Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng người cao tuổi và một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là
trung tâm của sự phát triển. Đảng ta đã khẳng định: "Đi đôi với phát triển,
tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế
phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo
dục, y tế, văn hoá phát triển. Song phát triển xã hội với nền giáo dục, y tế,
văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững...".
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều
quốc gia. Riêng ở nước ta, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi không chỉ
mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu
sắc thể hiện truyền trống "uống nước nhớ nguồn", "thương người như thể
thương thân" của dân tộc ta. Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống
hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta vì vậy
cần phải có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc người cao
tuổi. Người cao tuổi cần được tôn trọng, chăm sóc để tạo mọi điều kiện cho
họ có điều kiện tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luỹ
được góp phần xây dựng xã hội mới. Một trong những khó khăn mà người
người cao tuổi gặp phải đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ vì vậy
trong chuyên đề này em xin trình bày: "Thực trạng người cao tuổi và một
số giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở Việt Nam".
Do thời gian nghiêm cứu có hạn, chuyên đề còn nhiều hạn chế, rất
mong được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để chuyên đề
có thể hoàn thiện hơn.

1


I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

1.Cơ sở lý luận:


1.1. Khái niệm người cao tuổi và một số khái niệm có liên quan
a. Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi nhưng quan niệm đó
thường dựa vào mức tuổi thọ trung bình của con người ở vùng đó.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm 40 là 32 tuổi. Vào
những năm 60 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 60 và hiện nay là
68.
Các quan niệm về người cao tuổi hầu hết đều dựa vào cơ sở này.
Theo quan niệm của hội người cao tuổi thì người cao tuổi là những
người đủ 50 tuổi trở lên.
Theo luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên
(với nam), từ 55 tuổi trở lên (với nữ).
Theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam: Những người cao tuổi 60
tuổi trở lên là người cao tuổi ( pháp lệnh ban hành năm 2000).
Để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn
nhất trong nghiên cứu về người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: thế
nào là người cao tuổi? Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì
có thể thống nhất hiểu "người cao tuổi là người có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên
(không phân biệt nam hay nữ).
Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện
về kinh tế và tuổi thọ trung bình thay đổi.
b. Một số khái niệm có liên quan.
Tuổi già sinh học: Là độ tuổi mà đến khi đó con người đã xuất hiện
2


những biểu hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao
động, sinh hoạt trong cuộc sống.
Già sinh học là khi hoạt động sống của người bị chính các quá trình
diễn biến tự nhiên trong cơ thể con người. Bởi vậy tuổi già sinh học có thể
bắt đầu ở mỗi cá nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo

sinh học vốn có của mỗi giống nòi và tính di truyền của dòng họ của dân tộc
và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia
trong thời kỳ nhất định.
Tuổi già pháp định: theo những quy định này những người đạt đến
một độ tuổi nào đó phải chấm dứt các hợp đồng lao động, được quyền nghỉ
ngơi. Tổ chức và cá nhân nào vi phạm quyền này đối với người cao tuổi
được coi là vi phạm pháp luật.
Tuổi già lao động: là độ tuổi mà người lao động đã có những suy giảm
về thể chất và các chức năng lao động. Các phản xạ về nghề nghiệp đã kém
đi.
1.2. Các chỉ số về người già.
Tỷ lệ người già và dân số già: là số người tuổi từ 60 tuổi trở lên so với
tổng dân số ở địa phương nhất định vào thời điểm xác định được tính bằng
phần trăm.
Tỷ lệ người già = x 100%
+ Tỷ lệ cụ ông = x 100%
Ví dụ: Theo số liệu điều tra tổng dân số năm 1989 trong tổng số hơn
64 triệu dân Việt Nam thì có 4,6 triệu người từ 60 tuổi trở lên và chiếm
7,2%. Tỷ lệ phụ thuộc già: là tỷ số so sánh giữa người già với người đang có
độ tuổi lao động tính theo phần trăm.
3


Tỷ lệ phụ thuộc già = * 100%
Tỷ lệ này thể hiện mối tương quan giữa người già (không còn lao
động) với người đang ở độ tuổi lao động.
Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy xã hội càng có nhiều người già, không
làm ra của cải vật chất.
Ví dụ: Năm 1995 tỷ lệ phụ thuộc già của Trung Quốc là 14,7% tức là
cứ 7 người trong độ tuổi lao động thì có 1 người già.

