Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

nhận xét về hàng giả và phòng chồng hàng giả ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.16 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình trạng hàng nhái, hàng giả tràn lan trên thị trường là rất phổ
biến từ gói bánh, hộp kẹo, gói mì chính đến kính đeo mắt, đồng hồ, vật liệu xây
dựng, hàng mỹ phẩm,…Trên thị trường xuất hiện rất nhiều cơ sở sản xuất và buôn
bán hàng giả. Điều này đang là mối lo ngại hết sức đáng sợ cho các doanh nghiệp,
và đây cũng là một trong những nguyên nhận chính khiến cho nền sản xuất nội địa
phát triển chậm.
Nói đến hàng giả, hàng nhái, hầu hết trong chúng ta ai cũng biết đến và
thậm chí là nạn nhân của nó. Hàng giả xuất hiện khắp mọi nơi, mọi lúc, từ những
thứ vật phẩm tiêu dùng đến thuốc chữa bệnh. Nó tác động xấu không chỉ đến uy tín
của doanh nghiệp mà còn gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng nền
kinh tế trong nước. Do vậy, nó luôn là nỗi bức xúc với các cơ quan nhà nước, nỗi
lo lắng của các doanh nghiệp và sự bất bình của người tiêu dùng.
Hậu quả mà nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái gây ra và để lại là hết sức
nghiêm trọng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách được đặt ra là phải tìm được biện
pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để chống lại và diệt trừ nạn buôn bán và sản xuất hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.


Chương I: Cơ sở lí luận.
1.

Khái niệm hàng giả.

Khái niệm hàng giả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả gồm các
loại sau:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công
dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị
sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc
đăng ký.


b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh
dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu
chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi
trên nhãn, bao bì hàng hóa.
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có
dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất
đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ
70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công
bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất
ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân,
địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng
hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của
thương nhân khác.
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005;


h) Tem, nhãn, bao bì giả.
Như vậy là khái niệm hàng giả đã được quy định một cách rõ ràng, là cơ sở
để các cơ quan chức năng thực thi và áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trong
công cuộc chống hàng giả.
2.

Bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả.

Bản chất của sản xuất và buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật

chất và tinh thần của người khác, lừa dối người tiêu dùng để thu lợi bất chính.
Sản xuất và buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất và giá trị
tinh thần của người khác, điều này được thể hiện rất rõ đối với mọi loại hàng giả.
Đã là hàng giả thì bao giờ chất lượng cũng kém hơn so với hàng thật. Chính vì vậy
số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra và giá trị sử dụng công dụng của hàng giả không
tương xứng với nhau.
Để cướp đoạt được giá trị vật chất và giá trị tinh thần của người khác, bọn
sản xuất và buôn bán hàng giả dùng rất nhiều thủ đoạn để lừa dối che mắt người
tiêu dùng, để thu lợi bất chính. Chúng chủ yếu dựa vào sự thiếu hiểu biết của khách
hàng để lừa dối. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hàng giả như quần áo,
thực phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm...
Nguyên nhân tồn tại và phát triển của hàng giả, hàng nhái
a, Do sự bất cập trong cơ chế quản lý.
Lý giải về tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn đang tồn tại và phát triển hiện
nay, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp và
chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ. Hiện nay, có tới năm cơ quan hành
chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ gồm
cơ quan quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành Khoa học - Công nghệ, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, công an kinh tế, UBND các cấp cùng cơ quan hải quan
kiểm soát hàng nhập khẩu. Các lực lượng quản lý, kiểm tra này tuy đông nhưng
không mạnh. Do hoạt động rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số
lượng, chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan lại chồng chéo nên dù chịu sự kiểm
tra của năm cơ quan nêu trên nhưng nạn hàng giả, hàng nhái vẫn tràn ngập trên thị
trường.
Lâu nay, hoạt động kiểm tra chất lượng hàng ngoại nhập trên thị trường bị
xem nhẹ, chỉ sau khi có thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái mới bắt tay
vào làm. Chính vì vậy, hiệu quả không cao và hàng giả, hàng nhái vẫn có cơ hội
3.



đến tay người tiêu dùng. Phát hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường không khó vì
chúng được bày bán khá công khai tại những nơi công cộng, nhiều loại chỉ cần
nhìn mắt thường cũng biết là hàng giả, nhưng để khẳng định đó là hàng giả trước
khi xử lý lại không dễ chút nào. Theo quy định của pháp luật, để xử lý được hàng
giả thì bắt buộc phải có giám định kết luận hàng giả. Nhiều mặt hàng giả chi phí
giám định rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải tạm ứng kinh
phí giám định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Theo quy định của pháp luật
thì chính đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó nhưng hầu như
không có đương sự nào tự nguyệt chịu nộp và việc cưỡng chế thi hành cũng khó
khăn. Mặt khác, muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực lượng quản lý phải có
yêu cầu từ chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả, làm nhái. Tuy nhiên, rất nhiều vụ vi
phạm khi bị phát hiện, lại không thể giám định được vì hàng hóa có nguồn gốc từ
các nước không đăng ký chất lượng tại Việt Nam, hàng hóa không có ai xác nhận
là hàng giả vì không có cơ quan đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam. Chưa kể,
không ít doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc
làm giả nên khi được mời đến cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả thì từ chối.
b, Do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe đối vói các
trường hợp vi phạm.
Luật pháp của ta còn khá nhiều kẽ hở để những đối tượng cơ hội, làm ăn chụp giật
lách luật thậm chí là “xé rào” để làm hàng giả, hàng nhái. Do luật pháp còn mâu
thuẫn, chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh nên nhiều công ty, doanh nghiệp sẵn sàng
vi phạm để tìm kiếm lợi nhuận trái luật, nếu bị phát hiện thì họ sẵn sàng nộp phạt.
Số tiền nộp phạt đấy không đáng bao nhiêu so với số lợi nhuận trái luật nên rất
nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm hàng giả ra đời. Không những thế, luật pháp còn
không có tính răn đe với những trường hợp vi phạm, chỉ đơn giản là nộp phạt hành
chính, cảnh cáo, hoặc nặng hơn là dừng sản xuất trong một thời gian ngắn....
Những cách sử phạt này chưa đủ để các doanh nghiệp, công ty, tổ chức phải lo sợ.
Thực tế ông Đào Trọng Thà - Trưởng ban Chống gian lận thương mại (Hiệp hội
Gas Việt Nam) đã đưa ra thông tin. Đối với mặt hàng gas, vấn đề nổi cộm đó là
tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, thu gom, chiếm dụng bình gas của nhau,

