Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thực trạng về hoạt động tuyển dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.39 KB, 6 trang )

Trong nền kinh tế năng động đầy những thách thức lẫn thời cơ, nhất là ở
thời buổi cạnh tranh hết sức gay gắt trong thế kỷ 21 này. Con người là nguồn
lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào nếu nó muốn tồn tại và hoạt
động có hiệu quả.
Một tổ chức, một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ để đạt được nhiều thành
công phụ thuộc chủ yếu vào hiệu suất và năng lực của người lao động. Tuy
nhiên, không phải dễ dàng để có được nguồn lao động có chất lượng và đáp
ứng được mọi yêu cầu công việc đề ra. Những lao động không đủ trình độ,
hay những người được thuê một cách thiếu thận trọng đôi khi lại trở thành
gánh nặng cho chính tổ chức hay doanh nghiệp. “Một quyết định từ chối tất
nhiên là không tốt, nhưng xét cho cùng nó không có hại cho công ty. Còn
quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho tập đoàn và đương nhiên phải mất
nhiều công sức mới có thể sửa chữa được” – Joel Spolsky
Do đó, để sở hữu một nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn đáp ứng được những
yêu cầu công việc đề ra thì tổ chức và doanh nghiệp cần phải hoàn thiện quá
trình tuyển chọn để từ đó chọn ra những người có đủ năng lực, trình độ thích
hợp nhất cho từng vị trí công việc, từng mục tiêu mà doanh nghiệp hay tổ
chức đang hướng tới.
Trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến một số vấn đề về thực trạng
hoạt động tuyển dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để có một
cái nhìn tổng quan đồng thời cũng tự xây dựng những ý kiến đóng góp để
công tác tuyển dụng được hiệu quả hơn.
I. Một số vấn đề lý luận chung.
1. Khái niệm:
- Tuyển mộ: Tuyển mộ là một quá trình thu hút và tuyển chọn người một
cách rộng rãi. Những người đến từ một hay nhiều chỗ khác nhau nhưng có
cùng một mục đích giống nhau. Nói cách khác, kết quả của quá trình tuyển
mộ là việc lựa chọn những người có trình độ chuyên môn phù hợp một cách
kịp thời, đủ về số lượng và khuyến khích họ nộp hồ sơ xin tuyển vào làm các
công việc ở một tổ chức.
- Tuyển chọn là việc lựa chọn một hoặc một nhóm người dựa trên cơ sở


nhóm người đã tuyển mộ để sử dụng vào một mục đích nhất định. Nói cách
khác, tuyển chọn là quá trình lựa chọn từ một nhóm ứng viên để chọn ra một
hoặc một vài ứng viên phù hợp nhất cho một vị trí hay công việc nhất định.
Kết quả của quá trình tuyển chọn là việc sử dụng những người được lựa chọn.

Phạm Ngô Anh Tuấn

GaMBA01.M02


2. Nội dung tuyển mộ:
a. Nguồn tuyển mộ: Là nơi mà có thể tìm được các cá nhân đủ tiêu chuẩn
đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Doanh nghiệp hay tổ chức có thể tìm
kiếm các cá nhân này từ các nguồn sau:
- Từ các trường cao đẳng và đại học..
- Từ địa phương..
- Từ cán bộ nhân viên trong đơn vị
- Từ đối thủ cạnh tranh
- Từ các đơn vị khác
Với mỗi nguồn tuyển mộ sẽ có những thuận lợi và hạn chế nhất định.
Nhưng dù sao doanh nghiệp, tổ chức cũng cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Đảm bảo về mặt thời gian.
- Chọn được các nhân viên đáp ứng được tối đa yêu cầu của doanh
nghiệp dựa trên các nguồn tuyển dụng.
- Đảm bảo chi phí tối thiểu cho mỗi lần tuyển dụng.
- Đảm bảo tuân theo quy trình và quy định tuyển dụng của doanh nghiệp,
tổ chức.
b. Phương pháp tuyển mộ.
Với mỗi nguồn sẽ có những phương pháp tuyển mộ khác nhau. Tựu
chung lại có một số phương pháp tuyển mộ sau đây:

- Quảng các trên các phương tiện thông tin đại chúng…
- Thông qua các văn phòng giới thiệu việc làm
- Thông qua các hội chợ việc làm.
- Thông qua quá trình thực tập hoặc các sự kiện….
c. Các bước tuyển chọn:
- Lập hồ sơ xin việc
- Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ: Nhằm loại bỏ những ứng viên không đáp
ứng đủ tiêu chuẩn.
- Phỏng vấn ban đầu (nếu có): Sơ tuyển
- Tham gia thi tuyển.
- Tham gia phỏng vấn đánh giá nhằm đưa ra quyết định lựa chọn
- Thâu nhận và bố trí công việc.
- Theo dõi quá trình thử việc.
- Ra quyết định tuyển dụng chính thức.
II. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Phạm Ngô Anh Tuấn

