Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất tại công ty tnhh lg electronics việt nam hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG TẠM NHẬP TÁI
XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH LG ELECTRONICS
VIỆT NAM HẢI PHÒNG

Giảng viên hướng dẫn: TH.S Nguyễn Viết Bằng

TPHCM, THÁNG 11 NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

2


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới ngày càng phát triển với xu hướng toàn cầu hóa, quá trình phân công lao
động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là
một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không
một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không
quan hệ kinh tế với thế giới.
Nhận thức rõ ràng những điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi đúng
đắn trong đường lối đối ngoại của mình. Với chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá
các quan hệ kinh tế quốc tế, mở cửa đã làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy, hoạt động
ngoại thương trong những năm qua đã thu hút được những thành tựu đáng kể. Hội nhập sẽ
tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho đất nước phát triển, nhưng cũng đồng thời là thách thức lớn

nếu ta chưa có một nội lực đủ mạnh.
Những lợi ích mà kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại đã làm cho thương mại và thị
trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nguồn tiết kiệm nước
ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác
trên toàn thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn
minh hơn, thịnh vượng hơn. Là một phần của hoạt động xuất nhập khẩu, phương thức
kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Việt Nam hiện nay đang trên đà tăng trưởng
mạnh mẽ, giá trị kim ngạch hàng năm dạt hàng chục tỷ USD. Hoạt động kinh doanh tạm
nhập tái đã đem lại lợi ích nhất định cho nền kinh tế, tuy nhiên, tại Việt Nam tồn đọng rất
nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động này.

4


Thời gian qua, hàng hóa tạm nhập, tái xuất có dấu hiệu bị tồn đọng tại các cảng biển.
Hàng hóa và phương tiện bị dồn ứ, ách tắc tại các khu vực biên giới. Doanh nghiệp không
chấp hành quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất như: Sau khi làm thủ tục để tái xuất
khỏi các khu vực kiểm soát của hải quan ở Hải Phòng, Quảng Trị đã đi sai tuyến đường,
xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở cửa khẩu; Lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan chức năng
phá dỡ container, tẩu tán hàng, đưa vào nội địa tiêu thụ. Đặc biệt là thực hiện hành vị tẩu
tán hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng gây bức xúc trong dư luận.
Tờ khai tái xuất đã có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu nhưng doanh nghiệp
không đến thanh khoản..., dẫn đến còn nhiều hồ sơ tạm nhập, tái xuất quá hạn chưa thanh
khoản. Từ năm 2012 đến nay, ngành Hải quan đã phát hiện nhiều vụ vi phạm liên quan tới
việc lợi dụng hình thức nêu trên để buôn lậu. Đối tượng buôn lậu dùng thủ đoạn tái xuất
không đúng tuyến đường, không đúng cửa khẩu ghi trong giấy phép và tờ khai, khai báo
không đúng về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa…
Vì những lý do trên, để đạt được những bước tiến vững chắc khi tiến ra thị trướng
thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của nhà nước, cần có tầm

nhìn sâu rộng về các kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương từ thăm dò thị trường, lựa chọn đối
tác, nghệ thuật ký hợp đồng,… cũng như hiểu rõ và hiểu biết nhiều hơn về các nguồn luật
qui định tại Việt Nam và cả thế giới nhằm tránh những tình trạng ngoài ý muốn khi thực
hiện thủ tục hải quan hiệu quả có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thúc đẩy năng lực cạnh
tranh và phát triển xã hội. Đồng thời, việc này cũng sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư
quốc tế nhờ môi trường thương mại an toàn hơn.
Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa hải
quan, kiểm soát quy trình và hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp nhất là cải cách thủ tục
hải quan nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hơn trong các thủ tục, rút
ngăn quy trình rườm rà. Để có cái nhìn rõ hơn về quy trình thủ tục hải quan của hàng tạm
nhập tái xuất cũng như các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan tại Việt Nam trong thời

5


kỳ này, chúng em xin chọn để tài “ Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập
tái xuất của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng”.

