Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi heo việt nam trong khối tpp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.96 KB, 26 trang )

z

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TÊ



BÁO CÁO KINH TÊ PHÁT TRIỂN
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI HEO
VIỆT NAM TRONG KHỐI TPP

GVHD: ThS. TRẦN MINH TRI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016

MỤC LỤC
2


3


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
I.

Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương TPP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình



Dương (“Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”,
viết tắt là “TPP”) là một thỏa thuận thương mại tự do khu vực có
phạm vi điều chỉnh khá toàn diện. TTP được khởi xướng với mục
đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới, giúp tăng
cường luân chuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn nhờ việc dỡ
bỏ các hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp
ưu đãi hàng nội địa. TPP còn bao gồm các nguyên tắc thống nhất
giữa các nước thành viên về một số vấn đề mới như: quyền của
người lao động, bảo vệ môi trường, chi tiêu của chính phủ,
tính minh bạch, doanh nghiệp nhà nước và liên kết chuỗi cung ứng.
Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ
hơn do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore (P3)
phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức
tại Mexico. Tháng 4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tư cách thành
viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3
thành P4.
Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chương
trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều
có thể gia nhập nếu quan tâm. Singapore đã nhiều lần thể hiện
mong muốn mở rộng TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện
thực hóa ý tưởng về Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình
Dương của APEC (FTAAP).

4


1. Các nội dung chính của Hiệp định TPP – P4


Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng
hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài chính do được đàm phán
sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính
sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch
hóa. Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm
về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động.
Theo thỏa thuận, các bên tham gia P4 sẽ tiếp tục đàm phán và
ký 02 văn kiện quan trọng về đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất
là sau 02 năm kể từ khi P4 chính thức có hiệu lực (tức là từ tháng 3
năm 2008).
Điểm nổi bật nhất của P4 là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa.
Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay
từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Về dịch vụ, P4 thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức
chọn-bỏ. Theo đó, tất cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những
ngành nằm trong danh mục loại trừ.
2. Hiệp định TPP mở rộng

Từ năm 2008 - 2013, từ 4 nước ban đầu, P4 đã thu hút thêm 8
nước tham gia là Mỹ (9/2008), Australia, Peru (11/2008), Malaysia
(10/2010), Việt Nam (11/2010), Mexico, Canada (6/2012) và Nhật
Bản (7/2013), nâng tổng số thành viên lên 12 nước.
3. Quá trình đàm phán

Sáng 4/2/2016, tại thành phố Auckland, New Zealand, dưới sự
chứng kiến của Thủ tướng nước chủ nhà John Key, Bộ trưởng Thương
mại và Kinh tế của 12 nước thành viên tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đặt bút ký vào văn bản này, đánh

5



dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán
để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước.
Sau lễ ký này, mỗi nước có thời gian 2 năm để thực hiện các
quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có
hiệu lực.
Thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 6 nước thành
viên, chiếm tối thiểu 85% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp
của cả 12 nước, phê chuẩn. Điều này có nghĩa là thỏa thuận phải
được Quốc hội tại hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP là Mỹ và Nhật
Bản thông qua.
TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia (bao gồm
Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,
Singapore, Australia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam), được hình thành
với mục tiêu chính là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa,
dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ
còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như
sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh
vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn
đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung
ứng, doanh nghiệp nhà nước. Một khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành
khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch
thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Qua 19 phiên đàm phán chính thức, 5 phiên cấp Bộ trưởng,
việc đàm phán TPP đã hoàn tất vào tháng 10/2015 và chỉ sau đó 1
tháng, toàn văn hiệp định đã được công bố. Từ đó đến nay, các nước
không thay đổi các nội dung đàm phán đã được thống nhất mà chỉ
điều chỉnh một số nội dung kỹ thuật trên cơ sở ý kiến rà soát của các

chuyên gia pháp lý.
6


Những điều chỉnh này nhằm đảm bảo nội dung được đưa ra ký
kết chính thức phù hợp hơn với quy định pháp lý quốc tế cũng như
quy định trong nước của các nước TPP, không ảnh hưởng đến bản
chất nội dung đã cam kết.

7


II.

Ngành nông nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP
1.