+ Chỉ số già hoá: là tỷ lệ giữa số người già so với số trẻ em. Chỉ số
này nói lên mối tương quan giữa hai thế hệ già và trẻ.
Chỉ số già hoá = x 100%
Nếu chỉ số này bằng 100 thì tỷ lệ người già và trẻ em bằng nhau.
Nếu chỉ số này bằng 50 tỷ lệ người già ít hơn trẻ em (bằng một nửa trẻ
em).
Nếu chỉ số này > 100 thì tỷ lệ người già lớn hơn trẻ em.
+ Tốc độ già hoá: là số năm cần thiết để tỷ lệ người già ở một nước
tăng từ 7 - 14% (tức là chuyển từ dân số trẻ sang dân số già).
Khi tốc độ già hoá càng chậm thì các quốc gia càng có điều kiện hoàn
thiện các chính sách bảo hiểm cho người cao tuổi.
Nếu tốc độ già hoá mà diễn ra nhanh thì các quốc gia sẽ không đáp
ứng được nhu cầu của xã hội về phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khoẻ.
Vì vậy dự báo chính sách hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người cao tuổi.
+ Tuổi trung vị: là tuổi mà tại đó chia đều dân số thành hai phần bằng

4


nhau. Chỉ số này thường được dùng cho những nghiêm cứu về người cao
tuổi. Chỉ số này lớn hơn 30 là dân số già, nếu nhỏ hơn 30 là dân số trẻ.
2.Cơ sở thực tiễn của vấn đề
2.1. Cơ sở thực tiễn
Già là quy luật tự nhiên không thể tránh được tất cả mọi người, nhưng
quá trình già rất khác nhau, có người già sớm, có người già muộn có người
ốm yếu, có người khoẻ mạnh... Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao chất lượng sống, giúp người cao
tuổi tiếp tục sống khoẻ, sống vui và sống có ích cho xã hội. Chăm sóc sức
khoẻ người cao tuổi vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ "uống nước nhớ nguồn",

vừa là thể hiện sự văn minh tiến bộ của chế độ xã hội. Nước ta có khoảng 7
triệu người cao tuổi trong đó có nhiều người đã sống đến tuổi 100.
2.2. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác
chăm sóc người cao tuổi.
Phát huy truyền thống "kính lão, trọng thọ" từ trước đến nay Đảng và
Nhà nước ta cũng đã quan tâm sâu sắc đến người cao tuổi, thông qua các chủ
trương, chính sách, làm việc cụ thể.
Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi còn được
đề cập trong luật bảo vệ sức khoẻ: "Người cao tuổi được ưu tiên khám chữa
bệnh".
Nhằm biểu dương, động viên lớp người cao tuổi đánh giá công lao và
sự nỗ lực của người cao tuổi trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nêu
gương sáng về đạo đức, tác phong, lối sống và chủ nghĩa anh hùng của lớp
người cao tuổi. Đảng và Nhà nước ta luôn bổ xung, hoàn thiện hệ thống
chính sách chăm sóc người cao tuổi với chủ trương "việc chăm sóc đời sống
5


vật chất và tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước
và toàn xã hội". (Theo Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng số
59T/TW ngày 27-9-1995).
Từ nhận thức đúng đắn trong công tác chăm sóc người cao tuổi, Đảng
và Nhà nước ta đã có những giải pháp, đúng đắn góp phần nâng cao đời
sống của người cao tuổi.
II.THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

1.Thực trạng người cao tuổi
Theo số liệu thống kê năm 1999. nước ta có khoảng 76.327.000 người
trong đó có khoảng 6.1999 người cao tuổi chiếm 8,2% dân số. Số người cao
tuổi ở nước ta đã tăng từ 7,2% dân số năm 1994 lên 8,2% dân số năm 1999.

Điều này cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi, và đây là
một nỗi băn khoăn lớn của xã hội. Có thể có cái nhìn tổng thể về người cao
tuổi ở Việt Nam qua bảng số liệu sau:
Nhóm tuổi

1989

1999

60 - 64

1574

1766

65 - 69

1237

1268

70 - 74

807

1208

75 - 79

564


833

80 - 84

289

418

> 85

157

289

Từ số liệu trên cho thấy, tuổi thọ trung bình của người cao tuổi ở nước
ta còn thấp. Nếu độ tuổi từ 60 - 64 ở nước ta có 1766 người chiếm 30% tổng
số người cao tuổi thì số người cao tuổi ở độ tuổi từ 85 trở lên chỉ chiếm
0,05%. Vì vậy cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống

6


cung như tuổi thọ của người cao tuổi.
2.Thực trạng đời sống của người cao tuổi.
Qua số liệu điều tra về điều kiện sống của người cao tuổi ở Việt Nam
năm 1998 qua điều tra 2.450 người cao tuổi có thể thấy một số đặc điểm về
đời sống người cao tuổi như sau:
+ Về điều kiện nhà ở
Phần lớn người cao tuổi hiện còn đang sống trong những ngôi nhà

tạm. Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, nước sạch... và đặc biệt là các tài sản
có giá trị sinh hoạt văn hoá, đi lại và đời sống hàng ngày khác còn nhiều hạn
chế: 30% người cao tuổi ở nông thôn không có nước sạch và điện sinh hoạt,
56% không có phương tiện dùng cho sinh hoạt, văn hoá tinh thần.
+ Về tình trạng hoạt động kinh tế, thu nhập
Phần lớn người cao tuổi ở nước ta vẫn tham gia vào các hoạt động
nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập. Tổng thu nhập từ các nguồn trong năm bình
quân của người cao tuổi nhìn chung còn thấp chỉ khoảng 200.000
đồng/người/tháng. Trong đó thu nhập của người cao tuổi ở thành thị bằng
1,9 lần thu nhập của người cao tuổi ở nông thôn. Với mức thu nhậph trên
người cao tuổi chỉ đủ để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiếu của bản thân,
không có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hoá tinh thần.
+ Về tình trạng sức khoẻ.
Người cao tuổi là những người thường bị các bệnh phổ biến như huyết
áp. các bệnh về thần kinh, hô hấp và các bện về tim mạch. Có tới 42,75%
người cao tuổi bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính. Trong đó khu vực
thành thị là 56,06%, khu vực nông thôn là 35,31%.

7


Điều này đòi hỏi phải có công tác chăm sóc sức khoẻ thường xuyên
cho người cao tuổi nói chung và người cao tuổi ở thành thị nói riêng. Cần
phải có chế độ chăm sóc, điều trị kịp thời bệnh tật cho người cao tuổi nhất là
các bệnh nghề nghiệp và mãn tính.
+ Về sinh hoạt văn hoá của người cao tuổi.
Trong số người cao tuổi ở Việt Nam có 1 tỷ lệ khá lớn người cao tuổi,
đặc biệt là người cao tuổi ở nông thôn không thường xuyên đọc báo, nghe
đài hoặc xem ti vi (trên 50%). Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nghèo
(trên 65%) do không có điện (trên 24%); do không mua được báo (trên

11%).
Người cao tuổi không thường xuyên tham gia vào các hoạt động văn
hoá do địa phương, đoàn thể hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức chiếm tỷ lệ
khá cao trong tổng số người cao tuổi cả ở thành thị và nông thôn.
Do vậy để tạo điều kiện cho nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh
thần cho người cao tuổi, ngoài các chính sách, giải pháp hỗ trợ về kinh tế,
các cấp, các ngành, các tổ chức cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đến các hoạt
động văn hoá mang tính cộng đồng đối với người cao tuổi, đặc biệt là người
cao tuổi ở những vùng nông thôn nghèo.
+ Về đời sống tâm lý của người cao tuổi
Có 8,91% người cao tuổi đang sống cùng với gia đình cảm thấy không
được thoải mái về mặt tinh thần trong đó ở nông thôn là 9,49% và ở thành
thị là 4,11%.
Tỷ lệ người cao tuổi không nhận được sự trợ giúp thường xuyên của
người khác trong đời sống hàng ngày là 7,66% trong đó người cao tuổi
không nhận được sự giúp đỡ thường xuyên từ phía người khác chiếm
8


14,15% và người cao tuổi ở nông thôn là 4,02%.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở rộng đô
thị hoá đang làm nới lỏng dần các mối quan hệ có tính truyền thống giữa gia
đình, họ hàng, làng xóm, cũng như bạn bè làm xuất hiện những mâu thuẫn
mới trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý người cao tuổi.
Vì vậy, trong hệ thống chính sách an sinh xã hội cần đặc biệt lưu ý đến việc
khơi dậy các truyền thống: "kính già, trẻ", "trẻ cậy cha, già cậy con"...
+ Về nguyện vọng của người cao tuổi
Phần lớn người cao tuổi đều có mong muốn được hỗ trợ khi ốm đau,
bệnh tật, mong muốn được quan tâm nhiều hơn đến tinh thần (38,65%) được
tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên (30,71%). Ngoài ra người cao

tuổi còn có một số nguyện vọng khác như được quan tâm, được giao tiếp cởi
mở...
Ở thành thị cũng như nông thôn, ở miền núi cũng như đồng bằng, ở

