Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hãy phân tích một số quy định của luật doanh nghiệp 2014 để chứng minh luật doanh nghiệp 2014 được quy định theo hướng thông thoáng hơn, mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.06 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BỘ MÔN LUẬT


BÀI TẬP LỚN
MÔN: LUẬT KINH TẾ - LAW02A
BÀI TẬP SỐ: 2
Hãy phân tích một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 để chứng minh Luật
Doanh nghiệp 2014 được quy định theo hướng thông thoáng hơn, mở rộng quyền
tự chủ cho doanh nghiệp

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Luật Doanh nghiệp năm 2014, được đánh giá như bước đột phá lớn về thể chế,
thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của công
dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân,
doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh. Nhiều quy định mới, như: Đăng ký
kinh doanh; con dấu doanh nghiệp; điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
công ty;…theo hướng thông thoáng hơn, nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của
luật cũ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng
chung của thế giới. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng như từ thực tiễn áp dụng các
quy định mới liên quan đến Luật Doanh nghiệp năm 2014, tác giả nhận thấy còn có


những quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi cho
hợp lý hơn, nhằm giúp doanh nghiệp được thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất,


kinh doanh của mình, cụ thể:

I. Quy định về con dấu

Sự thay đổi các thủ tục về dấu trong Luật doanh nghiệp 2014 là một cải
cách quan trọng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế trong tiến trình hội nhập.
Luật doanh nghiệp 2014 thay đổi các phương thức quản lý con dấu, đồng thời,
thay các thủ tục làm dấu, đăng ký mẫu dấu bằng yêu cầu công khai mẫu dấu. Sự
cải cách các quy định về con dấu về cơ bản nằm ở các điểm sau:
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung

con dấu của doanh nghiệp.
-

Trước ngày 01/7/2015, Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền quy định thống nhất
mẫu các loại con dấu, việc khắc biểu tượng trong con dấu, hướng dẫn, quản lý và
kiểm tra việc thực hiện đăng ký con dấu.


-

Theo Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, Bộ Công an không
đóng vai trò quản lý con dấu nữa mà giao quyền quyết định cho doanh nghiệp. Mẫu
con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có
một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức, kích thước.Tuy nhiên doanh
nghiệp phải đảm bảo nội dung con dấu thể hiện những thông tin sau:

- Tên doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp ( MSDN )
Ngoài ra, doanh nghiệp không được sử dụng các từ ngữ, hình ảnh ký hiệu như quốc huy,

quốc kỳ, đảng kỳ, cơ quan nhà nước… hoặc từ ngữ hình ảnh vi phạm truyền thống lịch
sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam (điều 14, Nghị định
96/2015 /NĐ-CP ngày 19/10/2015).
2. Việc đăng ký và thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng
- Trước 01/7/2015, các doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng con dấu phải được Bộ
Công an cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, sau đó mới thông báo giới thiệu con
dấu mới. Bộ Công an có trách nhiệm quản lý việc đăng ký sử dụng, thẩm tra mẫu con
dấu, đăng ký lưu chiểu mẫu dấu.
-

Luật doanh nghiệp 2014 có nhiều cải tiến theo hướng đơn giản hoá thủ tục về con
dấu. Theo Điều 44 của Luật doanh nghiệp, từ ngày 01/7/2015, doanh nghiệp trước
khi sử dụng con dấu có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh
doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
( mà không cần phải đăng ký Bộ Công an hoặc

-

công an tỉnh, thành phố.
Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu

-

của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng mẫu dấu mà chưa thông báo mẫu dấu với cơ
quan đăng ký doanh nghiệp thì dấu của doanh nghiệp vẫn được cho là hợp pháp.
Doanh nghiệp chỉ là vi phạm thủ tục hành chính về thông báo mẫu dấu.