Cơ hội

Trải qua 30 năm đổi mới, từ một nền kinh tế phải tái thiết sau
chiến tranh với bộn bề những khó khăn, Việt Nam đã lột xác vươn
mình ra thế giới. Trong đó phải kể đến ngành Nông nghiệp Việt Nam
đã có những bước phát triển vượt bậc khi tăng trưởng GDP của khu
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân 3,7%/năm, là
mức cao trên thế giới và toàn khu vực.
Ngành Nông nghiệp còn được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc
hơn nữa trong tương lai khi tham gia Hiệp định TPP. Bởi vì, Hiệp định
TPP cho phép nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường 15.300 tỷ
USD của Mỹ và 300 tỷ USD của Canada, Peru và Mexico, dự báo sẽ
giúp tăng thêm 35,7 tỷ USD, tương đương 10,5% GDP cho riêng Việt

Nam đến năm 2025.
Ngay sau khi TPP có hiệu lực, hầu hết các mặt hàng nông sản
của 12 nước đã giảm thuế xuống hơn 90%, có mặt hàng chỉ còn 0%.
Mặt khác, rõ ràng khi vào TPP, thông thương thuận lợi sẽ thu hút
được vốn đầu tư của các quốc gia vào Việt Nam. Thuế bằng 0% thì
nhiều cơ hội mở ra, trong khi nông nghiệp đang rất thiếu vốn đầu tư
nên sẽ là cơ hội để thu hút được vốn đầu tư trong thời gian tới. Hiện
nay, vốn FDI vào nông nghiệp khá ít, giá trị vốn cam kết chỉ chiếm
1,4% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Đây là cơ hội để đẩy nhanh thu hút
đầu tư, thu hút khoa học công nghệ, cách quản lý mới với nông
nghiệp, thúc đẩy tái cấu trúc nền nông nghiệp trong chương trình tái
cơ cấu nền kinh tế…
Khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so
với các quốc gia xuất khẩu những mặt hàng nông sản cùng loại
nhưng không phải là thành viên TPP, đặc biệt là các mặt hàng chủ
lực như thủy sản, đồ gỗ, cao su, hạt điều, tiêu… Cùng với đó, Việt
8


Nam còn có thể mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản lớn như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Australia, Singapore… Những thị trường này sẽ giúp
Việt Nam có cơ hội giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường
truyền thống nhưng lại thiếu bền vững.

9


2.

Thách thức


Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những cơ
hội, TPP cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với nền kinh
tế Việt Nam, trong đó là áp lực cạnh tranh gay gắt.
Ngoài các mặt hàng nông sản chủ lực có lợi thế như thủy sản,
cà phê, tiêu, gạo… ngành Chăn nuôi Việt Nam nằm trong nhóm ít có
thuận lợi nhất trong 12 nước tham gia TPP. Do đó, khi TPP mở cửa thì
những sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc
liệt. Nếu như sản xuất ngành chăn nuôi duy trì quy mô nhỏ như hiện
nay thì chắc chắn sẽ thua. Không những vậy, việc giảm thuế đối với
các nước thành viên TPP sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn
hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn,
chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Sản phẩm nông
nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh
tranh gay gắt trong khi đó, các hàng nông sản và nông dân là những
đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập…
Khi các nước thực hiện cam kết TPP, hàng rào thuế quan sẽ bị
xóa bỏ. Lúc này, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn,
yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn. Đây cũng là
một trong những điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, hàng hóa nông sản
của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường thế
giới do vướng phải hàng rào kỹ thuật thương mại và biện pháp vệ
sinh dịch tễ. Để bảo hộ hàng hóa trong nước, Việt Nam tất yếu cũng
sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan. Rào cản kỹ thuật chưa có
hoặc rào cản kỹ thuật kém cũng sẽ khiến cho thị trường nội địa gặp
bất lợi. Theo đó, nếu các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả,
Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng
kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo
vệ được sản xuất trong nước…

10


Thách thức càng lớn khi nước ta chỉ có nền sản xuất nhỏ, chủ
yếu quy mô hộ gia đình (khoảng 3.500 doanh nghiệp nông nghiệp,
chiếm 1,01% tổng số doanh nghiệp và hầu hết là doanh nghiệp
nhỏ). Các doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65% nên rất
khó trong cạnh tranh. Do sản xuất quy mô hộ là chính, công nghệ
còn kém cho nên sẽ có mặt hàng rất khó khăn khi mở cửa.

PHẦN 2: NỘI DUNG THẢO LUẬN
I.