đâu người cao tuổi cũng mong muốn được Nhà nước, các tổ chức xã hội, và
cộng đồng quan tâm, giúp đỡ để có thể có cuộc sống vui vẻ hơn, hạnh phúc
hơn, no đủ hơn.
Nhu cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa phương là một
trong những nhu cầu xứng đáng của người cao tuổi. Cần mở rộng các hoạt
động xã hội kêu gọi sự tham gia của người cao tuổi để người người cao tuổi
tránh được cảm giác hẫng hụt và mặc cảm cho rằng mình "vô tích sự",
"người thừa" khi về nhà.
III.Nhu cầu dinh dưỡng.
1.Nhu cầu năng lượng
Người cao tuổi hoạt động ít hơn, khối cơ (bắp thịt) của người cao
tuổi cũng
9


giảm đi khoảng 1/3 so với tuổi trẻ. Với một người 70 tuổi, nhu cầu năng
lượng
giảm đi khoảng 30% so với tuổi. Do đó người cao tuổi phải ăn ít hơn lúc còn
trẻ
2.Nhu cầu chất ngọt (gluxit)
Tuổi càng cao càng dễ bị mắc bệnh đái tháo đường
Ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo bánh ngọt,
đường hấp thu vào máu rất nhanh đến một thời điểm đường huyết cao buộc
tụy tạng phải hoạt động đột xuất tiết ra insulin để điều chỉnh đường huyết.
Nếu diễn ra nhiều lần trong ngày và diễn ra liên tục trong thời gian dài, Ở
người cao tuổi thì sẽ bắt tụy tạng hoạt động quá tải gây ra bệnh đái tháo

đường.Cho nên đối với người cao tuổi phải hạn chế ăn đường,uống nhiều
nước ngọt và ăn nhiều bánh kẹo.
Chất ngọt là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nên dùng chất ngọt (gluxit) từ nguồn chất bột: cơm, bánh mì... Vì
các chất ngọt này được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở cơ thể và chỉ giải phóng ra
từ từ đưa vào máu theo nhu cầu hoạt động của cơ thể cho nên không làm
tăng đường huyết đột ngột lên đỉnh cao.
3.Về chuyển hóa chất béo (lipit)
Cơ thể thừa chất ngọt (glucid) sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Ở người
cao tuổi hoạt động của men lipaza phân giải chất mỡ giảm dần theo tuổi và
cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng, dễ có rối
loạn trong thành phần cấu tạo các nhóm mỡ.Đó là tiền đề dẫn đến xơ động
mạch ảnh hưởng đến cơ tim với các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,
phồng động mạch vành,thiếu máu cục bộ ở não gây mất ngủ, nhức đầu đầu,
ù tai,chóng mặt, hay quên, giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng.
Nặng hơn có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người, hôn mê.
Cần bảo vệ hệ thần kinh trung ương trong phòng và chữa VXÐM.
Hạn chế căng thẳng, luyện tập thân thể đều, sinh hoạt điều độ đảm
bảo giấc ngủ. Trong khẩu phần ăn, giảm mỡ động vật, tăng ăn dầu thực vật,
hạn chế muối,bớt đường, ăn nhiều rau quả
4. Về chuyển hóa Protein
Ở người cao tuổi tiêu hóa hấp thu protein kém, khả năng tổng hợp
của cơthể cũng giảm nên dễ xảy ra tình trạng thiếu protein cho nên cần chú ý
đảm bảochất protein cho người cao tuổi.Đối với người nhiều tuổi nên hạn
chế ăn thịt, nhất là thịt mỡ mà nên thay vào ăn cá vì cá có nhiều đạm quí, dễ
tiêu . Thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi, có
10


cholesterol cao..

