Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (gia nhập WTO, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, tham gia các hiệp định thuế quan,…) tác động thế nào đến nguồn thu thuế của việt nam hãy nhận định xu hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.62 KB, 16 trang )

Học phần Thuế

Đề tài 2: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (gia nhập WTO, tham gia Cộng
đồng kinh tế ASEAN, tham gia các hiệp định thuế quan,…) tác động thế nào đến
nguồn thu thuế của Việt Nam? Hãy nhận định xu hướng?

Nhóm 9

Page 1


Học phần Thuế

1. CÁC LOẠI THUẾ CƠ BẢN Ở VIỆT NAM.
Hiện nay tại một số nước xã hội chủ nghĩa, các Luật thuế với thuế suất cũng như cách
tính thuế đang được áp dụng có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với chuẩn mực
chung với Luật thuế của các nước tiên tiến trên thế giới.
Các nguồn thu thuế của nước ta bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế xuất, nhập khẩu.
- Thuế - Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế môn bài.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế tài nguyên.
- Thuế nhà đất.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà thầu.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.


- Thuế môi trường.
- Lệ phí trước bạ.
- Phí lệ phí.
- Thu khác.

Nhóm 9

Page 2


Học phần Thuế
2. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
CHUNG LÊN NGUỒN THU THUẾ CỦA VIỆT NAM.
2.1. Khái quát quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay.
Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn
diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179
quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa
quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu
vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm
nhận thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực
hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành
công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010. Chặng đường hơn 25 năm đổi
mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.
Trong năm 2015 tới đây, Việt Nam sẽ là một trong những thành viên của khối
kinh tế chung của Đông Nam.
2.2. Ảnh hưởng của việc gia nhập các tổ chức kinh tế chung lên nguồn thu
thuế của Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một nhân tố quan trọng đối với thu NSNN. Hội
nhập kinh tế quốc tế tác động trực tiếp tới thu NSNN thông qua việc cắt giảm thuế

quan theo lộ trình,thực hiện nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)và nguyên tắc đối xử quốc
gia. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động gián tiếp tới NSNN thông qua tác động đến
nền kinh tếthông qua tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, tiêu dùng- tiết kiệm- đầu tư, thương
mại và hệ thống kinh tế vi mô, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp,
tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động của cơ cấu kinh tế, sự thay đổi tỷ lệ tiết kiệmtiêu dùng- đầu tư.Trong đó hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là điều
mà chúng ta có thể thấy rất rõ , nó làm thay đổi cả mức độ và cơ cấu thu NSNN, cụ
thể là số thu và cơ cấu cácloại thuế như thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu, thu
nhập DN, thu nhập cá nhân,…Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang ngày càng mở
cửa để hội nhập ngày càng sâu rộng vào trường quốc tế , đặc biệt là sự kiên gia nhập
WTO thì nhân tố này trở nên cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ là tác động đơn thuần
tới thu thuế xuất nhập khẩu màcòn tác động gián tiếp đến thu NSNN thông qua rất
nhiều yếu tố khác.
Xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan là nguyên tắc cơ bản khi hội nhập
quốc tế.


Vấn đề ràng buộc thuế quan: Các nước đều được thúc giục, ở đâu có thể thì loại bỏ
bảo hộ sản xuất trong nước bằng cách giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán thương
mại đa biên. Thuế nhập khẩu được cắt giảm như trên bị buộc không được tăng lên nữa
bằng cách bị liệt kê vào trong danh mục cam kết quốc gia của mỗi nước. chúng ta phải
cắt giảm hàng loạt các loại thuế xuất nhập khẩu.Mặc dù cắt giảm theo lộ trình nhưng
ảnh hưởng của chúng tới thu ngân sách cũng khá lớn . Nhưng chúng vẫn có ảnh
Nhóm 9

Page 3


Học phần Thuế
hưởng tích cực đó là kim ngạch thương mại và xuất khẩu tăng lên, và số thu từ thuế
VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng vì số hàng nhập khẩu tăng. Khi cắt giảm thuế xuất

nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước cả cơ hội và thách thức.
Đó là cũng được đãi ngộkhi tham gia vào thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp đổi
mới để cạnh tranh. Đó là các nhân tố làm tăng thu nội địa trong nước và thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho tăng thu ngân sách bền vững.
Nhưng nếu các doanh nghiệp không tự đổi mới mình sẽ dẫn đến bị phá sản. Đây là tác
động xấu tới thu nội địa.
• Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước thông qua thuế quan: Mặc dù hội nhập là để
thúc đẩy tự do hóa thương mại, song các nước thành viên có thể sẽ phải bảo vệ sản
xuất trong nước chống lại cạnh tranh nước ngoài. Bảo vệ sản xuất trong nước trước sự
cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với nguyên tắc của hội nhập là những trường
hợp áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối
xử. Để áp dụng những biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh này, các nước
phải tuân thủ những ràng buộc nhằm tránh sự lợi dụng để bảo hộ sản xuất nội địa. Hạn
ngạch thuế quan cũng được áp dụng với tư cách là một công cụ được thừa nhận để bảo
hộ hợp lý sản xuất trong nước
• Xóa bỏ hàng rào thuế quan: quy định các nước thành viên phải xóa bỏ các rào cản phi
thuế quan, bao gồm cả các rào cản có tính chất hành chính như hạn ngạch, giấy phép,
hạn chế xuất khẩu tự nguyện và quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa để được tiêu
thụ trong nước. Các quốc gia hội nhập cũng không được áp dụng biện pháp cấm nhập
trừ trường hợp những hàng hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng và
đời sống con người. Sự hội nhập ngăn cản các quốc gia sử dụng các rào cản kỹ thuật
để bảo hộ sản xuất trong nước bằng Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại
(TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Hai hiệp định
này quy định những nguyên tắc và các công cụ để đảm bảo rằng các quy chuẩn kỹ
thuật của một quốc gia không tạo ra rào cản đối với tự do hóa thương mại giữa các
quốc gia. Hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà
sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao
sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được
thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.
• Vấn đề chung khác: khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ký kết và thực hiện cam

