Tải bản đầy đủ (.docx) (157 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà máy đạm cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 157 trang )

Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, các ngành kỹ sư – công
nghệ chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nằm trong số đó, ngành công nghệ hóa học là
ngành xương sống, cung cấp nguyên vật liệu cũng như nguồn năng lượng – các loại nhiên
liệu cho sự hoạt động của các ngành công nghiệp khác.
Với mục đích giúp sinh viên củng cố - nâng cao kiến thức về công nghệ hóa học và có định
hướng đúng đắn cho nghề nghiệp, Bộ môn Kỹ thuật dầu khí - Khoa Kỹ Thuật Hóa Học, Đại
Học Bách Khoa TpHCM đã đồng ý cho chúng em được thực tập tại Nhà máy Đạm Cà Mau,
trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Chúng em xin cảm ơn các thầy cô bộ môn đã tổ
chức chu đáo để chúng em được thực tập suôn sẻ trong một tháng từ ngày 22/07/2013 đến
ngày 16/08/2013. Cả nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn thầy Lê Nguyễn Tiến Sĩ đã nhiệt tình
hướng dẫn và đồng hành với nhóm chúng em trong thời gian qua.
Thời gian thực tập tại Nhà máy Đạm Cà Mau thực sự là khoảng thời gian quý báu
với nhóm chúng em. Được chứng kiến phong cách làm việc công nghiệp, được trải qua điều
kiện làm việc thực tế, chúng em đã có thêm ý thức về nghề nghiệp cũng như củng cố được
phần nào những kiến thức đã học trên giảng đường. Có được điều này là do Ban giám đốc
Tổng công ty dầu khí Việt Nam, phòng tổ chức hành chánh, phòng công nghệ đã chỉ bảo rất
nhiều. Chúng em xin cảm ơn anh Quân, chú Hùng, anh Thọ, anh Lượng, anh Bình, chị Thủy
cùng đội ngũ công nhân viên của nhà máy. Vì đã nhiệt tình trả lời từng câu hỏi của chúng
em.
Cuối cùng trong khoảng thời gian một tháng vừa qua, chúng em tuy có cố gắng
nhưng báo cáo này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong được sự đóng
góp chân thành từ quý thầy cô – quý nhà máy. Điều đó là niềm vinh hạnh với chúng em.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!


SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 1


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Mục lục

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 2


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ
MÁY ĐẠM CÀ MAU

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 3



Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.

Nhà máy đạm Cà Mau là công trình cuối cùng cụm công
nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau. Nhà máy được khởi công xây dựng
vào tháng 7 năm 2008 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư
với tổng mức đầu tư 900 triệu USD, hoàn thành vào tháng 4 năm
2012
Công suất thiết kế:



Amoniac lỏng: 1350 tấn /ngày, tương đương 468 450 tấn/năm.
Phân đạm Ure: 2385 tấn /ngày, tương đương 800 000 tấn/năm.

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 52 ha tại địa bàn xã Khánh An, huyện
U Minh, tỉnh Cà Mau với những mốc "son" quan trọng :







Khởi công xây dựng: tháng 07 năm 2008
Nhận khí đầu tiên:15/10/2011.
Hoàn thành cơ khí: 31/ 08/2011.
Có sản phẩm thương mại đầu tiên: 31/ 01/ 2012.
Bắt đầu vận hành thương mại (PAC): 24/04/2012.
Công nghệ được áp dụng cho nhà máy đều là các công nghệ tiên tiến và hiện

đại nhất hiện nay, bao gồm:




Công nghệ sản xuất Ammonia của Haldor Topsoe SA (Đan Mạch)
Công nghệ sản xuất urê của SAIPEM (Italy)
Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp (Nhật Bản)
Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu

chuẩn áp dụng cho nhà máy là các tiêu chuẩn quốc tế (ASME, API, JIS…) và các
tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, phòng chống cháy nổ của Việt Nam,
tương tự Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 4


