Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

thẩm định phương án sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.82 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THĂNG LONG
--o0o--

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
MÔN - CHUYÊN ĐỀ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM

CHỦ ĐỀ:

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
NGẮN HẠN

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Bảo Oanh
Lớp
:

HÀ NỘI – 2016


BÁO CÁO ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

I/ THÔNG TIN TÓM TẮT
1. Khách hàng
Tên khách hàng: CÔNG TY XÂY DỰNG THỦY LỢI HÀ NAM
Địa chỉ: Số 1046 - phố Quang Trung 3 - phường Đông Vệ - TP Thanh Hoá tỉnh Thanh Hoá.
Số đăng ký kinh doanh: 2602000557 do sở kế hoạch đầu tư Thanh Hoá cấp lần
đầu vào ngày 19/06/2003.
Mã số thuế: 2800766421 ngày 13/10/2003
Người đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Quốc Khánh

Chức vụ: Giám đốc



Kế toán trưởng: bà Nguyễn Thị Hiền
Hoạt động kinh doanh chính: Gồm các ngành nghề theo giấy phép ĐKKD
- Xây dựng công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi
- Xây dựng công trình điện đến 35kv
- San lấp mặt bằng
Vốn điều lệ: 3.150.000.000 đồng
( năm 2012)

Vốn chủ sở hữu: 4.888.000.000 đồng

Các thành viên góp vốn

ST
T

Họ và tên các thành viên

1

Vũ Quốc Khánh

2
3

Số vốn góp (trđ)

Tỷ lệ góp vốn (%)

2.300


73,0

Nguyễn Thị Hiền

300

9,5

Nguyễn Văn Tuân

100

3,2


4

Nguyễn Đức Hùng

150

4,7

5

Trần Văn Tấn

100


3,2

6

Nguyễn Thế Thái

100

3,2

7

Nguyễn Văn Bảng

100

3,2

Xếp hạng tín dụng đơn vị chủ quản: Xếp hạng A trên hệ thống RMS


2. Khoản vay
Tên khoản vay: Vay vốn bổ sung vốn lưu động để phục vụ sản xuất
Tổng mức đầu tư dự kiến: 11.300.625.520 đồng.
Trong đó:
Vốn tự có tham gia: 5.300.625.520 đồng chiếm tỷ lệ 46,9% vốn đầu tư.
Vốn vay dự kiến: 6.000.000.000đ chiếm tỷ lệ 53,1% vốn đầu tư.

3. Đề nghị vay vốn của khách hàng
Ngày 20/01/2013 khách hàng đến ngân hàng và xin vay vốn:

Tổng trị giá đề nghị vay: 6.000.000.000 đồng
Mục đích: Bổ sung vốn lưu động mua vật liệu xây dựng.
Lãi suất: Thực hiện theo quy định hiện hành.
Thời hạn vay: 12 tháng
Nguồn trả nợ: Doanh thu từ các công trình xây dựng đã ký kết và chuẩn bị ký kết năm
2013
Tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận sử dụng đất và tài sản.


II/ THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
1. Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách
hàng:
1.1. Đánh giá về hoạt động lịch sử của khách hàng:
Là công ty có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông thuỷ lợi lâu năm,
có uy tín trong ngành.
Công ty ngày càng phát triển đảm nhận nhiều công trình trong và ngoài tỉnh.
1.2. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý, hồ sơ pháp lý của Công ty.
Giấy chứng nhận ĐKKD số 2602000557 do sở kế hoạch đầu tư Thanh Hoá cấp
lần đầu ngày 19/06/2003.
Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty đã được các thành viên thông qua ngày
10/05/2003 và sửa đổi ngày 01/01/2008.
Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật của Công ty ngày
02/01/2013 do chủ tịch hội đồng thành viên công ty ký và bổ nhiệm Ông Vũ Quốc
Khánh giữ chức vụ giám đốc công ty.
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ngày 15/01/2008 bà Nguyễn Thị Hiền.
Biên bản họp hội đồng thành viên công ty ngày 18/03/2013 về việc thông qua
phương án kinh doanh năm 2013-2014 và quyết định vay vốn PGD số 1NHNo&PTNT Thanh Hoá, uỷ quyền cho Ông Vũ Quốc Khánh chức vụ giám đốc
được quyền giao dịch vay vốn, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay với
ngân hàng.
Biên bản góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên trong công ty.

Các hồ sơ khác như: phiếu xếp loại, chấm điểm khách hàng năm 2011, 2012.
1.3. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng:


Trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh bản thân giám đốc chỉ đầu tư sản
xuất kinh doanh đúng lĩnh vực, sở trường đó là lĩnh vực xây dựng giao thông thuỷ lợi,
không đầu tư dàn trải sang lĩnh vực ngành nghề khác.
Giám đốc công ty đã bố trí sắp xếp sử dụng cán bộ công nhân viên hợp lý, hiệu
quả, lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm.
1.4. Đánh giá về năng lực quản trị điều hành
Ông Vũ Quốc Khánh là người đại diện và điều hành công ty, có đủ năng lực
pháp luật dân sự và hành vi dân sự, đã tốt nghiệp Học viện tài chính và hiện đã công
tác trong lĩnh vực xây dựng giao thông thuỷ lợi từ năm 1989, thời gian quản lý từ năm
1996. Giám đốc doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ tốt với các sở ban ngành trong
lĩnh vực xây dựng như sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư, sở Nông nghiệp và các
UBND huyện như Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Triệu Sơn, Thạch Thành.


