
giai cấp thống trị về kinh tế, do đó cũng là giai cấp "được coi là thừa nhận là

đại biểu chung của xã hội" Trong thời cổ đại đó là giai cấp chủ nô, ở trung cổ
là giai cấp quý tộc phong kiến, bước vào thời kỳ hiện đại là giai cấp tư sản và
ngày nay là giai cấp vô sản. Tương ứng với các giai cấp đó, trong lịch sử đã
xuất hiện các kiểu nhà nước khác nhau: nhà nước chủ nô, nhà nước phong
kiến, nhà nước tư sản và nhà nước vô sản
* Về bản chất giai cấp của Nhà nước
Lênin cũng đã vạch ra nguồn gốc giai cấp, xã hội của sự xuất hiện
nhà nước.
- Không phải xã hội loài người xuất hiện là có nhà nước. Nhà nước là
một phạm trù lịch sử nó chỉ xuất hiện trong xã hội có sự phân chia giai cấp và
đấu tranh giai cấp.
Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước, khi xã hội nguyên thủy
tan rã, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng không thể điều hòa được
mới đẻ ra nhà nước. Trong những tổ chức thị tộc, bộ lạc của xã hội công xã
nguyên thủy chưa có của riêng, không phân chia giai cấp, toàn thể thành viên
trong xã hội bình đẳng. Người cầm đầu là do mọi thành viên cử ra và có trách
nhiệm chăm sóc lợi ích toàn xã hội. Vì vậy, trong xã hội và căn bản không cần
thiết có một uy lực chính trị nào đặt lên trên xã hội, do đó Nhà nước cũng
không có khả năng tồn tại.
Do lực lượng sản xuất phát triển, dần dần đẻ ra việc sử dụng của riêng
và nô lệ, làm cho xã hội phân chia thành chủ nô và nô lệ, thành người giàu có
và bần cùng, sự phân chia này đã phá vỡ quan hệ bình đẳng giúp đỡ nhau giữa
mọi người trong xã hội dẫn tới quan hệ đối kháng giai cấp, mối liên hệ này
ngày càng không thể điều hòa được, giai cấp thống trị (chủ nô) cần có một tổ
chức quyền lực xã hội đặc biệt để chế ngự giai cấp bị áp bức (nô lệ) , tổ chức
đó là nhà nước. Từ đây ta có thể thấy nhà nước là một sản phẩm lịch sử, ra
11


đời theo sự xuất hiện giai cấp. Nhà nước là bộ máy đặc biệt để khống chế

người khác và chỉ có thể xuất hiện trong xã hội phân chia giai cấp.
Cuối cùng Lênin cũng đưa ra khái niệm về nhà nước: “Nhà nước là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, là
một cơ quan thống trị giai cấp, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối
với một giai cấp khác; là một bộ máy cho phép một giai cấp này được áp bức
một giai cấp khác”5.
Những nhà tư tưởng của giai cấp tư sản và tiểu tư sản tìm mọi cách
xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước. Bọn chúng nói bừa rằng, “Nhà
nước là cái siêu giai cấp để duy trì trật tự xã hội”, là bộ máy “điều hòa” lợi ích
của các giai cấp đối lập. Đây là điểm bất đồng giữa Lênin và bọn cơ hội.
Xem xét các nhà nước trong lịch sử, ta thấy:
- Nhà nước của chế độ nô lệ: Bọn chủ nô nắm lấy nhà nước để áp bức
vô nhân đạo với nô lệ.
- Nhà nước của chế độ phong kiến: Bọn địa chủ nắm lấy nhà nước để
áp bức vô nhân đạo với nông dân.
- Nhà nước của giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản nắm lấy nhà nước để
trấn áp giai cấp vô sản.
- Còn nhà nước vô sản công khai tuyên bố rằng: Nhiệm vụ thứ nhất của
nó là trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ cho đến khi triệt
để tiêu diệt chúng.
Như vậy, bọn cơ hội chủ nghĩa về mặt lý luận không thể phủ nhận được
nhà nước là cơ quan thống trị giai cấp, cũng không chối cãi được mâu thuẫn
giai cấp là không thể điều hòa được. Nhưng họ đã quên và tìm cách bỏ qua,
xóa nhòa một điều là: nếu nhà nước là sản phẩm của những mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa được, nếu nhà nước là một lực lượng đặt trên xã hội
và ngày càng trở nên xa lạ với xã hội, thì rõ ràng là việc giải phóng giai cấp bị
áp bức không thể thực hiện được nếu không tiến hành một cuộc cách mạng
5