Tăng cường sử dụng đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành,
các loại đậu đỗ và lạc. Các nguồn đạm này ít sinh sunfua, có nhiều chất xơ
giúp thải ra theo phân chất cholesterol.
5.Chuyển hóa nước, vitamin và chất khoáng
Người có tuổi thường giảm nhạy cảm đối với cảm giác khát nước, vì
thế cần có ý thức đề phòng thiếu nước cho người có tuổi trong mùa hè cần
tăng cường lần cho uống nước.Nước đóng vai trò quan trọng trong dinh
dưỡng của NCT. Cơ thể NCT cần phải được cung cấp đủ nước từ 1-1,5 lít
nước ở dạng nước trắng, sữa, nước hoa quả, nước chè. Nên uống nhiều nước
vào buổi sáng, hạn chế vào buổi tối.Nhu cầu vitamin đối với cơ thể cũng vô
cùng quan trọng thường xuyên uống từ 2-3 cốc sữa mỗi ngày để phòng ngừa
phát triển bệnh loãng xương.Bên cạnh đó nhu cầu vitamin đối với cơ thể
cũng vô cùng quan trọng như vitamin có tính chốố́ng lão hóa A,C,E . vitamin
PP ,Vitamin nhóm B.. Các chất khoáng như: kali, magie, kẽm, đồng, sắt và
một số acid hữu cơ, chú trọng bổ sung canxi, vì NCT dễ có nguy cơ loãng
xương.

6.Thực đơn dành cho người cao tuổi
Thực đơn 1
Sáng:
Bánh canh tôm thịt
Trưa:
Cơm
Thịt kho tiêu
Cải bẹ xanh cá thác
lác
Chiều:
Cơm
Cá thu chiên nước
mắm Đậu bắp luộc


Canh Mây

Thực đơn 2
Sáng:
Phở
Trưa:
Cơm
Trứng chiên thịt
Canh Sà lách son
Chiều:
Cơm
Gà kho gừng
Soup rau củ

11


Thực đơn 3
Sáng:
hủ tiếu thịt
Trưa:
Cơm
Gà hấp gừng
Canh rau dền
Chiều:
Cơm
Cá chưng tương
Lươn nấu canh chua


12


7.Năng lượng trong 1 ngày
Thực đơn
Sáng: cháo cá rô
Trưa: cơm
cá thu chiên
canh rau dền mồng tơi
Chiều: cơm
thịt kho trứng
Tính năng lượng
sáng
Protid
Gạo tẻ 100g
Cá rô 200g
Muối 10g
Đường 10g

7,9
38,2
0
0
46,1
613,03Kcal = 189,01
Trưa
Gạo tẻ 50g
Cá thu 50g
rau dền 100g
Mồng tơi 100g

318,4 Kcal =

3,95
9,1
3,3
2
18,35
75,2

+

+

Lipid
1
11
0
0
12
111,6 +
0,5
5,2
0,3
0
6
55,8 +

Glucid
76,2
0

0
0
76,2
312,42
38,1
0
6,2
1,4
45,7
187,4

Chiều
Gạo tẻ 50g
3 rọi 50g
Trứng gà 50g

3,95
0,5
38,1
8,3
10,8
0
7,4
5,8
0,25
19,7
17,1
38,5
393,87 Kcal = 80,6 +
159,03 +

157,2
Vậy năng lượng trong 1 ngày là: 613,03 + 318,4 + 393,87 = 1325,3 kcal
8.Tháp dinh dưỡng cho người già


Ngọn cờ vitamin: Để bảo đảm có đủ chất dinh dưỡng cho người
cao tuổi lúc chuyển mùa
Tầng 1: Bao gồm những lương thực cơ bản, vừa là nguồn chất bột,
vừa là nguồn chất xơ
Tầng 2: Rau hay trái cây.


Tầng 3: Thức ăn “nguồn đạm”, chia làm hai ngăn
Ngọn tháp: Thức ăn bổ sung vừa đủ calo là dầu, mỡ, đường nhưng
tránh lạm dụng.
Đáy tháp: Được xây trên nước với biểu tượng 8 ly nước để nhắc
các cụ cần uống đủ nước mới duy trì được sức khỏe.
9.Biện pháp tăng tuổi thọ
Hoạt động thể lực : Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều
độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm
nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Vận động không
phải chỉ cần thiết cho cơ bắp, xương, khớp mà còn tác dụng đến toàn cơ
thể. Cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho người cao
tuổi cảm giác dễ chịu, phấn khởi, yêu đời, trí óc sáng suốt và lao động có
năng suất.Thư giãn,giải trí,dinh dưỡng hợp lý : Chế độ ăn chất bột, chất béo
làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già.
Tuân theo thủ thuật chăm sóc điều trị : Sự tuân thủ điều trị bao gồm
sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và duy trì chế độ ăn lành
mạnh, tập luyện thể dục, không hút thuốc... sẽ giúp tăng tuổi thọ cho người
cao tuổi.