2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng
2.1. Thông tin chung:
Công ty đang duy trì sản xuất kinh doanh. Doanh thu về hoạt động kinh doanh
của công ty tăng trưởng thấp trong năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu
thắt chặt của Chính Phủ nhất là trong đầu tư công, đầu tư các công trình xây dựng.
Trong khi đó công ty lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình thuỷ
lợi.
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh
Đánh giá năng lực sản xuất: Công ty có uy tín trong việc đảm bảo thời hạn thi
công của công trình, chất lượng đạt tiêu chuẩn đề ra của khách hàng. Hỗ trợ tư vấn,
thiết kế các công trình cho khách hàng.
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: Công ty ký

kết buôn bán nguyên vật liệu xây dựng với các nhà phân phối lớn có uy tín, chất
lượng. Các sản phẩm đầu ra của công ty đều được kiểm tra kỹ lưỡng về mọi mặt.
Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Công ty nhận thầu,
thực hiện xây dựng công trình thuỷ lợi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng mở rộng
mạng lưới kinh doanh khắp tỉnh Thanh Hoá.
Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu: Với việc đảm bảo chất lượng
công trình, sản phẩm dịch vụ, tiến độ thi công, mạng lưới phân phối kinh doanh của
công ty ngày càng mở rộng làm tăng doanh thu qua các năm.
3. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng

Điểm mạnh

Điểm yếu

Thị trường

Chiếm được phần lớn thị trường

Chưa nắm được thị trường
ngách

Sản phẩm, dịch vụ

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi Chưa đa dạng hoá sản
công
phẩm

Kênh phân phối

Mạng lưới phân phối rộng khắp Chưa mở rộng được sang

tỉnh Thanh Hoá
tỉnh khác


Cơ hội
Thị trường

Thách thức

Nhà nước, tỉnh Thanh Hoá có Ngày càng nhiều công ty
nhiều dự án nâng cấp, xây dựng cùng ngành gia nhập thị
công trình thuỷ lợi
trường

Sản phẩm dịch vụ

Kênh phân phối

Hiện nay các công ty cùng ngành Không dễ dàng để mở rộng
trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, dễ kênh phân phối qua địa
dàng mở rộng hơn kênh phân phối bàn các tỉnh khác.
để thương hiệu được nhiều người
biết tới.

Trên cơ sở các phân tích đánh giá trên, ta thấy triển vọng phát triển của khách
hàng trong ngắn hạn là rất tốt.
4. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
Quan hệ giao dịch với ngân hàng
Công ty xây dựng giao thông thuỷ lợi Hà Nam hiện đang quan hệ với PGD số 1
– NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá với hạn mức tín dụng là 6 tỷ. Năm 20112 doanh

nghiệp được PGD số 1 – NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá xếp loại trên hệ thống RMS
loại A năm 2011, 2012, dư nợ nhóm 1. Công ty không có nợ xấu tại Agribank và các
TCTD trong 3 năm liền kề với thời điểm vay.
Doanh số chuyển tiền đến từ các công trình công ty thì cộng qua –
NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá (PGD số 1) từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013
là 5.039 triệu đồng


III/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
1. Bảng cân đối kế toán ( rút gọn )
Đơn
đồng
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng
2. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ
2. Thuế và các khoản phải thu khác
3. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định

1. Nguyên giá TSCĐ
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
II. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

Năm 2010
9.017.011.06
7
125.650.56
0
3.941.905.67
3
3.302.650.03
2
639.255.64
1
3.351.004.43
9
3.351.004.43
9
1.598.450.39
5
1.598.450.39
5
1.953.359.27
3
1.953.359.27
3
2.772.000.00

0
818.640.72
7
10.970.370.34

vị

tính:

Năm 2011

Năm 2012

2012 tăng giảm
so với năm
2011

28.007.731.590

26.896.403.038

(1.111.328.552)

41.153.262

40.680.225

(473.037)

-


-

-

23.972.543.679

24.114.028.363

141.484.684

23.563.494.986

24.114.028.363

550.533.377

409.048.693

-

(409.048.693)

3.994.034.649

2.741.694.450

1.252.340.199
)


3.994.034.649

2.741.694.450

(1.252.340.199)

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


1.906.694.142

1.587.791.750

(318.902.392)

1.714.989.629

1.476.619.985

(238.369.644)

2.772.000.000

2.772.000.000

-

1.057.010.371

1.295.380.015

238.369.644

-

-

-


191.704.513
29.914.425.732

111.171.765
28.484.194.788

(80.532.748)
(1.430.230.944)


0
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
4. Phải trả người lao động
5. Các khoản phải trả phải nộp khác
6. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Lợi nhuận chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Năm 2010

6.933.285.00
0
4.933.285.00
0
2.000.000.00
0
2.363.228.43
8
365.306.92
5
204.749.63
7
2.000.000.00
0
2.000.000.00
0
4.037.085.34
0
4.037.085.34
0
3.150.000.00
0
887.085.34
0
10.970.370.34
0

Năm 2011

Năm 2012


2012 tăng giảm
so với năm
2011

24.871.359.914

23.595.777.518

(1.275.582.396)

22.871.359.914 21.595.777.518

(1.275.582.396)