Sđd, tr 40.


12


bạo lực, mà cũng không thể thực hiện được nếu không thủ tiêu bộ máy chính
quyền nhà nước do giai cấp thống trị tự dựng nên.
Bọn chúng không muốn cách mạng bạo lực, không muốn lật đổ bộ máy
nhà nước của giai cấp tư sản, mà tiến hành bằng biện pháp cải lương trong
điều kiện bảo tồn nó.
Theo Lênin, nhà nước không phải là bộ máy “duy trì trật tự xã hội” mà
là “công cụ thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác”, không
phải là bộ máy “điều hòa giai cấp” mà là một bộ máy áp bức giai cấp, không
phải là vật sở hữu của toàn dân mà chỉ có thể là vật sở hữu của một số người.
Do đó nhà nước là không nhượng lại được, “không điều hòa được”.
Từ khi xã hội có giai cấp đến nay, người ta đều muốn giành lấy quyền
lực Nhà nước và đó cũng là mục đích cuối cùng của mọi cuộc cách mạng xa
hội trong đó có cuộc cách mạng vô sản.
2. 2 Chuyên chính vô sản là một loại hình thức Nhà nước
Vị trí trung tâm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” là những vấn
đề về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, học thuyết về hai
giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Tổng kết thực tiễn lịch sử và phát triển quan điểm của Mác và Ăngghen trong
điều kiện lịch sử mới của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong thời đại
chủ nghĩa đế quốc, V.I Lênin chỉ rõ vấn đề cơ bản của bất kỳ cuộc cách mạng
nào là vấn đề chính quyền nhà nước. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản
và tạo ra những tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội cần thiết cho cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra.
Chuyên chính vô sản là nội dung cơ bản của cách mạng vô sản, học
thuyết chuyên chính vô sản là học thuyết chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thừa nhận hay không thừa nhận chuyên chính vô sản là ranh giới phân biệt
giữa chú nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa cơ hội “tả” hoặc “hữu”.

13


Lênin đã kế thừa và phát triển một cách xuất sắc học thuyết của Mác Ăngghen về chuyên chính vô sản. Nhà nước và cách mạng là tác phẩm thể
hiện xuất sắc về học thuyết này.
Học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác có một lịch sử lâu
dài và phong phú. Từ 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác –
Ăngghen nêu rõ tư tưởng của chuyên chính vô sản là: Giai cấp vô sản phải
giành quyền thống trị và chính trị . Sau khi trải qua cách mạng Pháp 1848 185l, Mác rút ra kết luận quan trọng là: nếu không dùng bạo lực đập tan bộ
máy nhà nước của giai cấp tư sản thì cách mạng vô sản không thể thắng lợi,
chính quyền của giai cấp vô sản cũng không thể dựng lên được. Sau Công xã
Pari 1871, Mác đặt ra vấn đề là: giai cấp vô sản sau khi đập tan bộ máy nhà
nước tư sản, thì thay vào bằng hình thức nhà nước nào?
Năm 1875, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, đã trình bày rõ
một số vấn đề hết sức quan trọng về nhà nước và chuyên chính vô sản trong
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Đến thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản thì học thuyết
chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác đã bước sang một giai đoạn mới,
Lênin không những khôi phục học thuyết của Mác - Ăngghen, đập tan mọi sự
xuyên tạc của mọi chủ nghĩa cơ hội đối với học thuyết này đồng thời phát
triển nó, đề ra và giải quyết một số vấn đề mới quan trọng.
Trong bức thư gửi Vâyđơmaye ngày 5 tháng 3 năm 1852, Mác cho
rằng, điều mới mẻ mà Mác đã làm và đã chứng minh là:
- Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất
định của sự phát triển sản xuất.
- Đấu tranh giai cấp tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản.
- Bản thân sự chuyên chính chỉ là bước quá độ tiến lên xóa bỏ mọi giai

