Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.9 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
*
*

*

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC TẬP

Tên báo cáo: Thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính
(Khảo sát tại một số trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội)

Giảng viên hướng dẫn: ThSTS. Nguyễn Bá Đạt
Sinh viên thực hiện:

Hà Nội - năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Giảng viên hướng dẫn, ThS. Nguyễn Bá Đạt, người đã tận tình chỉ bảo, góp ý và
cho chúng tôi những gợi ý hết sức quý báu trong suốt quá trình thực hiện báo cáo.
Các Thầy/Cô giáo trong và ngoài khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy bảo, dìu dắt chúng tôi trong suốt các
năm học vừa qua.
Toàn thể các bạn sinh viên tại một số trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội…đã
nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong việc tạo điều kiện và cung cấp những thông tin cần
thiết để chúng tôi hoàn thành báo cáo.
Cuối cùng là gia đình, những người đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành báo cáo.


Nhóm sinh viên:


Phụ Lục

1.

Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Khách thể nghiên cứu

4.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Mục đích nghiên cứu

6.

Nhiệm vụ nghiên cứu

7.

Câu hỏi nghiên cứu

8.

Giả thuyết nghiên cứu


9.

Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1. Nghiên cứu về hiện tượng đồng tính
1.2. Nghiên cứu về hiện tượng đồng tính, thái độ của cộng đồng đối với người đồng
2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.3.

2.5.
2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.
2.5.4.

tính tại Việt Nam
Các khái niệm cơ bản
Thái độ
Khái niệm thái độ
Cấu trúc thái độ
2.2.

Khái niệm sinh viên
Khái niệm người lao động đồng tính đã công khai
2.3.1. Khái niệm người đồng tính
2.3.2. Khái niệm công khai
2.3.3. Khái niệm người lao động
2.4.
Thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính đã công khai
Các khái niệm liên quan
Giới tính và giới
Xu hướng tính dục
Định kiến xã hội
Kỳ thị
3. Một số hiểu lầm và định kiến thường gặp về người đồng tính
3.1.
Người chuyển giới cũng là người đồng tính
3.2.
Đồng tính có thể chữa được
3.3.
Các mối quan hệ cùng giới dễ tan vỡ
3.4.
Người đồng tính hay bị bệnh HIV/AIDS
3.5.
Đồng tính và chuyển giới là trào lưu du nhập từ phương Tây

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1.
1.1.
1.2.
2.
3.


Thực trạng thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính
Nhận thức
Xu hướng xúc cảm và hành vi
Những ngành nghề sẽ được chấp nhận
Sự khác biệt trong mối tương quan giữa các thành tố của thái độ về nhóm
người khảo sát đã tiếp xúc và chưa tiếp xúc với người đồng tính


4.

Một số kiểm định về sự khác biệt trung bình nhận thức, xu hướng ứng xử và
xúc cảm dựa trên các tiêu chí

Kết luận
Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, cùng với đó là sự xuất hiện của những
vấn đề xã hội khác nhau, một trong số đó là những vấn đề liên quan đến người đồng tính.
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học tại cộng hòa Séc thì hiện tượng đồng tính đã có
từ 5000 năm trước. . Kết quả của cuộc khảo sát về “Sự chấp nhận đồng tính hay không
trên thế giới” do Trung tâm nghiên cứu PEW (Mỹ) tiến hành từ năm 2007-2013 đã cho
thấy rằng sự chấp nhận đồng tính rộng rãi ở Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu và phần lớn Mỹ
La Tinh; sự từ chối bình đẳng phổ biến ở các quốc gia đạo Hồi, châu Phi, nhiều nơi ở

châu Á và Nga.
Bên cạnh việc không được xã hội hoàn toàn chấp nhận, người đồng tình còn phải
chịu sự kỳ thị từ cộng đồng. Một số người đồng tính còn phải lo lắng chuyện bị mất việc
hay bị bắt nạt và quấy rối ở trường học nếu có nhiều người biết về xu hướng tính dục của
họ. Thật không may là những người đồng tính phải đối mặt với nguy cơ bị hành hung và
bạo lực thể xác cao hơn so với người dị tính. Các nghiên cứu tiến hành ở California (Mỹ)
vào giữa thập niên 90 nhận thấy có gần 1/5 số người đồng tính nữ và hơn 1/4 số người
đồng tính nam tham gia nghiên cứu đã từng là nạn nhân của các trường hớp gây tội ác
dựa trên phân biệt xu hướng tính dục. Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện làm ở
California với khoảng 500 người trẻ tham gia, trong đó một nửa số người thừa nhận mình
đã từng có những hành vi gây hấn chống lại người đồng tính, như có lời lẽ xúc phạm với
họ hay gây bạo lực thể xác.
Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau
của đồng tính luyến ái. Đại bộ phận người dân còn kỳ thị cũng như có những suy nghĩ sai
lệch về người đồng tính. Điều này có thể tác động xấu đến không chỉ những người đồng
tính mà còn đến xã hội nói chung. Trong một nghiên cứu năm 2009 của IiSEE về sự kì thị
người đồng tính nam, 90% người đồng tính nam tham gia cảm thấy xã hội có thái độ tiêu
cực với người đồng tính, từ đó có đến 86% trong số họ phải che giấu chuyện tính dục của
mình với mọi người xung quanh. Hầu hết họ gặp phải sự định kiến và kì thị của gia đình


và bạn bè. Trong 1800 người tham gia trả lời, vì việc họ đồng tính mà 20% số người đồng
tính tham gia nghiên cứu cho biết đó nói họ đã mất bạn, 15% bị gia đình rầy la, 6.5%
mất việc, 4.5% bị đánh và 4.1% bị đuổi ra khỏi nhà. Cùng với đó, nghiên cứu online vào
năm 2012 của Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) về “Người đồng tính,
lưỡng tính, chuyển giới, chuyển giới tính và giao giới tính bị kỳ thị và phân biệt đối xử
tại trường học” trên một nhóm khách thể gồm 520 người thuộc nhóm LGBT (LGBT bao
gồm những người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, chuyển giới tính và giao giới tính)
đã đưa ra kết quả rằng 41% người tham gia điều tra cho rằng đã từng bị kỳ thị hoặc bạo
lực ở trường phổ thông hoặc đại học; 17% nói rằng họ đã bị gọi bằng những từ ngữ mang