thậm chí có những đơn vị, cá nhân đã mài chữ nổi trên vỏ chai của các hãng khác,
cắt tai, mài vỏ, thay đổi kết cấu, logo để biến thành bình gas của mình, tung ra trên
thị trường… Công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh
gas thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, góp phần ổn định thị trường. Tuy
nhiên, việc xử lý các vỏ bình gas bị các lực lượng chức năng tịch thu, xử lý là khác
nhau, có vụ việc xử lý hình sự, có vụ việc sau khi xử phạt vi phạm hành chính bằng
tiền, vỏ bình tiếp tục được đem ra xử lý bằng cách trả lại cho đối tượng vi phạm,


bán đấu giá, trả lại cho chủ sở hữu hoặc đem đi tiêu hủy. Việc xử lý đó đã hạn chế
hiệu quả, hiệu lực của pháp luật trong hoạt động kinh doanh gas.
c, Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng
Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là
hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua
bán hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chấp nhận. Bởi họ nghĩ loại hàng hóa này phù
hợp với túi tiền của họ và luật pháp cũng không cấm người dân tiêu thụ hàng giả,
hàng nhái nên họ càng thường xuyên sử dụng. Với cách nghĩ như vậy, nhiều người
đã gián tiếp tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi
ngày càng chiếm thị phần trên thị trường. Điển hình trong việc tiêu dùng tùy tiện
theo ý thích của giới trẻ đối với nhóm hàng mỹ phẩm, thời trang quần áo, giầy dép,
túi xách và đồ dùng sinh hoạt gia đình. Trên thị trường mỹ phẩm, thời trang tỉnh ta
xuất hiện hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Shisedo (Nhật Bản),
O Hui (Hàn Quốc), L’Oreal, Dior, Luisvuiton (Pháp), Lascote, NIKE (Mỹ)... với
mẫu mã, hình thức sản phẩm không khác so với hàng chính hãng nhưng giá bán lại
rẻ hơn rất nhiều lần.
Hành vi tiêu dùng của nhiều người dân nông thôn khi mua bán, sử dụng nhóm
hàng hóa vật tư nông nghiệp cũng vậy. Nhiều nông dân vẫn theo thói quen “kể
bệnh” cây trồng, con nuôi cho người bán hàng tư vấn cách phòng trừ và bán thuốc
chứ không tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn khuyến nông,... Trong khi đó
các cửa hàng bán lẻ vật tư nông nghiệp (thức ăn chăn nuôi, các loại phân bón…)

xuất hiện rải rác ở các thôn, xóm, thường bán theo hình thức trả chậm phù hợp với
điều kiện tài chính của nông dân. Cũng bởi cửa hàng nhỏ nên không có đủ điều
kiện hành nghề, bảo quản sản phẩm, kiến thức phân biệt hàng thật, hàng giả cũng
kém. Lợi dụng điều này, các gian thương sản xuất hàng nhái với bao bì nhãn mác
gần giống với sản phẩm được khuyến cáo sử dụng, đồng thời in chi chít những
thông tin quảng cáo về sản phẩm với các kiểu chữ nhìn na ná chữ nước ngoài khiến
người mua hàng dễ nhầm tưởng nhưng lại thiếu những yếu tố cần thiết như đơn vị
sản xuất, công bố chất lượng; hàm lượng thành phần… để đánh lừa. Đồng thời tiếp
thị sản phẩm tới tận cơ sở bán lẻ với mức chiết khấu phần trăm cao. Người bán lẻ
vì hám lợi, lại không bị kiểm soát chặt nên “tiếp tay” cung ứng hàng hoá kém chất
lượng, thậm chí hàng giả cho nông dân
d, Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo.
Thứ nhất: Do thói quen sử dụng tình cảm, niềm tin trong giao dịch nên
phần nhiều người dân Việt Nam đều tiến hành giao mua bán hàng hóa theo kiểu
thấy ưng là mặc cả, mặc cả xong là mua. Mua xong là… xong. Với phương thức


giao dịch kiểu “tiền trao - cháo múc” trên, người tiêu dùng hầu như không có bất
kỳ giấy tờ, hóa đơn nào để chứng minh quá trình giao dịch. Nếu có đi chăng nữa
(ví dụ như mua hàng ở siêu thị) thì họ cũng chỉ coi tờ hóa đơn là tờ giấy liệt kê
hàng hóa, giá cả và thường bỏ đi trước khi sử dụng hàng hóa. Do thói quen đó nên
khi “có chuyện gì” họ cũng chỉ biết “rút kinh nghiệm” vì không có cơ sở để “bắt
đền” hay kiện tụng.
Thứ hai: Do văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay luôntrọng tình
nghĩa nên khi có xảy ra sự việc gì thì cho dù là người xét xử cũng luôn muốn
đương sự tự dàn xếp và hòa giải chứ không động đến pháp luật để cho mất đi tình
cảm. Và cuối cùng họ tự giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình bằng cách “tự thỏa
thuận, hòa giải”.
Thứ ba: Do vẫn mang nặng tâm lý tiểu nông chỉ thấy lợi ích trước mắt,
không thấy lợi ích lâu dài. Chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể,

cộng đồng nên người tiêu dùng rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất, bằng vũ lực của
những kẻ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái. Chính điều này gây khó khăn rất
lớn trong quá trình xử lý hành vi vi phạm của những đối tượng sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng nhái.
Thứ tư: Do phần đông người dân hiểu và nắm luật rất hạn chế nên có muốn
kiện họ cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục thế nào, cùng với quan niệm đó
không phải chuyện gì lớn nên nhiều người khi mua phải hàng giả đều tự nghĩ rằng
“lần sau rút kinh nghiệm”.
Thứ năm: Đi khiếu nại đồng nghĩa với mất công, mất buổi, mất chi phí đi
lại, công việc tồn đọng… Do đó, đối với những mặt hàng có giá trị không thì dù có
thắng kiện đi chăng nữa có khi vẫn không đáng.
Thứ sáu: Những người thực sự có tâm huyết, muốn “chiến đấu” đến cùng
với vấn nạn hàng giả, hàng nhái thì bị cản trở rất nhiều bởi nạn tham ô, tham
nhũng; từ các thế lực của “xã hội đen” đe dọa và đặc biệt là từ sự khó khăn về
nguồn tài chính để thuê các dịch vụ pháp lý, thuê luật sư, theo đuổi vụ kiện…
4. Tác động của hàng giả, hàng nhái đến thị trường
Sự tồn tại và phát triển của hàng giả, hàng nhái tác động không nhỏ đến thị
trường, rõ ràng hơn cả đó là các doanh nghiệp và chính bản thân người tiêu. Những
tác động này đều là những tác động tiêu cực mà hiện nay vẫn chưa loại bỏ được
nó.