6


1

Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Phác họa một bức tranh tổng thể về quy trình thủ tục hải quan cho loại hình tạm
nhập tái xuất tại Công ty TNHH LG ELECTRONICS VIỆT NAM HẢI PHÒNG.
- Giúp sinh viên có cơ hội thực hành những kiến thức đã học về các thủ tục, quy
trình khai báo hải quan và các kiến thức về nghiệp vụ hải quan cơ bản

2


Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp:

-

Phương pháp thống kê mô tả: Tham khảo các tài liệu sơ cấp và thứ cấp sau đó tiến hành

-

thống kê thông tin và mô tả một cách hợp lý, có chọn lọc.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích dữ liệu từ những thông tin, tài liệu thu thập
được, phân tích quy trình khai báo hải quan thực tế sau đó kết hợp với kiến thức về môn

học thực hiện tổng hợp thông tin một cách logic, trình bày dễ hiểu.
3 Bố cục bài tiểu luận
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Tổng quan
CHƯƠNG 2: Quy trình làm thủ tục hải quan Tạm nhập tái xuất của Công ty TNHH
LG ELECTRONICS VIỆT NAM HẢI PHÒNG.
CHƯƠNG 3: Kiến nghị

7


1. Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hợp đồng
Bên xuất: LG Electronics
Bên nhập: Công ty TNHH LG ELECTRONICS Việt Nam Hải Phòng
Theo Bộ chứng từ, Công ty LG Electronics ở Hàn Quốc đã gửi một lô hàng cho Công ty

TNHH LG ELECTRONICS Việt Nam Hải Phòng bao gồm các sản phẩm tủ sấy, máy giặt,
máy sấy, mô hình máy giặt nhãn hiệu LG, hàng mới 100%, xuất xứ Hàn Quốc với mục
đích quảng cáo các sản phẩm máy giặt, máy sấy và tủ sấy công nghệ mới ở các siêu thị và
triển lãm tại hội chợ do LG tổ chức. Lô hàng được tạm nhập vào ngày và tái xuất đầy đủ
vào ngày
Tổng trị giá đơn hàng 1,620.00 USD
1.2. Giới thiệu chung về công ty
1.2.1. LG Electronics
LG là thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử và điện gia dụng. Thành lập
năm 1947 tại Hàn Quốc, đến nay LG đã có hơn 120 chi nhánh và văn phòng đại diện tại
các nước và sản phẩm LG đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. LG Electronics là
một Công ty đổi mới công nghệ hàng đầu thế giới chuyên sản xuất công nghệ điện tử dân
dụng, truyền thông di động và thiết bị gia dụng, với hơn 84.000 nhân viên làm việc trong
112 lĩnh vực bao gồm 81 công ty con trên toàn thế giới. LG gồm có năm đơn vị kinh
doanh - giải trí gia đình, truyền thông di động, thiết bị gia dụng, điều hòa không khí và
giải pháp kinh doanh. LG là một trong những nhà sản xuất TV màn hình phẳng, các sản

8


phẩm âm thanh và video, điện thoại di động, điều hòa không khí và máy giặt hàng đầu thế
giới. LG tiếp tục nỗ lực tăng cường sự hiện diện thương hiệu LG trên toàn cầu và tối đa
hóa tăng trưởng lợi nhuận. Đặc biệt, LG Electronics sẽ tập trung vào việc đạt được tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận và bền vững trong ngành truyền thông di động và giải trí gia đình
để tăng cường vị trí đứng đầu của mình trong ngành CNTT, đồng thời mở rộng thị phần
của mình trong các lĩnh vực thiết bị gia dụng, điều hòa không khí và các giải pháp kinh
doanh.
Địa chỉ: Tòa tháp đôi LG, 20 Yeouido-dong, Yeongdeungpo-gu, Seoul 150-721, Hàn
Quốc.
Điện thoại: +82 (0) 2 3777 1114

URL:
Các lĩnh vực kinh doanh
Thiết bị giải trí gia đình (home entertainment): TV LCD, TV LED, TV 3D, TV Plasma,
Rạp hát tại gia, dàn âm thanh Thiết bị nghe nhìn,
Truyền thông di động: Điện thoại di động (CDMA/GSM/3G), Phụ kiện điện thoại di động
Thiết bị gia dụng: Máy giặt, Tủ lạnh, thiết bị nhà bếp, Máy hút bụi, Thiết bị cài đặt sẵn
Điều hòa không khí: Điều hòa không khí gia dụng, Điều hòa không khí thương mại, Giải
pháp gia đình, Máy nén
Giải pháp kinh doanh: Màn hình, màn hình thương mại, hệ thống thông tin giải trí trong
xe hơi, kinh doanh an ninh
Báo cáo tài chính