6.000.000.000

6.000.000.000

-

15.360.210.914

14.431.221.160

(928.989.754)

-

90.545.356


90.545.356

1.511.149.000

728.361.002

(782.787.998)

-

-

-

-

345.650.000

345.650.000

2.000.000.000

2.000.000.000

-

2.000.000.000

2.000.000.000


-

5043.065.818

4.888.417.270

(154.648.548)

5.043.065.818

4.888.417.270

(154.648.548)

3.150.000.000

3.150.000.000

-

1.893.065.818

1.738.417.270

(154.648.548)

29.914.425.732

28.484.194.788 (1.430.230.944)


Nhận xét:
Phân tích tài sản :
Tổng tài sản của đơn vị tính đến 31/12/2012 là 28.484 trđ, giảm so với năm 2011 là
1.430 trđ, trong đó:
Tài sản ngắn hạn: 26.896 trđ, chiếm 94,4% tổng tài sản, bao gồm:
Khoản mục tiền và tương đương tiền : Lượng tiền mặt năm 2012 là 40.680 trđ
giảm so với năm 2011 là 473 trđ. Điều đó cho thấy công ty muốn giảm chi phí trong
việc giữ tiền mặt, tránh ứ đọng vốn và muốn dùng tiền để đầu tư sinh lời.
Các khoản phải thu ngắn hạn: năm 2012 là 24.114 trđ, tăng so với năm 2011 là
141 trđ, bao gồm:


Phải thu khác : năm 2012 không có các khoản phải thu khác giảm so với năm
2011 là 409 trđ.
Phải thu của khách hàng: năm 2012 là 24.114 trđ tăng 551 trđ so với năm 2011,
tương ứng tăng 2,34% so với năm 2011 do phát sinh công trình Đê Hậu Lộc và công
trình mới (kênh mương Triệu Sơn) chưa thanh toán. Các khoản thu này chủ yếu là các
công trình đã hoàn thành chưa thanh toán như : Công trình Đê Thuần Lộc – Hậu Lộc
(5.880 trđ); Công trình Đê Hữu sông Hoàng (8.091trđ); công trình Đê hữu sông Ấu
(3.601trđ); công trình Đê Hoằng Hóa (2.800trđ); công trình đập đá Mài – Thạch Thành
( 1.600trđ)… Các khoản nợ này đều là nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2012,
2013 và vốn đối ứng, sẽ được thanh toán 10.050 trđ (trong đó thu từ vốn ngân sách
5.050 trđ theo kế hoạch vốn tại QĐ số 4433/QĐ-UBND của UBND tỉnh và vốn đối
ứng của các UBND huyện trên 5 tỷ đồng).
Số nợ phải thu đã thực hiện đối chiếu là 11.693 trđ (Công trình Đê Sông Ấu,
công trình Sông Hoàng) chiếm 48,5% số nợ phải thu. Số nợ còn lại đang làm hồ sơ
quyết toán công trình nên chưa có đối chiếu công nợ kèm theo.
Qua kiểm tra chi tiết công nợ của khách hàng thì không có nợ khó thu.
Khoản mục hàng tồn kho: 2.741 trđ giảm 1.252 trđ, tương ứng 31,35% so với

năm 2011, toàn bộ là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang các công trình đang xây
dựng như công trình Đê Thuần Lộc – Hậu Lộc.
Tài sản dài hạn: 1.558 trđ chiếm 5,6% tổng tài sản, trong đó:
Tài sản cố định là 2.772 trđ đã khấu hao 1.295 trđ: không thay đổi so với năm
2011 gồm 02 máy xúc KOMATSU; 01 máy lu Nhật Bản; 04 xe ô tô tải chuyên dung
phục vụ cho thi công các công trình xây dựng. Với đặc thù là công ty xây dựng giao
thông thủy lợi nên tài sản cố định của công ty chủ yếu phục vụ cho việc thi công xây
dựng mà năm 2012 tình hình SXKD của công ty đi xuống nên công ty đã không đầu tư
thêm. Trong khi đó hao mòn tài sản cố định tăng lên làm cho giá trị tài sản cố định đi
xuống.
Tài sản dài hạn khác 111 trđ là các tài sản như máy trộn bê tông, đầm rùi, máy
nổ, máy bơm hiện đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Phân tích nguồn vốn :
Nợ phải trả: 23.596 trđ giảm 1.275 trđ so với năm 2011.
Nợ ngắn hạn: 21.596 trđ, giảm 1.275 trđ , giảm 5,58% so với đầu năm, nguyên
nhân là do phải trả nguời bán giảm 929 trđ so với đầu năm.
Phải trả công nhân viên giảm 783 trđ, là do năm 2012 cty đã thanh toán một
phần số tiền lương còn nợ CBCNV từ năm truớc. Mặt khác vì năm 2012 tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty đi xuống nên công ty đã cắt giảm nhân sự ở một số bộ
phận để giảm đi chi phí.


Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: tăng 90 trđ trong đó thuế GTGT: 87 trđ,
thuế TNDN 3 trđ.
Vay dài hạn: 2.000 trđ chủ yếu các khoản vay là của em vợ giám đốc.
Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2012 là 4.888 trđ, giảm 154 trđ so với
đầu năm do có khoản lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 giảm so với năm 2011



2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

Đơn

vị

tính:

đồng
Chỉ tiêu

31/12/2010

32/12/2011

31/12/2012

25.493.090.874

26.417.556.681

3.199.021.908

-

-

Doanh thu thuần

25.493.090.874


26.417.556.681

3.199.021.908

Giá vốn hàng bán

21.885.954.516

21.633.337.166

2.165.219.279

3.607.136.358

4.784.219.515

1.033.802.629

-

908.704

774.111

410.000.000

1.122.000.000

840.000.000


410.000.000

1.122.000.000

840.000.000

2.202.671.358

2.321.820.915

182.865.530

-

-

994.465.000

1.341.307.304

Thu nhập khác

-

-

-

Chi phí khác


-

-

-

Lợi nhuận khác

-

-

-

Tổng lợi nhuận trước thuế

994.465.000

1.341.307.304

11.711.210

Chi phí thuế TNDN hiện hành

248.616.250

335.326.826

2.927.803


Lợi nhuận sau thuế

745.848.750

1.005.980.478

8.783.408

Doanh thu bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận gộp
Doanh thu từ các hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần

-

11.711.210

Nhận xét:
Qua bảng báo cáo hoạt động SXKD của công ty cho thấy tình hình kinh doanh
của công ty năm 2012 đã đi xuống so với năm 2011. Sự giảm sút của công ty thể hiện
như sau:
Về doanh thu:

Doanh thu thuần: năm 2011 là 26.417 trđ giảm mạnh xuống còn 3199(năm
2012). Do các công trình mà cty thi công chủ yếu đã hoàn thành trong năm 2011,
nhưng năm 2012 chưa đuợc thanh tóan, một số công trình đã nhận đuợc trong năm
2012 thì cty vẫn cầm chừng vì thiếu vốn.
Doanh thu về hoạt động tài chính: năm 2011 là 908 trđ, giảm xuống 774 trđ
( năm 2012)


Về chi phí:
Giá vốn hàng bán: năm 2011 là 21.633 trđ, giảm mạnh xuống 2.165 trđ (năm
2012). Sở dĩ có sự giảm sút mạnh này là do sự giảm sút của doanh thu bán hàng.
Chi phí tài chính: toàn bộ chi phí tài chính là chi phí lãi vay đối với cả hai năm
2011, 2012. Tuy nhiên 2012 thì đã giảm xuống còn 840 trđ so với năm 2011 là 1.122
trđ.
Chi phí bán hàng: giảm mạnh từ 2.321 trđ (năm 2011) xuống 182 trđ ( năm
2012). Sự giảm sút này cũng là từ sự cầm chừng về số lượng sản phẩm sản xuất để bán
ra.
Lợi nhuận: Trong cả hai năm 2011, 2012 cty không có lợi nhuận khác, lợi nhuận sau
thuế 2012 là 8.783 trđ, giảm so với với năm 2011 là 1.005 trđ. Nguyên nhân dẫn tới lợi
nhuận sau thuế giảm là do sự giảm sút của doanh thu bán hàng, đồng thời không có thu
nhập khác. Cho thấy tình hình họat động của cty chưa hiệu quả.
Qua phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty ta thấy doanh thu
về hoạt động kinh doanh của công ty tăng truởng rất thấp trong năm 2012, do tình hình
kinh tế khó khăn, nhu cầu thắt chặt chi tiêu của Chính phủ nhất là trong đầu tư công,
đầu tư xây dựng các công trình xây dựng, trong khi đó công ty lại chủ yếu họat động
trong lĩnh vực thi công các công trình thủy lợi có nguồn vốn của Nhà nuớc vì vậy
trong năm 2012 doanh thu của công ty giảm đáng kể từ 26.417trđ (năm 2011) chỉ còn
3.199 trđ, giảm 87,9%. Từ những khó khăn trên cộng với chi phí lãi vay và các khoản
chi phí khác nên lợi nhuận của cty không đáng kể. Điều đó sẽ làm giảm uy tín cũng
như vị trí của công ty trên thị trường.

Nhận xét chung về tình hình tài chính của đơn vị:
Căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính và kết quả kiểm tra, phân tích, đánh giá
thực tế tại đơn vị cho thấy việc hạch toán, theo dõi tài sản, nguồn vốn của đơn vị chặt
chẽ, tuy nhiên căn cứ vào báo cáo tài chính của đơn vị thì đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng, giao thông thủy lợi nhưng vốn tự có chiếm tỷ lệ thấp , cơ cấu tài sản dài
hạn rất thấp so với tài sản ngắn hạn, bình quân các khoản phải thu cao, nợ vay ngắn
hạn, dài hạn duy trì cao gây khó khăn cho tình hình tài chính của đơn vị hiện tại và
trong thời gian tới.