tính chất lăng mạ, trong khi 38% nói rằng họ bị đối xử thiếu công bằng.
Từ những số liệu trên, chúng ta có thể thấy tại Việt Nam, thái độ của xã hội đối với
người đồng tính là không thiếu tích cực. Như vậy, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới sự hòa
nhập xã hội của những người đồng tính, đặc biệt là bộ phận người đồng tính đang lao
động, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở buôn bán… Việc phải chịu thái độ tiêu cực
từ những đồng nghiệp xung quanh có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho họ trong quá trình
làm việc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thái độ của sinh viên đối với người
lao động đồng tính”. Chúng tôi lựa chọn khách thể nghiên cứu là sinh viên bởi vì đây là
lực lượng lao động tiềm năng, chuẩn bị tham gia làm việc tại các môi trường lao động.
Họ là những người trẻ, năng động, nhạy bén và dễ dàng tiếp thu những nhận thức tiến bộ.
Việc tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính sẽ giúp đưa ra
những dự báo để người đồng tính có cái nhìn khái quát về môi trường lao động mà họ sẽ
gia nhập, đồng thời có những giải pháp giúp tăng thái độ tích cực của sinh viên đối với
người đồng tính để quá trình hợp tác lao động diễn ra dễ dàng hơn.

2.

Đối tượng nghiên cứu:
Thái độ của sinh viên các trường đại học/ cao đẳng thuộc địa bàn Hà Nội về người
người lao động đồng tính đã công khai hiện đang làm việc trong các ngành nghề.

3.

Khách thể nghiên cứu:
300 sinh viên thuộc các nhóm ngành: sư phạm, y tế, nghệ thuật, tự nhiên - xã hội –
kinh tế, an ninh – quốc phòng đang học tại các trường đại học/ cao đằng thuộc địa bàn Hà
Nội.

4.


Phạm vi nghiên cứu:


- Về nội dung: Thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính đã công
khai hiện đang làm việc trong các ngành nghề, bao gồm:
+ Nhận thức của sinh viên về người đồng tính.
+ Tình cảm của sinh viên đối với người đồng tính đã công khai hiện đang làm việc
tại các ngành nghề.
+ Hành vi của sinh viên đối với người lao động đồng tính đã công khai hiện đang
làm việc trong các ngành nghề.
Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu hai nội dung sau: nhận thức của sinh
viên về người đồng tính và hành vi của sinh viên đối với người lao động đồng tính đã
công khai hiện đang làm việc trong các ngành nghề
- Về khách thể: 300 sinh viên thuộc nhóm ngành: sư phạm; an ninh- quốc phòng;
tự nhiên, xã hội, kinh tế; y tế; nghệ thuật.
Cụ thể như sau:
STT

Khối ngành

Số lượng sinh viên

1

Sư phạm

60

2


An ninh – Quốc phòng

60

3

Tự nhiên, xã hội, kinh tế

60

4

Y tế

60

5

Nghệ thuật

60

Tổng

300

- Về địa bàn: Các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội.

5.


Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm khảo sát thái độ của sinh viên trên địa bàn Hà Nội - những
người tương lại sẽ trở thành thành phần lao động chính của xã hội - về người lao động
đồng tính đã công khai ở các ngành nghề khác nhau hiện nay. Từ đó tìm hiểu lý do vì sao
người lao động đồng tính đã công khai bị kì thị và đưa ra giải pháp, đề xuất để sinh viên


có thái độ tích cực hơn về nhóm đối tượng này, giúp người đồng tính chuẩn bị tâm thế,
nhận diện và khắc phục khi gặp khó khăn trong môi trường bị kì thị. Ngoài ra nghiên cứu
còn giúp cho người đồng tính có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về môi trường lao
động mà họ đang và sẽ gia nhập; giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn, dễ dàng hòa nhập
và tạo môi trường làm việc thoải mái hơn cho họ.
6.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lý luận.
- Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu luận văn có liên quan
đến vấn đề về thái độ, nhận thức, về người đồng tính, các nhóm ngành để đưa ra phạm vi
nghiên cứu đầy đủ và hợp lý.
- Làm sáng tỏ một số khái niệm: thái độ, sinh viên, người lao động đồng tính, công
khai.
b. Nghiên cứu thực tiễn:
+ Khảo sát và đánh giá thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính.
c. Giải pháp, kiến nghị:
+ Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị và giải pháp giúp sinh viên có
những nhận thức đúng đắn về người đồng tính và tăng thái độ tích cực đối với người
đồng tính, giúp người đồng tính đã công khai dễ dàng hòa nhập và không bị kì thị nơi làm
việc.

7.


Câu hỏi nghiên cứu:
- Sinh viên có thái độ như thế nào đối với người lao động đồng tính đã công khai
hiện đang làm việc cùng ngành nghề và khác ngành nghề với mình?
- Người đồng tính dễ dàng được chấp nhận trong các ngành nghề nào?
- Những người đã tiếp xúc với người đồng tính sẽ có thái độ như thế nào với đồng
nghiệp là người đồng tính đã công khai?

8.

Giả thuyết nghiên cứu:
- Sinh viên có xu hướng chấp nhận người đồng tính làm việc trong các ngành
không thuộc phạm vi ngành của mình.
- Người đồng tính có cơ hội được chấp nhận ở các ngành nghề liên quan đến nghệ
thuật - sáng tạo hơn là các ngành sư phạm, quân đội.


- Những người đã tiếp xúc với người đồng tính có thể dễ dàng chấp nhận người
đồng tính là đồng nghiệp của mình.

9.

Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Nhằm thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu và phân tích các tài liệu có lien quan tới kỹ năng, việc làm, kỹ năng tìm việc
làm nói chung và kỹ năng tìm thông tin, kỹ năng trả lời phỏng vấn nói riêng. Trên cơ sở
đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
b. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi:

Tận dụng ưu thế của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là trong một thời gian
ngắn có thể thu một lượng lớn câu trả lời với nhiều thông tin, trên một diện rộng. Chúng
tôi sử dụng phương pháp này nhằm khảo sát thái độ của sinh viên đang học tập tại Hà
Nội về người lao động đồng tính đã công khai và đang làm việc ở các ngành nghề khác
nhau hiện nay, đồng thời tìm hiểu lý do người đồng tính bị kỳ thị tại nơi làm việc hiện
nay nhằm tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho người đồng tính.
Về quy trình thiết kế bảng hỏi:
Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, đồng thời tiến hành tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan tới đề tài, chúng tôi đã đưa ra được bảng câu hỏi điều tra.
Bảng hỏi dành cho sinh viên gồm 2 phần: Phần A: Thái độ của sinh viên với người
lao động đồng tính. Phần B: Thông tin cá nhân.
Phần A: Nhằm đo về thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính đã
công khai.
Câu 1: Câu hỏi lựa chọn, tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về khái niệm đồng
tính.
Câu 2: Câu hỏi lựa chọn, tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đề khái niệm người
đồng tính.
Câu 3: Câu hỏi nhận thức nhằm tìm hiểu mức độ đồng tình của người được hỏi về
những quan điểm cơ bản liên quan đến đồng tính và người đồng tính.
Câu 4: Tìm hiểu lựa chọn của người trả lời về ngành nghề nào phù hợp với người
đồng tính.


Câu 5: Câu hỏi lựa chọn nhằm tìm hiểu lý do người được hỏi cho rằng đồng tính
vẫn bị kì thị và phân biệt đối xử.
Câu 6: Câu hỏi đo xu hướng ứng xử (cảm xúc, hành vi) của người trả lời khi biết
đồng nghiệp của mình là người đồng tính.
Câu 7: Câu hỏi lựa chọn đo cảm nhận của người đồng tính khi bị phân biệt đối xử
theo quan điểm của sinh viên.
Câu 8: Câu hỏi đo xu hướng phản ứng của sinh viên trong một số trường hợp cụ

thể khi làm việc cùng người đồng tính.
c. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của một vài yếu tố đến tình yêu của sinh viên qua phiếu
điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS for windows để sử lý và
phân tích số liệu của đề tài nghiên cứu khoa học. Trong quá trình phân tích thông tin,
chúng tôi có sử dụng các công thức thống kê toán học để tính toán và kiểm định số liệu
theo mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:


Tính tỷ lệ phần trăm bằng lệnh Analyze\Descriptive Statistics/Frequencies



Tính điểm tổng và điểm trung bình của các iteam đo nhận thức, xúc cảm, hành vi
bằng lệnh Transform/ Compute Variable



Phâm nhóm tiếp xúc và chưa tiếp xúc bằng lệnh Transform/ Recode into different
Variabls, trong đó nhóm tiếp xúc bao gồm những sinh viên quen biết khá nhiều
người đồng tính hoặc biết một vài người đồng tính, nhóm chưa tiếp xúc bao gồm
những sinh viên chưa quen biết người đồng tính nào.



Phân tích mô tả: Analyze / Descriptives Stastistic / Descriptives; Crosstabs



Phân tích tương quan: Analyze / Correlate / Bivariate




So sánh sự khác biệt về nhận thức giữa những sinh viên đã tiếp xúc và cưa tiếp
xúc với người đồng tính bằng lệnh Analyze / Compare Mean / IndependentSamples T Test
- Nếu mức ý nghĩa quan sát được đối với kiểm định này mà nhỏ (<=0.05), dùng
kiểm định t phương sai riêng biệt (Equal variances not assumed )- không đòi hỏi
giả thiết về ngang bằng phương sai, để kiểm định về giả thiết trung bình giống
nhau giữa 2 tổng thể.
+ Nếu p < 0,05 (khác biệt có ý nghĩa thống kê)
+ Nếu p > 0,05 (khác biệt không có ý nghĩa thống kê)
- Trong trường hợp ngược lại (mức ý nghĩa quan sát >0.05), sử dụng kiểm định t
phương sai gộp (Equal variances assumed), nó giả sử rằng các phương sai tổng
thể của 2 tổ là bằng nhau- tức là các phân bố có cùng hình dạng .


+ Nếu p < 0,05 (khác biệt có ý nghĩa thống kê)
+ Nếu p > 0,05 (khác biệt không có ý nghĩa thống kê)


So sánh sự khác biệt giữa nhóm ngành sinh viên đang theo học với nhóm ngành
sinh viên cho là phù hợp với người lao động đồng tính giữa sinh viên 5 nhóm
trường bằng lệnh: Analyze / Compare Means / one – way ANOVA
Nếu p < 0,05 (khác biệt có ý nghĩa thống kê)
Nếu p > 0,05 (khác biệt không có ý nghĩa thống kê)
Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá từng yếu tố, thành phần được quy ước như

sau:
Ý kiến của sinh viên về những quan điểm liên quan đến người đồng tính (câu hỏi 3
phần A của bảng hỏi) được đánh giá theo bốn mức độ, tương ứng với thang điểm từ 1-4.

Điểm càng thấp thì nhận thức càng tốt và ngược lại. Cụ thể điểm của từng item được nêu
trong bảng dưới đây:
Ý kiến
STT

Hoàn toàn
đồng tình

Đồng tình
nhiều hơn

Phản đối
nhiều hơn

Hoàn toàn
phản đối

1, 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9

4

3

2

1

10


1

2

3

4

Ý kiến của sinh viên về mức độ phù hợp của các ngành nghề đối với người lao
động đồng tính (câu hỏi 4 phần A của bảng hỏi) được đánh giá theo bốn mức độ như sau:
1 điểm = Hoàn toàn phù hợp; 2 điểm = Khá phù hợp; 3 điểm = Ít phù hợp; 4 điểm = Hoàn
toàn không phù hợp.
Xu hướng ứng xử của sinh viên khi biết đồng nghiệp là người đồng tính (câu hỏi 6
phần A của bảng hỏi) được đánh giá theo bốn mức độ, tương ứng với thang điểm từ 1-4.
Điểm càng thấp thì xu hướng ứng xử càng tích cực và ngược lại. Cụ thể điểm của từng
item được nêu trong bảng dưới đây:


STT

Ý kiến
Hoàn toàn
đồng ý

Đồng ý nhiều
hơn

Ít đồng ý hơn

Hoàn toàn

không đồng ý

1, 2, 3, 4, 5, 6

4

3

2

1

7, 8, 9

1

2

3

4

Phản ứng của sinh viên trong các tình huống cụ thể khi làm việc với đồng nghiệp
là người đồng tính (câu hỏi 8 phần A của bảng hỏi) được đánh giá theo bốn mức độ như
sau: 1 điểm = Chấp nhận ngay; 2 điểm = Cân nhắc và chấp nhận; 3 điểm = Cân nhắc và
từ chối; 4 điểm = Từ chối ngay.