Không hút thuốc lá : thuốc là là yếu tố nguy hại nhất làm tăng nguy
cơ ung thư phổi, gây ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận, đẩy nhanh tốc độ
giảm khối lượng xương và chức năng hô hấp.
10.Những lời khuyên về ăn uống đối với người cao
tuổi
1.Ăn thức ăn đa dạng
Không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng cho cơ thể, chỉ có ăn nhiều hay ít mà thôi.Vì vậy, thức ăn hàng ngày
của người cao tuổi càng đa dạng càng tốt.Một chế độ dinh dưỡng tốt là mỗi
bữa ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
2. Ăn nhiều các loại rau tươi
Sẽ bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết mà cơ thể người cao
tuổi không thể tự tổng hợp được.Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên ăn rau
quả quanh năm với mức 400g/ngày, cung cấp ít nhất 7% năng lượng.
3. Ăn nhiều cá
Có khả năng chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh từ hen phế quản đến
ung thư tiền liệt tuyến.Cá giàu chất đạm, nhiều acid béo tốt có tác dụng
chống bệnh tim mạch và ung thư,phòng chống bệnh ở những người hút
thuốc lá và người bị đái tháo đường.Nên ăn cá thường xuyên, ít nhất 2 lần
trong tuần
4. Ăn nhiều chất xơ
Có vai trò trong việc :chống táo bón, giảm cholesterol máu làm


tránh xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì…Nên ăn khoảng 20-35g
chất xơ/ngày, tức tiêu thụ tối thiểu 300g rau/ngày và ăn ít nhất 100g quả
chín/ngày.
5. Giảm chất đường, chất bột
Nhu cầu về năng lượng giảm 30% so với tuổi 20. Người cao tuổi
nên ăn các thức ăn chứa tinh bột giàu chất xơ như bánh mì đen, ngũ cốc

nguyên hạt, khoai củ chứa ít năng lượng (khoai lang), luôn sẵn có và là
nguồn vitamin, khoáng chất và protein quý.
6. Nên ăn ít chất béo
Thừa cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch và tắc mạch máu, nguy
hiểm nhất là mạch máu não và mạch vành. Cần bổ sung 1 số cacid béo
không no nhất là acid omêga 3 và acid linoleic. (đậu nành, dầu hạt cải, cá
béo, tảo, rong biển lại có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch và ung thư)
7. Tránh ăn nhiều thịt
Thịt bò, thịt lợn có khá nhiều độc tố làm cho cơ thể mệt mỏi vì gan,
thận làm việc nhiều.Nếu ăn các món có lẫn chất bột và thịt (món rán, hầm)
là sự kết hợp khó tiêu nhất cho bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi.
8. Càng ăn ít muối càng tốt
Ở người bình thường, cơ thể điều hòa lượng muối ăn trong máu
bằng cách giữ lại hoặc thải ra ngoài bằng đường mồ hôi hoặc nước tiểu. Ở
người cao tuổi, cỗ máy chuyển hóa và dinh dưỡng đã có nhiều hao mòn
trong quá trình sử dụng,nên không dể loại bỏ các muối dư thừa đó là một
quá trình hết sức khó khăn
9. Uống đủ nước
10. Cách ăn uống
Tránh ăn quá no, đặc biệt ở người có bệnh tim, vì ăn quá no sẽ gây
chèn ép tim.Làm thức ăn mềm, đặc biệt chú trọng đến tình trạng răng
miệng hoạt động kém, sức nhai, nuốt khó khăn
11. Nên vận động người cao tuổi luyện tập đều đặn.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với các bài tập rèn sức bền
(đi bộ, chạy bước nhỏ, bơi, đạp xe đạp
12. Đảm bảo giấc ngủ
Ngủ và dậy vào những giờ nhất định
Trước khi ngủ tránh ăn nhiều, uống nhiều.
Tránh suy nghĩ căng thẳng, xúc động mạnh.
Hạn chế dùng thuốc ngủ khi không cần thiết

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI CAO
TUỔI.

1.

Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người cao tuổi
Già là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi khi tuổi đã khá cao, ở


mỗi người sự lão hoá của các bộ phận trong cơ thể có sự khác nhau cả về
thời gian và tốc độ. Già không phải là bệnh lý nhưng là điều kiện cho bệnh
tật phát sinh, phát triển vì tuổi già khả năng tự điều chỉnh, thích nghi, khả
năng hấp thu, khả năng dự trữ dinh dưỡng kém, sự tự vệ với các vi khuẩn
gây bệnh bị giảm sút. Sức khoẻ người cao tuổi ở Việt Nam qua điều tra sơ
bộ như sau:
Tình trạng sức khoẻ