kết thương mại quốc tế, trong đó có cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu dẫn đến hàng
hóa nhập khẩu tăng cạnh tranh với hàng hóa trong nước. Kết quả là kích thích tiêu
dùng, thu được nhiều loại thuế khác như thuế gia trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt… các nước khác cũng phải cắt giảm thuế quan từ đó dẫn
đến việc kích thích các nước khác tăng hàng xuất khẩu dấn đến tăng thu ngân sách từ
các hàng xuất khẩu sang các nước thành viên. Như vậy, việc cắt giảm thuế xuất nhập
khẩu khi hội nhập quốc tế vừa làm tăng thu ngân sách vừa làm giảm thu ngân sách.

3. NHẬN ĐỊNH VỀ XU HƯỚNG.
Nhìn chung việc cắt giảm thuế sẽ thu hẹp bảo hộ quá mức đối với các ngành
đang có mức thuế MFN cao. Kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng cắt giảm
Nhóm 9

Page 4


Học phần Thuế
thuế chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Cùng với giảm thuế
suất các mặt hàng thành phẩm (thường có thuế suất MFN cao) và giảm ở mức độ nhất
định đối với nhiều loại sản phẩm trung gian/nguyên vật liệu, kết quả sẽ thu hẹp bảo hộ
quá mức ở một số ngành. Mức bảo hộ chung sẽ giảm nhưng các ngành sẽ có mức bảo
hộ hợp lý hơn, giảm chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành.
Đối với các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các FTA khu vực: Các cam
kết trong FTA khu vực sẽ trong tương lai trung và dài hạn sẽ có tác động đáng kể đến
sản xuất trong nước, nếu không có các biện pháp điều chỉnh thỏa đáng, do trên thực tế
các mức cam kết cắt giảm trong FTA đều rất triệt để (xuống 0% - 5%) và các đối tác
này đều là những nước láng giềng có thế mạnh về sản xuất, xuất khẩu và thuận lợi về
vị trí địa lý.












3.1. Những tác động tích cực.
Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt khi Việt
Nam gia nhập WTO, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và các thị trường lớn sẽ được
hưởng các mức thuế MFN và không bị hạn chế bởi hạn ngạch như hiện nay, đặc biệt
là đối với lĩnh vực dệt may. (Sau 5 năm ký kết Hiệp định BTA, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã đạt 7,6 tỷ USD, tăng 6,7 lần so với trước khi ký
Hiệp định).
Bằng các biện pháp khuyến khích tự do hóa đầu tư và thương mại, hội nhập kinh tế
quốc tế góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện tiền đề và
động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết góp phần làm giảm chi phí nguyên liệu
đầu vào của nhiều ngành sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa trong nước.
Sức ép của hội nhập khi hàng rào bảo hộ giảm dần đã buộc các doanh nghiệp và các
ngành sản xuất trong nước phải điều chỉnh cơ cấu lại để có thể củng cố khả năng cạnh
tranh và đứng vững được trên thị trường trong nước cũng như tại các thị trường xuất
khẩu.
Công tác hoạch định và điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện một cách
minh bạch, công khai và hiệu quả hơn;
Việc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ rõ ràng tạo điều kiện cho người tiêu dùng
được tiếp cận với giá cả hàng hóa dịch vụ đa dạng, chất lượng và giá cả cạnh tranh;

qua đó, góp phần nâng cao đời sống cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Nhóm 9