3.Các chỉ tiêu tài chính
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu

Năm 2011
0,17
1,22
1,05
1,43
1,89
190,20
5,89
3,36
19,95
3,81
4,93
0,83
2,19

Năm 2012

0,17
1,25
1,12
0,12
0,13
2705,70
0,64
0,03
0,18
0,27
4,83
0,83
1,01

Hệ số tự tài trợ
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu nợ bình quân
Vòng quay hàng tồn kho
ROA (%)
ROE (%)
ROS (%)
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ so với tài sản
Hệ số thanh toán lãi vay
Nhận xét:
Hệ số tự tài trợ cho biết tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp thì vốn
chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm. Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2012 là 0,17

không tăng giảm so với năm 2011. Tuy nhiên với cơ cấu tài sản và nguồn vốn như hiện
nay thì công ty cần phải bổ sung vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của c ông
ty.
Hệ số thanh toán ngắn hạn: năm 2011 TSNH gấp 1,22 lần so với nợ ngắn hạn,
sang năm 2012 TSNH gấp 1,25 lần so với nợ ngắn hạn. Khả năng sử dụng TSNH để
đáp ứng đầy đủ cho nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đảm bảo . Công ty
hoàn toàn có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong thời hạn cam kết.
Hệ số thanh toán nhanh: năm 2011 khi không tính đến yếu tố hàng tồn kho thì
hệ số này là 1,05 vì vậy TSNH vừa đủ để đáp ứng cho nghĩa vụ trả nợ đối với ngân
hàng. Sang năm 2012 hệ số thanh toán nhanh tăng lên 1,12 lần. Nên khả năng thanh
toán nợ của DN tăng, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng những
tài sản có tính thanh khoản cao.
Vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ quay vòng vốn lưu động
của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tỷ lệ thuận với vòng quay vốn lưu
động. Năm 2011 thì vòng quay vốn lưu động là 1,43 nhưng đến năm 2012 thì giảm
mạnh còn 0,12. Chỉ tiêu này giảm vì từ năm 2011 đến năm 2012 doanh thu thuần của
doanh nghiệp giảm nhiều.
Vòng quay hàng tồn kho: số lần luân chuyển hàng tồn kho giảm mạnh từ 5,89
vòng năm 2011 xuống 0,64 vòng năm 2012. Do công ty là công ty xây dựng chi phí
xây dựng dở dang của công ty cao , trong khi đó luân chuyển vốn năm 2012 lại quá
thấp. Vì vậy công ty cần cải thiện chỉ tiêu này tăng cao hơn.


Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2012 giảm từ 1,89 xuống 0,13
chỉ tiêu này quá thấp làm cho kỳ thu nợ tăng mạnh từ 190,20 ngày lên 2705,70 ngày.
Điều này thể hiện khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của cty quá
chậm, công ty bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, cũng do tình trạng các công
trình đã hoàn thành của công ty chưa thu nợ được nợ. Công ty cần đôn đốc, bám sát
các nguồn vốn của nhà nuớc để thu hồi nợ tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
ROS:

Năm 2011: 1 đồng doanh thu tạo được 0,038 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2012: 1 đồng doanh thu tạo được 0,0027 đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua 2 năm, chỉ số này của công ty giảm nhiều, do công ty trong năm 2012
công đã kinh doanh không tốt.
ROA:
Năm 2011: 1 đồng tài sản tạo ra 0,0336 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2012: 1 đồng tài sản tạo ra 0,0003 đồng lợi nhuận sau thuế.
Chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm mạnh. Chỉ số này thấp vì
công ty tăng nợ vay, vốn CSH giảm do kinh doanh lỗ vốn, hoạt động kinh doanh mở
rộng những đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng và
thậm chí còn giảm so với trước.
ROE:
Năm 2011: 1 đồng VCSH tạo ra 0.199 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2012: 1 đồng VCSH tạo ra 0.0018 đồng lợi nhuận sau thuế.
Chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty giả mạnh, khả năng tích luỹ hạn chế
( lợi nhuận để lại thấp ), trong khi đó quy mô đầu tư mở rộng thì doanh nghiệp sẽ dùng
nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn sẽ làm cho tỷ trọng vốn CSH/tổng nguồn vốn
giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay. Tuy nhiên tỷ số này sẽ
không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn
vay là chủ yếu, VCSH quá thấp. Công ty đang kinh doanh thua lỗ.
Nhóm tỉ suất sinh lời ( ROS, ROA, ROE ) của công ty năm 2012 so với 2011 giảm
mạnh, do tình hình kinh doanh không tốt trong năm qua, doanh thu thấp do tình hình
suy thoái kinh tế nên công ty ít hoạt động hơn so với năm trước.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu:
Năm 2011: Cứ 1 đồng VCSH thì công ty phải đi vay 4,93 đồng để tài trợ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2012: Cứ 1 đồng VCSH thì công ty phải đi vay 4.83 đồng để tài trợ cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.