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà


Với những công nghệ tiên tiến đó,sản phẩm urea thương hiệu “Đạm Cà Mau”
có nhiều ưu điểm và lợi thế về chất lượng như: hạt lớn đồng đều, độ cứng cao, độ
phân giải thấp, chậm tan, chống thất thoát đạm và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng
tốt nhất; hàm lượng biuret thấp; hiệu suất làm khô cao, rất thích hợp cho việc phối
trộn phân đơn và vận hành linh hoạt, linh động trong việc điều chỉnh kích cỡ hạt
đạm... Sản phẩm đạm u-rê hạt đục Cà Mau là sản phẩm mới, có chất lượng cao và đã
được Trung tâm 3 - Tổng cục đo lường, Tiêu chuẩn, Chất lượng - Bộ Khoa học và
Công nghệ cấp chứng chỉ hợp quy...
Cùng với Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy đạm Cà Mau sẽ nâng sản lượng
đạm do PVN sản xuất đạt 1,6 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu phân đạm
trong nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá
phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời có tính đến xuất khẩu. Tuy
nhiên, về trước mắt, nhà máy sẽ đáp ứng nhu cầu phân đạm của thị trường tiêu thụ
nội địa, trước hết là địa bàn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng trọng điểm
sản xuất lúa gạo và tiêu thụ phân bón lớn nhất trong cả nước.




Chiến lượng phát triển của nhà máy
1.2.1.Mục tiêu sản xuất
Vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả Nhà máy đạm Cà Mau từ năm 2012.
Chủ động lập kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện bảo dưỡng - sửa chữa



Nhà máy.
Tổ chức, liên kết nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như: đa dạng hóa




sản phẩm Urê, NPK, phân vi sinh và các loại hóa chất Dầu khí khác.
Nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật làm giảm thất thoát phân khi bón,

1.2.

giảm thiểu tác hại đến môi trường, tiết kiệm năng lượng.

1.2.2.Mục tiêu kinh doanh

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 5


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà



Từng bước chủ động kinh doanh phân phối Đạm Cà Mau tiến tới hoàn toàn



chủ động, muộn nhất vào năm 2013.
Thiết lập hệ thống kho bãi, hậu cần, dịch vụ và chăm sóc khách hàng đáp ứng




nhu cầu kinh doanh, phát triển.
1.2.3.Mục tiêu tổ chức và quản lý
Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sản xuất kinh doanh. Xây




dựng văn hóa doanh nghiệp: “Chuyên nghiệp, Sáng tạo và Thân thiện”
Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý hiện đại.
Hợp tác, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển sản



phẩm và dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty.
Tổ chức chuyển đổi mô hình công ty thành Công ty Mẹ - Con, tiến tới cổ phần
hóa Công ty và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
1.2.4.Mục tiêu tài chính

Bảo toàn, sử dụng có hiệu quả và phát triển vốn.

Chủ động nguồn tài chính để tài trợ cho các dự án đầu tư.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 6


Thực Tập Tốt Nghiệp

Mau
1.3.

Nhà Máy Đ ạm Cà

Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức.
Về công nghệ, Nhà máy Đạm Cà Mau được chia thành 3 xưởng chính, bao gồm:





Xưởng Ammonia: sản xuất Ammonia lỏng và khí CO2.
Xưởng Urê bao gồm cụm tạo hạt: sản xuất Urê 96% và tạo hạt cưỡng bức
Xưởng phụ trợ: cung cấp các nguồn phụ trợ cho toàn bộ nhà máy
Ngoài ra, còn có xưởng vận hành và gia công cơ khí, xưởng vận hành điện –
điều khiển.

1.4.

Sơ đồ bố trí các phân xưởng

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 7


Thực Tập Tốt Nghiệp

Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Hình 1.2:Sơ đồ bố trí các phân xưởng
1.5.

Quy trình công nghệ tổng quát

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát
nhà máy đạm Cà Mau.
1.6.
Chất lượng sản phẩm đạm Cà Mau
 Hàm lượng Nitơ: lớn hơn 46,3 % kh.l

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 8


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau






Nhà Máy Đ ạm Cà


Hàm lượng Biuret: nhỏ hơn 0,99 % kh.l
Hàm lượng nước: nhỏ hơn 0,5 % kh.l
Hàm lương formaldehyde (HCHO): nhỏ hơn 0,45%
Kích thước hạt: 2 – 4 mm (lớn hơn 90%), nhỏ hơn 1 mm (nhỏ hơn 1%)
Độ cứng: 3kg (đối với hạt kích thước 3.15mm)

CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 9


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

2.1.