9


1.2.2. Công ty TNHH LG ELECTRONICS Việt Nam Hải Phòng
Năm 1995 LG chính thức có mặt tại Việt Nam, và trở thành thương hiệu quen thuộc với
người tiêu dùng Việt Nam. Công ty LG ELECTRONICS ELECTRONICS VIỆT NAM –
HẢI PHÒNG là công ty sản xuất thương mại và xuất khẩu các sản phẩm gồm ti vi, máy
giặt, điều hòa, máy hút bụi, thiết bị âm thanh ô tô. Năm 2013, tổ hợp sản xuất của tập
đoàn LG Electronics tại Hải Phòng (LGEVH) chính thức được cấp giấy phép. LGEVH
sản xuất các sản phẩm chính: Máy giặt, Máy hút bụi, Tivi, Điện thoại, Thiết bị giải trí
nghe nhìn cho oto. Nằm trên diện tích 40 ha tại khu công nghiệp Tràng Duệ với vốn đầu
tư 1.5 tỉ đô la, dự án nhà máy của LG được coi là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Hải
Phòng. Dự kiến trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, các nhà máy của LG sẽ có khoảng
2.000 nhân công và đến năm 2018 – 2019, công ty sẽ tuyển dụng 8.000 nhân công, kim
ngạch xuất khẩu của công ty đạt 600 triệu USD, năm 2016 là 1,8 tỷ USD, năm 2020 đạt 3
tỷ USD. Hiện, có 1.300 lao động đang thi công dự án, trong đó phần lớn là lao động Việt
Nam.


10


Địa chỉ: Lô CN2, KCN Tràng Duệ, Xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng
SĐT: 0318 820 700
Email:
1.3. Điểm cần lưu ý ở thủ tục hải quan hàng tạm nhập tái xuất
Thực hiện như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, có một số lưu ý
sau đối với loại hình đặc thù này:
1.3.1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
a) Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.
b) Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái
xuất.
c) Hàng hoá tạm nhập-tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu
giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm
nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng
như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
1.3.2. Quản lý hàng tạm nhập-tái xuất
a) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương
mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm
nhập;
b) Hàng hoá tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có thể được chia
thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng
hàng khai trên một tờ khai tái xuất;

11


c) Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong

thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do
chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái
xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.
1.3.3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập
a) Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai
tạm nhập.
b) Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 117 Thông tư 194/2010/TT-BTC.
c) Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
c.1) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập để tái xuất thuộc danh mục hàng
cấm nhập khẩu thực hiện theo điểm c khoản 1 nêu trên.
c.2) Giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc danh
mục hàng cấm nhập khẩu:
c.2.1) Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong trong
thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng;
c.2.2) Trường hợp nguời khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng
nhưng hàng hoá được tái xuất tại cửa khẩu khác thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập
lập Biên bản bàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu 03/BBBGTNTX/2010 ban hành kèm theo Phụ lục III kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC); việc
giám sát hàng hoá được thực hiện bằng niêm phong hải quan;
c.2.3) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu
tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax

12


tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi,
thanh khoản tờ khai theo quy định.
d) Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất khẩu qua cửa khẩu
trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa xuất
hết, nếu có lý do chính đáng và còn trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo quy định tại
Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ thì Lãnh đạo Chi

cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp.
e) Việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất quy định tại
khoản 2, Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ được
thực hiện như sau:
e.1) Thời hạn ghi trong giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương là thời hạn để
thương nhân làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập vào Việt Nam.
e.2) Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập
vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định. Nếu thương nhân cần
kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa
khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận
thời gian gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương
nhân và trả lại thưong nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản
sao; không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công Thương.

13


2. Chương 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN TẠM NHẬP TÁI XUẤT THIẾT BỊ Y TẾ
CỦA CÔNG TY TNHH LG ELECTRONICS
VIỆT NAM HẢI PHÒNG
Để minh họa cho quy trình thủ tục hải quan của hình thức Tạm nhập tái xuất, chúng tôi sẽ
lấy ví dụ thực tế từ Quy trình tạm nhập tái xuất Thiết bị y tế của Công ty TNHH LG
ELECTRONICS VIỆT NAM HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu Bộ chứng từ
Bộ chứng từ tạm nhập:

-

Hóa đơn thương mại và Bảng kê chi tiết hàng hóa

Hóa đơn thương mại và bảng kê chi tiết hàng hóa số: CDFZ1610050048 F1000130429
Số lượng: 1 bản
Ngày phát hành: 10/10/2016
B/L
Vận đơn số: DAD16100001
Người phát hành: Công ty TNHH DO-ALL LOGISTICS
Ngày phát hành: 21/10/2016
Số lượng: 1 bản
Công văn xin mở tờ khai tạm nhập
Công văn ngày: 07/11/2016
Gửi đến Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng
Xin thông quan lô hàng dưới hình thức tạm nhập miễn thuế
Thông báo hàng đến
Lệnh giao hàng

