Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận xã hội học danh nhân herbert spencer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.37 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
--------

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM
Môn

: Xã hội học

Chủ đề thuyết trình : Danh nhân Herbert Spencer


I.

BÁO CÁO CÔNG VIỆC:
1. Qúa trình làm việc:
a. Giai đoạn tiếp cận :

NỘI DUNG CÔNG
VIỆC
Thống kê danh sách
thành viên, họp mặt
các thành viên của
nhóm, tạo điều kiện
cho các thành viên làm
quen với nhau.

NGƯỜI THỰC
HIỆN
Nhóm trưởng



Nhóm trưởng

Giới thiệu với các
thành viên chủ đề
thuyết trình của nhóm
(Herbert Spencer), tìm
kiếm tài liệu xoay
quanh chủ đề thuyết
trình để các thành viên
có những hiểu biết sơ
bộ về chủ đề.

THỜI GIAN
HOÀN THÀNH
Có hai thành viên xin rút khỏi nhóm 20/12/2015
để tránh gây khó khăn cho công việc
(hai bạn này không cùng lớp với các
thành viên còn lại).
GHI CHÚ

Các
tài
liệu
tham
khảo
/>t_Spencer
gtiengviet.n
et/…/herbert_spencer_18…
/>…/chuong-8-herbert-spencer9486.html

(CHƯƠNG
II)
/>Tài
liệu
tiếng
Anh:
/>y/Herbert-Spencer
/>phy/spencer/spencer.html
/>hors/h/herbert_spencer.html

20/12/2015


b. Giai đoạn nghiên cứu:

NỘI DUNG
CÔNG VIỆC

NGƯỜI THỰC HIỆN

Chia các thành
viên trong nhóm
vào các ban riêng
để làm việc, mỗi
ban có nhiệm vụ
và thời hạn hoàn
thành riêng.

DANH SÁCH CÁCBAN


BAN NỘI
DUNG

BAN
SLIDESHOW

BAN PHẢN
BIỆN

Nhóm trưởng

THỜI GIAN
HOÀN THÀNH
- Các thành viên sau khi được phân vào 22/12/2015
các ban có quyền nêu ý kiến chuy ển ban
với lý do chính đáng. Nếu hoàn toàn
đồng thuận với vị trí công việc, thành
viên nhóm (kể cả nhóm trưởng) có trách
nhiệm thực hiện công việc một cách tích
cực, có đầu tư và đúng thời hạn.
- Các ban có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình làm việc, để hoàn thành nhiệm vụ
đúng hạn và có chất lượng.
GHI CHÚ

- Trần Mạnh Tuấn
- Phạm Thị Trúc Linh

Nghiên cứu, thu thập thông tin và sắp
xếp nội dung cho bài thuyết trình


22/12/2015 –
24/12/2015

- Huỳnh Tấn Thành
- Võ Tiến Tuấn Niê

Thiết kế slideshow cho bài thuyết trình

24/12/2015 –
27/12/2015

- Trần Thị Ngọc Anh
- Đặng Bảo Trang

Chuẩn bị trả lời câu hỏi phản biện từ các
nhóm khác sau khi bài thuyết trình kết
thúc

22/12/2015 –
27/12/2015

Lý Tấn Bửu
–Thể hiện kết quả nghiên cứu cùng với
slideshow và clip minh họa trước lớp và
Lê Huyền My
Huỳnh
Ngọc giảng viên
–Quay clip minh họa cho tri thức có trong
Phúc Nhi

bài thuyết trình

24/12/2015 –
28/12/2015

BAN TRÌNH
BÀY

-

c. Giai đoạn trình bày:

NỘI
VIỆC

DUNG

CÔNG

Nêu ý tưởng trình bày

NGƯỜI THỰC HIỆN
Nhóm trưởng

THỜI GIAN
HOÀN THÀNH
Trình bày kết quả nghiên cứu dưới 24/12/2015
dạng gameshow Ai là triệu phú.
GHI CHÚ



–Kêu gọi sự tham gia từ khán giả (các

Trình bày trước lớp

Cả nhóm

bạn cùng lớp) và giảng viên – ý
tưởng bởi Tuấn Niê.
–Ban Trình bày họp mặt, bàn kế
hoạch diễn xuất, phân cái vai phụ
cũng như tập dợt.