Nhà Máy Đ ạm Cà

Khí nguyên liệu cấp từ đường ống PM3-CAA:
Khí nguyên liệu được lấy bắt nguồn từ đường ống PM3, đường ống dẫn khí

này bắt nguồn từ giàn Bunga Raya (RRA/B) tại Lô PM3 trong vùng thỏa thuận
thương mại giữa Việt Nam-Malaysia và Lô 46 Cái Nước.
Lượng nguyên liệu được tiêu thụ ở nhà máy: 1 460 000 Sm 3/ngày. (1 386 000
Nm3/ngày)
Thông số kỹ thuật:
Thiết kế


Tối thiểu

Áp suất

44 barg

39,2 barg

Nhiệt độ

75 oC

28 oC

Thành phần

% mol

C1

77,66

C2

7,38

C3

3,53


i4

0,79

nC4

0,72

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 10


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

iC5

0,23

nC5

0,12

C6

0,15


CO2

8,00

N2

1,42

Nước, mg/Nm3

80

Thủy Ngân, mg/Nm3, tối đa

0,01

Lưu huỳnh, mg/Nm3
H2S, tối đa

10

Mercaptans, tối đa

11

Giá trị nhiệt tổng
LHV MJ/Nm3
2.2.


38,265

Khí nguyên liệu cấp từ B&52:
Khi nguồn cung cấp khí từ đường ống dẫn khí PM3-CAA bị gián đoạn thì nhà

máy sẽ xử dụng khí nguyên liệu từ đường ống B&52 để đảm bảo nguồn nguyên liệu
cho nhà máy hoạt động mà không bị gián đoạn.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 11


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Thành phần của khí nguyên liệu cấp từ đường ống B&52:
Thành phần

% mol

C1

73,13

C2

2,91


C3

1,52

i4

0,44

nC4

0,35

iC5

0,17

nC5

0,1

C6

0,24

CO2

18,41

N2


2,73

H2S, tối đa

79

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 12


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT QUY TRÌNH
& SƠ ĐỔ KHỐI CHUNG
CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ
MAU

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 13


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau


Nhà Máy Đ ạm Cà

3.1 XƯỞNG PHỤ TRỢ.

3.1.1 Hệ thống khử nước khoáng.
3.1.1.1 Tinh chế nước thô:
Nước công nghiệp được cung cấp từ bên ngoài chảy vào bồn chứa nước thô
với dung tích 1266 m3.
Bình thường, bơm nước thô 1 vào cụm khử khoáng, hệ thống nước sinh hoạt
và mạng phân phối nước phục vụ.
Trong trường hợp nước ngưng bị nhiễm, dẫn đến không đủ nước cấp cho hệ
thống nước khử khoáng thì khởi động bơm nước thô 2, một hoạt động và một dự
phòng.
Nước sinh hoạt sẽ được xử lý bằng lọc than hoạt tính sau đó nhập vào bồn
nước sinh hoạtdung tích 296m3 đáp ứng được 5 ngày với lượng sử dụng trung bình.

3.1.1.2

Hệ thống nước khử khoáng:

Nước ngưng công nghệ từ xưởng Ammonia và Urea cùng với dòng nước thô
cấp vào hệ thống nước khử khoáng, đầu tiên được dẫn qua phần lọc sau đó đến bộ
phận khử ion. Nước ngưng từ xưởng urea và các tua bin được đưa trực tiếp sang bình
khử ion hỗn hợp thông qua các bình nước ngưng được vận hành như bình đệm sau
khi được lọc bằng precision filter. Nước ngưng tua bin được đưa đến bồn đầu tiên
được làm nguội xuống 43oC bằng thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm.
Nước khử khoáng thu gom về bồn nước khử khoáng dung lượng 6368 m 3
tương ứng 19,5giờ duy trì lượng nước khử khoáng cần thiết.
3.1.2


Vận hành nước ngoài hàng rào:

Nước sông được bơmtừ bể hút đến thiết bị lọc nước sôngmake-up bằng ba
bơm (công suất mỗi bơm 1200 m3/h, một bơm dự phòng). Tất cả các bơm được dẫn
động bởiđộng cơ điện. Bơm đặt đứng trong bể hút. Chiều cao cột áp yêu cầu của các
bơm là 30m.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 14


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Để đảm bảo chất lượng nước sông bổ sung, sự phát triển của vi khuẩn được
giới hạn bằng cách thêm hóa chất diệt khuẩn vào nước sông thông qua bộ định lượng
chất diệt khuẩn. NaOH sẽ được thêm vào thông qua bộ định lượng NaOH để đảm
bảo pH nằm trong phạm vi thích hợp.
3.1.3

Hệ thống tháp làm mát:

Nước sông làm mát (Hệ thống nước sông làm mát) được sử dụng trực tiếp
trong tất cả các thiết bị tuabin ngưng tụ của nhà máy, nhằm mục đích hạ nhiệt độ của
tất cả các dòng công nghệ. Hơn nữa nó còn đươc sử dụng trong việc làm mát hệ
thống nước sạch làm mát thông qua các thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm.