1979

1989

1995

1998

Tốt

1,75%

3,71%


5,7%

5%

Trung bình

36,52%

66,12%

71,4%

70%

Kém

62,71%

30,15%

22,9%

25%

Tình trạng sức khoẻ của người cao tuổi những năm gần đây đã được
cải thiện nhưng còn ở mức thấp số người cao tuổi có sức khoẻ vào loại
trung bình vẫn chiếm đa số (năm 1998 là 70%)
Theo nghiêm cứu điều tra về người cao tuổi phân theo địa hình dân
cư cho thấy:

Địa dư

Miền núi

Miền biển

Đồng bằng

Thành thị

Tốt

4,4

2,6

3,6

27/,0

Trung bình

69,6

65,4

66,1

61,1


Kém

26,0

32,0

30,2

11,6

Tình hình SK

Qua bảng số liệu trên cho thấy có sự tương đồng trong phân loại sức
khoẻ của người cao tuổi ở các vùng miền núi, miền biển và đồng bằng. Ở
những vùng này phần lớn các cụ có sức khoẻ trung bình, số các cụ có sức
khoẻ kém cũng chiếm tỷ lệ khá cao và số các cụ có sức khoẻ tốt chỉ có rất
ít. Riêng thành thị do điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn vì vậy mà đời
sống của người cao tuổi cũng cao hơn. Chính lý do trên dẫn đến tỷ lệ người
cao tuổi ở thành thị có sức khoẻ tốt nhiều hơn tỷ lệ người cao tuổi có sức
khoẻ tốt ở các vùng khác. Bên cạnh đó, thành thị là nơi có hệ thống chăm


sóc y tế phát triển mạnh, đời sống văn hoá tinh thần phong phú vì vậy tỷ lệ
các cụ có sức khoẻ yếu cũng thấp.
Từ thực trạng trên cần thiết phải đưa ra được những giải pháp cụ thể,
hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
2.

Những giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở nước ta không chỉ


bó hẹp trong phạm vu y tế, mà còn hao trùm cả các vấn đề xã hội khác. Vấn
đề chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi được thực hiện bao gồm cả vấn
đề kinh tế xã hội, từ phòng bệnh đến chữa bệnh.
2.1. Nhóm giải pháp bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi trên lĩnh vực
sản xuất.
Phần lớn người cao tuổi ở nước ta vẫn đang tham gia vào các hoạt
động kinh tế để tìm kiếm thu nhập vì vậy mà tình trạng sức khoẻ của họ bị
giảm sút rất nhanh vì vậy cần phải tiến hành một số giải pháp sau để bảo vệ
sức khoẻ của người cao tuổi.
- Xúc tiến các hình thức lao động phù hợp với nhu cầu, năng lực,
tình trạng sức khoẻ hiện thời của người cao tuổi.
- Nghiêm cấm các hành bi phân biệt với những người lao động là
người cao tuổi, các hành vi lạm dụng người cao tuổi đuổi việc người cao
tuổi khi người cao tuổi gặp ốm đau...
- Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt là các hoạt động kinh tế phù
hợp với khả năng, trình độ, tình hình sức khoẻ hiện tại của người cao tuổi.
- Loại trừ mọi sự ràng buộc đối với những lao động là người cao
tuổi. Khi họ không thể hoàn thành số thời gian lao động, sản phẩm phải sản
xuất...
- Khuyến khích các hình thức bảo hiểm mềm dẻo hơn các hình thức


bảo hiểm bắt buộc để người cao tuổi có thể tự nguyện tham gia và được
bảo vệ về quyền lợi.
- Tạo điều kiện về đất đai, tư liệu sản xuất để người cao tuổi có thể
tham gia vào các hoạt động sản xuất và với kinh nghiệm sống của mình
góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
- Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở
dạy nghề của người cao tuổi để người cao tuổi có cơ hội truyền đạt các

kinh nghiệm sống của mình tới thế hệ trẻ.
2.2. Nhóm giải pháp chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trên lĩnh
vực đời sống vật chất chung.
- Đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi và gia đình họ để
người cao tuổi có thể tiếp tục sống và sống có ích.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những chương trình hoạt
động nhằm chăm sóc người cao tuổi đặc biệt là người cao tuổi cô đơn.
- Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm với mọi thành
phần của người cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa những người cao
tuổi.
Tạo mối quan hệ tương hỗ giữa các thế hệ, xoá bỏ mọi sự ngăn cách,
hạn chế sự lệ thuộc của người cao tuổi vào thế hệ trẻ.
- Xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích người cao tuổi
dành dụm, tiết kiệm tiền cho tuổi già.
2.3. Nhóm giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người cao
tuổi.
- Phát triển hệ thống dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ và chữa trị
một cách hiệu quả các bệnh lý của người cao tuổi.
- Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp


phòng ngừa để tránh bệnh tật khi về già và tránh già trước tuổi.
- Khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội.
- Xúc tiến các hoạt động hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc bản
thân ở những nơi cân thiết.
- Phát triển các tiềm năng và công nghệ cần thiết cho những người
câng giáo dục, chăm sóc về sức khoẻ.
- Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp
phòng chống thích hợp.
- Phát triển mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để người cao tuổi có