27/12/2015 –
28/12/2015

d. Giai đoạn báo cáo :

NỘI DUNG CÔNG
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
GHI CHÚ
VIỆC
HOÀN THÀNH
Họp mặt để cùng đưa
Cả nhóm
Bổ sung báo cáo nhóm theo yêu cầu 29/12/2015
ra ý kiến về cách thức
của giảng viên
trình bày cũng như nội

dung báo cáo làm việc
của nhóm.
Nhóm trưởng
– Có sự tham khảo, hỗ trợ từ các 30/12/2015
thành viên của nhóm.
Tiến hành viết báo cáo
– Báo cáo hoàn thành sẽ được gửi đến
làm việc
giảng viên cùng lúc với báo cáo của
các nhóm khác; người gửi là lớp
trưởng lớp B–QH13-15


2. Kết quả nghiên cứu:

HERBERT SPENCER
I.
-

-

-

-

-

-

TIỂU SỬ – CUỘC ĐỜI :

Herbert Spencer (27/4/1820 – 8/12 /1903) là một triết gia; nhà lý
thuyết chính trị tự do cổ điển; nhà lý thuyết xã hội học Anh.
Ông được sinh ra ở Derby, Anh ngày 2 tháng 4 năm 1820, con trai của
William George Spencer (thường được gọi là George). Cha của Spencer là
một người biệt giáo chuyển từ Hội Giám lý sang chủ nghĩa Quaker, và
dường như đã truyền cho con trai mình một sự chống cự bản năng đối
với tất cả các dạng quyền thế.
Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính quy mà chủ yếu học
tập ở nhà dưới sự dạy bảo của cha và người thân trong gia đình. Tuy v ậy,
Spencer có kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan
tâm nghiên cứu khoa học xã hội.Spencer thực sự chú ý t ới xã h ội h ọc t ừ
năm 1873. Thân phụ ông, cũng như một người chú và tổ phụ của ông,
đều là những giáo chức trường tư thục; tuy nhiên người con trai mà sau
này sẽ là triết gia Anh nổi tiếng nhất của thế kỷ, lại vẫn bị thất học cho
đến năm 40 tuổi.
Herbert vốn lười biếng, thân phụ ông thì lại nhu nhược dễ tánh. Cuối
cùng, năm ông 13 tuổi, Herbert được gởi đến Hinton để theo học v ới
người chú nổi tiếng là nghiêm khắc. Nhưng Herbert trốn thoát người chú
ngay sau đó, và bôn tẩu một mình trở về nhà cha ở Derby. Dù sao sau đó
vài tuần, ông cũng trở lại Hinton và ở đấy 3 năm.Đó là khoảng thời gian
độc nhất ông được hấp thụ một lối học tập có hệ thống đàng hoàng.
Ông nói với niềm kiêu hãnh điển hình: "Điều cần nhớ là tôi đã
không hấp thụ một bài học nào về Anh ngữ, trong thuở
ấu thời cũng như thiếu thời, và tôi hoàn toàn không
có một kiến thức chỉnh đốn nào về ngữ pháp cho đến
bây giờ. Người ta cần biết như vậy, vì những sự kiện
này thật tương phản với những giả thuyết mọi người
đều chấp nhận".
Collier, một trong những viên thư ký của Spencer, cho chúng ta biết rằng
Spencer không bao giờ đọc hết một cuốn sách nào về khoa học (Ph ần