Về cách đo ý kiến của sinh viên của sinh viên về những quan điểm liên quan
đến người đồng tính; xu hướng ứng xử của sinh viên khi biết đồng nghiệp là người
đồng tính; phản ứng của sinh viên trong các tình huống cụ thể khi làm việc với đồng

nghiệp là người đồng tính:
Nhóm nghiên cứu sử dụng công thức và mức đo như sau:

=
Mức 1: -> + 1
Mức 2: + 1 -> + 2
Mức 3: + 2 -> + 3
Mức 4: + 3 trở lên


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề
1.1.
Nghiên cứu về hiện tượng đồng tính
1.1.1. Hiện tượng đồng tính khi còn bị coi là một bệnh

Năm 1952, Hiệp hội Tâm thần Mỹ liệt kê đồng tính luyến ái trong Hướng dẫn
chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần như một chứng rối loạn nhân cách xã
hội.
Một nghiên cứu toàn diện về đồng tính luyến ái trong năm 1962 cho rằng nguyên
nhân của chứng rối loạn này là do chứng sợ người khác giới gây ra bởi tổn thương từ mối
quan hệ cha - con.
Năm 1956, nhà tâm lý Evelyn Hooker thực hiện một nghiên cứu so sánh giữa hạnh
phúc và tác động cuộc sống giữa người đồng tính tự nhận biết và những người dị tính,
cho ra kết quả cuối cùng không hề có sự khác biệt.
1.1.2. Khi được loại ra khỏi danh sách bệnh

Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ không còn xem đồng tính luyến ái là một

bệnh tâm thần nữa sau cuộc bỏ phiếu với 58% phiếu thuận và 42% phiếu trống. Năm
1975, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ và năm 1990, Tỏ chức y khoa thế giới cũng đưa ra kết
luận tương tự.
Vào năm 1990, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì cho rằng những bằng chứng khoa học
đã cho thấy những liệu pháp chữa trị là không có tác dụng và có thể còn gây hại.
Năm1994, Hội Y khoa Hoa Kì đưa ra tuyên bố, “Những khó khăn về cảm xúc của
người đồng tính nam và nữ không phải do nguyên nhân tâm lý mà chủ yếu xuất phát từ
cảm giác bị cô lập trong một môi trường xã hội không chấp nhận họ.”
Vào năm 1997, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kì cảnh báo công khai trên các
phương tiện truyền thông phản đối cái-gọi-là “liệu pháp chữa trị” đồng tính.


Vào năm 1998, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kì phản đối những liệu pháp chữa trị,
nhấn mạnh rằng “tâm thần học đã chứng mình rằng việc cố gắng tác động để thay đổi xu
hướng tính dục con người là vô ích. Tuy vậy, những hiểm họa tiềm ẩn của nó thì lại rất
lớn, bao gồm trầm cảm, căng thẳng và các hành vi tự hủy hoại bản thân...”
Hiệp hội Y khoa Hoa Kì, khẳng định trong chính sách số H-160.991, rằng họ
“phản đối việc sử dụng các ‘liệu pháp’ hay lý thuyết về ‘sự chuyển đổi’ dựa vào việc xem
bản chất đồng tính là một rối loạn tâm lý cần phải thay đổi.”
Vào năm 2001, tổ chức Tổng hội Giải phẫu Hoa Kì Hành động vì Sức khỏe Tính
dục và Hành vi Tính dục xác nhận rằng đồng tính không phải là một “lựa chọn có thể
thay đổi.”
Vào năm 2012, bác sĩ tâm thần học nổi tiếng Robert Spitzer lên tiếng rút lại
nghiên cứu của ông năm 2001 về hiệu quả chữa trị đồng tính thành dị tính và xin lỗi cộng
đồng đồng tính. Cùng với sự kiện này, chứng cứ khoa học duy nhất mà những người
muốn “chữa trị đồng tính” thường dựa vào, nay đã không còn nữa.

1.2.

Nghiên cứu về hiện tượng đồng tính, thái độ của cộng đồng đối với người đồng

tính tại Việt Nam

Kết quả của nghiên cứu "Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên một
số báo in và báo mạng" do Viên Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) cộng
tác với khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền vào năm 2009-2010 cho thấy
rằng người đồng tính xuất hiện trên mặt báo với đủ các ngành nghề, nhưng có tỷ lệ vượt
trội là nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật (30%). Tuy nhiên theo số liệu thu thập
được từ một nghiên cứu trực tuyến: "Đặc điểm kinh tế xã hội của nam giới có quan hệ
tình dục đồng giới ở Việt Nam" do ISEE tiến hành vào tháng 2/2009 thì người đồng tính
đang làm việc ở tất cả các loại hình cơ quan trong đó có doanh nghiệp tư nhân chiếm
24%, các cơ quan hành chính sự nghiệp 13%, các doanh nghiệp cơ quan tổ chức có yêu
tố nước ngoài là 14,3%. Về ngành nghề, người đồng tính làm trong dịch vụ khách hàng
nhiều nhất chiếm 18%, tiếp đến là văn hóa nghệ thuật 13,5%, nghiên cứu khoa học kỹ
thuật 11,4%, dịch vụ công 10%, quản lý hành chính 8%, sản xuất công nghiệp 6% và thể
thao là 1,1%. (sơ lược về cộng đồng....)
Một trong những kết quả của nghiên cứu "Thông điệp truyền thông về đồng tính
luyến ái trên một số báo in và báo mạng" đã nêu ở trên cũng cho thấy rằng: trong số 502
bài báo được thu thập để nghiên cứu có 88 bài (chiếm 19%) đề cập trực tiếp đến nhân