Các thông tin thiết kế cơ bản đã xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố môi
trường là:


Nhiệt độ đi/về của nước sông làm mát : 34/43 (oC)



Nhiệt độ bầu ướt

: 30

(oC)

Hệ thống nước sông làm mát bao gồm 8 trụ tháp giải nhiệt (công suất 4700
m3/h trên mỗi tháp). Bể chứa nước sông sẽ duy trì được 15 phút khi mất lưu lượng
nước cấp vào.
Nước làm mát được bơm vào tuabin ngưng tụ của xưởng Amo và xưởng Ure
và thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm của hệ thống nước sạch làm mát. Hệ thống nước
sông làm mát tuần hoàn được nhờ có 4 bơm (Công suất 12343 m 3/h mỗi bơm, một
dự phòng), ba bơm được dẫn động bằng môtơ điện, một bơm dẫn động bằng tuabin
hơi. Các bơm được lắp đặt gần bể chứa nước sông. Bơm sẽ cấp áp theo yêu cầu của
nhà máy, khoảng 42m.
Để đảm bảo đặc tính của nước làm mát, một phần nước làm mát sẽ đi qua bộ
lọc side-stream, lưu lượng khoảng 1294 m3/h.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 15



Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Axit sulphuric được sử dụng trong nước làm mát để duy trì pH, và sử dụng
chất chống cáu cặn để tránh đóng cáu trong hệ thống. ClO 2 được thêm vào để hạn
chế sự phát triển của vi sinh vật.
Đặc tính của nước sông làm mát:
Nước cấp cho hệ thống nước sông làm mát được lấy từ sông Cái Tàu. Hệ số
tuần hoàn bình thường của hệ thống là 1,25 và thiết kế là 1,5.
Nồng độ ion trong nước được giữ ổn định và chất lượng của nước sẽ được
tăng lên theo số vòng tuần hoàn. Chất rắn hòa tan trong nước sông sẽ được loại bỏ
bằng các bộ lọc.
3.1.4

Hệ thống khí nén - khí điều khiển - khí Nito:
3.1.4.1 Hệ thống khí nén và khí điều khiển:

Hệ thống sản xuất khí Instrument & Service Air được thiết kế sẽ đáp ứng đủ
nhu cầu sử dụng khí instrument và plant air cho tất cả các cụm trong nhà máy sản
xuất phân bón.
Lưu lượng khí plant air được dự tính sử dụng cho các khu vực sau:


Cấp cho hệ thống sản xuất Nitơ




Khí thụ động hóa cho phân xưởng Urea



Khí plant air cho xưởng Đóng Bao Urea, hệ thống tồn trữ và vận chuyển



Khí plant air cho xử lý nước thải
Hệ thống bao gồm các phần sau:



Máy nén khí Instrument& Service air



Hệ thống làm khô khí Instrument

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 16


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau


Bồn chứa khí nén




Bồn chứa khí Instrument

Nhà Máy Đ ạm Cà

Tùy vào yêu cầu của hộ tiêu thụ, công suất chứa của bồn chứa khí nén có thể
cung cấp được khoảng 10 phút để giữ cho hệ thống ổn định với tải bình thường của
nhà máy (khi đó sẽ không có khí cho cụm sản xuất nitơ và khí instrument). Thể tích
bồn chứa khí nén là 109,5 m3.
Tùy theo yêu cầu của hộ tiêu thụ (Ngừng xưởng Amo an toàn), công suất chứa
có thể cung cấp được 15 phút để giữ cho hệ thống ổn định với tải bình thường của
nhà máy và áp suất cung cấp thấp nhất cho hộ sử dụng là 5 barg. Thể tích của bồn
chứa khí Instrument là 235 m3.
Đường “back-up line” của khí nén (đường từ máy nén không khí của xưởng
Amo) được nối với hệ thống bồn chứa khí nén nhằm cung cấp khí nén trong trường
hợp lỗi nguồn điện xảy ra.
Máy nén không khí sẽ khởi động và dừng liên tục, do công tắc áp suất riêng
của mỗi máy nén quyết định.
Khi chọn chế độ khởi động bằng tay cho phép người vận hành chọn máy nén
dự phòng “Stand-by” hay vận hành “operating”.
3.4.1.2 Hệ thống sản xuất Nitơ:
Hệ thống sản xuất Nitơ được thiết kế để cung cấp khí trơ phục vụ cho nhu cầu
sử dụng trong suốt quá trình khởi động cũng như vận hành bình thường của nhà máy
sản xuất phân bón.
Lượng Nitơ tiêu thụ được ước lượng sử dụng cho các phần sau:
Nitơ cho Bồn chứa Amoniac lỏng và hệ thống làm lạnh.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau


Trang 17


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Nitơ cho hệ thống các đầu đốt khí thải.
Nitơ cho xưởng Amo.
Nitơ cho xưởng Ure.
Lượng tiêu thụ bình thường được dự tính khoảng 420 Nm3/h.
Lưu lượng Nitơ cực đại khoảng 1000 Nm3/h được dự tính sử dụng trong quá
trình thổi đường ống, thiết bị khi đó cho bay hơi Nitơ lỏng trong bồn chứa.
Cụm sản xuất Nitơ, dựa trên chu trình làm lạnh Cryo, trong trường hợp bình
thường sản phẩm sẽ được cung cấp cho quá trình chạy máy liên tục và bồn chứa Nitơ
lỏng, với thiết bị bay hơi tại áp suất khí quyển, sẽ cung cấp khí trơ trong quá trình
khởi động nhà máy, cũng để phục vụ cho nhu cầu tải cao của nhà máy và phục vụ
cho quá trình khởi động lại chu trình làm lạnh Cryo trong trường hợp shut-down.
Công suất chứa Nitơ lỏng được thiết kế sẽ cho phép thực hiện quá trình
“purging” và “blowing” trước khi khởi động nhà máy sản xuất phân bón khi hệ thống
làm lạnh Cryo dừng.
Công suất chứa của bồn Nitơ là 25 m 3. Lượng nitơ lỏng dự trữ phải được sử
dụng và bảo quản bởi người sử dụng.
Thiết bị bay hơi 100% công suất (một dự phòng) với hệ thống phá đông sẽ
được cung cấp. Mỗi bộ bay hơi có thể cung cấp đủ cho yêu cầu tải cao nhất 1000
Nm3/h.
3.1.5

Hệ thống phân phối khí tự nhiên:


Khí tự nhiên từ nơi cung cấp là khoảng 4-6 MPag tại điểm đấu nối. Khí tự
nhiên cần được điều chỉnh với áp suất không đổi như là việc cấp khí và sau đó khí tự
nhiên được cung cấp đến các hộ tiêu thụ.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 18


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Khí nguyên liệu tự nhiên (nồng độ 9µg/Nm 3) từ nơi cung cấp sẽ được giảm áp
đến 40MPag bằng van điều chỉnh áp suất bên trong thiết bị tách khí. Khí tự nhiên từ
đỉnh bộ phận tách khí sẽ được chia làm ba dòng.
Dòng đầu tiên vào trong thiết bị hấp phụ thủy ngân để loại trừ thủy ngân, bảo
vệ phần thấp áp và tránh sự nổ gây ra trong vòng tổng hợp và phần làm lạnh. Trong
thiết bị hấp phụ thủy ngân, thủy ngân được hấp phụ bởi carbon hoạt tính bề mặt nơi
mà phản ứng hóa học chuyển hóa thủy ngân thành thủy ngân sulphide.
Sulphide được giữ lại trong lỗ của carbon dạng hột. Sau khi thủy ngân được
loại bỏ khí tự nhiên vận chuyển đến xưởng amo chứa 0,01µg/Nm 3. Dòng thứ hai là
dòng khí nhiên liệu được đưa đến hệ thống dòng chung. Phần còn lại được đưa đến
đuốc ure và đuốc amo.
3.1.6

Hệ thống nồi hơi phụ trợ:


Nồi hơi phụ trợ có sản phẩm hơi cao áp là 39 barg và 380 oC, với nước cấp
(BFW) là 130oC. Nồi hơi dùng nhiên liệu khí thiên nhiên.
Nồi hơi kiểu ống nước, tuần hoàn tự nhiên, thiết kế hai drum (steam drum và
water drum) có bệ đỡ đáy, áp buồng đốt nhỏ với tường bao quanh, có thể xả hoàn
toàn.
Nồi hơi phụ trợ đáp ứng được yêu cầu cân bằng hơi cao áp (HS) trong trường
hợp nhà máy vận hành ổn định.
Bốn đầu đốt phục vụ cho nồi hơi phụ trợ. Van điều khiển phục vụ cho đường
khí nhiên liệu chính và 4 air dampers là phục vụ không khí đốt cho từng Đầu đốt.
3.1.7