Đối với doanh nghiệp


Khi hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều thì người
bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã mất rất lâu để
xây dựng thương hiệu, lòng tin đối với khách hàng. Thế nhưng khi hàng giả xuất
hiện tràn lan trên thị trường khiên người tiêu dùng mua phải và thấy hiệu quả
không như doanh nghiệp đã quảng bá thì lòng tin từ trước đó sẽ dần dần mất đi.

Doanh nghiệp sẽ mất đi khách hàng, doanh thu sụt giảm rất nhiều từ sự cạnh tranh
của hàng giả. Qua một thời gian thì sẽ mất đi chỗ đứng trên thị trường.


Đối với người tiêu dùng

Người trực tiếp sử dụng hàng giả hàng nhái chính là những người tiêu. Họ
có thể không phân biệt được hàng giả và hàng thật rồi từ đó mua nhầm hàng giả để
sử dụng. Hàng giả chất lượng không đảm bảo, nếu sử dụng lâu sẻ gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của họ và gia đình. Còn những người tiêu dùng mà dù biết
đó là hàng giả mà vẫn mua vì giá rẻ, hợp với túi tiền và đó không phải là sản phẩm
có thể gây hại trực tiếp cho sức khỏe như thực phẩm, dược phẩm ..... thì cũng phải
biết rằng đó là hảng giả chất lượng kém, chóng hỏng, dùng sẽ không lâu dài. Do đó
số tiền bỏ ra cũng sẽ không kém khi mua hàng thật.


Đối với nền kinh tế

Hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của
đất nước. Các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hàng giả xuất hiện ngày càng nhiều
vì lợi nhuận mà thực hiện các hành vi trái pháp luật như trốn thuế, làm giả giấy
tờ.... gây tổn hại nhiều cho nền kinh tế.

Chương II: Thực trạng bạn sản xuất và buôn bán hàng giả ở
Việt Nam thời gian qua - Thị trường mỹ phẩm giả
1.

Thực trạng sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả và sự tác động đến
người tiêu dùng.
a)


Thực trạng sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người dân ngày càng
tăng (cả phái nam và phái nữ). Điều này không có gì là bất ngờ bởi lẽ mức sống
ngày càng cải thiện thì con người lại càng chú trọng hơn vẻ bề ngoài của mình.
Những ước muốn của phái nữ như xinh đẹp hơn, da trắng hồng và mịn màng hơn,


môi hồng hơn, mắt long lanh hơn,… Hay ước muốn của phái nam là da không
mụn, không còn mùi cơ thể, tóc vào nếp gọn gàng,.. đều là những nhu cầu hết sức
phổ biến.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại là thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
vô cùng nhiễu loạn. Bên cạnh các nhà sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn chất lượng thì
có rất nhiều cá nhân tổ chức vô lương tâm sản xuất cũng như kinh doanh các loại
mỹ phẩm giả, mỹ phẩm tự chế kém chất lượng. Chưa bao giờ, mỹ phẩm được rao
bán tràn lan trên thị trường như hiện nay: từ trung tâm thương mại, hiệu thuốc, cửa
hàng tạp hóa, đến các trang mạng xã hội,… đâu đâu cũng thấy chào bán mỹ phẩm.
Thế nhưng hàng giả trà trộn với hàng thật, mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc
xuất xứ vô cùng nhiều. Theo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, hiện nay trên thị trường rất
nhiều loại mỹ phẩm giả được làm rất tinh xảo, giống hàng thật từ mẫu mã, mùi
hương cho đến màu sắc, khiến cho người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến rơi
vào cảnh tiền mất tật mang.
Nếu tìm kiếm trên google với từ khóa: “Mỹ phẩm giả tại Việt Nam” thì có
tới hơn 2 triệu kết quả (chính xác là hơn 2.370.000). Con số này thật đáng làm ta
quan ngại. Các bài báo nói về mỹ phẩm giả cũng vô số:
-

Hơn 12.000 gói mỹ phẩm giả trên đường vào Nam tiêu thụ;
5 tấn mỹ phẩm giả trong tầng hầm chợ;

Xưởng sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn giữa Cần Thơ;
15 tấn hóa mỹ phẩm, nước hoa giả bị thu giữ tại thành phố Hồ Chí Minh;
Mỹ phẩm chứa chất cấm vẫn tràn ngập;
Người Trung Quốc sản xuất mỹ phẩm giả ngay tại vùng biên Móng Cái;
Mỹ phẩm giả làm bằng bột mì,…

Vậy là mỹ phẩm giả có mặt từ nơi thành phố đến tận các làng xóm thôn quê
Việt Nam. Một số ví dụ trong thời gian gần đây:

-

Tại Hà Nội:
Theo một cuộc khảo sát thị trường về hàng giả do công ty Nielsen và
Tổ chức Đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, thì có đến
47% dược phẩm, mỹ phẩm đang bày bán trên thị trường Hà Nội là
giả. Đặc điểm chung của các sản phẩm này là đều rất rẻ, thậm chí
được khuyến mãi tới 55%, mua 1 tặng 1…


Các khu chợ, tuyến phố lớn của Hà Nội như: Hàng Ngang, chợ Xanh,
chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, chợ Nghĩa Tân,… từ lâu đã được biết tới
là những “địa chỉ” mỹ phẩm giả của Thủ đô. Trước kia, tại chợ Đồng
Xuân cũng chỉ “thưa thớt” mọc lên một vài cửa hàng mỹ phẩm giả,
kém chất lượng. Nhưng nay đã khác, tại các con chợ này nhan nhản
mỹ phẩm giả, với các chiêu thức mời chào hấp dẫn “sale off 30%,
50%” “siêu giảm giá”, “hàng nhập khẩu”,…
- Chẳng hạn tại cửa hàng T.H ở chợ Nghĩa Tân các loại phấn nền, nước
hoa hồng, son môi, kem dưỡng da chống nắng của các hãng như
Essance, Ohui, Pond’s với đủ màu sắc, kiểu dáng phong phú song lại
được “câu kéo, mời chào” với giá “siêu bèo” giao động từ 30.000 –