Tổng quan về ngành chăn nuôi tại Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm

2014, ngành chăn nuôi khởi sắc, sản lượng các sản phẩm chính đều
tăng. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh năm 2010
đạt 151.392 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2013; tỷ trọng
chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp đạt 24,5%.
Hình 1. Sản lượng chăn nuôi giai đoạn 2000-2008 (đơn vị: 1000 tấn)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008
Có nhiều thách thức trong ngành công chăn nuôi tại Việt Nam:
11


(1) Tình hình dịch bệnh:
- Từ năm 2003, chăn nuôi luôn phải đối mặt với tình hình dịch
bênh, điển hình là dịch bệnh cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn.

Dịch cúm trên ra cầm đã xẩy ra trên 57/64 tỉnh thành gây thiệt hại
nặng nề trong sản xuất cũng như ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu
dùng, giai đoạn 2003-2008 Việt Nam phải chi 236 triệu USD trong
việc phòng chống cúm gia cầm. Đến nay chúng ta vẫn chưa ngăn
chặn và khống chế được dịch bệnh.
- Đối với dịch tai xanh, từ năm 2007 đến nay dịch bệnh xảy ra
trên 38 tỉnh thành, năm nào cũng có dịch bệnh xảy ra, hiện nay
chưa có một con số nào thống kê được tổng số ngân sách mà nhà
nước phải bỏ ra để hỗ trợ dịch bệnh, nhưng hậu quả của nó thì được
thể hiện rất rõ. Năm 2007, dịch bệnh đã xảy ra trên 13.355 hộ gia
đình (trên 14 tỉnh, thành) với gần 30.000 đầu lợn bị tiêu hủy, đến
năm 2008, dịch bệnh đã xảy ra trên 28 tỉnh, thành, số lợn bị tiêu hủy
cao gấp 10 lần năm 2007.
(2) Quy mô chăn nuôi nhỏ, thiếu bền vững: Hình thức chăn
nuôi manh mún, nhỏ lẻ, hầu hết đều được nuôi ở quy mô hộ gia
đình, tận dụng thức ăn thừa, không quan tâm tới công tác tiêm
phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y.
Đó là bức tranh cơ bản của chăn nuôi Việt nam hiện nay.
(3) Thiếu con giống và nguồn cung cấp con giống chất lượng:
Trong thời điểm khan hiếm con giống như hiện nay do ảnh hưởng
của dịch bệnh người dân khó khăn tỏng việc tìm kiếm nguồn giống
chất lượng để khôi phục đàn chăn nuôi
(4) Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi: Chỉ tính riêng năm
2007, lượng chất thải từ chăn nuôi khoảng 61 triệu tấn, nhưng chỉ
40% trong số này được xử lý, còn lại xả trực tiếp ra môi trường. Chất
gây ô nhiễm môi trường không chỉ là phân mà còn có lượng lớn chất
12


độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết. Ngoài ra, còn

có chất thải rắn trong lò mổ như chất thải trong ống tiêu hóa còn
máu, mỡ, phủ tạng hoặc sản phẩm bị loại bỏ trong quá trình kiểm
soát giết mổ.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 đã
có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán
sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn
chăn nuôi trong năm có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều. Bên cạnh
sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với
nhiều thách thức từ những dịch bệnh đã xảy ra và thực trạng sử
dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi đến những cạnh
tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt nhập
khẩu đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá, đạt 4,3% so
với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này là do đàn bò sữa tăng mạnh
(tăng 20,9%) sản lượng sữa bò tươi tăng cao đạt khoảng 120% so
với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn phát triển khá thuận lợi do
dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi ở mức có lợi cho
người chăn nuôi. Đàn lợn của cả nước tại thời điểm điền tra 1/10 có
27,7 triệu con, tăng 3,7%; Đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng
4,3%.
II.

Ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam
1. Ngành chăn nuôi heo Việt Nam

13


Hình 2. Ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam (Ảnh minh họa).

Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp
Việt Nam. hiện nay khi đất nước ta đang trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá trị sản phẩm trong GDP có xu hướng
giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi lại có xu hướng tăng
lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng giá
trị sản phẩm thịt lợn. Xu hướng này xuất phát từ hai nguyên nhân
chủ yếu sau:
Thứ nhất, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng suất
chăn nuôi ngày càng tăng lên, thời gian nuôi được rút ngắn, do đó lợi
nhuận thu được từ chăn nuôi đang có xu hướng tăng nhanh hơn lợi
nhuận thu được từ trồng trọt.
Thứ hai, mức sống của con người ngày càng tăng lên kéo theo
sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng thức ăn, xu hướng tiêu dùng sản
phẩm trồng trọt giảm đi nhanh chóng nhường chỗ cho sản phẩm
chăn nuôi. Nhu cầu về thịt trên thị trường ngày càng tăng lên, đặc
biệt là nhu cầu về sản phẩm thịt lợn.
Hai lý do chủ yếu trên chính là động lực để thúc đẩy ngành
chăn nuôi lợn ngày càng phát triển. Chăn nuôi lợn là ngành chăn
14


nuôi không mới nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó lại là
ngành chăn nuôi có triển vọng nhất. Nếu được đầu tư đầy đủ về vốn,
công nghệ, chăn nuôi trên quy mô lớn thì hiệu quả thu được của
ngành thực sự là không nhỏ.
Năm 2011, tổng đàn lợn cả nước là 27,06 triệu con, ước tính
năm 2014 giảm xuống còn 2,7 triệu con và kế hoạch năm 2015 là
27,1 triệu con, tăng trưởng bình quân đạt 0,04%/năm và giảm
17,88% so với kế hoạch của cả giai đoạn.
Phân bổ đàn heo theo vùng như sau: Vùng Đông bằng sông

Hồng là 25,74% vùng Trung du miền núi phía Bắc là 24,1% vùng
Đông Nam Bộ là 10,51% vùng Tây Nguyên là 6,58%.
Tuy quy mô về đầu con trong cả giai đoạn hầu như không
tăng nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đều tăng qua các năm
với tốc độ tăng cường trung bình quân là 2,12%/năm, cụ thể: năm
2011, sản lượng thịt đạt 3,09 triệu tấn, đến năm 2013 là 3,22 triệu
tấn, ước tính thực hiện trong năm 2014 là 3,29 triệu tấn và kế hoạch
năm 2015 là 3,37 triệu tấn. Trọng lượng thịt xuất chuồng bình quân
là 67,1 kg/con (năm 2011) ước tăng lên 68,2kg/con (2014) và đạt
69,5 kg/con trong năm 2015.
Như vậy sau 5 năm phát triển đến nay, sản lượng thịt heo
chiếm 74,2% (năm 2013) trong tổng sản lượng thịt hơi các loại. Chất
lượng thịt heo không ngừng tăng lên đáp ứng được thị hiếu người
tiêu dùng trong nước. Kế hoạch đến 2015, sản lượng thịt lợn dao
động trong khoảng 72-74% tổng sản lượng thịt hơi.

15


2. Năng suất hằng năm của ngành

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia, Trung Quốc có đàn heo nái
lớn nhất thế giới với gần 50 triệu con, thứ hai là Mỹ trên 5,8 triệu con
và thứ 3 là VN gần 4,5 triệu con. Tuy nhiên, khi tính đến sản lượng
thịt xuất chuồng (kg/nái/năm) thì VN bị tụt thẳng xuống hàng 20 với
năng suất cực thấp 439 kg/nái/năm.
Trong khi đó, nước đứng đầu bảng về năng suất là Đức lên tới
2.551 kg/nái/năm; nước láng giềng như Trung Quốc cũng lên tới
1.004 kg/nái/năm; đặc biệt là Philippines đứng thứ 19 trên bảng xếp
hạng (chỉ đứng trên VN) thì năng suất cũng cao gấp rưỡi VN khi đạt

673 kg/nái/năm.
Chăn nuôi lợn phát triển tốt do giá lợn hơi có xu hướng ổn định
cho người chăn nuôi. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê,
cả nước có khoảng 27,75 triệu con, trong đó lợn nái có 4,06 triệu
con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014. Sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, bằng 104,2 % so với
cùng kỳ năm trước.
3. Hiện trạng phát triển của ngành chăn nuôi heo tại Việt

Nam
Tại hội thảo, các chuyên gia về phát triển nông nghiệp đều có
chung một nhận định, chăn nuôi lợn là một trong những lĩnh vực có
nhiều điểm yếu, chịu nhiều tác động tiêu cực khi Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là trong
bối cảnh Hiệp định Kinh tế đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) được ký kết.
Khi đề cập đến thực trạng, nhiều đại biểu đều khẳng định,
ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam vẫn đang ở trong tình trạng manh
mún, nhỏ lẻ; chủ trang trại, doanh nghiệp chủ yếu vẫn áp dụng khoa
16


học kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi lạc hậu; chịu sự chi phối về
nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài.
Ngành chăn nuôi Việt Nam theo định hướng từng bước tái cơ
cấu ngành, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi tập
trung theo mô hình trang trại. Duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo
hướng công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích sản
xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm
chi phí, tăng hiệu quả giá trị gia tăng.

Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng
cục Thống kê, cả nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với
cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và
dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư
tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính
đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước.Theo
USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng
2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của
Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt
Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.
Hiện nay chăn nuôi lợn công nghiệp theo hướng trang trại chỉ
mới đáp ứng được 15% sản lượng thịt lợn cả nước, trong đó 60%
cung cấp cho thị trường các thành phố lớn trong nước như Tp.HCM
và Hà Nội. Để tiến nhanh tới một nền chăn nuôi lợn công nghiệp
chiếm 50%-60% tổng sản phẩm chăn nuôi lợn và có thể đáp ứng
80%-90% lượng thịt lợn cho các TP lớn là từ trang trại chăn nuôi
công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thì hình thức chăn
nuôi gia công là một giải pháp được lựa chọn. Công ty C.P. Việt Nam
bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn
nuôi Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các
loại thuộc các cấp giống khác nhau như GGP (giống cụ kỵ), GP

17


(giống ông bà) và PS (giống bố mẹ), hằng năm cung cấp hàng triệu
lợn con giống cho thị trường.
Theo số liệu thống kê hiện nay tổng đàn heo cả nước là 18
triệu con, riêng Tp.HCM chỉ có khoảng 180.000 con, chiếm 1% trên
đàn heo cả nước. Tốc độ tăng đầu heo trong thành phố những năm

gần đây có xu hướng chững lại. Mỗi năm chỉ tăng bình quân 0,2%,
trong khi đó lượng heo cả nước lại tăng 5,4 %. Nhưng nếu xét về mặt
sản lượng thịt hơi thì đàn heo thành phố có mức tăng trưởng tương
đối cao, khoảng 74%. Đặc biệt là tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt,
trọng lượng bình quân heo thịt xuất chuồng là 80kg/con (cao hơn
21% so với cả nước).

18


4. Hiện trạng phát triển trên thế giới và tại các nước thuộc

TPP
Ở nhiều nước, chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn
lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch,
Thụy Điển, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan… Nói chung
ở các nước tiên tiến có chăn nuôi lợn phát triển lợn theo hình thức
công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các
châu lục. Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng
30 % ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn được nuôi nhiều ở
các nước có chăn nuôi lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao,
nơi đó nuôi nhiều lợn. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các nước châu
Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2
%, châu Mỹ, 8,6 %.
Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng
rộng rãi khắp nơi trên thế giới (trừ ở các các nước theo tín ngưỡng
Hồi giáo). Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt
cho con người, không những thế nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi
nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này.


19


III.

Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi heo Việt
Nam trong khối TPP
1. Cơ hội

Tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi có xu hướng tăng lên trong
tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng giá trị sản
phẩm thịt lợn.
Tăng sức hút đối với doanh nghiệp: Tham gia TPP sẽ giúp Việt
Nam tận dụng cơ hội tốt hơn với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới. Có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ mới, giống mới, sản
phẩm mới cũng như làn sóng đầu tư mới. Nếu nắm bắt được cơ hội,
chăn nuôi Việt Nam sẽ sớm hội nhập được với các sản phẩm tiên tiến
của thế giới.
Thay đổi tư duy: So với những khu vực mậu dịch tự do khác,
TPP yêu cầu một cường độ tự do hóa mậu dịch mạnh mẽ hơn và mở
rộng hơn trên nhiều lĩnh vực như mua bán hàng hóa dịch vụ, quy
định về xuất xứ sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng lao động.
Để thích ứng với các quy định của TPP đòi hỏi sự nhanh nhạy chuyển
dịch của ngành nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi.
Tái cơ cấu mạnh mẽ: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần phải chú
trọng đến các phương pháp và cách tiếp cận mới trong quá trình
triển khai. Cụ thể, hướng đến tăng khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm ngành chăn nuôi thông qua nâng cao chất lượng con giống,
thức ăn chăn nuôi, giết mổ tập trung và tiêu thụ gắn với thị trường.