phụ trương trong cuốn Herbert Spencer của Royce). Ngay cả trong những
địa hạt mà ông ưa thích, ông cũng không được hấp thụ một sự học hỏi có
hệ thống nào cả.
+ Ông bị phỏng tay và nhân đó tìm ra một vài chất n ổ trong hoá h ọc; ông
nhai gặm lá non như những côn trùng ở quanh nhà và trường, và biết
được một vài điều về hoá thạch và kim khoáng trong công việc c ủa
ông về sau khi làm kỹ sư kiều lộ;
+ Ông lượm lặt kiến thức của mình dọc đường một cách tình c ờ. Cho
đến năm 30 tuổi, ông vẫn không có một ý tưởng nào về triết học .
+ Spencer đã viết tác phẩm đầu tiên của ông,Social Statics mà không đọc
một khảo luận về đạo đức học nào ngoài ra một cuốn sách cũ giờ đã
bị bỏ quên là cuốn của Jonathan Dymond".
+ Ông viết cuốn Tâm lý học sau khi chỉ đọc Hume, Mansel và Reid;
cuốn Sinh vật học sau khi đọc Sinh lý học tỉ giảo của Carpenter (chứ
không phải tác phẩm Nguồn gốc các loài giống); viết cuốn Xã hội
học mà không đọc Comte hay Taylor; Đạo đức học mà không đọc Kant
hay Mill hay bất cứ nhà đạo đức học nào trừ Sedgwick (Collier, trong
Royce, 210). Thật là tương phản với nền học vấn dồi dào say sưa của
John Stuart Mill !
-

-

Sinh thời, các nghiên cứu của Spencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa
học hàn lâm mà còn trong đông đảo bạn đọc..
Ông mất ngày 8 tháng 12 năm 1903, và được an táng tại Nghĩa trang Gate
gần mộ của George Eliot và Karl Marx.



II.
1.
-

-

-

THÀNH TỰU:
Triết học:
Spencer cho chúng ta công thức tiến hoá thời danh của ông, một công
thức đã khiến cho giới trí thức Âu châu phải kinh ngạc đến ngộp th ở, và
đã phải cần đến bốn mươi năm và mười pho sách để giải thích.
"Tiến hoá là một phối hợp của vật chất và một sự
phân tán đồng lúc của chuyển động; trong quá trình
ấy vật chất di chuyển từ một khối đồng tính bất
định, rời rạc đến một khối dị tính nhất định, chặt
chẽ, và trong quá trình ấy chuyển động trải qua một
cuộc biến đổi song hành”.
Sự phát xuất của những hành tinh từ tinh vân; sự thành hình của đại
dương và núi trên mặt đất, sự phát triển của trái tim trong bào thai, và
sự dính liền của xương cốt sau khi sinh; sự phối hợp c ảm giác và ký ức
thành tri thức và tư tưởng, sự phối hợp của tri thức thành khoa học và
triết học; sự phát triển từ gia đình thành bộ tộc, đô thị quốc gia, liên
minh và "liên bang thế giới"; đây là sự phối hợp của vật chất, "sự nhóm
tụ những phần tử rời rạc thành ra khối nhóm và toàn bộ.
Chưa thoả mãn với công thức tổng hợp này, Spencer nỗ lực chứng minh
làm thế nào nó là kết quả tất yếu của sự vận hành tự nhiên những năng
lực cơ giới.

+ Trước hết, có một tính chất có thể gọi là "Tính b ất ổn đ ịnh c ủa th ể
đồng tính": nghĩa là, những phần tử giống nhau không thể giống nhau
lâu dài bởi vì chúng phải chịu không đồng đều những sức mạnh ngoại
giới; chẳng hạn những phần ở bên ngoài bị tấn công trước hết, như
những thành phố miền duyên hải vào thời chiến; những công việc
khác nhau uốn nắn những con người giống nhau thành vô số hiện
thân của hàng trăm nghề nghiệp và tài khéo –
+ Hơn nữa, có một sự "Tăng bội những hậu quả": một nguyên nhân có
thể phát sinh ra rất nhiều hậu quả khác nhau, và tr ợ lực làm cho th ế
giới thành ngàn sai muôn khác, một lời nói nhầm, như l ời của Marie
Antoinette, hay một bức điện tín bị sửa đổi ở Ems, hay một c ơn gió ở
Salamis, có thể đóng một vai trò bất tận trong lịch sử.