Cho thấy mức độ tự chủ của công ty tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên hệ
số nợ so với VCSH vẫn lớn hơn 1. Nên xác suất xảy ra rủi ro là cao khi VCSH không
đáp ứng đủ để thanh toán các khoản nợ.
Hệ số nợ so với tổng tài sản:
Cả 2 năm 2011 và năm 2012: Cứ 1 đồng tài sản có 0,83 đồng công ty đi
vay.Chứng tỏ thực lực tài chính của công ty không tốt mà chủ yếu đi vay để có vốn
kinh doanh. Nên mức độ rủi ro cao.
Hệ số thanh toán lãi vay: Tỷ số LNTT và lãi vay phải trả đều lớn hơn 1, chứng tỏ
LNTT và lãi vay của công ty đáp ứng đủ nghĩa vụ trả lãi. Tuy nhiên tỷ số này lại giảm
từ 2,19 xuống 1,01, khả năng trả lãi của công ty giảm.
Trên cơ sở tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính cho thấy nhìn chung năng lực
tài chính và SXKD của đơn vị trong năm 2012 chưa tốt do tính hình thắt chặt chi tiêu
của chính phủ trong lĩnh vực đầu tư thi công xây dựng các công trình công cộng phục
vụ an sinh xã hội và thanh toán các công trình đã thi công trong năm truớc.
Theo nhận định của khách hàng và tình hình thực tế vốn ngân sách của UBND tỉnh,
trong năm 2012 một số công trình công ty đang thi công, và dự tính có một số công
trình sẽ được kí kết trong năm 2013, hơn nữa số nợ phải thu mà các công trình đã thi
công xong từ năm 2012 trở về truớc sẽ được thanh toán gần 10.000 trđ trong năm 2013
( Theo phụ lục cân đối vốn 2013 tại quyết định số 4422/QĐ-UBND ngày 25/12/2012
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và nguồn vốn cân đối tại địa phuơng ). Vì vậy
trong thời gian tới tình hình SXKD của công ty sẽ đuợc cải thiện hơn nhiều, doanh số,
lợi nhuận sẽ đựợc tăng lên, các khoản phải thu sẽ giảm bớt, giảm khó khăn cho doanh
nghiệp như trong giai đoạn hiện nay.


IV/ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Sự cần thiết phải đầu tư :
Công ty đã kí kết được các hợp đồng về công trình thủy lợi và đang trong giai
đoạn thi công hoàn thiện, công ty cũng tìm được các hợp đồng mới sẽ kí trong năm
2013. Điều này cho thấy công ty đang trên đà phát triển tốt và xuất phát từ tình hình

trên thì việc đầu tư vay vốn cho các dự án trên là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với
chiến lược phát triển của công ty.
2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ đầu ra của sản phẩm
Khách hàng đã ký kết với BQL dự án, UBND huyện xã trong tỉnh cụ thể :
Hợp đồng số 01/2011/HĐ-XD công trình cống dưới đê xã Thọ Ngọ, huyện
Triệu Sơn ngày 13/02/2011.
Hợp đồng số 25/HĐ-KT với UBND huyện Hậu Lộc đê sông Âu xã Thuận Lộc
ngày 14/02/2011 giá trị 9.241.393.217dồng.
Hợp đồng số 02/HĐKT ngày 01/03/2013 với Ban quản lý các Công trình xây
dựng huyện Thạch Thành trị giá 11.860.000.000 đồng.
Bên cạnh đấy, sẽ có một số hợp đồng sẽ được ký trong năm 2013.
Đánh giá về cung sản phẩm : Năng lực thi công các dự án công trình của công ty đều
đáp ứng đủ về mặt kĩ thuật cũng như chất lượng đề ra.
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm : Thị trường mục tiêu của
công ty vẫn là địa bàn tỉnh Thanh Hóa với các thế mạnh về cạnh tranh của công ty như
thực hiện tốt tiến độ dự án, hoàn thành và đảm bảo chất lượng công trình tạo được uy
tín và sự tin tưởng với khách hàng.
3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào :
Hiện công ty đang có 02 máy xúc Komatsu Nhật Bản , 01 máy Lu bánh sắt
Nhật và 04 ô tô DONGPENG và 26 công nhân lao động phục vụ kịp thời cho thi công
các công trình xây dựng mà công ty nhận thầu. Trường hợp đặc biệt thi công đồng thời
nhiều công trình công ty sẽ thuê máy của các doanh nghiệp để thi công đáp ứng tiến độ
công trình theo các hợp đồng.


Thị trường đầu vào là các công ty, cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng trng
tỉnh Thanh Hoá.
4. Đánh giá , nhận xét các nội dung về phương diện kĩ thuật
Địa điểm của các dự án công trình công ty đều thuận lợi về mặt giao thông và
đều nằm trong quy hoạch của ban quản lý các huyện.

Cơ sở vật chất hạ tầng hiện có của địa điểm thi công đáp ứng được các điều
kiện thi công.
Địa điểm thực hiện dự án đều nằm trong phạm vi hoạt động của công ty nên rất
thuận lợi cho việc thực thi các công trình.
5. Đánh giá về phương diện tổ chức quản lý thực hiện phương án sản xuất kinh
doanh
Công ty được thành lập từ năm 2003 cho đến nay đã có 10 năm kinh nghiệm
trong việc thi công các công trình và dự án nên có năng lực và uy tín đối với khách
hàng.
Nguồn nhân lực của công ty đáp ứng được nhu cầu của các công trình có trình
độ tay nghề cao đủ năng lực thi công.
Năng lực quản lý : Ông Vũ Quốc Khánh Giám đốc công ty có kinh nghiệm trên
20 năm trong lĩnh vực xây dựng các công trình và có các mối quan hệ tốt với các
UBND huyện, tỉnh , các ban quản lý dự án của các huyện….
Nhận xét : Thị trường đầu vào, đầu ra của công ty ổn định có đầy đủ năng lực
máy móc thiết bị để phục vụ thi công các công trình xây dựng, giao thông thủy lợi. Cá
nhân giám đốc là người có nhiều năm kinh nghiệm điều hành trong hoạt động xây
dựng. Khách hàng có đủ cơ sở vật chất , máy móc thiết bị, kinh nghiệm quản lý để
điều hành phục vụ kinh doanh trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
6. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án sản xuất kinh doanh.
Cán bộ thẩm định thống nhất với doanh thu chi phí đã nêu tại báo cáo thẩm định, tái
thẩm định của phòng giao dịch số 1 – NHNo&PTNT Thanh Hóa. Cụ thể như sau :
Chi phí thi công và phục vụ thi công các công trình xây dựng :