cấp và tiến lên một xã hội không có giai cấp
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chuyên
chính vô sản là tất yếu lịch sử, giai cấp vô sản dùng chính quyền nhà nước để
14


đàn áp thiểu số dân cư là bọn bóc lột và xây dựng xã hội mới. Chuyên chính
vô sản là nhà nước quá độ và nó khác về cơ bản với nhà nước tư sản: trong xã
hội xã hội chủ nghĩa, nhà nước từ chỗ là công cụ thống trị giai cấp chuyển
thành cơ quan thể hiện ý chí của toàn dân.
V.I Lênin khẳng định, sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tạo
ra tính muôn hình muôn vẻ của hình thức chính quyền nhà nước, song thực
chất của chúng tất nhiên chỉ là một: chuyên chính vô sản. Kết quả nghiên cứu
và tổng kết kinh nghiệm cùng những bài học của các cuộc cách mạng là kết
luận của Mác và Ăngghen cho rằng giai cấp công nhân chỉ có thể giành được
chính quyền và thiết lập nền chuyên chính vô sản bằng con đường cách mạng
xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó giai cấp vô sản phá huỷ bộ máy
nhà nước tư sản và dựng lên bộ máy nhà nước mới.
Đối với luận điểm này, trong Nhà nước và cách mạng, Lênin trình bày
rằng: “kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp không thôi, thì kẻ đó vẫn
chưa phải là một người mácxít, chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu
tranh giai cấp đến việc thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người
mácxít”6.
Lênin đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội “tả” và “hữu” xuyên
tạc chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản.
Lênin trình bày sự tất yếu và thực chất của chuyên chính vô sản, phát
triển và làm phong phú thêm nguyên lý đó bằng những kinh nghiệm cách
mạng mới:
- Phát triển thêm một bước về tính chất của chuyên chính vô sản:
Chuyên chính vô sản là công cụ của cách mạng vô sản, là sự thống trị của giai

cấp vô sản đối với giai cấp tư sản. Khối công - nông dưới sự lãnh đạo của giai
cấp vô sản là một chính quyền mà nó không chia sẻ cho ai hết và trực tiếp dựa
vào lực lượng vũ trang của quần chúng.

6

Sđd. tr.42

15


- Phát triển tư tưởng về đội tiên phong của giai cấp vô sản tức là chính
đảng của giai cấp vô sản: Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo của
chuyên chính vô sản lên chuyên chính vô sản tức là nhà nước của giai cấp vô
sản cần phải có đảng lãnh đạo, đó là một trong những tư tưởng cơ bản của tác
phẩm Nhà nước và cách mạng.
Lênin chỉ rõ rằng: Trong cuộc đấu tranh cho chuyên chính vô sản và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải làm cho đảng có đủ sức làm thầy, làm
người dẫn đường, làm lãnh tụ của tất cả những người lao động và những
người bị bóc lột. Nếu không có đảng lãnh đạo, thì giai cấp vô sản và tất cả
nhân dân lao động không thể lật đổ giai cấp tư sản, không thể giành được
thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể xây dựng được chủ
nghĩa xã hội.
Ông Đã trình bày về các nhiệm vụ cơ bản của chuyên chính vô sản.
Những nhiệm vụ cơ bản đó là:
+ Trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột đã bị đánh đổ và củng cố
những thắng lợi của mình.
+ Xây dựng khối liên minh công - nông, giai cấp tư sản và giai cấp nửa
vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
+ Sử dụng chính quyền vô sản để tổ chức chế độ xã hội chủ nghĩa, dẫn

dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế độ
mới.
Trong tác phẩm của mình, Lênin đã vạch ra thực chất và nhiệm vụ của
chuyên chính vô sản, vai trò tổ chức cực kỳ to lớn của nó trong việc xây dựng
xã hội mới sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản là thủ tiêu chế độ người bóc lột
người và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chuyên chính vô sản có vai trò tổ chức
quan trọng trong việc xây dựng xã hội mới, đó là một nhà nước kiểu mới, nhà
nước dân chủ kiểu mới. Nguyên tắc tối cao của nó là liên minh của giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân, với toàn thể nhân dân lao động và các tầng
16


lớp xã hội khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Nhà nước vô sản là nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình: phát triển sản xuất, xóa bỏ sự phân chia xã hội thành
giai cấp, nhà nước vô sản sẽ tự tiêu vong, nhà nước mất đi, chế độ nhà nước
được thay thế bằng chế độ tự quản cộng sản chủ nghĩa. Đúng như Lê-nin đã
chỉ ra, với việc hoàn thành xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước sẽ
hoàn toàn không cần thiết nữa.
2. 3 Dân chủ là bản chất nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản
Hình thức nhà nước của giai cấp vô sản là nền chuyên chính vô sản cần
áp dụng hình thức nhà nước nào để thực hiện nhiệm vụ lịch sử của bước quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Do đó, hình thức nhà nước của
giai cấp vô sản là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ học thuyết của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Trong Nhà nước và cách mạng, Lênin chỉ rõ rằng, trong thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản sẽ xây dựng hình thức Xô viết của
chuyên chính vô sản.
- Năm 1848, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen

cho rằng, giai cấp vô sản dựng lên quyền thống trị của mình bằng cách dùng
bạo lực lật đổ giai cấp tư sản và đặt ra vấn đề nhà nước, tức là giai cấp vô sản
đã được tổ chức thành giai cấp thống trị.
- Đến thời kỳ cách mạng Pháp 1848 - l851 và đến trước Công xã Pari
1871, trong tác phẩm Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapác, Mác
tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc cách mạng Pháp và nhận định rằng, từ
nay về sau, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng cần phải tập trung mọi sức
mạnh của mình để phá hủy, đập tan bộ máy nhà nước cũ.
- Thời kỳ Công xã Pari đến trước cách mạng Nga 1905 và tháng 2 năm
1917, hai ông tìm ra được mẫu hình thức kiểu nhà nước mới của giai cấp vô
sản thay thế bộ máy nhà nước tư sản.

17


Thời kỳ 2 cuộc cách mạng Nga 1905 và tháng 2 năm 1917, Lênin đã
tìm ra rằng, Xô viết là hình thức nhà nước mới của nhà nước vô sản. Xô viết
là một hình thức nhà nước của giai cấp tư sản cao hơn và toàn bộ hơn Công
xã Pari. Bắt đầu từ khi chính quyền Xô viết xuất hiện đã kết thúc thời đại cũ
của chế độ đại nghị dân chủ tư sản, đã mở ra một chương mới của lịch sử toàn
thế giới.
- Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, do điều kiện lịch sử mới, ở các
nước dân chủ nhân dân lại xuất hiện một hình thức nhà nước mới khác của
nhà nước vô sản - chính quyền dân chủ nhân dân. Chính quyền dân chủ nhân
dân và Xô viết là hai hình thức chính quyền giống nhau - chính quyền liên
minh giữa giai cấp công nhân với những người lao động. Sự phát triển này
làm phong phú thêm học thuyết về hình thức nhà nước vô sản của Lênin.
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, khi trình bày hình thức nhà
nước của chuyên chính vô sản, Lênin còn nêu nguyên tắc tổ chức của hình
thức nhà nước vô sản. Nguyên tắc tổ chức của hình thức nhà nước vô sản là