Bộ chứng từ tái xuất:
Hóa đơn thương mại và Bảng kê chi tiết hàng hóa

14


-

Hóa đơn thương mại và bảng kê chi tiết hàng hóa số: LGEVH07112016
Số lượng: 1 bản
Ngày phát hành: 07/11/2016
B/L
Vận đơn số: PLIVN4604656
Người phát hành: Công ty TNHH PANTOS LOGISTICS
Ngày phát hành: 09/11/2016

Số lượng: 1 bản
Booking confirmation
Người phát hành: Hãng tàu WAN HAI
Công văn xin mở tờ khai tái xuất
Công văn ngày: 07/11/2016
Gửi đến Chi cục Hải quan Cảng Đà Nẵng
Xin thông quan xuất khẩu lô hàng đã tạm nhập


2.2. Thông tin lô hàng
-

Tên hàng: Tủ sấy, máy giặt, máy sấy, mô hình máy giặt, nhãn hiệu LG, hàng mới

-

100%, xuất xứ Hàn Quốc
Số lượng: 11 set
Nhập khẩu từ Hàn Quốc
Hàng nguyên container đóng trong 11 kiện
Địa điểm khai: Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng
Loại hình: Tạm nhập tái xuất (G13 và G23) làm hàng mẫu, quảng cáo trong các các

-

siêu thị và triển lãm do LG tổ chức.
Phương thức thanh toán: Không thanh toán
Hàng được phân luồng Vàng khi tạm nhập luồng Đỏ khi tái xuất

2.3. Thủ tục hải quan tạm nhập

2.3.1. Mở tờ khai điện tử
Nhân viên công ty dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử “VNACCS” để truyền số
liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của hải quan tự động
báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nhờ bước cải tiến này mà thời
gian làm thủ tục hải quan nhanh hơn so với thủ công trước đây vì nhân viên hải quan
15


không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy. Luồng hàng hóa có 3 luồng: luồng xanh,
luồng vàng, luồng đỏ.

Bước 1: Nhập thông tin doanh nghiệp.
Từ thanh công cụ Menu, chọn “Hệ thống” => chọn “Danh sách khách hàng (Với đại lý)”
=> xuất hiện hộp thoại, chọn “Thêm Mới”, điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp như hình

16


bên dưới và nhấn nút “Ghi”

Bước 2: Khai tờ khai nhập khẩu (IDA)

17


Từ menu Tờ khai hải quan => Chọn “Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)” => Hiển
thị giao diện:

Tại màn hình hiện ra, ở thẻ Thông tin chung, người khai báo hải quan sẽ nhập các thông
tin vào các ô màu trắng, thông tin nào có dấu sao màu đỏ là những thông tin bắt buộc phải

nhập và không thể chỉnh sửa một khi đã truyền tờ khai đi. Các ô màu xám là chỉ tiêu
thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính. Trong quá trình khai báo,
nếu phần nào không rõ, nhân viên khai báo có thể tham khảo “Hướng dẫn nhập liệu” ở
góc trái bên dưới màn hình.
Người khai hải quan sẽ nhập thông tin vào các ô tương ứng như sau:
-Mã loại hình: Vì mặt hàng của công ty CÔNG TY TNHH LG ELECTRONICS VIỆT

NAM HẢI PHÒNG là tạm nhập miễn thuế nên có mã loại hình G13
-Cơ quan hải quan: Mặt hàng tạm nhập sẽ thực hiện thủ tục tại hải quan cửa khẩu lưu giữ
hàng hóa, trong trường hợp này là Chi cục HQ CK Cảng Đà Nẵng.
-Mã hiệu phương thức vận chuyển: trường hợp đường biển hàng cont là mã 02
-Phân loại cá nhân/tổ chức: Phản ánh tính chất của giao dịch: từ tổ chức đến tổ chức chọn

mục 4.
-Mã bộ phận xử lý tờ khai: chỉ rõ tờ khai được gửi tới bộ phận nào, cấp đội nào của chi cục

hải quan đã chọn ở mục Cơ quan hải quan. Ở đây ta chọn mã 00- CC HQ CK Cảng Đà
Nẵng KV II.
-Mã hiệu phương thức vận chuyển: thể hiện phương thức vận chuyển của lô hàng đang

được khai báo. Đối với lô hàng này, phương thức vận chuyển là đường biển
(container), nên sẽ chọn mục 2 – Đường biển (container).
18




Ở mục đơn vị xuất nhập khẩu:

-Thông tin người nhập khẩu: bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại,


mã số bưu chính của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Đây là phần đã được tự động
điền do mới vừa làm thao tác “Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” ở phía trên.
-Thông tin về người xuất khẩu:
-Tên: LG ELECTRONICS INC
-Địa chỉ: LG TWIN TOWERS, 128, YEOUI-DAERO, YEONGDEUNGPO-GU SEOUL,
07336, KOREA
-Mã nước: KR