Chi nguyên vật liệu : 11.800.568.238 đồng
Chi lương công nhân : 2.500.000.000 đồng
Chi thuê máy thi công : 700.000.000 đồng
Chi phí sản xuất chung : 942.370.042 đồng
Chi phí quản lý : 1.000.000.000 đồng

Chi khấu hao TSCĐ : 238.000.000 đồng
Chi phí lãi vay ngân hàng : 720.000.000 đồng
Tổng cộng chi phí : 17.900.938.280 đồng
Dự tính thu nhập từ các công trình trong năm 2013
Thu từ công trình đê Thuần Lộc (giá trị HĐ: 9.241.393.217 đồng) giá trị còn lại
thi công hoàn thành năm 2013 có doanh thu là: 2.450.848.217 đồng
(1)
Thu từ thi công công trình đập Đồng Khanh – Thạch Thành
11.860.000.000đ x 75% = 8.895.000.000 đồng
Thu từ các hợp đồng dự kiến trong năm 2013 : 9.000.000.000 đồng
Cộng doanh thu trong năm 2013 : (1)+(2)+(3) = 20.345.848.217 đồng

(2)
(3)


Hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận trước thuế : 20.345.848.217 – 17.900.938.280 = 2.444.909.937 đồng
Thuế TNDN : 611.227.484 đồng
Lợi nhuận sau thuế : 1.833.682.453 đồng
 Phương án sán xuất kinh doanh có hiệu quả

Tổng nhu cầu vốn lưu động công ty thực thiếu = tổng chi phí thực tế chi ra bằng
tiền (không tính khấu hao + lãi) – VLĐ ròng kỳ trước chuyển sang – Vốn tự có
= 11.800.568.238 + 2.500.000.000 + 700.000.000 + 942.370.042 + 1.000.000.000
- 5.300.625.520– (26.896.403.038 – 21.595.777.518) = 6.341.687.240 đồng
Thời gian cho vay tối đa: (360/Vòng quay VLĐ bình quân năm 2013) + Thời gian
bán chịu
= (360 / 1,5) + 0 = 240 ngày = 8 tháng
Hệ số khả năng trả nợ của Công ty= DTT / ( nợ gốc + lãi)

= 20.345.848.217 / (6.341.687.240 + 6.341.687.240 x 12% x 8 / 12) = 2,97
Qua hệ số này cho thấy khả năng trả nợ của Công ty là cao. Ngân hàng sẽ xem xét cho
khách hàng vay theo số tiền khách hàng thực thiếu.
7. Đánh giá lợi ích của ngân hàng trong quan hệ khách hàng.
Lợi ích của ngân hàng là có một khách hàng tiềm năng với nguồn thu từ hoạt
động cho vay ổn định thông qua tình hình trả nợ của khách hàng . Ngân hàng còn có
thể nhận được nguồn tiền gửi ngược lại từ phía công ty. Đồng thời cũng có thể tiến
hành bán các sản phẩm dịch vụ cho thuê tài chính vì đặc thù của công ty là xây dựng .
Duy trì và tạo dựng niềm tin nơi khách hàng để công ty có thể gắn bó và hợp
tác lâu dài với ngân hàng trong tương lai, tự đó tạo dựng được thêm nhiều mối quan hệ
khách hàng từ phía công ty.
Căn cứ tính vòng quay vốn lưu động và nguồn vốn tự có:


Căn cứ tính nguồn vốn tự có: Báo cáo tài chính tính tới thời điểm 31/12/2012
thì nguồn vốn tự có được tính như sau:
Vốn tự có = Vốn CSH + Vay dài hạn – Tài sản dài hạn = 5.300.625.520 đồng
chiếm 46,9% tổng nhu cầu vốn, nguồn vốn này có tính khả thi cao.
Căn cứ tính vòn quay vốn lưu động bình quân năm 2013: năm 2011 khách hàng
có vòng quay vốn lưu động là 1,43 vòng, năm 2012 do suy thoái kinh tế, nhà nước thắt
chặt chi tiêu công gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói
chung và của Công ty Hà Nam nói riêng. Hầu như công ty ít hoạt động so với năm
trước nên vòng quay vốn lưu động bình quân chỉ có 0,12 vòng. Theo dự báo năm nay
nhà nước sẽ có nới lỏng chi tiêu công nhất là các công trình xây dựng giao thông thuỷ
lợi phục vụ an sinh xã hộinên việc thi công các công trình có chiều hướng khả thi hơn,
thực tế ngay từ đầu năm công ty đã ký kết hợp đồng thi công tại Thạch Thành trị giá
11,8 tỷ đồng và đang ký kết công trình bãi rác thải tại Triệu Sơn trị giá 18,6 tỷ đồng do
Bộ Tài nguyên và môi trường làm chủ đầu tư, doanh thu trong năm dự tính sẽ đạt trên
20 tỷ, hơn nữa nợ phải thu sẽ giảm rất nhiều trong năm 2013 do các công trình đã hoàn
thành và sẽ có nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước thanh toán ( Theo phụ lục kế hoạch

cân đối vốn năm 2013 tại quyết định số 4422/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2012
của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và nguồn cân đối địa phương). Vì vậy vòng quay
vốn lưu động năm nay theo dự tính sẽ tăng và đạt 1,5 vòng.