Hệ thống tồn trữ Amo:

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 19


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Amo lỏng được sản xuất từ xưởng Amo và được vận chuyển về hệ thống chứa
thông qua đường ống bọc bảo ôn.
Lượng Amo đưa ra được ước lượng bởi lượng Amo sản xuất từ xưởng Amo.
Bồn chứa Amo giữ lạnh được lắp ráp với công suất 10000 tấn (đường kính
trong 32000mm, chiều cao 20400 mm), nhiệt độ -33 oC, bồn này duy trì được 7 ngày
cho xưởng Ure hoạt động.
Thu hồi lượng hơi Amo một cách phù hợp để tránh quá áp trong bồn dẫn đến

xả Amo ra môi trường. Hơi Amo được đưa đến bộ phận làm lạnh hơi Amo để được
hóa lỏng và đưa ngược trở về bồn.
Hệ thống làm lạnh Amo có thể đảm bảo dòng 450 kg/h đáp ứng hiệu suất làm
lạnh 615 825 kJ/h nó được trang bị 2 máy nén (1 làm việc, 1 dự phòng).
Một phần Amo lỏng trong bình chứa được làm lạnh sâu khi nó đi qua nhanh
van điều chỉnh nhiệt độ, phần hơi và lỏng Amo được tách ra bằng thiết bị bão hòa.
Phần Amo hóa lỏng nhanh được phụ trợ làm lạnh sâu duy trì lượng Amo lỏng
từ thiết bị chứa Amo trong thiết bị bão hòa Amo (sử dụng trao đổi nhiệt ruột gà), khi
đó lượng hơi Amo được hút bởi máy nén.
Lượng Amo lỏng trong thiết bị đã được làm lạnh sâu được đưa về bồn chứa
bằng việc điều khiển mức của thiết bị chứa Amo.
Khí trơ có thể tồn tại trong bồn chứa Amo được rút ra cùng với hơi Amo bởi
máy nén và đưa tới thiết bị ngưng tụ.
Khí trơ này phải được tách ra, mặt khác chúng có thể có sẵn trong thiết bị
ngưng tụ và nó gây nguy hiểm cho quá trình làm lạnh Amo.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 20


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Do lý do này mà khí trơ được đưa từ thiết bị chứa Amo (Ammonia receiver)
đến thiết bị bão hòa (Ammonia saturator). Làm lạnh kiểu ruột gà được thiết lập để
làm lạnh sâu Amo / khí trơ đưa đến bồn chứa. Trong quá trình này Amo được hóa
lỏng ở phạm vi rộng.

Được quyết định bởi áp suất ngưng tụ mà khí trơ được xả đến đuốc thông qua
van điều khiển.
Những phương tiện này sẽ được sử dụng khi mà sản phẩm Amo từ xưởng
Amo trực tiếp về xưởng Ure không được thực hiện.
Bộ gia nhiệtlà bộ phận trao đổi nhiệt gián tiếp sử dụng Methanol. Methanol bị
bay hơi bởi hơi thấp áp bên dưới của thiết bị trao đổi nhiệt. Hơi Methanol sẽ ngưng
tụ khi gia nhiệt cho Amo ở đỉnh của thiết bị trao đổi nhiệt này. Hệ thống này có thể
tránh được hơi bị đóng băng bởi nhiệt độ thấp của Amo từ bồn chứa. Khi nhiệt độ
của Amo là -33oC và nhiệt độ đầu ra của hơi Amo qua bộ gia nhiệt là 25oC.
3.1.8

Hệ thống xử lý nước thải nhiểm Amo:

Nước nhiễm ammonia được thu gom vào thiết bị tiếp nhận nước thải. Nước
thải được gia nhiệt tại thiết bị trao đổi nhiệt bằng nhiệt dòng thải từ cột tripper trước
khi được bơm vào cột tripper.
Tại thiết bị tripper, nước thải được loại bỏ khí amonia bằng hơi thấp áp đi từ
dưới lên, khí ammonia sau khi ra khỏi cột tripper được đưa ra đuốc ammonia bằng
đường ống dẫn, và nước đã được xử lý được bơm tới thiết bị trao đổi nhiệt. Cuối
cùng nước thải được làm mát và được đưa ra rãnh thải nước mưa. Nước thải đã làm
mát được chấp nhận sau khi qua bộ phân tích 26-AT-0001 đạt yêu cầu. Nếu phân tích
không đạt yêu cầu nước thải được bơm trở lại cột tripping cho đến khi đạt yêu cầu.
3.1.9

Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu:

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 21



Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

Nước nhiễm dầu từ các xưởng công nghệ Ammonia, Urea, Phụ trợ được thu
thập chứa trong bể chứa nước thải nhiễm dầu, bể này có dung tích 2200m 3, sau khi
phân tích, nước sạch được đưa thẳng đến hệ thống ống nước xả bẩn. Nước nhiễm dầu
sẽ được bơm đến thiết bị tách dầu, tại đây dầu trên bề mặt sẽ được tách ra bằng hệ
thống dây cuốn và đưa đến bể chứa dầu thải. Trong điều kiện vận hành bình thường,
nước đã được tách dầu sơ bộ sẽ được đưa thẳng đến hệ thống tuyển nổi sử dụng
không khí hòa tan để tách dầu còn lẫn trong nước. Trong giai đoạn này hóa chất phá
nhũ tương sẽ được thêm vào.
Bể chứa nước nhiễm dầu được sử dụng nhằm cân bằng lưu lượng và tính chất,
đặc tính của nước thải nhiễm dầu. Bể này được thiết kế để chứa được lượng nước
thải cực đại chảy vào hệ thống trong 20phút.
Dầu được tách ra ở thiết bị tách dầu được thu thập và đưa vào trong bể chứa
dầu thải và được bơm đến thiết bị tách dầu bằng 2 bơm. Thiết bị tách nước còn lẫn
trong dầu này sẽ kéo nước phân tán trong dầu ra triệt để thêm một lần nữa. Dầu được
thu hồi sẽ được thu gom lại để sử dụng sau (hoặc cho mục đích khác) và nước được
tách ra sẽ được đưa trở lại bể chứa dầu thải.
Sau khi được xử lý, nước sạch đi ra từ hệ thống tuyển nổi sẽ được thu hồi để
đưa vào bể chứa cuối. Sau khi phân tích nước sạch này đã đạt theo tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN-5945, 2005) sẽ được bơm đến hệ thống thu gom xả nước mưa; trong
trường hợp nước thải nhiễm amo sẽ được đưa đến hệ thống xử lý riêng.
3.1.10 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
3.1.10.1
Đầu vào:
Nước thải từ ống góp sẽ được dẫn vào bể cân bằng với thiết bị vớt rác tự

động thiết kế cho 13m3/h tỉ lệ lưu lượng. Sau đó nước đã được loại bỏ rác được đưa
thẳng tới bể cân bằng để lắng và ổn định. Bể cân bằng được thiết kế 2 bơm để nạp
nước thải liên tục cho công đoạn kế tiếp. Để ngăn ngừa vấn đề về mùi và sự lắng cặn
rắn, bể cân bằng sẽ được sục khí bởi bộ khuếch tán không khí.
3.1.10.2

Quy trình xử lý:

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 22


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

a. Bể kỵ khí:

Bể kỵ khí: nơi mà nước thải chứa bùn thô và bùn chứa phốt pho quay về. Mục
đích chính của bể là giải thoát phốt pho để mà loại bỏ hàm lượng phốt pho trong
nước; chất hữu cơ không hòa tan được hấp phụ bởi vi sinh vật để làm giảm nồng độ
BOD5 trong nước xuống; phần của NH 3-N bị phá hủy dựa vào sự kết hợp của tế bào
nhằm làm giảm hàm lượng của NH3-N trong nước xuống.
b. Bể hiếm khí:

Bể hiếu khí: nơi mà lượng lớn NO3-N và NO2-N được đưa vào bởi dòng
nước nitrat hóa quay về được khôi phục lại từ N2 và giải phóng ra không khí dưới
ảnh hưởng của vi khuẩn khử nitơ, được gọi là khử nitơ sinh học. Và nguồn gốc chất

hữu cơ các bon có trong chất hữu cơ trong nước đầu vào được loại trừ, vì vậy làm
giảm chỉ số BOD5 và NH3-N xuống nhưng với sự thay đổi nhỏ của phốt pho.
c. Bể hiếu khí:

Bể hiếu khí: hàm lượng của chất hữu cơ tiếp tục giảm xuống nhờ vi sinh vật
phân hủy chúng; chất hữu cơ ni tơ NH 3-N chuyển hóa thành NO2-N, NO3-N vì vậy
nó làm giảm hàm lượng NH3-N xuống; bể hiếu khí là nơi mà NH3-N được nitrate hóa
hoàn toàn và bể hiếm khí là nơi quá trình khử nitơ được diễn ra; cả bể hiếu khí và bể
hiếm khí có thể làm việc cùng nhau để loại bỏ phốt pho.
Vì vậy, Công nghệ A2O có khả năng loại trừ nitơ, khử nitơ và khử phốt pho
trong chất hữu cơ.
d. Bể lắng thứ 2:

Nước từ bể hiếu khí được chảy nhờ trọng lực xuống bể lắng để loại bỏ bùn
hoạt tính nhờ quá trình lắng. Nước đã được làm sạch sẽ được cô lập khỏi bùn hoạt
tính bởi thùng lắng tĩnh.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 23


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

e. Bể khử trùng:

Nước từ khu vực làm sạch sẽ được thêm định lượng dung dịch NaOCl vào để

tăng hiệu quả khử trùng.

f.

Bể phân hủy bùn:

Bùn ra khỏi quá trình xử lý oxy hóa sinh học sẽ được đưa tới bể phân hủy bùn.
Thiết kế này nhằm đảm bảo giảm toàn bộ sự ô nhiễm sinh học có trong bùn, bởi lí do
này, không khí được thêm vào bể nhằm cung cấp oxy. Bùn ở công đoạn cuối được
thải ra ngoài đất thông qua 2 bơm (1 bơm dự phòng). Lượng bùn sản xuất ở cụm này
khoảng 0,03×103 kg/giờ.

3.1.10.3

Lọc đa chức năng:

Nước đã được khử trùng được bơm vào lọc áp suất đa chức năng thẳng đứng
nơi mà chất rắn lơ lửng sẽ bị giữ lại để duy trì tiêu chuẩn nước thải đầu ra đạt giá trị
lớn nhất là 80 ppm. Bên trong của lọc đa chức năng được điền đầy bởi than antraxit
cứng, cát và quặng sắt từ.

3.1.10.4

Bể nước sạch:

Nước sạch được bơm tới nơi khác qua 2 bơm nước sạch. Chất lượng nước
được xử lý tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-5945, 2005).
3.1.11 Hệ thống đuốc trong dòng công nghệ:

Dự án nhà máy đạm Cà Mau yêu cầu một hệ thống đuốc amo để thỏa mãn rò

rỉ cho phép của van an toàn và các van điều chỉnh áp suất trong quá trình chạy bình
thường và dưới điều kiện nạp khí không bình thường để an toàn trong quá trình sản
xuất.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 24


Thực Tập Tốt Nghiệp
Mau

Nhà Máy Đ ạm Cà

a. Hệ thống đuốc:
Khí tổng hợp từ các xưởng sẽ được đưa trực tiếp đến bình KO hiệu suất cao,
sau khí chất lỏng được tách ra khí tổng hợp được đưa qua phần nước kín và đi vào
thân đuốc để nạp.
Khí đuốc amo sẽ thông qua bình nước kín và sau đó vào trong thân đuốc amo
để nạp.
Khí đuốc amo từ cụm sẽ được vận chuyển trực tiếp đến đỉnh đuốc amo để là
hợp phần cháy.

b. Hệ thống khí nhiên liệu
Khí nhiên liệu là khí tự nhiên trong dự án.Khí nhiên liệu là nguồn khí mồi,
đánh lửa, thiết bị phát lửa (flame front generator).
Mỗi đuốc được lắp 8 bộ đánh lửa và 1 thiết bị phát lửa (flame front generator),
bất cứ một bộ phận đánh lửa nào được lắp đặt với một đầu mồi, một ống lửa sẽ được
kéo dài từ thiết bị phát lửa (flame front generator) đến bộ phận đánh lửa của đầu mồi.
Ống khí nhiên liệu của bộ phận đánh lửa được trang bị một van điện mang lại

sự đánh lửa tự động theo tín hiệu nhiệt độ. Bộ phận đánh lửa cung cấp khóa liên
động tự động cho điều khiển và hướng dẫn đánh lửa.
Khí nhiên liệu được sử dụng như phương tiện làm kín trung gian của đuốc
tổng hợp và là khí hỗ trợ cho đuốc amo.
Nguyên liệu làm bộ lọc đến ống giãn nở của đỉnh đuốc làm bằng thép các bon
304SS.

SVTH: Nhóm Đạm Cà Mau

Trang 25


×