 Hạn chế của luật mới:

-

Sự thuận lợi nêu trên chỉ phù hợp đối với các doanh nghiệp được thành lập mới, từ
sau ngày 01/7/2015. Đối với các doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động trước đó, đã
có con dấu và được cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, nay
muốn đổi mẫu dấu, sử dụng con dấu mới thì thủ tục sẽ phức tạp hơn. Cụ thể, theo
Quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp
đã thành lập trước ngày 01/7/2015 muốn làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu cũ
và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đã được cấp cho Cơ quan công an nơi đã cấp
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại

-

con dấu tại thời điểm tiếp nhận.
Như vậy, trong những trường hợp này, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục hành
chính “trả dấu”, “trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu” tại Cơ quan công an để
được cấp Biên nhận rồi mới có thể tự khắc dấu và thông báo mẫu dấu cho cơ quan
đăng ký kinh doanh để đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh

-

nghiệp.
Tương tự trường hợp đổi dấu mới như nêu trên, trường hợp doanh nghiệp đã thành
lập trước ngày 01/7/2015 đã bị mất dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mà
muốn làm con dấu mới thì doanh nghiệp cũng phải thông báo việc mất dấu, mất Giấy
chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho Cơ quan công an. Với những quy định này, rõ ràng
thủ tục về con dấu của doanh nghiệp đã trở nên phức tạp hơn và chắc chắn doanh
nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn cho con dấu khi vừa tiến hành thủ tục hành chính
tại Cơ quan công an, vừa tiến hành thủ tục tại Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, thậm


-

chí còn có thể mất nhiều thời gian hơn cho việc đổi con dấu theo quy định trước đây.
Đối với doanh nghiệp đã đăng ký và hoạt động theo Luật Đầu tư năm 2005, đã được
cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nay
nếu muốn đổi con dấu hoặc vì mất con dấu mà phải làm dấu mới thì lại càng phức tạp
hơn. Ngay từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, đã phát sinh vướng
mắc về vấn đề này. Cụ thể, do Quy định của Luật Doanh nghiêp năm 2014 và Luật
Đầu tư năm 2014 không còn ghi nhận Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh nên để khắc dấu và thông báo mẫu dấu mới, doanh


nghiệp phải tiến hành thủ tục tách nội dung đăng ký đầu tư và nội dung đăng ký kinh
doanh. Các doanh nghiệp này phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp
Giấy chứng nhận nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Từ đó mới
có thể làm con dấu và thông báo mẫu dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2014. Hàng loạt các thủ tục bao gồm thủ tục “tách giấy” cùng với thủ tục “trả con
dấu”, “trả Giấy chứng nhận mẫu dấu” hoặc “thông báo mất con dấu”, “thông báo mất
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu” như quy định nêu trên tại Nghị định
96/2015/NĐ-CP và thủ tục thông báo mẫu dấu mới tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
theo Quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP cho thấy
việc quản lý con dấu vẫn còn sự phức tạp và chắc chắn rằng việc làm lại con dấu mới,
đổi con dấu mới hiện nay và trong tương lai đối với các doanh nghiệp đã được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước
-

ngày 01/7/2015 sẽ còn không ít phiền hà.
Mặt khác, nếu như quy định về con dấu của doanh nghiệp tại Điều 44 Luật Doanh
nghiệp năm 2014 đã có sự cải cách tiến bộ hơn so với quy định trước đây thì quy
định về quản lý con dấu tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP với những thủ tục liên quan

đến con dấu vẫn phải thực hiện tại Cơ quan công an là một bước lùi. Quy định đó đã
“đẻ” thêm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, làm tốn thêm thời gian và chi phí
của doanh nghiệp.


-

Giải pháp:

Cần bỏ hẳn sự quản lý của Cơ quan công an đối với con dấu doanh nghiệp, chỉ cần
quy về một mối là Cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, dù doanh nghiệp thành lập
trước hay sau ngày 01/7/2015, khi đổi dấu mới, làm lại dấu mới, doanh nghiệp chỉ
cần thông báo mẫu con dấu mới đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo Quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2014. Thông báo mới nhất của doanh nghiệp về mẫu con
dấu qua Cơ quan đăng ký kinh doanh là thông báo có hiệu lực đối với mẫu dấu của
doanh nghiệp và thay thế tất cả các mẫu dấu của doanh nghiệp trước đây, kể cả mẫu
dấu đã được Cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Đối với con
dấu cũ và mẫu Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, doanh nghiệp chỉ cần tự xử lý
bằng cách “bỏ đi”. Quy định như vậy sẽ giảm bớt thủ tục hành chính và tạo sự thuận


lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng con dấu, đúng với tinh thần
-

cải cách của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Bỏ con dấu thay thế bằng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số
Sự tốn kém lãng phí mà con dấu đem lại cho các Doanh nghiệp không hề nhỏ. Mỗi
năm các doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tại TP.HCM phải bỏ ra khoảng 6,4 đến
8,4 tỷ đồng và 40.000 ngày chi phí cho việc làm con dấu. Nếu tính cả nước thì số tiền
tương ứng là 12,8-16,8 tỷ đồng và khoảng 80.000 - 120.000 ngày (chưa kể tới quy