Đồng thời, tạo ra hành lang pháp lý, hàng rào kỹ thuật để tăng
cường quản lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước.
Cơ hội vàng về thời gian: Đây là cơ hội vàng về thời gian để
ngành chăn nuôi đẩy nhanh tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm, kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.

20


2. Thách thức

Cơ hội mà hội nhập mang lại cho ngành nông nghiệp không
nhiều và chưa rõ ràng nhưng hội nhập lại đặt ra nhiều thách thức
không nhỏ đối với chăn nuôi trong nước do trình độ phát triển ngành
này ở nước ta hiện chỉ ở mức trung bình thấp so với thế giới.
Sức cạnh tranh yếu: Sức cạnh tranh sẽ gay gắt hơn giữa sản
xuất, dịch vụ trong nước với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài, cũng như
trong việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ, các vấn đề lao động, môi
trường khi mà hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư từ các nước TPP sẽ được
ưu tiên khi tiếp cận thị trường Việt Nam. Tham gia sân chơi TPP đồng
nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận quy định mức thuế nhập
khẩu thịt lợn vào Việt Nam sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%. Điều này
dấy lên lo ngại về sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong
nước khi mà so sánh tương quan hiện nay, giá sản phẩm chăn nuôi
trong nước vẫn còn cao so với sản phẩm cùng loại của một số nước.
Đơn cử, tại Mỹ hiện nay, chỉ có 3 bang chăn nuôi lợn nhưng giá thịt
của Mỹ đang rẻ hơn ở Việt Nam 40%. Khi còn hàng rào thuế quan
bảo vệ, chúng ta vẫn bảo hộ được chăn nuôi trong nước, song khi
thuế xuất nhập khẩu 0% được áp dụng, đây sẽ là một thách thức rất
lớn cho ngành chăn nuôi nội địa.

Cản trở lớn nhất chính là hạn chế về đất đai để áp dụng chăn
nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Diện
tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người của Việt Nam đang
thuộc nhóm thấp nhất thế giới với 0,25 ha/người, trong khi bình
quân thế giới là 0,56 ha/người và 0,36 ha/người trong ASEAN.
Quy mô chăn nuôi nhỏ, thiếu bền vững: Hình thức chăn nuôi
manh mún, nhỏ lẻ, hầu hết đều được nuôi ở quy mô hộ gia đình, tận
dụng thức ăn thừa, không quan tâm tới công tác tiêm phòng hay
phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y. Trong khi
21


đó, chuỗi liên kết trong ngành còn rất lỏng lẻo, vẫn chưa hình thành
được chuỗi giá trị ngành đầy đủ và hiệu quả, nhiều khâu và lĩnh vực
trong ngành thiếu kết nối, chưa có trung tâm sản xuất giống heo
quy mô lớn để cung cấp thị trường giống heo chất lượng, thiếu các lò
giết mổ tập trung, đạt tiêu chuẩn để cung cấp ra thị trường.
Quản lý chất lượng còn hạn chế: Trong bối cảnh hội nhập ngày
càng sâu rộng, yêu cầu của thị trường các nước về an toàn thực
phẩm ngày càng cao, tăng mức độ an toàn trong vấn đề bảo vệ sức
khỏe thông qua các quy định khắt khe hơn về vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, theo đánh giá, trong chăn nuôi gia súc, ở Việt Nam vẫn
còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như việc hướng dẫn và quản lý sử
dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo. Và tình trạng sử dụng các chất
bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện..
Doanh nghiệp, người dân không nắm rõ được thông tin: Ngoài
một số doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn nắm bắt được thông
tin, tín hiệu của thị trường để đưa ra các hướng đi hợp lý thì đa số
các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đặc biệt là người nông dân (đối tượng được
coi là bị tổn thương sâu sắc nhất) thì dường như mù tịt về thông tin,

chưa hiểu về TPP là gì cũng như tác động và ảnh hưởng của TPP ra
sao. Trong quá trình tư vấn mô hình chăn nuôi cho các hộ dân thì có
đến 95% bà con nông dân chưa từng nghe đến TPP. Không chỉ riêng
người dân mà ngay cả chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng
chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề khi hội nhập (trong khi nông
dân các nước khác được chính phủ phổ biến rất sâu sắc).
Từ trước đến nay chăn nuôi của Việt Nam luôn được đánh giá là
ngành yếu thế và có thể bị “nhấn chìm” khi gia nhập TPP, cụ thể:
- Nguy cơ thứ nhất đến từ Mỹ với các sản phẩm như thịt lợn,
thịt bò, thịt gà…(dự kiến sẽ rẻ hơn so với thịt trong nước từ 15-20%).
Việt Nam có 7,5 triệu hộ dân chăn nuôi trong đó nuôi lợn chiếm 4,1
22