+

Rồi còn có định luật về "Sự tách riêng" (segregation): những phần t ử
của một toàn khối tương đối đồng tính, bị tách rời nhau để đi vào
những lãnh vực khác nhau, sẽ do hoàn cảnh sai khác mà biến thành
những sản phẩm bất đồng, -như người Anh trở thành người Mỹ, hay
Gia nã đại hoặc Úc, tuỳ theo đặc tính của nơi chốn-. Trong vô s ố cách
thức ấy, những năng lực của thiên nhiên tạo nên muôn hồng nghìn tía
của thế giới trong đà tiến hoá này.


2.
-

-


+
Tâm lý học:
Hai tác phẩm về Nguyên tắc tâm lý học (1873) là những dây nối yếu ớt
nhất trong sợi dây xích của Spencer. Trước đấy ông đã có một tác ph ẩm
về đề tài này (1855) bênh vực với sự hăng hái tr ẻ trung thuy ết duy v ật
và thuyết tất định; nhưng về sau ông đã duyệt lại tác phẩm ấy thành
một hình thức ôn hoà hơn và đệm thêm hàng trăm trang phân tích công
phu những không rọi sáng gì thêm.
Ở đây, còn hơn ở chỗ khác, Spencer tỏ ra dồi dào v ề lý thuy ết nhưng sút
kém về chứng cứ. Ông có một lý thuyết về nguồn gốc của thần kinh do
từ màng tế bào liên kết; một lý thuyết về căn nguyên của bản năng do sự
phối hợp những phản xạ và sự lan truyền những tính cách tập thành;
một lý thuyết về khởi thuỷ của những phạm trù tâm thức do kinh
nghiệm của giống nòi; một lý thuyết về "duy thực biến dạng" (Spencer
muốn nói rằng mặc dù những đối tượng kinh nghiệm rất có thể bị biến
dạng qua tri giác, chúng ta vẫn có một thực hữu vốn không hoàn toàn l ệ
thuộc vào sự tri giác.


3.
-

-

-

Đạo đức học : Sự tiến hóa của đạo đức:
Đối với Spencer, vấn đề xây dựng lại nền kỹ nghệ dường như rất quan
trọng đến nỗi ông dành cho nó phần lớn nhất trong tác phẩm Nguyên
tắc đạo đức (1893).

"Đối với phần cuối cùng này của công trình của
tôi... thì tất cả những phần trước chỉ là phụ
thuộc".
Là một người có tất cả sự nghiêm khắc về đạo đức của khoảng giữa thời
đại Victoria, Spencer đặc biệt lưu tâm đến vấn đề tìm một nền đạo đức
mới mẻ và tự nhiên để thay thế quy điều đạo đức đã gắn liền v ới tín
ngưỡng cổ truyền.
"Sự khuyến khích hành thiện mà người ta cho là do
một năng lực siêu nhiên nếu bị bác bỏ vẫn không gây
một khoảng trống nào. Có những luật thưởng phạt của
thiên nhiên không kém ưu thế , và lại bao gồm một
phạm vi rộng lớn hơn nhiều".
Spencer cho rằng một nền quy luật đạo đức mà không thể đương đầu
với những trắc nghiệm của luật đào thải tự nhiên và cạnh tranh sinh t ồn
thì nền đạo đức ấy ngay từ đầu đã bị sa vào sự ba hoa vô bổ. Hành vi,
cũng như mọi sự khác, phải được gọi là thiện hay ác khi nó khéo thích
nghi hay vụng thích nghi, với những cùng đích của sự sống; "hành vi cao
nhất là hành vi đưa đến chiều dài nhất, rộng nhất, và đến sự sống" ,
hoặc nói theo công thức của tiến hoá, một hành vi là đạo đức nếu nó làm
cho cá nhân hay đoàn thể hợp nhất hơn, chặt chẽ hơn mặc dù những cứu
cánh có thể khác nhau. Đạo đức, cũng như nghệ thuật, là sự hoàn thành
nhất tính trong dị biệt; mẫu người cao nhất là con người có thể hợp nhất
nơi mình một cách hữu hiệu viên mãn tất cả những phức tạp muôn màu
của cuộc sống.