chế độ tập trung dân chủ tập trung dân chủ vừa là nguyên tắc tổ chức của một
chính đảng, vừa là nguyên tắc tổ chức của một hình thức nhà nước do giai cấp
vô sản lãnh đạo. Hai loại hình thức nhà nước Xô viết và dân chủ nhân dân đều
tuân thủ nguyên tắc này.
Lênin đã đặc biệt nhấn mạnh tính chất dân chủ của nhà nước vô sản, sự
khác biệt cơ bản của nó với nền dân chủ tư sản. Lênin dạy rằng chuyên chính
vô sản là một kiểu nhà nước mới, “nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ đối
với những người vô sản và nói chung những người không có của), và chuyên
chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản)”7. Nhà nước vô sản bảo vệ quyền lợi
của những người lao động. Như Lênin đã chỉ rõ, sự khác biệt cơ bản của
chuyên chính vô sản với nhà nước tư sản biểu hiện ở các hình thức tổ chức
nhà nước và ở vai trò lịch sử mà nó thực hiện

7

Sđd. tr.43

18


2. 4 Cơ sở kinh tế của nhà nước tiêu vong - hai giai đoạn của xã hội
cộng sản chủ nghĩa
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin định nghĩa một cách
khoa học, toàn diện và sâu sắc vấn đề này và khẳng định : Nhà nước sẽ hoàn
toàn tiêu vong trong giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản. Cơ sở kinh tế của
nhà nước tiêu vong là vấn đề liên hệ giữa nhà nước tiêu vong và chủ nghĩa
cộng sản. Đây là một trong những nội dung chủ yếu của tác phẩm Nhà nước
và cách mạng.
V.I. Lênin đã cụ thể hóa và phát triển học thuyết của Mác về hai giai
đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội,

vạch ra về mặt lý luận cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong. Trong giai đoạn
chủ nghĩa xã hội, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do vậy phải thực
hiện nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, chỉ đến giai đoạn
sau chủ nghĩa cộng sản, khi trình độ phát triển kinh tế ở mức cao mới thực
hiện theo nguyên tắc: “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Do vậy sự
tiêu vong của nhà nước là một quá trình lâu dài tùy thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế và xã hội của chủ nghĩa cộng sản, dần chuyển thành tổ chức tự
quản xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Lênin khẳng định nước Cộng hòa Xô viết phải tiếp thu cho bằng được tất cả
những gì quý giá trong những thành quả của khoa học và của kỹ thuật trong
lĩnh vực đó. Chúng ta sẽ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay không,
điều đó chính là tuỳ ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp Chính
quyền Xô viết với chế độ quản lý Xô viết với những tiến bộ mới nhất của chủ
nghĩa tư bản.
Khi trình bày cơ sở kinh tế của nhà nước tiêu vong, Lênin phân tích vấn
đề hai giai đoạn chín muồi về kinh tế của chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là hai giai đoạn của chế độ xã
hội cộng sản chủ nghĩa; nó là một phương thức sản xuất đông nhất có cơ sở
chung và những đặc trưng chung:
19


- Tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu công cộng.
- Không có người bóc lột người.
- Nền kinh tế quốc doanh phát triển theo kế hoạch.
Nhưng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có sự khác nhau:
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội vừa thoát thai ra trong xã hội tư bản
chủ nghĩa do đó còn mang nhiều vết tích, tàn dư của chế độ cũ. Phân phối
theo phương thức “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.
- Chủ nghĩa cộng sản thì nguyên tắc phát triển trên sẽ không còn, sẽ

không còn sự bất bình đẳng trong lao động và phân phối.
Trong tác phẩm này, Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng chống
các quan điểm xuyên tạc, phản động, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại để
bảo vệ học thuyết của Mác và Ăngghen về nhà nước và cách mạng.
Những đóng góp to lớn của V.I.Lê-nin đối với lý luận về nhà nước
không chỉ ở việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và
Ph.Ăng-ghen về nhà nước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân, giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước,
cũng như đấu tranh chống lại mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm
bác bỏ lý luận mác-xít về nhà nước.