định 5 năm phải thay đổi 1 lần). Có doanh nghiệp phản ánh, ngày đầu tiên khởi sự
doanh nghiệp không phải là gặp đối tác làm ăn mà phải đi gặp công an để xin làm
dấu. Nếu doanh nghiệp có trụ sở và nhiều chi nhánh khác nhau thì thường xuyên phải
vận chuyển dấu và đóng dấu.
Hơn nữa con dấu còn có thể mang đến nhiều tranh chấp khó giải quyết. Ví dụ vụ
tranh chấp con dấu kéo dài hơn 3 năm tại Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Thương
mại Đay Sài Gòn hay vụ tranh chấp con dấu kéo dài hơn 1 năm tại Đại học Hùng
Vương, khiến trường không thể tổ chức thi và cấp bằng cho hơn 1.500 sinh viên.
Vì vậy bỏ được con dấu pháp lý là cởi bớt một xiềng xích đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bám chặt vào con dấu là tự mua dây buộc mình.

-

Ví dụ minh họa:


Hình ảnh mẫu dấu cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp khi lấy về theo Quy định luật doanh nghiệp năm 2014 (Thời điểm lấy
hình ảnh 05/2017)
1. Tên doanh nghiệp: Công Ty T.H.H.H Dịch vụ Thương Mại Thuận An
2. Mã số doanh nghiệp (M.S.D.N) :0801097603
Địa chỉ: TP. Hải Dương-T Hải Dương
Số lượng: 01


Thông tin mẫu dấu được đăng tải lên trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp
(

Nguồn:


/>
nghiep-2014-va-cac-van-ban-phap-luat-khac-lien-quan-ve-con-dau-doanhnghiep.html).

II. Quy định về người đại diện theo pháp luật
Luật Doanh Nghiệp 2014 ra đời và thay thế cho Luật Doanh Nghiệp 2005 đã có những
đổi mới thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, quy định về người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Trước hết, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 140 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định “đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Từ đó, tại Khoản 4 Điều 141 Bộ luật dân sự
năm 2005 quy định “người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu pháp nhân theo quy
định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Dựa
trên khái niệm đó Luật Doanh Nghiệp đã xây dựng nên khái niệm về người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền vfa
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và
các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
So với Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Doanh Nghiệp 2014 đã có một điều khoản
chung quy định về vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp (Điều 13,14) thay vì nằm rải rác ở nhiều điều như ở Luật 2005, giúp


cho người tìm hiểu nắm bắt thông tin cũng như áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp
một cách dễ dàng hơn.
Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định công ty TNHH và công ty Cổ phần chỉ có 1 người
đại diện theo pháp luật (Điều 46,67 đối với công ty TNHH và Điều 95 đối với công ty Cổ
phần) còn Luật Doanh Nghiệp 2014 lại quy định “Công ty TNHH và công ty Cổ phần có
thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số
lương, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh

nghiệp”. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, ở Việt nam ngày càng có nhiều doanh
nghiệp lớn mọc lên làm xuất hiện những nhu cầu, trong đó có nhu cầu cần nhiều hơn một
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh khác nhau mà bản thân một cá nhân không thể đảm nhận hết được vai
trò quan trọng ấy. Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho
doanh nghiệp, theo đó điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý
cũng như quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Tại Điều 116 Luật Doanh Nghiệp 2005, đối với công ty Cổ phần “Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh
nghiệp khác” thì ở Luật Doanh Nghiệp 2014 đã xóa bỏ di quy định này trừ quy định tại
Khoản 8 Điều 100 Luật Doanh Nghiệp 2014. Việc xóa bỏ quy định này không làm hạn
chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đồng
thời đáp ứng được các yêu cầu mà các doanh nghiệp lớn đề ra.
Ngoài ra, Luật Doanh Nghiệp 2014 còn nhiều quy định tiến bộ hơn Luật Doanh
Nghiệp 2005 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được quy định cụ thể tại
Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2014.
-

Thứ nhất, so với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một điều
khoản chung để quy định về vai trò, vị trí cũng như trách nhiệm của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp (Điều 13, Điều 14), thay vì nằm rải rác ở nhiều điều


như luật hiện hành. Việc quy định chung như vậy sẽ giúp người tìm hiểu dễ dàng nắm
-

bắt thông tin, dễ áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và
công ty Cổ phần chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật của công ty ( Điều 46, Điều
67 đối với công ty TNHH và Điều 95 đối với công ty Cổ phần). Trong khi đó, Luật