3. Xa hôi hoc (XHH):
a. Quan niệm về xa hôi (XH):
-


Ông cho rằng xã hội là cơ thể sống có cấu trúc sinh vật vận động biến
đổi và phát triển theo quy luật. Ông gọi XH là 1 cơ thể siêu hữu cơ
(super-organic bodies). Ông khẳng định: XHH giống như một khoa học
sinh vật học, chuyên nghiên cứu về cơ thể XH hữu cơ đặc biệt này. Từ đó
ông cho rằng XHH có thể vận dụng các nguyên lý, các quan điểm và
phương pháp nghiên cứu sinh vật hoc vào việc nghiên cứu các cơ thể
XH siêu hữu cơ ấy.

-

Spencer cho rằng quy mô của xã hội ảnh hưởng đối với sự hình thành và
phát triển các quá trình xã hội (quá trình điều tiết và kiểm soát, v ận
hành và duy trì hoạt động,và phân chia các nguồn lực). Do đó, xã hội h ọc
có nhiệm vụ chỉ ra các loại biến số(tác nhân) tác động tới các quá trình
đó. Spencer chia các "tác nhân của hiện tượng xã hội" thành một số loại:
+
+
+

+

-

Thứ nhất, là loại biến chủ quan bên trong của hệ thống xã hội gồm :
trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm;
Thứ hai, là các loại biến bên ngoài thuộc môi trường khách quan như
: khí hậu, đất đai, sông ngòi;
Thứ ba, là loại biến "tự sinh", bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và
bên ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số và các mối liên h ệ giữa
các xã hội với nhau.

Ba loại biến này rất quan trọng đối với quá trình tiến hóa của xã hội.

So sánh cơ thể sống với xã hội ( cơ thể siêu - hữu cơ), Spencer chỉ ra
những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng; đó là:
+

+

Điểm khác nhau: là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và
tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký
hiệu.
Điểm giống nhau: đều có khả năng sinh tồn và phát triển. Tuân theo
những quy luật như tăng kích cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và
trình độ chuyên môn hóa chức năng. Mỗi bộ phận là một c ơ th ể vi
mô,tác động lẫn nhau chặt chẽ,thay đổi ở một bộ phận kéo theo thay
đổi ở các bộ phận khác. Liên tục trải qua các giai đoạn : tăng tr ưởng,


phân hóa, liên kết, phân rã v.v... nhằm thích nghi v ới môi tr ường xung
quanh.


-

-

-

Ngoài ra,ông là người thứ hai cho XHH là khoa hoc giống với khoa
hoc tự nhiên.


b. Cách giải thích : Sự vận động phát triển xã hội theo nguyên lý tiến
hoá xa hôi .
Ông cho rằng cơ thể xã hội phát triển theo nguyên lý tiến hoá nên ông đã
vận dụng thuyêt tiến hoá cuả C.Đacuyn để giải thích. Theo ông, xh loài
người phát triển theo quy luật tiến hoá từ xh đơn giản, quy mô
nhỏ,chuyên môn hoá thấp,liên kết lỏng lẻo đến xh có quy mô l ớn, c ấu
trúc phức tạp, chuyên môn hoá cao và liên kết bền vững.
Ông còn khẳng định trong qúa trình tiến hoá .xh loài người cũng phải
tuân thủ theo một số quy luật như đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên
và thích nghi, cá nhân, tính chất nào thích nghi được với môi tr ường
chung quanh nó thì nó tồn tại, còn ngược lại sẽ bị tiêu vong đào thải .
Cách phân loại XH: Căn cứ vào đặc điểm của xh trong quá trình tiến
hoá,ông chia xh thành 2 loại: xa hôi quân sự và xa hôi công nghiệp.


-

-

-

-




XÃ HỘI QUÂN SỰ
Cơ chế tổ chức, điều chỉnh
mang tính tập trung, độc đoán

cao độ phục vụ mục tiêu chiến
tranh, quốc phòng.
Hoạt động của cá nhân, cơ quan
xã hội bị nhà nước kiểm soát
mạnh.