cách hoặc đạo đức của người đồng tính, gần một nửa trong số đó nhìn nhận người đồng
tính là những người có nhân cách tốt, dù thuộc đủ loại ngành nhưng “…họ có một điểm
chung chính là tấm lòng nhân ái, dễ rung động trước nỗi khó khăn cơ cực của người
khác”. Có tác giả dẫn lời nhà chuyên môn, người làm công tác xã hội mô tả nhóm đồng
tính cũng như dị tính: “… về mặt trí tuệ, nhân cách, khả năng cống hiến cho xã hội, hoàn
toàn không có sự phân biệt giữa người đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái”
Tuy nhiên, phần lớn hơn trong số các bài báo này đề cập đến nhân cách của người
đồng tính là không tốt. Đây thường là các bài liên quan đến tội phạm, tệ nạn xã hội như
ma tuý, mại dâm, “buôn thần bán thánh”, trong đó thủ phạm hoặc chủ thể của tệ nạn là
người đồng tính, hoặc nạn nhân chịu sự không may là do hành vi của họ có liên quan đến

xu hướng tình dục đồng tính. Ngoài ra có 125 bài viết, chiếm khoảng 25% tổng số bài, có
gián tiếp đề cập đến nhân cách đạo đức của người đồng tính thông qua những vấn đề liên
quan. Trong số này chỉ khoảng 26% khắc hoạ nhân cách người đồng tính một cách bình
thường giống như người dị tính, nhưng có tới 29% đặt ra vấn đề tội phạm dưới nhiều
hình thức từ trộm cắp vặt đến cướp của giết người, buôn bán hàng cấm, 24% mô tả người
đồng tính là nhóm có hành vi xã hội lệch chuẩn, 16% mô tả nhóm đồng tính có lối sống
buông thả, có hành vi đồi bại hay hư hỏng. 17% trong số các bài viết đề cập đến nguyên
nhân đồng tính lại cho rằng đồng tính là do đua đòi, để thể hiện sự sành điệu mà làm
“đồng tính giả”, bị “tuột không phanh” và cuối cùng thành “đồng tính thật”.
Bên cạnh đó, người đồng tính còn gặp nhiều khó khăn trong việc công khai xu
hướng tình dục của mình. Theo kết quả điều tra của iSEE năm 2009 với người đồng tính
nam thì việc giữ bí mật xu hướng tình dục chủ yếu do sợ bị xã hội kì thị (41%), sợ gia
đình không chấp nhận (39%), sợ bị chêu trọc, bắt nạt (29%) hoặc mất việc (10%. Bên
cạnh đó cũng có 23% số người được hỏi cho rằng họ không công khai xu hướng tình dục
đơn giản vì thấy không cần thiết phải công khai. (sơ lược về cộng đồng....)
Nghiên cứu khác được thực hiện online qua hệ thống Monkey survey với 520
khách thể thuộc nhóm LGBTI với độ tuổi trung bình là 21 cho thấy 41% người tham gia
điều tra cho rằng đã từng bị kỳ thị hoặc bạo lực ở trường phổ thông hoặc đại học. 17%
nói rằng họ đã bị gọi bằng những từ ngữ mang tính chất lăng mạ, 38% nói rằng họ bị đối
xử thiếu công bằng, 35% trong số những người trả lời họ bị đối xử bất công đã có ý định
tự tử và một nửa trong số đó thì đã từng cố gắng để tự tử trong thực tế.
Theo khảo sát trải nghiệm sự kì thị của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường iSEE về đặc điểm kinh tế - xã hội của người đồng tính thì có 6,5% người đồng ý
với ý kiến "Tôi đã mất việc hoặc cơ hội nghề nghiệp chỉ vì tôi là người đồng tính".


Dưới đây là bảng khảo sát về việc trải nghiệm sự kỳ thị theo nghiên cứu của iSEE
về đặc điểm kinh tế - xã hội của người đồng tính nam:

Nghiên cứu của Hoàng Xuân Dung về "Cơ sở khoa học của hiện tượng đồng tính

luyến ái" có chỉ ra quan điểm sinh học và quan điểm tâm lý học về hiện tượng đồng tính
luyến ái. Quan điểm sinh học cho rằng một người có quan hệ tình dục đồng giới hay có
quan hệ tình dục khác giới (hoặc thậm chí có cả hai thái độ này) đều là do cha sinh mẹ đẻ
chứ không liên quan tới chuyện giáo dục hay môi trường sống của người đó.
Theo quan điểm tâm lý học thì đồng tính luyến ái chỉ là một khuynh hướng tình
dục, là một biểu hiện của sự đa dạng sinh học về mặt tính dục của con người. Người đồng
tính chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học không thể thay đổi được. Họ vẫn có những
đam mê công việc, yêu quý người thân và cũng biết nuôi dạy con cái như những bậc cha
mẹ tốt. Do hoàn cảnh xã hội kì thị một cách nghiệt ngã với họ nên họ có cuộc sống cách
biệt, có tâm trạng mặc cảm và hoài nghi xã hội.
Nghiên cứu "Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới tại thành phố
Hồ Chí Minh" cho thấy trẻ em đường phố đồng tính, song tính và chuyển giới, các em rất
hiếm có cơ hội tìm được việc làm ổn định, nhất là các em có biểu hiện giới bên ngoài
không đúng mong đợi của xã hội. Hầu như tất cả đều chịu thái độ phân biệt đối xử, nếm


trải nhiều bất công nơi làm việc, thế nên các em thường chỉ làm một thời gian ngắn rồi
cũng bỏ việc.
2. Các khái niệm cơ bản
2.1.
Thái độ
2.1.1. Khái niệm thái độ

Trong tiếng Anh, thái độ có nghĩa là “Attitude” và được định nghĩa là cách ứng xử,
quan điểm của cá nhân.
Cùng với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ thì cũng xuất hiện những định
nghĩa khác nhau về thái độ của các nhà Tâm lý học. Mỗi định nghĩa lại bàn tới một khía
cạnh của thái độ, góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này.
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên nhấn mạnh: “Tâm thế - thái độ
- xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc

cảm, hành vi”.
Trong các nghiên cứu về thái độ ở phương Tây, trước hết phải nói đến hai nhà
nghiên cứu: W.I.Thomas và F.Znaniecki, những người đầu tiên đưa ra khái niệm thái độ
mà theo đó “Thái độ là sự định hướng chủ quan của cá nhân như một thành viên (cộng
đồng) đối với giá trị này hay giá trị khác, làm cho cá nhân có phương pháp hành động
này hay phương pháp hành động khác được xã hội chấp nhận”. Nói theo cách khác, thái
độ theo hai ông chính là sự định hướng giá trị của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Nhìn chung, trong các trường phái nghiên cứu khác nhau, việc định nghĩa khái niệm này
vẫn chưa có sự thống nhất kể cả các trường phái trong tâm lý học phương tây cũng như
các trường phái khác nhau trong tâm lý học Macxit.
Năm 1953, G.W.Allport cho rằng: Thái độ là một trạng thái sẵn sàng về mặt tinh
thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm , điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng
động đến các phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối
liên hệ” và đưa ra 5 đặc điểm của thái độ như sau:
-

Thái độ là trạng thái của tinh thần và hệ thần kinh

-

Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng

-

Thái độ là trạng thái có tổ chức

-

Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ


-

Thái độ gây ảnh hưởng điều khiển hành vi.