triệu hộ, ở góc độ này chăn nuôi lợn ở Việt Nam khó có thể cạnh
tranh nổi và sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định.
- Nguy cơ thứ hai đến từ các biện pháp SPS – TBT( các rào cản
kỹ thuật đối với thương mại).
+ TBT (Technical Barriers to Trade): là hiệp định liên quan
đến việc dự thảo, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp tại các nước thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với mong muốn chúng
không được tạo ra trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế.
+ SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures): Biện pháp
xác định các thành viên có thể hoặc không thể áp đặt các hạn chế
như thế nào đối với những hàng hóa nhập khẩu nhất định nhằm mục
đích bảo vệ:
(1) Sức khỏe con người hoặc động vật từ những nguy cơ qua
đường thực phẩm.
(2) Sức khỏe con người khỏi các bệnh lây qua động vật, thực

vật.
(3) Động, thực vật khỏi sâu bệnh hoặc bệnh tật.
Về góc độ này các sản phẩm của Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất
lớn khi xuất khẩu ra nước ngoài do phạm phải các yêu cầu về kiểm
dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì…

23


PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG
I.

Kết luận
Thông qua những nội dung trên cho thấy ngành chăn nuôi heo

ở Viêt Nam rất quan trọng và cần thiết. Đây cũng là nguồn cung cấp
sản lượng thịt chủ yếu cho các bữa ăn hằng ngày.
Trên đây là thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi heo ở Việt
Nam nói riêng và trên Thế Giới nói chung, phương hướng, biện pháp
thúc đẩy ngành chăn nuôi heo phát triển. Qua quá trình phân tích ta
thấy ngành chăn nuôi heo ở nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng kể, nhưng bên cạnh đó ngành cũng gặp nhiều khó khăn tồn tại
cần được giải quyết kịp thời.
Để đưa ngành chăn nuôi heo trở thành ngành chăn nuôi mũi
nhọn, cần phải có những biện pháp cụ thể hợp lý để khuyến khích
người sản xuất tăng quy mô đàn và tăng năng suất vật nuôi, áp
dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong ngành để đạt
được hiệu quả cao hơn. Phát triển công nghệ chế biến đáp ứng nhu
cầu vệ sinh an toàn thực phẩm để đưa sản phẩm thịt heo ra cạnh
tranh với thị trường Thế Giới. Có như vậy đời sống nhân dân được cải

thiện, nhanh chóng góp phần phát triển ngành chăn nuôi nói chung
và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.

24


II.

Định hướng phát triển
Tái cơ cấu sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong

đó, các sản phẩm nông nghiệp phải sản xuất theo chuỗi, tạo được sự
cạnh tranh về giá cả, chất lượng, kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực
phẩm. Đồng thời, phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
Nhà nước phải khuyến khích, thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư
vào nông nghiệp theo cả chuỗi. Đặc biệt là ngành chức năng phải
giải quyết tồn tại lớn nhất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh việc đảm bảo tốt hơn vệ sinh an toàn thực phẩm,
ngành Nông nghiệp Việt Nam cần thực sự thay đổi một số khâu cơ
bản như sản xuất, chế biến, phân phối… Muốn xuất khẩu thắng lợi,
nông dân cần nâng tầm năng suất và chất lượng nông sản, phải sản
xuất sao cho đạt bốn yêu cầu: Chất lượng sản phẩm phải đạt chuẩn
chất lượng an toàn quốc tế, giá thành cạnh tranh với đối thủ, khối
lượng lớn, và giao hàng đúng lúc theo hợp đồng.
Mặt khác, cần chú trọng đến vấn đề truy xuất nguồn gốc. Nếu
không chú ý đến vấn đề này thì nông sản Việt Nam thậm chí còn
không tiêu thụ được ngay tại thị trường nội địa khi Việt Nam đã cam
kết bãi bỏ thuế suất đối với nông sản nhập từ các nước thành viên
TPP hay từ các nước ASEAN.


25


×