19


• Ở phần thông tin vận đơn, điền các thông tin sau:
-Số vận đơn: DDAD16100001
-Ngày vận đơn: 28/10/2016
-Số hiệu phương tiện vận tải: WAN HAI 231 V-S245
-Ngày hàng đến: 28/10/2016
-Số lượng kiện: 11 CT
-Tổng trọng lượng: 1,043.000 KGM
-Mã địa điểm lưu kho dự kiến: 34CES01 XN CANG TIEN SA
-Địa điểm dỡ hàng: VNDTS CANG TIEN SA(D.NANG)
-Địa điểm xếp hàng: KRPUS PUSAN

20


Chọn thẻ Thông tin chung 2
Ở mục Hóa đơn thương mại:
-Phân loại hình thức hóa đơn: Hóa đơn
-Số hóa đơn: F1000130429

-Ngày phát hành: 21/10/2016
-Phương thức thanh toán: KHONGTT
-Mã phân loại hóa đơn: B
-Điều kiện giá: CIP
-Tổng giá trị: 1620.00
-Mã đồng tiền hóa đơn: USD




Ở mục Tờ khai trị giá: để khai báo tờ khai trị giá tính thuế, doanh nghiệp

chỉ cần nhập vào tổng các chi phí, tổng trị giá tính thuế, hệ thống VNACCS sẽ tự
động phân bổ và tính thuế trả về

21


-Mã phân loại khai trị gía: 7 – Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch trong trường hợp có

mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng.

Tại thẻ Danh sách hàng, nhập đầy đủ thông tin về hàng hóa, mã HS, tên hàng, xuất xứ,
lượng, đơn vị tính, … Nhấn F4, màn hình sẽ xuất hiện và nhập thông tin như sau:
-Mã số hàng hóa/ Mã số HS: 84518000
-Mô tả hàng hóa: Tủ sấy và làm sạch quần áo bằng hơi nước, nhãn hiệu LG, model

S3RDL, mới 100%
-Mã nước xuất xứ:
K.Korea

-Số lượng: 1
-Mã đơn vị tính: SET
-Đơn giá hóa đơn: 200
-Trị giá hóa đơn: 200
-Mã biểu thuế VAT: VB901 (Đây là thuế GTGT với thuế suất là : 10%)

22


Tương tự, tiếp tục nhập thông tin các hàng hóa tiếp theo của lô hàng bao gồm các thông
tin như bảng sau:

STT

Tên hàng

Mã HS

Số
lượng

Đơn vị

Đơn giá

biểu

(USD)

thuế

VAT

Tủ sấy và làm sạch quần áo
1

bằng hơi nước, nhãn hiệu
LG, model S3RDL, mới

84518000

1

SET

200

VB901

100%

23


Tủ sấy và làm sạch quần áo
2

bằng hơi nước, nhãn hiệu

84518000


1

SET

200

VB901

84518000

2

SET

200

VB901

84502000

2

SET

150

VB901

84502000


1

SET

130

VB901

84512100

1

SET

110

VB901

chứa 10,2kg (đang trong 90230000

2

SET

100

VB901

LG, model S3RDR, mới
100%

Tủ sấy và làm sạch quần áo

3

bằng hơi nước, nhãn hiệu
LG, model S3WERB, mới
100%
Máy giặt nhãn hiệu LG, có

4

sức chứa 15kg vải khô một
lần giặt, model FH0C7FD3,
mới 100%
Máy giặt nhãn hiệu LG, có

5

sức chứa 10.2kg vải khô
một

lần

giặt,

model

FH069FD6P, mới 100%
Máy giặt nhãn hiệu LG, có
6


sức chứa 10.2kg vải khô
một

lần

giặt,

model

RN1329AN7S, mới 100%
Mô hình máy giặt thế hệ
mới, nhãn hiệu LG, sức
7

giai đoạn thử nghiệm chưa
có model), mới 100%

24


Mô hình máy giặt thế hệ
mới, nhãn hiệu LG, sức
8

chứa 7kg (đang trong giai 90230000

1

SET


80

VB901

đoạn thử nghiệm chưa có
model), mới 100%
Sau khi nhập hết các hàng hóa của lô hàng, kết quả như sau:

Chọn nút Ghi để lưu lại thông tin
Bước 3: Khai trước thông tin tờ khai (IDA)
Sau khi nhập đầy đủ thông tin cho lô hàng, doanh nghiệp chọn nghiệp vụ 2 “Khai trước
thông tin tờ khai IDA.”

25


×