Như vậy: Allport đã định nghĩa thái độ là gì, nguồn gốc, chức năng của thái độ.
Định nghĩa này được nhiều nhà tâm lý thừa nhận nhưng ông chưa nêu được vai trò của
các yếu tố môi trường, xã hội, nhu cầu, động cơ của cá nhân đối với việc hình thành thái
độ chủ quan của mỗi người.
Sau này, nhà tâm lý học T.M.Newcom cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như
định nghĩa của Allport. Ông cho rằng: Thái độ chính là một thiên hướng hành động, tư
duy nhận thức, cảm nhận của cá nhân tới một đối tượng hay sự việc có liên quan.
Như vậy: Thái độ bao giờ cũng là thái độ đối với một cái gì đó, một đối tượng cụ
thể , liên quan tới sự đánh giá của cá nhân đối với sự vật hiện tượng hay người khác có
liên quan với mình. Chính đối tượng này ảnh hưởng đến nội dung của thái độ và quy định
hình thức mức độ biểu hiện của con người với đối tượng đó.
H.C.Triandis ( 1971) coi: Thái độ là tư tưởng được hình thành từ những cảm xúc
gây tác động đến hành vi nhất định ở một giai cấp nhất định trong những tình huống xã
hội. Thái độ của con người bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm thấy về đối
tượng, cũng như thái độ xử sự của họ với nó.
Nhà tâm lý J.Traver và các cộng sự lại định nghĩa, thái độ là cảm xúc tư duy và
hành động tương đối lâu dài với sự việc hay con người nào đó.
Mặc dù định nghĩa về thái độ của các tác giả trên không giống nhau về câu chữ
nhưng nhìn chung về nội dung các tác giả đều cho rằng: Đó là chức năng định hướng,
điều khiển hành vi, thúc đẩy tăng cường tính sẵn sàng phản ứng của đối tượng.
B.Ph.Lomov định nghĩa thái độ (thái độ chủ quan của nhân cách) là “ Tâm thế xã
hội là một dạng tâm thế được xem như một yếu tố hình thành hành vi xã hội của nhân
cách, xuất hiện dưới dạng các quan hệ của nhân cách với các điều kiện hoạt động của nó
và của người khác.
K.K.Platonov lại cho rằng: Thái độ là một cấu thành tích cực của ý thức cá nhân

và là mối liên hệ ngược của chủ thể với thế giới, được phản ánh và được khách thể hòa
trong tâm vận động. Nói cách khác, thái độ có ý thức.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Thái độ là cách nhìn nhận hay hành động của cá nhân
theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần phải giải quyết. Đó là tổng
thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân với một sự kiện nào
đó.


Theo Từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện thì thái độ là những phản ứng
tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khắn, đồng tình hay chống đối, như đã có sắn những
cơ cấu tâm lý tạo ra sự định hướng cho việc ứng phó.
Theo Đại từ điển tiếng Việt có hai cách hiểu: Cách hiểu thứ nhất: Thái độ là mặt
biểu hiện bề ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ,
lời nói, hành động. Cách hiểu thứ hai: Thái độ là ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và
hành động theo một hướng nào đó trước sự việc, vấn đề gì.
Theo nghiên cứu của W. I. Thomas và F. Znaniecki thì thái độ là sự định hướng
chủ quan của cá nhân như một thành viên (cộng đồng) đối với giá trị này hay giá trị khác,
làm cho cá nhân có phương pháp hành động này hay phương pháp hành động khác được
xã hội chấp nhận.
Theo G.W. Allport thì thái độ là một trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần
kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, điểu chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đến các
phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mỗi liên hệ.
Nhà tâm lý học Mỹ Newcom cho rằng thái độ là khuynh hướng hành động, nhận
thức, tư duy, cảm nhận của cá nhân với khách thể có liên quan.
Tổng hợp ý kiến của các tác giả, chúng tôi cho rằng: Thái độ là sự phản ứng,
nhìn nhận, đánh giá của cá nhân về đối tượng, vấn đề, hay tình huống nào đó cần giải
quyết, và được biểu hiện qua ba mặt nhận thức, tình cảm, hành vi.
2.1.2. Cấu trúc thái độ

Theo M. Smith thì cấu trúc thái độ gồm ba mặt: nhận thức, xúc cảm, hành vi.


Nhận thức

Xúc cảm

Hành vi


Nhận thức là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội loài người, tuy nhiên đó không
chỉ là quá trình tiếp nhận mà còn là quá trình nhận biết, khám phá bản chất vấn đề.
Xúc cảm: Khi chủ thể có xúc cảm dương tính với đối tượng thì sẽ có thái độ ổn
định, bền vững với chúng. Nếu chủ thể có cảm xúc không tốt với đối tượng thì sẽ tạo ra
thái độ kém bền vững với chúng.
Hành vi: là yếu tố trực tiếp quyết định đến sự hình thành nhân cách. Khi thái độ
trở thành động cơ của hành động thì thái độ sẽ quy định phương hướng hành động.
Ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tỉ lệ các
mặt này trong thái độ khác nhau sẽ tạo ra những thái độ khác nhau.
2.2.

Khái niệm sinh viên
Theo từ điển tiếng Việt thì sinh viên là người học ở bậc đại học, cao đẳng.