80.000đ/ sản phẩm.
- Trong một gian hàng nhỏ tại chợ Nhà Xanh, mỹ phẩm được bày bán
la liệt. Trong đó, các loại son dưỡng môi, phấn nền, kem dưỡng da của
Maybelline, Nivea hay Essance đủ loại màu sắc, kiểu dáng được rao
với giá chỉ 40.000 đồng, tuy nhiên nếu người mua kỳ kèo, người bán
thậm chí hạ giá chỉ còn 25.000 đồng. Đa phần khách mua là các cô gái
trẻ, sinh viên có, học sinh phổ thông có hoặc các cô gái làm nghề thu
nhập thấp.
- Mỹ phẩm giả thậm chí còn tuồn vào cả các shop. Tại một cửa hàng
bán mỹ phẩm trên đường Cầu Giấy, người bán trưng biển khuyến mại
đến 50% tất cả các sản phẩm của những hãng mỹ phẩm, nước hoa nổi
tiếng thế giới như Mỹ, Pháp, giá cao nhất cả bộ chỉ vài trăm nghìn, rẻ
nhất chỉ vài ba chục. Có lẽ ít ai ngờ những thương hiệu mỹ phẩm nổi
tiếng thế giới lại có giá rẻ bất ngờ như thế. Một hộp quà được người
bán giới thiệu là của L’Oreal gồm: nước hoa hồng, sữa rửa mặt, kem
dưỡng da ban đêm, ban ngày và kem chống nắng chỉ có giá 900.000
(vì đã được giảm 50%). Những sản phẩm này có dán cả tem chống
hàng giả. Không những thế, để hấp dẫn người mua, người bán sẵn
sàng tặng kèm thêm một tuýp kem lột da cũng của L’Oreal hoặc thậm
chí là một bộ dầu gội đầu Shiseido (trị giá 800.000 đồng theo giá được
dán trên sản phẩm).
Tại Hải Phòng:
-




Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tràn lan trên thị
trường TP Hải Phòng. Điều đặc biệt, chúng được bán với giá không hề
rẻ.

- Không ít chị em phụ nữ đã tìm đến các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm
uy tín, lâu năm của Hải Phòng như: Ngọc Trâm đường Hai Bà Trưng,
Hà Tâm đường Trần Phú, Siêu Mỹ Phẩm ở ngã 4 An Dương… Tuy
nhiên những cửa hàng “uy tín” này cũng đang bày bán không ít những
sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.
- Cửa hàng mỹ phẩm Hà Tâm – một trong những điểm bán mỹ phẩm
lớn nhất, nhì của TP Hải Phòng cũng có những sản phẩm không rõ
nguồn gốc xuất xứ. Ví dụ sản phẩm sữa tắm Miss CD có giá 400.000
đồng nhân viên cửa hàng giới thiệu là sản phẩm nhập khẩu từ Pháp.
Tuy nhiên mã vạch in trên sản phẩm lại là mã vạch Việt Nam, phần
hộp phía trên của sản phẩm thì dán tem Trung Quốc. Khi sử dụng
phần mềm ichek quét mã vạch để kiểm tra sản phẩm ra cảnh báo là
“hàng không rõ nguồn gốc, không tồn tại mã vạch trên…”. Nhân viên
cửa hàng Hà Tâm giới thiệu bộ dầu gội Texiu của Hàn Quốc có giá
gần 500.000 đồng. Tuy nhiên, khi quét thử mã vạch in trên sản phẩm
thì ra được thông tin: “Không tồn tại mã vạch trên”.
- Các cửa hàng thường sử dụng “thủ đoạn” bày lẫn hàng chính hãng với
hàng không rõ nguồn gốc để đánh lừa người tiêu dùng.
Tại Đà Nẵng
- Từ đầu tháng 1/2016 đến nay, lực lượng chức năng Đà Nẵng tiên tiếp
phát hiện, tạm giữ nhiều loại dầu gội đầu, mỹ phẩm tuồn về thị trường
không có nguồn gốc xuất xứ.
- Chiều 14/1/2016, Công an TP Đà Nẵng cho biết qua kiểm tra kho
hàng của Công ty TNHH MTV Vinadaco (đường Nguyễn Phước
Nguyên, phường An Khê, quận Thanh Khê) đã phát hiện hơn 1.240
hộp dầu gội đầu, hơn 100 hộp thực phẩm chức năng hiệu omega,…
- Chiều 25/7/2016, đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP.Đà Nẵng xác
nhận, sáng cùng ngày, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8 - đội chống
hàng giả, hàng nhái (thuộc Chi cục QLTT) vừa đột kích nhà số 208,
đường Tôn Đản (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do bà

bà Hoàng Nữ Cẩm Nhi làm chủ, thu giữ hàng chục ngàn sản phẩm mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu. Tại thời điểm trên, cơ quan
chức năng phát hiện hàng ngàn sản phẩm hóa mỹ phẩm, thực phẩm
-






chức năng như: dầu gội đầu, xịt khoáng, sữa tắm, tinh dầu, sản phẩm
trang điểm... của các thương hiệu liên doanh và nhập khẩu nổi tiếng
như Channel, Ohui, Shisedo, Maybeline, Pond’s, Vaseline… và nhiều
loại chưa dán nhãn mác.Tất cả các sản phẩm này đều không có nguồn
gốc hay nhãn phụ tiếng Việt của nhà nhập khẩu.Theo lời chủ ngôi nhà,
số hàng này được chủ hàng nhập từ Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) được
đưa về phân phối tại thị trường Đà Nẵng.
- Ngày 1/8/2016 đội tuần tra kiểm soát số 1, Phòng Cảnh sát giao thông
Đường bộ - Đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với
Đội Quản lý thị trường số 4, Chi cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế phát hiện và bắt giữ ô tô khách đang chở 1 lượng lớn mỹ phẩm
gồm 360 lọ kem dưỡng gia, 96 chai sữa tắm, 180 tuýp sữa rửa mặt,
ước tổng trị giá khoảng 100 triệu đồng không rõ nguồn gốc, hóa đơn,
chứng từ kem theo.
- Như vậy, từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa
Thiên - Huế đã phát hiện và bắt giữ 5 vụ vận chuyển trái phép các mặt
hàng mỹ phẩm. Đặc biệt, nếu vận chuyển trót lọt, nhiều loại mỹ phẩm
được sang chiết ra các chai nhựa không có nhãn mác, hạn sử dụng,
chưa được kiểm định chất lượng nhưng vẫn được bày bán công khai.
- Điển hình, Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công
an thành phố Huế, vừa bất ngờ kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm

tại địa chỉ số 139 đường Hùng Vương (phường Phú Nhuận, thành phố
Huế) và lô số 10 ở chợ Đông Ba do ông Võ Tâm (47 tuổi, trú Thừa
Thiên - Huế) làm chủ. Qua kiểm tra, phát hiện 53 nhãn hiệu mỹ phẩm
khác nhau với hàng ngàn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết
hạn sử dụng như kem dưỡng da, phấn, sữa tắm, dầu gội đầu, mặt nạ,
thuốc nhộm tóc, nước hoa, gel, bột sơn móng tay các loại,... Kèm theo
các loại mỹ phẩm này là các dụng cụ sang chiết ra các chai nhựa
không có nhãn mác, hạn sử dụng, chưa được kiểm định chất lượng.
Hiện, Đội Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an
thành phố Huế đã phối hợp với các cơ quan chức năng để tiến hành
tiêu huỷ số lượng lớn mỹ phẩm nói trên, đồng thời xử phạt vi phạm
hành chính 10 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh trái phép này.../.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:


-

-

-

-

-

Theo Chi cục Quản lý Thị trường (QLTT) TPHCM, mỹ phẩm giả trên
thị trường hiện nay rất phổ biến và tập trung tại các điểm bán sỉ và
phân tán trong các chợ nhỏ. Trong tổng các vụ vi phạm về kinh doanh,
sản xuất mỹ phẩm, mỹ phẩm giả hiệu chiếm đến 50%; hàng giả kém
chất lượng 22%; giả kiểu dáng, nguồn gốc chiếm 17% và số còn lại là

hàng nhập ngoại không hóa đơn chứng từ, nguồn gốc mập mờ
Ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hàng
mỹ phẩm không nguồn gốc được bày bán khá phổ biến. Một số sạp
trong chợ Kim Biên bày bán nhiều loại mỹ phẩm sản xuất tại Trung
Quốc nhưng trên nhãn ghi sản xuất tại Mỹ, Nhật... Giá một hộp phấn,
kem dưỡng da, phấn thoa mặt hiệu Shiseido tại chợ chỉ khoảng từ
80.000 đồng đến 150.000 đồng, trong khi hàng Shiseido chính hãng
bán trong các đại lý cao gấp 2 - 3 lần. Các nhãn hiệu nổi tiếng như
Lancome, Shiseido, Nivea... và gần đây là Lacvert (Hàn Quốc) bị làm
giả tràn lan.
Gần đây nhất vào ngày ngày 17/9/2016, sau hơn một tháng theo dõi,
Đội quản lý thị trường thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã
phát hiện xe tải chuẩn bị chở 400 thùng mỹ phẩm đi bỏ mối. Toàn bộ
số hàng hóa trên chưa qua sử dụng, do Mỹ sản xuất, không có hóa
đơn, chứng từ, không có số đăng ký theo quy định.
Tiếp tục ập vào kho hàng rộng 300m2 tại địa chỉ số 30/1 (số 32 cũ)
đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM, lực
lượng chức năng phát hiện hàng nghìn đơn vị sản phẩm đều do nước
ngoài sản xuất. Ông Đinh Minh Tân – Đội trưởng Đội 2A, cho biết:
“Ước tính kho hàng chứa khoảng 10.000 thùng mỹ phẩm như xà bông
cục, dầu gội đầu, mỹ phẩm dưỡng da, chai lăn khử mùi các loại, hiệu
Suave, Pantene, White Rain, Dove… ;kem đánh răng Colgate Total,
nước giải khát Coca và nhiều loại nước uống các thương hiệu khác.
Tất cả đều xuất xứ từ Mỹ nhưng không có hóa đơn chứng từ, nhiều lô
hàng hết hạn sử dụng từ lâu. Ước tính giá trị tối thiểu cũng phải từ 5
tỷ đồng".
Trước đó vào tháng 4/2016 lực lượng chức năng TP. HCM cũng đã bắt
giữ một lò sản xuất mỹ phẩm trôi nổi trên địa bàn với quy mô cực lớn
tại căn nhà số 4/4A đường 129, tổ 3, khu phố 2, phường Phước Long
A do vợ chồng Trần Thị Trà My (SN 1992) và Lương Văn Điệp (SN





1992) làm chủ. Kho hàng với diện tích gần 300m2 chứa hàng nghìn
sản phẩm gắn mác của Mỹ nhưng không có hóa đơn chứng từ. Tại căn
nhà cấp 4 rộng khoảng 100m2 chứa đầy mỹ phẩm các loại cùng nhiều
nhãn mác, bao bì, máy in nhãn mác, máy đóng gói bao bì, tem chống
hàng giả và hàng loạt dụng cụ khác để sản xuất, sang chiết mỹ phẩm.
Số nguyên phụ liệu này được My mua ở chợ Kim Biên, sau đó sang
chiết thành gói, đóng hộp đủ màu sắc, dán mác xong đa số đều ghi
chữ nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và chủ yếu rao
bán qua mạng./
- Ngày 18/9/2016, lực lượng chức năng TP.HCM vừa bắt giữ lô hàng
mỹ phẩm lậu trị giá hơn 5 tỷ đồng trên một ô tô và tại điểm kinh
doanh hàng hóa trên địa bàn. Lô hàng mỹ phẩm lậu nằm trên xe ô tô
là của ông Ông Quốc Hiếu gồm 1.800 chai dầu gội hiệu Suave và 900
chai dầu gội hiệu Pante1ne Pro-V. Tại địa điểm chứa trữ, kinh doanh
trên đường Lê Văn Chí (phường Linh Trung, quận Thủ Đức,
TP.HCM) thuộc sở hữu của ông Trương Ngọc Sơn và bà Trần Kim
Phượng, có khoảng 10.000 đơn vị hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm.
Toàn bộ hàng hóa trên xe và tại địa điểm kinh doanh có nhãn gốc bằng
tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy
định, đồng thời không có hóa đơn, chứng từ.
Vùng nông thôn:
- Lợi dùng sự thiếu hiểu biết và khả năng kinh tế còn hạn hẹp của người
dân nông thôn, rất nhiều cơ sở bán hàng công khai bán những sản
phẩm mỹ phẩm rẻ tiền, mỹ phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Nếu tại các shop mỹ phẩm lớn, các sản phẩm giả, nhái được sản xuất
khá tinh vi, rất khó để phân biệt thì tại các khu chợ bình dân này tràn

ngập nhiều mặt hàng mỹ phẩm giả đến nỗi “chỉ cần nhìn là biết”.
- Dạo một vòng quanh chợ Vĩnh Yên và một số chợ nông thôn, không
khó để bắt gặp những quầy hàng bày bán các loại mỹ phẩm với chủng
loại đa dạng: Kem dưỡng da, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, son môi, phấn
má, nước hoa…của các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng như:
Lancome, MAC, Etude, Shishedo, Chanel… Tuy nhiên, giá thành của
các loại mỹ phẩm này rất “bình dân”, dao động từ 80 đến 300 nghìn
đồng/sản phẩm, chỉ bằng 1/3 – 1/5 thậm chí 1/10 giá trị của sản phẩm
thật đang có trên thị trường. Những sản phẩm này giống hệt hàng thật