GaMBA01.M02


1. Thực trạng về hoạt động tuyển dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
a. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) được thành
lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng
Chính phủ. Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo
mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống bao gồm hơn
130 chi nhánh và các Công ty trên toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước

ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), tham gia góp vốn với 5 tổ chức tín dụng.
NHĐT&PTVN là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 52 năm xây dựng, trưởng thành và
phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Là một Ngân hàng thương mại nên chức năng nhiệm vụ chính là huy
động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…
Về cơ cấu tổ chức: NHĐT&PTVN có hơn 10.000 cán bộ nhân viên làm
việc tại hơn 130 Chi nhánh, chiếm tỷ lệ lớn là 2 bộ phận chức năng tín dụng
và dịch vụ (khoảng 70%). Cơ cấu nguồn nhân lực trẻ và có trình độ tương đối
đồng đều, có hơn 80% trình độ đại học, 10% trình độ thạc sỹ, còn lại là cán bộ
có trình độ trung cấp và sơ cấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế của
một ngân hàng hiện đại như ngày nay khi mà công nghệ thông tin đang ngày
càng phát triển.
b. Phân tích thực trạng hoạt động tuyển dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
Hàng năm, sau khi kết thúc kỳ tài chính, các Chi nhánh căn cứ vào nhu
cầu phát triển mạng lưới, tăng trưởng tín dụng của năm tiếp theo tiến hành lên
kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động trình Hội sở chính NHĐT&PTVN phê
duyệt.
Theo quy trình tuyển dụng hiện tại, NHĐT&PTVN đang áp dụng 3 hình
thức tuyển dụng chính:
- Tuyển thẳng (Tất cả các trường hợp tuyển dụng không qua thi tuyển
đều phải có văn bản trình và được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc)
- Tuyển thông qua thi tuyển
- Tuyển cán bộ chuyển công tác:
+ Chuyển công tác giữa các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống
NHĐT&PTVN. (Cán bộ có thời gian công tác tại đơn vị cũ ít nhất là 05 năm.
Trường hợp đặc biệt do Tổng giám đốc quyết định, có ý kiến chấp thuận của
Tổng giám đốc NHĐT&PTVN).


Phạm Ngô Anh Tuấn

GaMBA01.M02


+ Chuyển công tác từ các đơn vị ngoài hệ thống NHĐT&PTVN (Cán bộ
có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đối với vị trí tuyển dụng. Cán bộ có ít nhất 03 năm công tác tại đơn
vị cũ và còn thời gian công tác theo quy định của Nhà nước ít nhất 10 năm.
Không vi phạm kỷ luật lao động với bất cứ hình thức nào; có nhận xét tốt của
Thủ trưởng đơn vị cũ; đảm bảo có thể sử dụng ngay vào vị trí công tác phù
hợp với yêu cầu của đơn vị. Có ý kiến chấp thuận của Tổng giám đốc
NHĐT&PTVN).
Các bước tuyển dụng:
Bước 1: Tổ chức thông báo tuyển dụng:
Trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng được duyệt và các tiêu chuẩn quy định,
Phòng TCCB lập thông báo tuyển dụng để đăng trên Báo hoặc truyền hình địa
phương ít nhất 3 số, thời gian từ lần đăng số thứ nhất đến ngày nhận hồ sơ ít
nhất 7 ngày. Nội dung thông tin đòi hỏi phải chi tiết đối với từng vị trí tuyển
dụng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải mở sổ theo dõi, chỉ nhận những hồ sơ đủ
tiêu chuẩn theo quy định. Trong trường hợp thí sinh mới thi tốt nghiệp chưa
có bằng hoặc chưa có chứng nhận tốt nghiệp thì có thể sử dụng bảng điểm của
nhà trường. Sau khi thí sinh đã trúng tuyển sẽ đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ
theo quy định.
Bước 3: Lập danh sách sơ tuyển
Danh sách tổng hợp phản ảnh đầy đủ chính xác nội dung thông tin của
thí sinh.
Bước 4: Thành lập hội đồng thi

Giám đốc chi nhánh ra quyết định thành lập hội đồng thi theo đề nghị
của phòng tổ chức cán bộ. Hội đồng thi duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện
dự thi, số lượng hồ sơ dự thi tối thiểu bằng 02 lần nhu cầu lao động dự kiến
tuyển.
Bước 5: Thông báo lịch thi
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ chức thi tuyển và danh sách thí
sinh đã được duyệt, đơn vị thực hiện việc thông báo lịch thi và phát thẻ dự thi.
Thông báo lịch thi (bằng điện thoại hoặc bằng giấy mời) đến các thí sinh
trước ít nhất 3 ngày trước ngày thi.
Bước 6: Tổ chức thi
Hội đồng thi tuyển xây dựng đề thi, đáp án (trình Tổng Giám đốc phê
duyệt) và tổ chức thi cụ thể như sau:

Phạm Ngô Anh Tuấn

GaMBA01.M02


- Đối với cán bộ làm nghiệp vụ Ngân hàng, các nghiệp vụ khác có liên
quan trực tiếp đến nghiệp vụ Ngân hàng và Giao dịch viên: Thi viết, tổ chức
phỏng vấn và kiểm tra trình độ tin học.
- Đối với cán bộ thủ quỹ, kiểm ngân: Kiểm tra tay nghề kiểm đếm, bó
tiền, phân loại tiền rách nát, phát hiện tiền giả.
Bước 7: Tổng hợp kết quả thi
Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả từng môn thi, kết
quả trung bình các môn.
Bước 8: Duyệt danh sách trúng tuyển.
Hội đồng thi đề xuất danh sách trúng tuyển trình Tổng giám đốc quyết
định.
Bước 9: Công bố kết quả tuyển dụng

Bước 10: Ký hợp đồng thử việc.
Bước 11: Ký hợp đồng lao động chính thức.
2. Hạn chế của công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
- Quá trình tuyển dụng tập trung kéo dài mất nhiều thời gian, các ứng
viên phải chờ đợi kết quả khá lâu, điều này có thể dẫn đến việc những ứng
viên có năng lực và trình độ chuyển qua làm việc tại các tổ chức khác.
- Quá trình tuyển dụng tập trung khá nhiều vào bề mặt hồ sơ lý lịch,
thành tích học tập của ứng viên, chưa chú ý nhiều đến khả năng, kỹ năng, thái
độ, mức độ hứng thú và động cơ của ứng viên đối với công việc và vị trí dự
tuyển.
- Việc áp dụng cơ chế tuyển dụng thông qua thi tuyển mà nguồn tuyển
dụng là những sinh viên tốt nghiệp từ những trường cao đẳng và đại học khiến
chi phí đào tạo tăng thêm khi những sinh viên mới ra trường này hầu hết đều
chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính.
- Mặc dù cơ chế tuyển dụng có áp dụng 3 hình thức tuyển dụng tuy nhiên
hàng năm công tác tuyển dụng chủ yếu được thực hiện qua hình thức thi
tuyển tự do, không linh hoạt trong quá trình tuyển dụng.
- Yếu tố phỏng vấn trong thi tuyển đôi khi chưa thực sự được khách
quan, một phần là do các mối quan hệ trong nội bộ, phần khác là do người
phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, quá quan tâm đến ý muốn chủ quan của mình,
hoặc đi sâu quá nhiều vào những đặc tính không liên quan gì đến công việc
của ứng viên sau này.
- Do kế hoạch tuyển dụng được xác định hàng năm căn cứ trên nhu cầu
nhân sự do phòng tổ chức hành chính của các Chi nhánh lập trình lên, trong
khi Phòng tổ chức hành chính không nắm bắt được cụ thể khối lượng công
Phạm Ngô Anh Tuấn

GaMBA01.M02



việc của từng bộ phận khác trong Chi nhánh. Điều này có thể gây ra sự mất
cân đối trong từng bộ phận chức năng, bộ phận thừa, bộ phận thiếu.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Để khắc phục những hạn chế nêu ra trên đây với mục đích hoàn thiện
công tác tuyển dụng nhằm xây dựng một đội ngũ nhân lực trẻ, trình độ cao, có
tính phấn đấu góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chúng ta cần:
- Áp dụng linh hoạt các hình thức tuyển dụng, tập trung hơn nữa vào việc
tuyển dụng những cán bộ có thâm niên công tác tại các đơn vị cùng ngành.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phân bổ chính xác nguồn nhân lực
dựa trên nhu cầu thực tế của từng phòng ban chức năng.
- Tạo điều kiện chủ động cho các Chi nhánh tự tuyển dụng căn cứ trên
nhu cầu thực tế, góp phần giảm áp lực và chi phí cho Hội sở chính, đồng thời
cũng rút ngắn thời gian cho quá trình tuyển dụng.
- Cần tập trung chú ý vào việc tuyển lựa những ứng viên có các kỹ năng,
trình độ phù hợp với bản mô tả công việc cho từng vị trí tuyển dụng.
Tuyển dụng là một quá trình phức tạp kết hợp nhiều yếu tố nhằm mục
tiêu xây dựng được một đội ngũ nhân sự có trình độ cao phục vụ cho việc
phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Do đó, vấn đề đặt ra đối với mọi tổ chức
là thiết kế và xây dựng một quy trình tuyển dụng hiệu quả đảm bảo tính khách
quan có tác dụng hoàn thiện đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp và phát triển
người lao động.
Tài liệu tham khảo:
1. Quy trình tuyển dụng của BIDV năm 2009.

2. Tài liệu môn học “Quản trị nguồn nhân lực” trong chương trình
GaMBA của Đại học Griggs – Hoa Ky
3. Trang web: www.slideshare.net


Phạm Ngô Anh Tuấn

GaMBA01.M02



×