Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

dinh dưỡng cho người tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.64 KB, 42 trang )

Đ Ê TA I T I Ê U L U ÂN :

D I N H D Ư Ỡ N G C H O N G Ư Ơ I T I Ê U Đ Ư Ơ N G
DINH DƯỠNG HỌC
DANH SÁCH NHÓM:
Nguyễn Thị Hoàng My
Thái Thu Thủy
Nguyễn Thị Nha
Lê Thị Thanh Thư


I.TỔNG QUAN
1. Ðại cương về dinh dưỡng và bệnh tiểu đường.
1.1. Ðại cương về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng trong tế bào
để nuôi dưỡng cơ thể
Chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con
người
Trong y khoa, dinh dưỡng là một yếu tố liên quan đến hầu hết các chuyên khoa, giữ vai trò quan
trọng không thể bỏ qua, vì tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân cũng như các chế độ ăn phù hợp với
các bệnh lý khác nhau đóng góp một phần đáng kể, đôi khi là phần chính yếu đến kết quả điều trị


1.2. Khái niệm bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, là một bệnh lý nội tiết.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hóoc môn của tuyến tụy.
Bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết thông thường nhất, không những của người Mỹ da trắng và
da đen mà còn xảy ra rất nhiều cho người Việt Nam chúng ta.



II. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1. Phân loại
Có 3 loại bệnh tiểu đường:
- Bệnh loại 1: thường xảy ra ở trẻ em và vị thành niên. Do cơ thể không sản xuất được insulin hoặc
sản xuất rất ít insulin
- Bệnh loại 2: thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, là dạng thường gặp nhất. Trong cơ thể vẫn còn
sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao
trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh
- Bệnh loại 3: là dạng xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh, trong thời thai kỳ
nếu có nhiều có khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2


2. Triệu chứng
- Thường xuyên vào nhà tắm ban đêm
- Hay bị khát nước
- Giảm cân quá nhanh
- Hay cảm thấy đói
- Những triệu chứng trên da
- Vết thương chậm lành
- Nhiễm nấm men
- Cảm giác mệt mỏi và khó chịu
- Giảm thị lực
- Ngứa ran hoặc tê


3. Nguyên nhân
3.1. Rượu.
- Nếu uống lúc bụng đói có thể bị hạ đường huyết, thông thường nếu đường huyết hạ xuống quá thấp gan sẽ đưa thêm glucose vào máu từ glycogen dự trữ trong gan,
từ đó gan sẽ xem rượu như là chất độc và tìm cách tống nó ra ngoài. Trong lúc gan đang bận thải trừ rượu, đường huyết có thể xuống thấp đến mức độ nguy hiểm.
3.2. Béo phi

- Khả năng làm giảm đường huyết của insulin thấp hơn ở người béo, nhất là ở những người béo bụng. Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình
thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo.


3.3. Bị Stress
- Ngoài yếu tố di truyền, thừa cân, béo phì và chế độ sinh hoạt ít vận động là yếu tố làm gia tăng tình trạng mắc bệnh đái tháo đường thì stress cũng ảnh hưởng đến vấn đề bị tiểu
đường do không ổn định đường huyết và ám ảnh bởi những biến chứng căn bệnh
3.4. Ăn nhiều,ít vận động
- Đối với phụ nữ ăn 3 bát cơm/ngày nguy cơ mắc tiểu đường gấp khoảng 1,48 lần so với ăn 1 bát cơm/ngày. Phụ nữ ăn hơn 4 bát cơm/ngày nguy cơ mắc tiểu đường tăng lên gấp
1,65 lần.
- Đối với nam giới không vận động nguy cơ mắc tiểu đường cũng tăng lên, nhưng mối quan hệ giữa lượng cơm với nguy cơ mắc tiểu đường ở nam giới nhỏ hơn so với nữ giới .


3.5. Ăn ngấu nghiến
- Những người có thói quen ăn nhanh, ngấu nghiến có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, ăn nhanh dễ
dàng làm tăng ngay hàm lượng đường trong máu, làm cho cơ thể nạp nhiều calo hơn mức cần thiết,
từ đó dẫn đến tăng cân, góp phần làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.

4. Điều tri
- Tiêm insulin
- Kiểm soát tinh thần không để bị stress
- Kết hợp linagliptin và metformin
- Nhưng bài tâp thể duc thich hợp vơi ngươi tiểu đương, vào buôi sáng và chiêu mát khoang 30 phut, không
tâp quá lâu


III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỰC PHẨM VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH TIỂU
ĐƯỜNG
Tầm quan trọng của thực phẩm đối với bệnh tiểu đườn
- Để có thể tự kiểm soát, quản lý tốt bệnh đái tháo đường, người bệnh cần hiểu rõ nguồn thực

phẩm để chọn lựa cho thích hợp. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu

- Đường Glucose là lọai đường được tạo ra từ thực phẩm ăn vào. Khi vào máu, đường là nguồn cung
cấp năng lượng chính cho tế bào. Một lọai nội tiết tố tên là Insulin sẽ giúp tế bào hấp thu và sử dụng
đường Glucose này. Ở người bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất insulin, hoặc sản xuất không
đủ insulin, hoặc do tế bào không sử dụng được insulin


2. Chế độ dinh dưỡng
2.1. Mục tiêu dinh dưỡng
- Nồng độ Glucose gần bình thường
- Huyết áp bình thường
- Lipide máu bình thường
- Cân nặng hợp lý
- Nâng cao toàn bộ sức khỏe
2.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bệnh nhân tiểu đường nói chung
- Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường, nó sẽ giúp duy trì lượng đường
thích hợp trong máu,giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các
biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.


2.2.1.Tiêu hao năng lượng
- Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình
thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên
cũng có những điểm chung như:
+ Tùy theo tuổi, giới
+ Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)
+ Tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo)
- Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.



2.2.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:
- Protein: Lượng protein lý tưởng là 0,8g/kg thể trọng/ngày đối với người lớn. Khẩu phần có lượng
protein quá nhiều là không cần thiết và còn có hại đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm.
- Lipid: Tỷ lệ lipid không nên quá 25%-30% tổng số năng lượng. Lượng cholesterol chỉ dưới
250mg/ngày. Việc kiểm soát chất béo cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Glucid: Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50% - 60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid
phức hợp như gạo, khoai củ, hạn chế tối đa đường.


- Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod...), vitamine. Các loại này thường có trong rau quả tươi.
- Nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ (cellulose) có nhiều trong rau quả, gạo không giã kỹ, bánh mì đen...
- Không cần kiêng muối Na, nhưng không nên dùng quá 6g/ngày. Người tăng huyết áp không nên dùng quá
4g/ngày.


 Giá trị dinhdưỡng của các nhóm thức ăn
* Đối với thức ăn chứa tinh bột:
- Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây,
khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người
thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin
và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm
chứ không nên chiên xào.


* Đối với chất đạm:
- Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến
từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc
chống lại bệnh tim mạch và ung thư.

- Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt
bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol.
* Đối với chất béo:
- Phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ
bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.




Rau, trái cây tươi:
- Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi
vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả
xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm
chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng
tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, nhãn,...
- Nên ăn nhiều cất xơ




Chất ngọt
 

- Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá

trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối
các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt
nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm
lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.





Vi chất cho người mắc tiểu đường
- Vitamin C: Những người bị tiểu đường thường tập trung đường nhiều ở vùng gần thận, mắt
và dây thần kinh gây hại cho những vùng này, vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường cần thiết.
- Vitamin E: Chứa chất chống ôxy hoá giúp insulin hoạt động hiệu quả và điều chỉnh lượng
glucose trong cơ thể ở mức cho phép.
- Biotin: Là thành phần của vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra glucose.
- Crôm: Mức glucose thích hợp giữ lượng insulin ở mức cho phép, crom giúp giảm lượng
glucose thừa nhanh.


- Mangan: Góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose.
- Magiê: Cơ thể thiếu magiê ảnh hưởng đến tuyến tuỵ cản trở việc tạo ra insulin.
- Vitamin B12: Giúp làm lành các tổn thương hệ thần kinh ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
- Vitamin B6: Rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thần kinh.


2.2.3. Chế độ ăn.
a. Ăn uống thích hợp
- Một trong các vấn đề chính và khó khăn nhất về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là chế độ ăn.
- Chế độ ăn của người tiểu đường buộc phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất là phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn; không làm hạ glucose máu
lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận... Thứ hai là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Chính vì vậy, người bị tiểu đường phải phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể từ hai đến ba bữa ăn phụ.


b. chế độ ăn kiêng
- Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến có lượng đường huyết cao, cà phê,
kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

- Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai(khoai lang,
khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt
- Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.


2.2.4. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho bệnh nhân tiểu đường
* Chế độ ăn nên tuân theo quy tắc chung như sau: 
- Sử dụng carbohydrat (chất bột) từ nhiều nguồn khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau và chất béo
đơn chưa bão hoà dầu ô liu, dầu hướng dương… chiếm từ 60 – 70% năng lượng.
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình
trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).


- Mục đích cơ bản của chế độ ăn là hạn chế chất béo bão hoà (mỡ động vật) dưới 10% tổng thu nhập năng lượng hàng ngày
vào cơ thể và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng
lại). Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
- Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ.
Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.


- Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ
sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm
dụng.
- Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều).Nên ăn nhiều bữa nhỏ và tránh ăn muộn.
Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin
buổi tối).


 Một số loại trái cây có thể dùng
- Đường trong trái cây là loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose

(đường mía) và có thể dùng được.
- Nên ăn những loại trái cây có màu đậm vì nó thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng
cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây
hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim
mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.


×