Phân phối theo chiều dọc từ
trên xuống dưới và do nhà nước
kiểm soát.
Hình thức xã hội thời chiến,có
đấu tranh phe phái tranh giành
quyền lực.

-

-

-

-

XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP
Tổ chức, điều chỉnh ít tập trung
và độc đoán, Phục vụ mục tiêu
kinh tế- sản xuất dịch vụ thời
bình.
Hoạt động của cá nhân, tổ chức
xã hội không bị nhà nước kiểm
soát chặt chẽ mà mềm dẻo,
linh hoạt,mở ra nhiều cơ hội

phát huy năng lực và sở trường
cho các cá nhân,tổ chức.
Phân phối đa chiều,theo chiều
ngang giữa các cá nhân và phân
phối theo chiều dọc giữa các tổ
chức xã hội.
Hình thức: xã hội thời bình,thời
kỳ cả XH tập trung cho mục
tiêu sản xuất hàng hoá, cung
cấp dịch vụ, phát triển xã hội.

Cách phân chia trên không dựa vào trình độ của xã hội : vì vậy xã h ội
hiện đại có thể là xã hội quân sự hoặc công nghiệp.
Cách phân loại hai xã hội trên là một quá trình tuần hoàn: Sự suy vong
của cơ chế tập trung, độc đoán mở ra cơ chế phi tập trung và dân chủ…
Tuy nhiên sự tuần hoàn mang tính kế thừa, phát huy và phù hợp v ới môi
trường thay đổi.


c. Quan niệm về thiết chế XH:
Spencer coi thiết chế XH là môt kiểu tổ chức XH,là khuôn mẫu XH, ra
đời và vận hành là để đáp ứng những nhu cầu xh căn bản của con
người. Để duy trì sự tồn tại XH, cần đáp ứng 5 nhu cầu căn bản:
+ Nhu cầu về vật chất
+ Nhu cầu ổn định trật tự chung.
+ Nhu cầu lưu truyền huyết thống
+ Nhu cầu duy trì niềm tin của con người
+ Nhu cầu duy trì các khuôn mẫu của xh.
- Tương ứng với 5 nhu cầu này là 5 thiết chế XH căn bản .Đó là:
+ Thiết chế kinh tế: thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con ng ười

về các sản phẩm và dịch vụ. Sự tiến hóa của các thiết chế kinh tế th ể
hiện ở việc nâng cao trình độ công nghệ và tri thức,m ở r ộng sản xu ất
và phân phối hàng hóa, dịch vụ,mức độ tích lũy tư bản và tư liệu sản
xuất,những thay đổi về tổ chức lao động…
+ Thiết chế chính trị: xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột
bên trong và bên ngoài xã hội. Sự tập trung quyền lực càng l ớn thì
càng bộc lộ rõ sự phân chia cơ cấu giai cấp.
+ Thiết chế hôn nhân và gia đình: thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất, tức
là duy trì nòi giống. Ngoài ra xã hội nào cũng cần phải có thiết ch ế
này để kiểm soát hoạt động sinh đẻ - tình dục, quan hệ phụ nữ và
nam giới, và nuôi dạy con cái.
+ Thiết chế tôn giáo: có yếu tố cơ bản là niềm tin vào lực l ượng siêu
tự nhiên.Biểu hiện là việc tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ niềm tin
và cùng nhau tham gia các hoạt động nghi lễ đặc thù của tôn giáo,có
chức năng củng cố hệ thống chuẩn mực giá trị, niềm tin, tinh thần...
để duy trì trật tự xã hội.
+ Thiết chế nghi lễ: cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm
soát các quan hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục, biểu
tượng, nghi thức... Không có nghi lễ thì khó duy trì được những c ơ
cấu,tổ chức quy mô lớn. Mức độ tập trung quyền lực trong xã hội
càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn.
Cho đến ngày nay quan điểm của ông vẫn còn nguyên giá trị. Nó cũng tuân thủ
theo quy luật thích nghi: thiết chế nào giúp cho xã hội tồn tại và phát triển thì
-




nó được duy trì và củng cố, ngược lại sẽ bị tiêu vong.