Theo Phạm Minh Hạc thì sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "students" có
nghĩa là người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác tri thức. Sinh viên là đại biểu
của một nhóm xã hội đặc thù, đại đa số là thanh niên đang chuẩn bị những tri thức,
phương pháp và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất
hay tinh thần của xã hội sau khi tốt nghiệp.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm sinh viên là những người đang
theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
2.3.


Khái niệm người lao động đồng tính đã công khai
2.3.1. Khái niệm người đồng tính
Theo Từ điển tiếng Việt do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam thuộc Viện Ngôn
ngữ học xuất bản năm 1988 thì đồng tính là tính từ, chỉ việc có ham muốn nhục dục một
cách trái tự nhiên với những người cùng giới.
Thuật ngữ "homosexuality" xuất hiện lần đầu trong một cuốn tiểu thuyết của nhà
văn Đức Karl Maria Ketbenty xuất bản năm 1869 nhằm phản đối việc nước Phổ ban hành
luật chống lại các mối quan hệ giới tính bị cho là trái tự nhiên.
Theo Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam thì đồng tính là quan hệ
luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới tính, đều có bộ phận sinh dục phát triển
bình thường. Trên thực tế, thường gặp đồng tính luyến ái giữa nam với nam, ít gặp ở nữ
hơn. Đồng tính luyến ái tồn tại từ lâu ở các nước phương Tây, có nơi được chấp nhận là
hợp pháp. Gần đây được dư luận xã hội chú ý vì là một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây lan tràn HIV và AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
Trong mối quan hệ đồng tính luyến ái, người yêu người đồng giới nam được gọi là
"gay", hay đồng tính luyến ái nam; người yêu người đồng giới là nữ, được gọi là
"lesbian" hay đồng tính luyến ái nữ.


+ Đồng tính luyến ái nữ: là từ để chỉ những người phụ nữ có thiên hướng tính dục
đồng giới, có quan hệ tình cảm, tình dục với phụ nữ.
+ Đồng tính luyến ái nam: là từ để chỉ những người đàn ông có thiên hướng tính
dục đồng giới, có quan hệ tình cảm, tình dục với người đàn ông khác.
Theo ICS - tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam - thì người đồng tính là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm,
thể chất với người cùng giới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi cho rằng đồng tính là xu hướng tình dục tự nhiên
của con người, là sự hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục một cách ổn định và bền vững
với người cùng giới tính với mình. Người đồng tính là người có cảm giác hấp dẫn về tình

cảm, cảm xúc hoặc tình dục với người cùng giới.
2.3.2. Khái niệm công khai
- Theo định nghĩa thông thường

Theo Từ điển tiếng Việt thì công khai là không giữ kín, mà để cho mọi người đều
có thể biết.
-

Định nghĩa công khai đối với người đồng tính

Theo ICS - tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam - thì công khai là quá trình nhận diện và thừa nhận xu hướng
tính dục hoặc bản dạng giới của chính mình và thể hiện, chia sẻ cho người khác biết.
Trong tiếng Anh từ tương đương là come out (động từ) hoặc coming out (danh từ), là từ
được dùng khá phổ biến ngay cả ở các quốc gia và cộng đồng không nói tiếng Anh.Trong
tiếng Việt có những cách dịch khác của từ “come out/coming out” như lộ diện, bộc lộ.
Cụm từ come out thường được hiểu sang tiếng Việt là lộ diện. Cụm từ này được
dùng để chỉ quá trình người đồng tính luyến ái và lưỡng tình luyến ái tự ý thức về sự hấp
dẫn cùng giới (come out với bản thân), nói với một hoặc một số người về điều đó (come
out với người khác), công khai rộng rãi về điều đó, và gắn mình với cộng đồng người
đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái.
Bộc lộ (cho người khác biết) về xu hướng tính dục của mình, về tình cảm với
người cùng giới của mình.
2.3.3. Khái niệm người lao động

Theo từ điển Oxford (2010) thì lao động là một danh từ chỉ những người đang đi
làm hoặc những người sẵn sàng làm việc ở một khu vực hay một công ty nhất định.


Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể nói rằng: Người lao động đồng tính đã

công khai là những người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất một cách bền
vững với người cùng giới, hiện tại đang làm việc hoặc sẵn sàng làm việc tại một khu
vực hay một công ty nhất định và đã công khai xu hướng tính dục của mình.
Thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng tính đã công khai

2.4.

Từ việc tổng hợp các khái niệm trên, nhóm chúng tôi cho rằng: Thái độ của sinh
viên đối với người lao động đồng tính đã công khai là sự phản ứng, nhìn nhận, đánh
giá của những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng đối với những
người có hấp dẫn về tình cảm, cảm xúc hoặc tình dục với người cùng giới hiện đang
làm việc hoặc sẵn sàng làm việc tại một khu vực hay một công ty nhất định.
Như vậy, để nghiên cứu về “Thái độ của sinh viên đối với người lao động đồng
tính”, nhóm chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu phân tích ba khía cạnh sau: nhận thức của
sinh viên về người đồng tính; xu hướng xúc cảm của sinh viên đối với người lao động
đồng tính và xu hướng hành vi của sinh viên đối với người lao động đồng tính.
Các khái niệm liên quan
2.5.1. Giới tính và giới
- Giới tính
2.5.

Giới tính (tiếng Anh: Sex) - Gọi đầy đủ là Giới tính sinh học.
Giới tính dùng để nói về mặt cấu tạo sinh học của một con người là chính. Bao
gồm cả bộ phận sinh dục ngoài (dương vật, âm vật...) và bộ phận hay đặc điểm sinh dục
bên trong (nhiễm sắc thể, hoóc-môn, buồng trứng, tử cung...)
Từ đây, chúng ta có người có giới tính Nam (Male), giới tính Nữ (Female) hay
người Liên giới tính (Intersex) - người cấu tạo sinh học không điển hình là nam hay nữ.
-

Giới

Giới (tiếng Anh: Gender) - Gọi đầy đủ là Giới tính xã hội.
Giới của một người hình thành trong quá trình trưởng thành của người đó.

Về cơ bản Giới cấu thành từ 3 góc nhìn: Giới tính sinh học, Mong đợi xã hội (như
văn hóa, truyền thống...), Bản dạng giới (cảm nhận của mỗi cá nhân về giới tính của
mình). Theo cách tiếp cận về quyền con người, chúng tôi nhấn mạnh khía cạnh bản dạng
giới khi xét đến Giới tính xã hội của một người.