Doanh nghiệp 2014 lại quy định: Công ty TNHH và công ty Cổ phần “có thể có một
hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng,
chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp”. Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, ở Việt Nam ngày càng có nhiều
doanh nghiệp lớn, làm xuất hiện những nhu cầu. Trong đó có nhu cầu nhiều hơn một
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nhằm thực hiện các hoạt động kinh
doanh khác nhau mà bản thân cá nhân một người không thể đảm nhận hết vai trò
quan trọng ấy. Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho
doanh nghiệp, theo đó điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản
lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.


-

Thứ ba, đối với công ty Cổ phần, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ đi quy
định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của doanh nghiệp khác” (Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005) trừ quy định
tại khoản 8 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014. Việc bỏ đi quy định này sẽ không làm
hạn chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau, đồng thời sẽ đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 còn nhiều quy định tiến bộ về người đại diện theo

pháp luật của doanh nghiệp, được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 như sau:

“- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư
trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật
thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi
Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm
về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

-

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì
thực hiện theo quy định sau đây:


+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho
đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh
nghiệp;
+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại
diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của
công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng
thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng
mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích,
tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty,
Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật
của công ty.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân
làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú,
bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì
phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và
tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người
đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành
viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại
diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án”.


III. Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐKDN, đăng ký cấp giấy chứng
nhận ĐKDN
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp 1999
và Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy
định hiện hành và thể chế hóa các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, Luật Doanh nghiệp
2014 đã có những quy định mới nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn
nữa cho doanh nghiệp.
-

Luật Doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm
đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển hoàn toàn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
Khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh

-

nghiệp thì Cơ quan Đăng ký chỉ cấp một Giấy chứng nhận.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các
ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc
chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh để thành lập


doanh nghiệp khi có đủ vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của
pháp luật.
Tuy nhiên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra
đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Các yêu
cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh

doanh để doanh nghiệp được hoạt động. Quy định như Luật hiện hành đã tỏ ra không
hợp lý, không có hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra khó khăn, tốn kém không cần
thiết cho nhà đầu tư khi thành lập mới doanh nghiệp.
+ Luật quy định phần vốn góp của mỗi thành viên quá khắt khe, thành viên phải
góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Điều này làm
giảm số lượng các nhà đầu tư, cấp vốn, gây ra tốn kem không cần thiết.
+ Điều 80 Luật Doanh nghiệp quy định thời hạn góp vốn của cổ đông sáng lập và
các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua trong công ty cổ phần là 90 ngày kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong khi đó, thời hạn góp
vốn đối với thành viên của công ty TNHH lại là trong vòng 36 tháng kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc quy định thời hạn góp vốn của
thành viên công ty TNHH quá dài như trên dẫn đến việc nhiều công ty TNHH không
trung thực trong việc góp vốn bằng cách "khai khống", "khai ảo" vốn điều lệ, lợi
dụng kẽ hở này để tham gia các dự án, giao dịch có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm
trọng. Vì vậy, luật DN cần sửa đổi theo hướng hạn chế thời hạn góp vốn của các công
ty TNHH, có thể áp dụng thời hạn 90 ngày như đối với công ty cổ phần.
-

Do vậy, việc bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh nêu trên tại thời điểm đăng ký
thành lập doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Theo Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ
yêu cầu về các điều kiện kinh doanh nêu trên tại thời điểm đăng ký thành lập doanh
nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp,
doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,


doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi
đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
chuyên ngành.
+ Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, các start up có thể phát

triển mạnh mẽ, tạo động lực và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Như vậy,
mỗi khi Doanh nghiệp thay đổi, bổ sung nhành nghề kinh doanh; thay đổi cổ đông
sáng lập đối với công ty cổ phần, sẽ không mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp
luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp, làm cho doanh nghiệp trở thành công cụ
kinh doanh thực sự an toàn, đa công năng và rẻ hơn...
 Luật Doanh nghiệp 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với

các thủ tục về đăng ký đầu tư.
-

Theo Luật Đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải
có dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế; Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho
nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy
định về Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng trên thực tế
đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư bởi đây là hai loại giấy tờ hoàn toàn
khác nhau về bản chất pháp lý. Dẫn đến mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp và

-

làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, các cơ hội kinh doanh có thể bị bỏ lỡ.
Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sau khi thực
hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được
phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong
nước. Quy định này đã phân biệt rõ địa vị pháp lý của pháp nhân và của hoạt động
đầu tư cụ thể, đồng thời, giảm phiền hà cho nhà đầu tư khi thực hiện điều chỉnh
các thông tin liên quan đến pháp nhân trong quá trình hoạt động.



 Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, rút

ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp.
-

Theo quy định hiện hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Luật
doanh nghiệp 2005 là 5 ngày làm việc, trong đó, 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số
doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp Mã số doanh nghiệp
từ Cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Thời gian xử
lý hồ sơ của doanh nghiệp còn quá dài, dẫn đến công ty ra nhập thị trường lâu, mất

-

cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật
Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống
còn 3 ngày làm việc. Hệ thống đăng ký thuế sẽ tự động tạo mã số thuế mà không
cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế. Như vậy, so với Luật Doanh
nghiệp năm 2005, thì thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp giảm 02 ngày làm việc.

 Hạn chế của luật mới:
-

Có thể thấy nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014 tuy có phần cải tiến so với nội dung Giấy chứng nhận doanh

nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, nhưng lại phát sinh thêm các giấy tờ
mà doanh nghiệp phải lưu giữ, thay vì thủ tục trước đây rất gọn nhẹ thì bây giờ
doanh nghiệp lại phải lữu giữ thêm các giấy tờ và các giấy tờ này luôn phải đi

-

đồng hành với nhau.
Trước đây doanh nghiệp phải mang theo hai loại giấy tờ là Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh với mã số riêng và Giấy chứng nhận đăng ký thuế với mã số riêng,
sau đó được cải tiến thành Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là giấy
chứng nhận đăng ký thuế và cuối cùng là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
sử dụng mã số doanh nghiệp là mã số thuế, câu chuyện này là sự cải cách phù hợp.


Tuy nhiên nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo Luật mới lại ngược lại, từ
một giấy tờ thành nhiều giấy tờ. Chưa kể việc rủi ro trong quá trình lưu giữ như:
Nếu mất đăng ký doanh nghiệp thì Giấy xác nhận ngành nghề, thông tin thuế… có
phải cấp lại cùng với Giấy chứng nhận doanh nghiệp hay không? Và ngược lại mất
giấy xác nhận thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải cấp lại hay
-

không? Việc độc lập hay giàng buộc lẫn nhau giữa 2 loại giấy tờ này…
Đây là một quy định còn mang tính tùy nghi nên chắc chắn rằng việc áp dụng trên

-

thực tế ở nhiều địa phương là không thống nhất, khó khăn cho doanh nghiệp.
Luật mới ban hành đã làm cho hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn về thủ
tục hành chính và thiếu an toàn về mặt pháp lý.


 Giải pháp:
-

Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi và
có ý thức chấp hành pháp luật tốt, có đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các phòng đăng kí kinh doanh để có thể thiết

-

lập và lưu trữ một cơ sở dữ liệu chính xác và đầy đủ.
Cần xây dựng hệ thống cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh tập trung, thống
nhất từ trung ương đến địa phương để tránh việc hang loạt hồ sơ các doanh nghiệp

-

xin đăng kí kinh doanh tồn đọng, chồng chéo.
Tăng cường phối hợp công tác quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp khi

-

đi vào hoạt động.
Cần phải có quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về vấn đề tên doanh nghiệp. Qua đó
cũng cần có những chế tài thật nghiêm khắc đối với những hành vi sai trái trong việc

-

đặt tên doanh nghiệp.
Cần đơn giản hóa các thủ tục cấp phép, tránh những giấy tờ không liên quan, rườm rà
trong việc cấp phép thành lập doanh nghiệp.




Hình ảnh: Giấy ủy quyền của Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Intelink đối với
bà Đặng Thị Hương Trà


Quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều kiện cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hình ảnh minh họa: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty CP Dược
Phẩm Phong Phú


IV, Tình hình áp dụng luật doanh nghiệp:
 Số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký tăng cao
-

Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 được xây dựng với tinh thần cải cách mạnh
mẽ, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tăng tính linh hoạt, chủ
động trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, đặt yêu cầu cao hơn về tính minh bạch,
công khai thông tin, bảo vệ cổ đông… Tại một số thời điểm, số vốn cam kết đưa vào thị
trường tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.

-

Trong 6 tháng đầu năm 2016[1], số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng cao.