d. Phương pháp nghiên cứu Xa hôi hoc:
Ông cũng cho rằng XHH phải vận dụng phương pháp thực chứng để
nghiên cứu XH,ông là người kế cận tiếp bước A.Comte. Nhưng khác v ới
A.Comte, H.Spencer cho rằng khi vận dụng phương pháp thực chứng thì gặp
rất nhiều khó khăn,và ông đã chỉ ra chúng cùng các cách kh ắc ph ục(thể hi ện
cụ thể hơn trong các tác phẩm của ông):
L
OẠI

KHÓ KHĂN CHỦ QUAN

KHÓ KHĂN KHÁCH QUAN

Kết quả nghiên cứu XHH rất dễ
bị chi phối bởi lăng kính chủ
quan của nhà nghiên cứu. Cụ thể
là thiên kiến, định kiến về tôn
giáo, chính trị, đạo đức của nhà
nghiên cứu rất dễ ảnh
hưởng,chi phối kết quả của quá
trình nghiên cứu.

Nhà nghiên cứu rất khó quan sát
và đo lường được trạng thái,
cảm xúc của đối tượng nghiên
cứu,khó thu được số li ệu khách
quan


Nhà nghiên cứu phải đứng trên
lập trường khách quan khi
CÁCH KHẮC nghiên cứu,nâng cao trình độ,kỹ
PHỤC
năng nghề nghiệp.

Sử d ụng nhiều số li ệu,thu thập
số li ệu tài nhiều thời điểm,địa
điểm khác nhau,nắm vững các
phương pháp sinh vật học,tâm lý
học.

ĐẶC ĐIỂM

ĐỊNH
NGHĨA


e. Kết luận:
-

Tư tưởng xuyên suốt trong XHH cuả H.Spencer đó là: xa hôi như là cơ thể
sống, với nguyên lý cơ bản là tiến hoá xa hôi.
- Các khái niệm và đặc biệt là nguyên lý xã hội học c ủa Spencer có ý nghĩa
rất quan trọng đối với khoa học xã hội học, là nền tảng hình thành nên
xu hướng chức năng luận trong xã hội học sau này.
-

-


Mặc dù XHH H.Spencer không tinh vi theo tiêu chu ẩn khoa h ọc th ế k ỷ XX
nhưng những đóng góp của ông đã để lại nhiều ý tưởng quan tr ọng và có
những ảnh hưởng sâu sắc được tiếp tục phát triển trong các trường
phái, lý thuyết XHH hiện đại => Cách phân tích c ủa Spencer v ề m ối liên
hệ giữa các đặc điểm dân số học như quy mô và mật độ dân số đã m ở
đầu cho trường phái sinh thái học người (human ecology) và "tr ường
phái Chicago" (Chicago School) phát triển ở thế kỷ XX.
Bóng dáng XHH Spencer còn in đậm nét trong cách tiếp cận hệ thống, lý
thuyết tổ chức XH, lý thuyết phân tầng XH và các nghiên cứu XHH về
chính trị, về tôn giáo và về thiết chế XH.


III.

KẾT QUẢ – TỰ ĐÁNH GIÁ :
Nhóm 02 với sự có mặt đầy đủ các thành viên đã thực hiện trình bày bài
thuyết trình trước lớp vào ngày 28/12/2015. Buổi thuyết trình có s ự
tham gia và đánh giá của thầy Nguyễn Văn Chánh – Giảng viên bộ môn Xã
hội học của lớp QH13–15 hệ Đại trà và các thành viên của lớp.
Bài thuyết trình diễn ra theo như kế hoạch đã đề ra c ủa nhóm, tuy nhiên
nhóm cần chú trọng trình bày phần nội dung một cách phong phú và rõ
ràng hơn.
Nhóm cần chú ý việc thiết lập báo cáo hoàn chỉnh cho công vi ệc v ừa
được hoàn thành.
Báo cáo được hoàn thành và chỉnh sửa lần cuối vào ngày 30/12/2015.
Người viết báo cáobhhh
k
Huỳnh Ngọc Phúc Nhi (đã kí)




×