V/ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
Tài sản đảm bảo chính của công ty xây dựng giao thông thủy lợi Hà Nam cho
khoản vay đối với ngân hàng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của giám
đốc công ty cụ thể như sau:
Đơn vị tính: đồng

Tên tài sản
Nhà ở 7 tầng
Đất ở số 1016
Quang trung 3

SL
(m2
)
56
0
80,
1

Đơn giá

Giá trị
3.920.000.00
0
2.002.500.00

0
5.922.500.00
0
591.000.00
0
2.462.500.00
0
3.053.500.00
0

7.000.000
25.000.000

Cộng
Nhà 2,5 tầng
Đất ở số 1046
Quang trung 3

19
7
98,
5

3.000.000
25.000.000

Cộng
Xe ô tô tải
DONGFENG
trọng tải

10.200kg; sản
xuất năm 2009

02

885.000.00
0

1.770.000.000

%

75
65

75
65

50

Mức cho vay
tối đa
2.940.000.0
00
1.301.625.0
00
4.241.625.0
00
443.250.0
00

1.600.625.0
00
2.043.875.0
00

885.000.000

Cộng

1.770.000.000

885.000.000

Tổng Cộng

10.746.000.00
0

7.170.500.00
0

Tổng giá trị tài sản đảm bảo:
Phạm vi bảo đảm tối đa:

Chủ sở hữu

Vũ Quốc Khánh Nguyễn Thị Hiền

Vũ Quốc Khánh Nguyễn Thị Hiền


Công ty

10.746.000.000 đồng
7.170.500.000 đồng

Nhận xét:
Qua kiểm tra thực tế tài sản của khách hàng là có thực, tại thời điểm thẩm định
tài sản không có biểu hiện xuống cấp, không có tranh chấp, nằm ở vị trí thuận lợi, mặt


đường quốc lộ 1A, gần đại học Hồng Đức, có lợi thế thương mại, có giá trị thực tế cao,
dễ thanh lý, có khả năng chuyển nhượng cao.
Giá trị tài sản trên được đánh giá theo quyết định số 4194/2012/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 12 năm 2012 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc quy định giá
các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2013 kết hợp với giá trên thị trường kết
hợp tại thời điểm thẩm định.
Tài sản thế chấp đã được lập hợp đồng đảm bảo tiền vay số 28/2011/HĐBĐ, số
28B/2011/HĐBĐ ngày 13 tháng 3 năm 2011 tại phòng giao dịch số 1 – NHNNo &
PTNT Thanh Hoá.
Tài sản trên được đảm bảo cho tất cả các khoản cấp tín dụng của công ty.


VI/ PHÂN TÍCH RỦI RO
1. Các rủi ro chủ yếu của việc cấp tín dụng cho Khách hàng.
Rủi ro cơ chế, chính sách
Khủng hoảng kinh tế tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong các hoạt động SXKD
đặc biệt là trong ngành xây dựng. Năm 2013, NN tiếp tục thắt chặt chi tiêu trong lĩnh
vực thi công xây dựng các công trình. CT sẽ gặp khó khăn trong việc ký kết các HĐ
( UBND tỉnh Thanh Hóa có thể giảm thiểu tối đa việc thi công các công trình xây
dựng trong năm 2013)

Rủi ro xây dựng, hoàn tất
Số lượng thiết bị, nhân công lao động của CT khá ít ( 02 máy xúc, 01 máy Lu,
04 ô tô, 26 nhân công), trong trường hợp các công trình thi công được ký kết liên tục,
đồng thời và không thể thuê được nhân công, thiết bị thì sẽ khó đảm bảo được tiến độ
thi công và hoàn tất bàn giao đúng thời gian đặt ra.
Việc thi công sẽ bị ảnh hưởng lớn về tiến độ cũng như chất lượng công trình
xây dựng khi xảy ra bão quét, lũ lụt.
Rủi ro thị trường ( thu nhập, thanh toán)
Doanh thu tiếp tục giảm do tình hình kinh tế khó khăn.
Các công trình thi công đã hoàn thiện trong năm 2011 và 2012 nhưng chưa
được thanh toán và khó có khả năng thu hồi.
Nợ phải thu của các khoản từ việc thi công công trình của năm 2012 trở về
trước có thể không được hoàn lại đầy đủ theo phục lục kế hoạch (dự kiến gần 10 tỷ) do
nguồn vốn tại địa phương không đủ hoặc tạm thời phải chi cho dự án khác.
=> Làm giảm nguồn thu và ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Công ty.
Rủi ro các yếu tố đầu vào
Chi phí đầu vào bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, lương nhân công, thuê máy
thi công, …có thể biến động theo chiều hướng tăng do lạm phát của nền kinh tế khiến
cho hiệu quả lợi nhuận của CT có thể giảm sút khá lớn.
Rủi ro kỹ thuật, vận hành
Trong quá trình thi công có thể xảy ra sự cố do tác động của nhiều yếu tố như
sai lệch thiết kế, máy thi công hỏng hóc, … sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi
công của công trình.
Rủi ro môi trường xã hội, rủi ro khác
Việc giải tỏa các khu dân sinh để làm dự án có thể gặp nhiều khó khăn.
Thời tiết không thuận lợi, mưa lũ kéo dài.


×