-

-

từ bao bì, nhãn mác, nhãn phụ, màu sắc, hình dáng… khiến người tiêu
dùng khó phân biệt.
Trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh
hàng giả và gian lận thương mại diễn ra từ 22/7 – 10/10/2015, lực
lượng Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra, phát hiện và xử lý 12 vụ vi
phạm trên lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm với tổng số hàng hóa buộc
tiêu hủy trên 10.500 gói, hộp mỹ phẩm các loại. Điển hình như ngày
30/7/2015, Đội Quản lý thị trường Số 1 kiểm tra cửa hàng kinh doanh
mỹ phẩm của bà Trần Thúy Anh (Mê Linh, thành phố Vĩnh Yên) phát
hiện và buộc tiêu hủy gần 1.500 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu, không
rõ nguồn xuất xứ, gồm các loại kem dưỡng da, phấn trang điểm, son
môi, sơn móng tay… Trước đó, Đội Quản lý thị trường Số 10 tiến
hành kiểm tra cửa hàng mỹ phẩm Nguyễn Thắng Lợi tại phường Đồng
Tâm, phát hiện và tạm giữ 1.000 sản phẩm hóa mỹ phẩm nhập lập,
không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ…

Không chỉ có mặt tại các khu chợ, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,
không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường còn len lỏi tại nhiều cửa
hàng mỹ phẩm lớn, có tiếng dưới lốt “hàng xách tay” khiến người tiêu
dùng càng khó phân biệt. Tìm hiểu tại cửa hàng mỹ phẩm T.A trên
đường Mê Linh (thành phố Vĩnh Yên), rất nhiều loại mỹ phẩm cao
cấp từ các thương hiệu nổi tiếng được bày bán tại cửa hàng được bà
chủ giới thiệu là hàng xách tay từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đức, Nga... do cô em là tiếp viên hàng không gửi về nên giá rẻ chỉ
bằng một nửa so với giá thông thường vì không phải chịu thuế. Tuy
nhiên, quan sát kỹ bao bì, mẫu mã của các loại mỹ phẩm đều in hoàn
toàn bằng tiếng nước ngoài, không nhãn phụ bằng tiếng Việt, không rõ
hạn sử dụng, không tem chống hàng giả của công ty sản xuất…

Qua một số thông tin thực tế, ta thấy rằng mỹ phẩm giả đang làm náo loạn
thị trường Việt Nam. Thị trường mỹ phẩm “vàng thau” lẫn lộn đang cho thấy rất
nhiều vấn đề trong quản lý loại mặt hàng này. Các cơ quan chức năng dường như
đang bó tay với việc mỹ phẩm giả trà trộn, len lỏi ra thị trường bằng cách bán tràn
lan trên mạng. Không chỉ lợi dụng những yếu kém trong quản lý kinh doanh trên
mạng, mỹ phẩm giả còn lợi dụng những quy định chưa chặt chẽ của pháp luật để
hàng ngày tuồn ra thị trường.


Đại tá Hồ Quang Thái, Phó Chánh văn phòng thường trực, Ban chỉ đạo 389
Quốc gia cho biết: "Phải nói là hiện nay các cơ quan chức chưa hề quản lý gì đến
mạng bởi vì kinh doanh nên mọi cá nhân cơ quan khi nhập hàng hóa về đều được
đưa lên mạng để mà quảng cáo sản phẩm. Có những trường hợp chỉ đăng kí
thương hiệu thế thôi nhưng họ không hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cái chất
này mà hoàn toàn đặt từ Trung Quốc về sau đó dán nhãn mác các hàng có thương
hiệu để bán, hoặc có trường hợp chỉ đăng kí mẫu mã 500 sản phẩm khi bán hết anh
lại lợi dụng hóa đơn chứng từ đó xoay vòng lại mang về 200 - 300 sản phẩm để

bán để trốn lậu thuế”.
Ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Quản lý thị trường TP.Hà Nội
nói: "Đây là một vấn đề thực tiễn và khá nan giải cho công tác thực tiễn nhất là khi
họ bán trên mạng và bán truyền tay vì thế việc này nó có 2 vấn đề 1 là liên quan
đến chất lượng, 2 là vấn đề liên quan đến kiểm soát để đảm bảo công bằng nghĩa
vụ với nhà nước… cần sự hỗ trợ từ cộng đồng người dùng.
Ông Lê Việt Phương - Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14, Chi cục
quản lý thị trường Hà Nội nói: "Thủ đoạn của doanh nghiệp rất là tinh vi khi đặt in
nhãn mác từ bên nước ngoài và khi chuyển về Việt Nam chỉ đưa ra lưu thông chứ
không phải dán nhãn mác tại VN như trước nữa, mà toàn bộ thành phẩm từ đóng
gói bao bì cũng như in nhãn mác toàn bộ là từ Trung Quốc".
b)

Tác động của mỹ phẩm giả tới người tiêu dùng
- Mỹ phẩm kém chất lượng, trôi nổi, không rõ nguồn gốc gây tác hại và
hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Không ai biết thành phần
hóa chất có trong các loại mỹ phẩm này do trên bao bì không công bố,
không có hạn sử dụng và không ghi rõ nhà sản xuất nên người tiêu
dùng nếu bị gì cũng không thể kiện ai. Trong khi đó, khi phát hiệu dấu
hiệu mỹ phẩm giả, các cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn
trong công tác thẩm định do nhiều nhà sản xuất trong nước không
phối hợp, dù biết sản phẩm của mình bị làm nhái nhưng không hợp tác
với cơ quan chức năng để xử lý do ngại người tiêu dùng vì cảnh giác
hàng giả nên sẽ “tẩy chay” sản phẩm thật
- Trên cả nước, cứ mỗi ngày lại có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải
nhập viện điều trị do dị ứng mỹ phẩm từ mức độ nhẹ đến mức độ
nặng: nhẹ thì da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa còn nặng hơn có thể
bị bỏng toàn thân, thậm chí xảy ra tình trạng co dật, buồn nôn…