20


Chng 3.
Vận dụng quan điểm về Nhà nớc của Lê nin
vào quá trình xây dựng Nhà nớc pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
3. 1 Nhng vn mang tớnh lý lun
Nhng quan im ca Lờnin trong tỏc phm Nh nc v cỏch mng cú ý
ngha to ln trong thi i ngy nay, trong bi cnh th gii ang vn ng
di tỏc ng ca quỏ trỡnh ton cu húa kinh t v phỏt trin kinh t th
trng. Mc dự tn dng c thnh tu ca khoa hc v cụng ngh, thc
hin s iu chnh trờn phm vi quc t, song bn cht ca nh nc t sn
vn khụng thay i, mõu thun c bn ca ch ngha t bn vn khụng thay
i v cú chiu hng sõu sc thờm. iu ny khng nh tớnh ỳng n trong
quan im ca Lờ nin, phn bỏc li nhng hc thuyt t sn v ch ngha t
bn nhõn dõn, ch ngha t bn ton cu húa, v nh nc phỳc li chung ...
H a ra rt nhiu lý lun v nh nc, trong ú h bin h s thng
tr ca cỏc giai cp búc lt, xoỏ nho tớnh cht giai cp ca nh nc t sn.

Nhm lm cho nhõn dõn lao ng sao nhóng nhng vn c bn ca i
sng xó hi, cỏc nh t tng t sn tỏn dng nh nc t sn hin i, miờu t
nú nh mt nh nc siờu giai cp phn vinh chung trong i sng xó hi.
Tuy nhiờn cng cn nhn thc y hn quan im ca Lờnin trong
iu kin mi hin nay. Trong xó hi cú giai cp, chớnh quyn nh nc thc
hin s thng tr di cỏc hỡnh thc nh nc khỏc nhau. Núi n hỡnh thc
nh nc l núi n hỡnh thc t chc v phng thc thc hin quyn lc
nh nc. Mt nh nc tn ti di hỡnh thc no, tu thuc vo nhng iu
kin kinh t, chớnh tr, vn húa trong v ngoi nc, tu thuc vo tng quan
so sỏnh lc lng ca giai cp trong xó hi. Ngoi ra, truyn thng v c
im ca mi dõn tc cú nh hng n hỡnh thc nh nc.
V bn cht, Nh nc l quyn lc chớnh tr ca mt giai cp. Nhng
giai cp nm chớnh quyn nh nc li nhõn danh xó hi iu hnh v qun
21


lý xã hội, nhà nước trong thực tế tồn tại như một công quyền, như một quyền
lực công cộng. Vì vậy, nhà nước không những có tính giai cấp, mà còn có tính
xã hội, không những thực hiện chức năng giai cấp, mà còn phải hoàn thành
các chức năng xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra
đời của nhà nước tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội bắt
nguồn từ nhiệm vụ phải giải quyết những công việc chung của xã hội. Nhà
nước thực hiện chức năng xã hội trong mối liên hệ mật thiết với các chức
năng giai cấp. Hơn nữa, chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị chính
trị giai cấp.
Vì vậy, sẽ là mơ hồ nếu không thấy được tính chính trị, tính giai cấp
của các chủ trương, chính sách và sự tác động can thiệp của nhà nước vào các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục… Nhưng ngược lại, nếu quy các chức
năng đa dạng của nhà nước về chức năng giai cấp, hoặc tuyệt đối hóa tính
chất giai cấp, tính chất chính trị của nhà nước mà không thấy được tính xã

hội, vai trò chức năng xã hội trong phát triển xã hội thì sẽ là phiến diện.
Khi nhà nước nằm trong tay "giai cấp đại biểu cho toàn thể xã hội trong thời
đại của mình", nghĩa là trong tay giai cấp đang đóng vai trò tiến bộ và cách
mạng, thì tính tích cực của chức năng xã hội biểu hiện càng rõ rệt.
3. 2 Vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
3. 2. 1 Trong chiến lược xây dựng đường lối Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trước hết cần khẳng định rằng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước kiểu mới được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một Nhà nước đại đoàn kết toàn dân,
dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Một Nhà nước khác về
chất so với Nhà nước pháp quyền tư sản chứa đựng thuộc tính bất bình đẳng,
áp bức, bất công đã không được nhân dân ta lựa chọn.
22