điều kiện được chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật.
2.4. Nhóm giải pháp chăm sóc sức khoẻ trên lĩnh vực văn hoá, thể
dục thể thao.
- Phát triển và tăng cường vệc học tập của người cao tuổi, có những
hình thức đào tạo cho người cao tuổi, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt, tạo
điều kiện để người cao tuổi tiếp cận với hệ thống giáo dục.
- Xúc tiến việc giáo dục những vấn đề liên quan đến tuổi già đặc biệt
là quá trình lão hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào các hoạt
động văn hoá thể dục thể thao, tham gia vào các tổ chức xã hội và tham gia
để đưa ra được quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân mình.
- Nghiên cứu, phát triển các loại hình thể dục thể thao phù hợp với
thể lực, đặc điểm sức khoẻ của người cao tuổi.
3.

Trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với người cao tuổi.
3.1. Trách nhiệm của gia đình
- Con cháu phải tạo môi trường sống thuận lợi để chăm sóc cả về vật


chất lẫn tinh thần cho người cao tuổi cần phải tôn trọng người cao tuổi,
thương yêu và chăm sóc người cao tuổi.
- Trách nhiệm của ông bà, cha mẹ là dạy dỗ chăm sóc con cái, tạo
môi trường thuận lợi nhất cho quá trình phát triển của trẻ.
- Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích các tổ chức,
cá nhân nghiên cứu và phát triển các dịch vụ gia đình và giảm nhẹ lao động
gia đình để các thành viên trong gia đình có điều kiện quan tâm chăm sóc
lẫn nhau.
3.2. Trách nhiệm của Nhà nước.
- Hỗ trợ phát triển hội người cao tuổi và hội vì người cao tuổi.

- Hội người cao tuổi là tổ chức tự nguyện của người cao tuổi nhằm
thiết lập mối quan hệ săn sóc, chia sẻ với nhau giữa những người cao tuổi.
Nhà nước khuyến khích việc thành lập các tổ chức người cao tuổi và trợ
giúp một phần kinh phí cho hội người cao tuổi.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập hội vì người
cao tuổi.
- Nhà nước kêu gọi các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ xã hội
và chăm sóc y tế cho người cao tuổi.


KẾT LUẬN
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều
quốc gia. Ở Việt Nam trong các vấn đề của người cao tuổi thì vấn đề chăm
sóc sức khoẻ của người cao tuổi là một vấn đề đáng quan tâm chăm sóc
sức khoẻ người cao tuổi ở nước ta hiện nay nó vừa mang ý nghĩa kinh tế
chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn nhân đạo sâu sắc.
Để giải quyết vấn đề sức khoẻ của người cao tuổi hiện nay, chúng ta
cần phải có những giải pháp đúng đắn khoa học và có tính khả thi để chăm
sóc sức khoẻ cho người cao tuổi được tốt hơn nhằm tạo ổn định cuộc sống
của người cao tuổi và giúp họ hưởng trọn niềm vui tuổi già.
Người cao tuổi là lớp người có nhiều cống hiến cho xã hội, tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, là kho tàng kiến thức quý báu.
Do vậy, họ cần phải được xã hội tôn trọng và ứng xử thích hợp, thể hiện
truyền thống nhân ái và thuỷ chung mà nền văn hoá Việt Nam luôn luôn đề
cao. Tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi cũng có nghĩa là tạo điều kiện
cho họ có thể tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luỹ
được góp phần xây dựng xã hội mới trong những hoàn cảnh thích hợp.
Hưởng ứng năm quốc tế người cao tuổi, toàn Đảng toàn dân hãy tích
cực tham gia chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ cho

người cao tuổi. Một tuổi già vui vẻ và có ích trước hết phải là một tuổi già
có sức khoẻ.


Võ Văn Thắng

13000062

Nguyễn Ngọc Sang 13002452
Lê Nhật Phong

13002652

Phạm Hải Phương

13002222




×