-

-

-

-

-

-

Theo khảo sát của PV, tại khoa Da liễu – Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện
198, cứ 30 – 40 bệnh nhân đến khám thì có đến 5 - 10 người do dị ứng
mỹ phẩm.
Theo bác sĩ Đỗ Xuân Khoát, trưởng khoa Da liễu – Miễn dịch dị ứng,
Bệnh viện 198 cho biết: Bệnh nhân bị dị ứng bởi nhiều loại mỹ phẩm
như: Son môi, phấn má, phấn nền, thuốc nhuộm tóc...và trong thời
gian qua lại nổi lên loại kem trộn không rõ nguồn gốc. Đối với người
có cơ địa dị ứng thì có thể bị dị ứng với cả loai mỹ phẩm chính hãng.
Tuy nhiên con số đó không nhiều mà chủ yếu là bệnh nhân dị ứng do
dùng mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng.
Cũng theo bác sĩ Khoát “Điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của
bệnh nhân. Nếu khi dùng mỹ phẩm mà thấy đỏ da, ngứa mà người sử
dụng dừng ngay lại thì có thể sử dụng các loại thuốc để ngưng triệu
chứng có khả năng sẽ khỏi, tuy nhiên cũng có một số trường hợp
không đến bác sĩ để điều trị mà tự ý điều trị có thể bị nặng hơn. Tốt
nhất là khi có dấu hiệu bất thường trong việc sử dụng mỹ phẩm giả,
kém chất lượng nên đến gặp y, bác sĩ để chữa trị kịp thời”
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội

cho biết: "Ngay cả khi dùng mỹ phẩm thật, người dùng đã có nguy cơ
bị dị ứng chứ chưa nói gì đến hàng nhái, hàng giả. Khi đó, nguy cơ bị
dị ứng cao hơn rất nhiều. Không ít trường hợp phải nhập viện vì dị
ứng mỹ phẩm".
Cũng theo bác sĩ, vì là mỹ phẩm giả, nên những thành phần không
được kiểm định, ghi trên nhãn cũng không đúng. Không có ai kiểm tra
xem chúng chứa những chất gì, có nguy hại hay không. Tùy từng sản
phẩm, từng người mà biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Có trường hợp
biểu hiện ngay khi vừa dùng mỹ phẩm: nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa...,
có người thì từ từ.
Đặc biệt, mỹ phẩm giả thường tạo cho người dùng cảm giác có tác
dụng rất nhanh. Tuy nhiên không ai biết trong thành phần của nó chứa
cái gì, có thể là corticoid vì chất này cũng có tác dụng làm trắng da.
Thế nhưng dùng lâu có thể dẫn đến sạm da, mọc râu, giảm sắc tố, giãn
tĩnh mạch, teo da. Có người, không dùng loại mỹ phẩm đó thì thấy đỏ,
dùng thì hết, nhưng càng về sau dù dùng vẫn thấy đỏ, bác sĩ Quang


-

-

cho biết. Hoặc cũng có thể, hàng giả đó bị trộn một số hóa chất y tế
khuyến cáo không nên đưa vào vì có thể gây ung thư da.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, khi dùng mỹ phẩm chị em phải lựa chọn hết
sức cẩn thận, dù đó chỉ là sơn móng tay, thuốc nhuộm. Cần xác định
rõ da mình thuộc loại gì để chọn sản phẩm cho phù hợp, nên thử phản
ứng trước khi mua bằng cách bôi một ít vào vùng da phía trong cánh
tay.
Đặc biệt lưu ý chỉ mua sản phẩm chính hãng, có hạn sử dụng, nguồn

gốc rõ ràng. Ngừng dùng nếu sản phẩm thay đổi trạng thái, mùi, màu
sắc... dù chưa hết hạn. Nếu thấy có phản ứng bất thường thì nên
ngừng dùng và đi khám, tránh để lại hậu quả nặng nề.

2. Thực tiễn đấu tranh chống mặt hàng mỹ phẩm giả
a. Những biện pháp chủ yếu hiện nay
Hiện nay, có tới năm cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ gồm cơ quan quản lý thị trường, thanh tra
chuyên ngành Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công an kinh
tế, UBND các cấp cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu.
Ban lãnh đạo các cấp ban hành các chỉ thị, phát động cao điểm các hoạt
động tìm kiếm, đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả mỹ phẩm
giả. Các lực lượng chức năng tăng cường tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh
doanh mỹ phẩm và thu giữ hàng trăm sản phẩm chai sữa dưỡng thể, phấn trang
điểm, son môi… có xuất xứ nước ngoài, không có hoá đơn, chứng từ mua hàng.
Thắt chặt nghiêm ngặt công tác tìm kiếm, phát hiện, truy lùng các đường dây buôn
bán mỹ phẩm giả. Xử lý nghiêm ngặt các vụ việc vi phạm. Nhờ đó, nhiều vụ việc
vi phạm đã bị bắt giữ với số lượng lớn.
Các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng tích cực phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không sản
xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng mỹ phẩm giả, không tiếp tay cho các đối tượng
buôn mỹ phẩm giả. Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, các ngành chức
năng tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng biết
những tác hại của hàng mỹ phẩm giả. Từ đó nâng cao nhận thức, vai trò, ý chí đấu
tranh chống hàng mỹ phẩm giả của người tiêu dùng.


b. Kết quả đạt được
Các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện, thu hồi và bắt giữ số lượng
lớn các loại mỹ phẩm giả không rõ nguồn gốc, xuất sứ, giấy tờ, hóa đơn mua hàng,

…Xử lý nghiêm ngặt các đối tượng là cá nhân, tổ chức,… vi phạm theo đúng quy
định của pháp luật.
Đầu tháng 12/2015, Lực lượng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh,
Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, Công an thành phố Móng Cái bất ngờ kiểm
tra tầng hầm chợ Trung tâm Móng Cái phát hiện thu giữ hơn 5 tấn mỹ phẩm không
rõ nguồn gốc xuất xứ.
Mới đây nhất 19/9/2016, lực lượng Quản lý thị trường đã niêm phong tạm
giữ 42.490 đơn vị sản phẩm gồm dầu gội, sữa tắm, kẹo cao su, kẹo socola các loại
do Mỹ sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ, không có số đăng ký theo quy định.
Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, đội Quản lý thị trường số 2A
thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện xe tải mang
biển số 51C 50670 chở 400 thùng mỹ phẩm không hóa đơn.Sau khi lập biên bản ra
quyết định khám xe, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai kiểm tra kho hàng tại
địa chỉ số 30/1 (số 32 cũ) đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh. Qua biên bản khai nhận, kho hàng do ông Trương Ngọc
Sơn cho bà Trần Kim Phượng thuê. Tại đây, quản lý thị trường phát hiện kho đang
chứa trữ các mặt hàng là mỹ phẩm như xà bông cục, dầu gội đầu, mỹ phẩm dưỡng
da, chai lăn khử mùi các loại, hiệu Suave, Pantene, White Rain, Dove… tất cả đều
xuất xứ từ Mỹ nhưng không có hóa đơn chứng từ, nhiều lô hàng hết hạn với số
lượng khoảng 10.000 thùng. Tổng trị giá số hàng hóa vi phạm ước tính trên 5 tỷ
đồng.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít khó khăn. Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo
vệ người tiêu dùng Việt Nam, thời gian qua, hiệp hội đã nhận được rất nhiều đơn
khiếu nại, đề nghị hỗ trợ về việc sau khi mua các sản phẩm mỹ phẩm trôi nổi trên
thị trường về sử dụng bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, gây ngứa,… nhưng lại không thể tìm
được người bán hàng. Hoặc, nếu tìm được cũng rất khó xử lý do mua bán qua
mạng online, mạng xã hội mà không có hoá đơn, chứng từ mua bán hay địa chỉ
mua hàng rõ ràng.