Ý tưởng xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng ta từ hồi còn hoạt động bí
mật ; sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ý tưởng này đã được khẳng định
ngay trong Hiến pháp năm 1946 và tiếp theo được thể hiện ngày càng rõ nét
hơn phù hợp với từng giai đoạn cách mạng trong các bản Hiến pháp 1959,
1980. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định : "Nước ta là một
nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân,
chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử". Cương lĩnh
Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 đều khẳng định : "Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân". Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động
của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, trong đó nhiệm vụ cốt

lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền, nói một cách khái quát là hệ thống các tư tưởng,
quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy
Nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản
lý xã hội theo pháp luật và đề cao quyền của con người, quyền của công dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là
cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm
pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp
pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện lạm quyền từ phía cơ quan Nhà
nước và cán bộ viên chức Nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan,
vô kỷ luật kỷ cương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Đó
là Nhà nước mà tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng
đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước

23


nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp
hành hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật.
Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
nhà nước và cách mạng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong
cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng dân tộc, cũng như trong cách mạng
XHCN, đặc biệt trong quá trình đổi mới hiện nay. Văn kiện Đại hội X của
Đảng khẳng định, để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN, phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm
vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự
lãnh đạo của Đảng, cần phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà

nước pháp quyền XHCN.
Dựa trên tư tưởng của các nhà lý luận trên thế giới về nhà nước pháp quyền
nói chung; quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng về nhà nuớc pháp quyền.
Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là
một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến.
“Đảng ta chủ trương xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước
đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy
định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát
tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan
công quyền”8
3. 2. 2 Trong nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
* Về nội dung:
8

(Trích phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII).

24


Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội
nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Để bảo đảm quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân
dân là của nhà nước, Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp
trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều

pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không
cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân.
Thứ nhất, Đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân.
Để đảm bảo mọi lợi ích và quyền hành đều thuộc về nhân dân, nhất
thiết phải giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, phát triển sự nghiệp giáo
dục, văn hoá, y tế… tất cả các yếu tố đó phải tiến hành đồng thời, nhưng phải
ưu tiên cho những vấn đề kinh tế, chăm lo tốt hơn đến cuộc sống hạnh phúc
và mọi nhu cầu phong phú, đa dạng của con người. Tất cả những điều đó phải
dựa trên cơ sở của sự phát triển kinh tế, nhất là khi đất nước còn nghèo như
hiện nay. Bởi vậy, nếu thoát ly sự tăng trưởng kinh tế, đặt ra những yêu cầu
quá cao đối với các lĩnh vực văn hoá – xã hội là không thực tế. Nhưng cũng
sẽ là sai lầm, nếu chỉ coi trọng phát triển kinh tế, lợi ích về văn hoá – xã hội
của nhân dân. Thực tiễn những năm qua cho thấy nếu không chú trọng xây
dựng và phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, phúc lợi công cộng, để cho những
mặt này yếu kém và xuống cấp thì chẳng những ảnh hưởng xấu tới việc chăm
lo bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, mà còn kìm hãm nguồn lực thúc
đẩy kinh tế phát triển.
Cần phải tập hợp rộng rãi mọi lực lượng quần chúng nhân dân, phát
huy đầy đủ khả năng và trí tuệ của toàn dân để cùng lo việc nước. Hơn nữa,
mọi quyền hành chỉ thuộc về nhân dân khi có một cơ chế thích hợp để nhân
dân có thể trực tiếp giám sát các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc
hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cũng như
giám sát mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và viên chức nhà nước.
Phải có cơ chế thích hợp để cử tri có thể bày tỏ sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm
25


×