-

Có 54.501 doanh nghiệp thành lập mới

-

Vốn đăng ký: 427.762 tỷ đồng ( tăng 20% về số doanh nghiệp và tăng 51,5% về

-

số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm
2016 đạt 7,8 tỷ đồng ( tăng 26,2% so với cùng kỳ )



Như vậy, ta có thể thấy sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thành lập khá
mạnh và số vốn cam kết đưa vào thị trường sau khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư
có hiệu lực thi hành. Có thể thấy được hiệu quả của sự cải cách, giúp doanh nghiệp
thực hiện việc đăng ký kinh doanh dễ dàng, và thuận tiện hơn.
Tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những điểm còn chưa nhất quán giữa Luật

Đầu tư, Luật Doanh nghiệp với các Luật chuyên ngành
Trong thực tế triển khai, việc áp dụng các quy định tại hai văn bản Luật mới gặp một
số khó khăn, vướng mắc là điều không tránh khỏi. Về cơ bản, những vướng mắc phát
sinh thời gian qua do có sự khác nhau giữa Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và luật, văn
bản pháp luật liên quan khác trong thực hiện các thủ tục đầu tư, chủ yếu trong lĩnh vực
đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, nhà ở, bất động sản và các ngành dịch vụ chưa
mở hoặc mở hạn chế đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


So sánh một cách khách quan thì các vấn đề, vướng mắc phát sinh liên quan đến
thực thi Luật Doanh nghiệp không nhiều; tính chất của các vướng mắc phát sinh chủ yếu
mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, thái độ và cách thức làm việc của các công chức, cơ quan

có liên quan. Đối với Luật Đầu tư, do quy mô và mức độ đổi mới rất lớn, được thực hiện
trên phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật, nhiều cơ quan nhà
nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau từ Trung ương đến địa phương, nên
phát sinh khá nhiều vấn đề vướng mắc cần được nghiên cứu, xem xét giải quyết.
Sự khác nhau, không tương thích, không phù hợp thể hiện ở một số nội dung, ví dụ
như:
-

Khác nhau về trật tự các thủ tục cụ thể (điển hình là thủ tục đánh giá tác động môi

-

trường quy định trong Luật Bảo vệ môi trường);
Khác nhau về quy trình thủ tục, thẩm quyền giải quyết một số thủ tục đầu tư;

 Một số hướng khắc phục:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) với sự hỗ trợ của Tổ công tác thi hành Luật Đầu
tư và Luật Doanh nghiệp:
-

Nhận diện và đánh giá đầy đủ các vướng mắc nêu trên và báo cáo Chính phủ để có
phương án xử lý đối với các vướng mắc này.

-

Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời giải quyết dứt điểm các
vướng mắc nêu trên theo yêu cầu của Chính phủ tại Thông báo số 66[2].

-


Bộ chủ động triển khai nhiều khóa tập huấn, đào tạo các địa phương về thực hiện
thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, giải đáp trực tiếp các vướng mắc mà
địa phương gặp phải trong thực tiễn.

-

Những góp ý của các địa phương phải được lắng nghe, ghi nhận để Bộ tiếp tục có
những giải pháp và đề xuất triển khai phù hợp, với mục tiêu tạo điều kiện tối đa cho
doanh nghiệp, nhà đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại địa
phương. Đây là những nỗ lực cụ thể mà Bộ đang thực hiện và sẽ tiếp tục đẩy mạnh
trong thời gian tới.


-

Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ phải trình Chính phủ các dự
thảo quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đúng hạn, trình tự thủ tục được thực
hiện theo quy trình rút gọn nhưng phải đảm bảo chất lượng, phải tham vấn cộng đồng

-

doanh nghiệp.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hoàn
thiện các dự thảo Nghị định.

-

Bộ KH&ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp tham gia sâu vào
quá trình rà soát, tiếp thu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để

hoàn thiện dự thảo trước khi trình Chính phủ.
 Với việc ban hành gần 50 Nghị định trong tháng 6 vừa qua cho thấy Chính phủ và

các Bộ, ngành đã làm việc rất khẩn trương, nghiêm túc để rà soát, cắt giảm được
khá nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, trái với quy định của Hiến pháp
và Luật Đầu tư.Hoàn thiện Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,
đẩy mạnh công tác đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
[1] Tính đến ngày 20/6/2016
[2] Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27/4/2016 kết luận của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc tại cuộc họp về tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu




×