Các điều luật còn nhiều mâu thuẫn, kẽ hở giúp cho các tổ chức buôn bán mỹ phẩm
giả có thể lách luật mà chưa bị bắt giữ. Các công tác triển khai kiểm tra, bắt giữ
còn chậm chạp, bị động nên các đối tượng buôn hàng giả vẫn làm ngơ, tiếp tục
buôn bán.
c. Những tồn tại trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả
Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt
hàng mỹ phẩm, song người tiêu dùng vẫn rất khó trong việc lựa chọn sản phẩm do
việc kinh doanh quá dễ dàng. Các cá nhân, tổ chức chỉ cần nhập hàng qua đường
xách tay từ nước ngoài, sau đó đăng bán trên các mạng online, hay tại các chợ mà
không cần giấy phép.
Lực lượng quản lý, kiểm tra tuy đông nhưng không mạnh. Do hoạt động rời
rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa
các cơ quan lại chồng chéo nên nạn mỹ phẩm giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
vẫn tràn ngập trên thị trường. Lâu nay, hoạt động kiểm tra chất lượng hàng ngoại
nhập trên thị trường bị xem nhẹ, chỉ sau khi có thông tin liên quan đến hàng mỹ
phẩm giả mới bắt tay vào làm. Chính vì vậy, hiệu quả không cao và mỹ phẩm giả
vẫn có cơ hội đến tay người tiêu dùng. Khâu giám định, tưởng như chỉ là một thủ
tục song lại làm "tắc" không ít vụ xử lý hàng giả, hàng nhái.
Có thể thấy rằng luật của chúng ta còn khá nhiều kẽ hở để những đối tượng
làm mỹ phẩm giả có cơ hội lách luật thậm chí là “xé rào” để làm hàng giả, kém
chất lượng.
Do luật pháp còn mâu thuẫn, chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh nên nhiều
công ty, doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm, buôn bán mỹ phẩm giả để tìm kiếm lợi
nhuận trái luật, nếu bị phát hiện thì họ sẵn sàng nộp phạt.
Bên cạnh một số người mua lầm phải mỹ phẩm giả do khó phân biệt được
đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình
đang mua bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận bởi loại hàng
hóa này phù hợp với túi tiền của họ.
Chương III. Giải pháp chống sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả ở Việt
Nam



Đối với chúng ta, trong điều kiện hiện nay đang tập trung thực hiện thắng lợi
công cuộc đối mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá thì nhiệm vụ chống sản xuất và buôn bán hàng giả càng quan trọng và
có ý nghĩa thiết thực.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định cho việc tồn tại
hay không nạn sản xuất và buôn bán hàng mỹ phẩm giả. Với một loạt các văn bản
pháp luật của mình, Nhà nước đã thể hiện chính kiến của mình là luôn luôn quyết
tâm đấu tranh không khoan nhượng với nạn sản xuất và buôn bán hàng giả. Tuy
nhiên thực tế cũng cho thấy những thiếu sót mà hậu quả của nó không phải là nhỏ,
dặc biệt là những thiếu sót trong pháp luật. Do đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện
hệ thống pháp luật, có những quy định mức xử lí, xử phạt nghiêm khắc hơn để
những người sản xuất kinh doanh hàng giả không nghĩ đến chuyện tái diễn.Một
hành vi vi phạm có thể xử lí ở nhiều mức phạt khác nhau quy định trong các văn
bản khác nhau nên khi áp dụng, cơ quan xử lí rất lúng túng. Thêm vào đó việc
quản lí in ấn lỏng lẻo dẫn đến việc các cơ sở dễ dàng đặt in mác giả. Các Bộ,
ngành và cơ quan chức năng cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác
đấu tranh để cùng thống nhất thực hiện mục tiêu như mong muốn.
Tăng cường công tác giám định chất lượng mỹ phẩm, thường xuyên trau dồi
kiến thức cho đội ngũ cán bộ về kinh nghiệm chuyên môn để những vụ việc liên
quan đến mỹ phẩm giả thông qua một cách cụ thể nhất.
Tuyên truyền, cổ động đến người dân về nạn mỹ phẩm giả hiện nay đồng
thời cả cách nhận biết hàng giả để bất cứ ai khi đi mua hàng đều có thể chủ động
phát hiện và tự giác nói không với mỹ phẩm giả. Tin tức về nạn sản xuất và buôn
bán mỹ phẩm giả ở Việt Nam được cập nhật thường xuyên trên báo đài cũng là 1
hình thức phổ biến nhất hiện nay đơn giản là nó gắn liền với cuộc sống mọi người.
Cung cấp phầm mềm kiểm tra sản phẩm bằng cách quét mã vạch.
Doanh nghiệp bắt tay cùng các cơ quan thảo luận, trao đổi nhằm đưa ra giải
pháp vừa kiểm soát quản lí được sản phẩm lưu hành trên thị trường vừa đảm bảo

truy xuất được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm doanh nghiệp, tạo sự an tâm mua hàng
nơi người tiêu dùng.


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng đ ều
theo đuổi lợi nhuận tối đa. Từ đó dẫn đến tiết kiệm giá thành và tăng l ợi
nhuận. Trên thực tiễn, hàng giả đã có từ lâu và phát tri ển theo các m ốt th ời
thượng, cấc quan hệ mở rộng làm ăn. Nó đã đâm rễ vào sâu nh ững người
kinh doanh thiếu lương tâm, những người tiêu dùng thèm lợi nhuận.
Vấn nạn hàng nhái, hàng giả hiện nay đang diễn biến nóng bỏng và
phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín n ước ta khi đã là thành
viên chính thức của WTO. Do đó cần có luật pháp nghiêm minh v ới các c ơ
quan thực thi đủ năng lực, trình độ, lôi cuốn được các doanh nghi ệp cùng
chung tay chống lại tệ nạn này. Và quan trọng hơn hết vẫn là ý thức của
người tiêu dùng. Mọi người dân cần tích cực hơn nữa vào việc tham gia, cùng
nhau tẩy chay sử dụng hàng giả hàng nhái, không tiếp tay cho nh ững lo ại
hàng hóa như thế tràn lan trên thị trường nữa. Thay đổi thói quen mua sắm,
lên tiếng chống lại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Có nh ư v ậy mới
hy vọng đạt được kết quả mong muốn.



×