Từ đây, chúng ta có người Nam hoặc Nữ - không chuyển giới (Cisgender
man/woman), người Nam hoặc Nữ - chuyển giới (Transgender man/woman) và người
Xuyên giới (có thể gọi chung bằng từ Transgender).
Trong Giới sẽ bao gồm cả thể hiện giới và vai trò giới.
2.5.2. Xu hướng tính dục

Theo Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường và Trung tâm ICS thì xu hướng
tính dục là sự hấp dẫn có tính bền vững của một người về phía những người khác giới,
cùng giới hoặc cả hai giới. Tuy nhiên, nghiên cứu trong vài thập niên vừa qua đã chỉ ra
rằng xu hướng tình dục là đa dạng, trải từ thái cực hoàn toàn chỉ bị hấp dẫn bởi người
khác giới đến thái cực hoàn toàn chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới.
Trong quá trình lập bảng hỏi, nhóm chúng tôi sử dụng cụm từ “xu hướng tình dục”
với nghĩa tương tự như “xu hướng tính dục” để phù hợp hơn và dễ hiểu hơn đối với
khách thể nghiên cứu là sinh viên.
2.5.3. Định kiến xã hội
Định kiến:

Theo Fischer thì định kiến là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự
đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tùy theo sự quy thuộc xã
hội xã hội riêng của họ (định kiến là một loại phân biệt dối xử bao gồm hai thành tố chính
là nhận thức và ứng xử).

Theo Vũ Dũng thì định kiến là thái độ mang tính tiêu cực, bất hợp lý đối với nhóm
hoặc các hành viên của nhóm.
-

Định kiến xã hội:

Theo tâm lý học Xô-viết thì định kiến xã hội là quan niệm đơn giản, máy móc,
thường không đúng sự thật, thể hiện trong nhận thức hàng ngày về một khách thể xã hội
nào đó (một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng xã hội...)
Theo Lã Thu Thủy thì định kiến xã hội là những thái độ tiêu cực được nảy sinh
trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc, những đặc điểm bề ngoài, những ấn
tượng xấu...về một cá nhân, một nhóm hay một nhóm cộng đồng người nào đó.
2.5.4. Kỳ thị

Theo quan điểm của UNAIDS (2011): Kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của
một cá nhân hay một nhóm người dưới mắt của những người khác. Trong một nền văn


hóa hoặc một bối cảnh cụ thể, một số đặc tính nhất định bị coi là lệch khỏi chuẩn mực
chung, do đó đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường. Kỳ thị có thể dẫn tới phân biệt đối xử
khi nó thể hiện thành hành động và đó có thể là bất kỳ một hành vi phân tách, loại bỏ hay
hạn chế những cá nhân bị kỳ thị.
Link và Phelan (2001) đã nêu ra 4 cấu phần có tương quan chặt chẽ với nhau trong
kỳ thị, đó là sự dán nhãn, định khuôn, phân tách và phân biệt đối xử.
3. Một số hiểu lầm và định kiến thường gặp về người đồng tính
3.1.
Người chuyển giới cũng là người đồng tính

Người chuyển giới và người đồng tính thường bị đồng nhất một cách sai lầm. Người
chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng mình là nam hay nữ, trong khi người

đồng tính liên quan đến bản dạng giới, trong khi đồng tính, song tính hay dị tính là những
khái niệm liên quan đến xu hướng tính dục. Người chuyển giới có thể tự xác định, hoặc
được xác định là người dị tính, đồng tính hay song tính tùy thuộc và xu hướng tình dục
của họ.
3.2.

Đồng tính có thể chữa được
Vì theo những nghiên cứu thu được ở phần 1.1 Nghiên cứu về hiện tượng đồng

tính thì đồng tính không phải là bệnh cho nên không cần phải chữa và không được phép
chữa. Đồng tính chỉ là một sự đa dạng tính dục của con người.
3.3.

Các mối quan hệ cùng giới dễ tan vỡ

Nghiên cứu chỉ ra rằng người đồng tính nữ và nam có quan hệ lâu dài không kém
các cặp khác giới. Số liệu từ Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000 cho thấy trong 5,5 triệu
cặp chung sống mà không kết hôn có khoảng hơn 11% (594.391) là cặp cùng giới, trong
đó 301.026 cặp là nam, 293.365 cặp là nữ. Các nghiên cứu cho thấy các cặp cùng giới và
các cặp khác giới tương đương nhau trên các thước đo về sự thỏa mãn và sự cam kết. Các
nhân tố tác động đến sự hạnh phúc/thỏa mãn, sự cam kết với nhau và sự bền vững của
quan hệ đôi lứa thực ra rất giống nhau giữa các cặp cùng giới sống chung và các cặp khác
giới có kết hôn. Các nghiên cứu chứng minh được rằng các cặp đôi đều có những đặc
điểm và khuynh hướng giao tiếp giống nhau, không phân biệt hai người đang yêu là khác
hay cùng giới.
3.4.

Người đồng tính hay bị bệnh HIV/AIDS



Các nghiên cứu cho thấy AIDS có thể xảy ra ở nhóm người dị tính, đặc biệt nó
nhanh chóng lây lan qua những người nghiện heroin, gái bán dâm và những nhóm dân số
khác do những hành vi nguy cơ. Trong thực tế, nguy cơ nhiễm HIV liên quan đến hành vi
của một người, chứ không liên quan đến xu hướng tình dục của người đó. Đồng tính
không phải là nguyên nhân của bệnh AIDS. Mọi hành vi quan hệ tình dục không an toàn,
dù là cùng giới hay khác giới đều nguy hiểm như nhau.

3.5.

Đồng tính và chuyển giới là trào lưu du nhập từ phương Tây

Sự đa dạng xu hướng tính dục là một đặc điêm có tính phổ quát của nhân loại. Tùy
theo thời kỳ và nền văn hóa thì cách gọi tên người LGBT có sự khác nhau. Người đồng
tính không "nhiều lên", mà chỉ có nhiều người đồng tính hiểu biết hơn về bản thân, dám
công khai sống thật và thể hiện mình hơn, cũng như xuất hiện nhiều hơn các công trình
nghiên cứu về người đồng tính.


×