Page 5


Học phần Thuế
3.2. Những ảnh hưởng tới thu ngân sách.
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết gia nhập WTO và tham gia các
khu vực mậu dịch tự do sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu NSNN, đặc biệt là
trong giai đoạn hiện nay khi số thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN so với các nước đang phát triển (chiếm
khoảng 13% tổng thu NSNN từ thuế, phí và lệ phí).
Theo ước tính sơ bộ, tác động trực tiếp về cắt giảm thuế suất sẽ làm số thu
giảm khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tính tác
động giảm thuế dẫn đến tăng kim ngạch thương mại chung và tăng kim ngạch nhập
khẩu của các mặt hàng giảm thuế, dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và
VAT thì tác động tổng cộng của việc giảm thuế của hội nhập kinh tế quốc tế đến tổng
thu ngân sách sẽ th p hơn. Ngoài ra khi gia nhập WTO việc xóa bỏ trợ c p và các
khoản ưu đãi thuế cũng sẽ bù đắp tác động tiêu cực của giảm thuế nhập khẩu đến thu
ngân sách (tính toán sơ bộ các khoản này có thể tương đương 30 - 40 triệu USD/năm).
Theo đánh giá của Vụ Tài chính Đối ngoại Bộ Tài chính, tác động gián tiếp của hội
nhập đến các ngành kinh tế trong nước có thể sẽ tác động lớn đến tính ổn định và bền
vững của thu ngân sách trong thời gian tới, đặc biệt là về cơ cấu thu ngân sách. Số thu
từ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, có thể sẽ bị
ảnh hưởng lớn dưới tác động của cạnh tranh quốc tế cũng như quá trình cải cách hệ
thống doanh nghiệp Nhà nước. Cơ cấu thu ngân sách sẽ có những biến đổi đáng kể,
một mặt do sự biến động trong những nguồn thu nói trên, mặt khác do các cải cách sẽ
được thực hiện trong hệ thống chính sách thuế. Đồng thời, sự chuyển dịch cơ c u kinh

tế và những thay đổi của thị trường trong điều kiện hội nhập cũng sẽ làm thay đổi
nguồn thu giữa các địa phương, các khu vực kinh tế, giữa các lĩnh vực hoạt động; từ
đó có những tác động lớn đến sự biến động của nguồn thu và cơ cấu thu ngân sách
Nhà nước.

Nhóm 9

Page 6


Học phần Thuế

Nhóm 9

Page 7


Học phần Thuế

Đề tài 4: Trình bày cách thức kê khai, thủ tục và các mẫu tờ khai thuế thu nhập
doanh nghiệp? Việc thực thi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang gặp
những vướng mắc gì?
1. Kê khai thuế TNDN.
1.1. Trách nhiệm nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN.


Người nộp thuế nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý thuế trực




tiếp.
Nếu người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp
hồ sơ kê khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý



trực tiếp đơn vị trực thuộc.
Nếu người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc đơn vị trực thuộc
đó không phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN. Khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người
nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tai trụ sở chính cả phần phát sinh taijddown vị

trực thuộc.
• Nếu người nộp thuộc có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch
toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố tực thuộc trung ương khác với địa
bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế
có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính


và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành
viên phải kê khai nộp thuế TNDN đối với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành

viên.
• Nếu đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung
của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh
khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý tực tiếp đơn
vị thành viên.
Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập
đoàn kinh tế, công ty cần phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.

1.2. Khai thuế TNDN.
Khai thuế TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai
quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển

Nhóm 9

Page 8


Học phần Thuế
đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN. Một số trường hợp cụ thể được kê khai thuế
như sau:
• Khai thuế tNDN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động
sản.
• Khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh
doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài)
mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ


hoạt động cchuyeenr nhượng vốn.
Khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịc vụ áp dụng đối
với đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối
tượng chiuk thuế TNDN mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không
hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh (không bao
gồm trường hợp khai thuế TNDN tạm tính quý dành cho người nộp thuế khai theo tỷ
lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu).
1.3. Khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý là Tờ khai thuế TNDN quý theo mẫu
01A/TNDN.
Trường hợp người nộp thuế không kê khai được chi phí thực tế phát sinh của

kỳ tính thuế áp dụng Tờ khai thuế TNDN quý theo mẫu số 01B/TNDN. Căn cứ để tính
TNDN trong quý là tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước liền kề.
Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra và tỷ lệ thu nhập chịu
thuế trren doanh thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế khác với tỷ lệ
người nộp thuế đã kê khai, thì áp dụng theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan
thuế.
Trong năm tính thuế TNDN, DN chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai
thuế TNDN tạm tính theo quý ổn địnhcả năm theo mâuz 01A/TNDN hoặc
01B/TNDN. Trường hợp DN mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì phải kê khai thuế

TNDN tạm tính quý theo mẫu 01A/TNDN.
2. Thủ tục nộp thuế TNDN.
• Bước 1: Người nộp thuế chuẩn bị số liệu, lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế chậm
nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
• Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, xử lý và theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế.
• Bước 3: Người nộp thuế tự nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo số thuế đã kê
khai.
Nhóm 9

Page 9


Học phần Thuế
3. Các mẫu tờ khai.


Tờ khai thuế TNDN mẫu số 01A/TNDN trong trường hợp người nộp thuế kê khai

được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.

• Tờ khai thuế TNDN mẫu số 01B/TNDN trong trường hợp người nộp thuế không kê
khai được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.
• Phụ lục Doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mẫu 011/TNDN (trường hợp người nộp thuế khai thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển quyền thuê đất).
• Tờ khai thuế TNDN mẫu số 02/TNDN dùng cho tổ chức kinh doanh khai thuế TNDN
từ chuyển quyền sử dụng đất,chuyển quyền thuê đất.
• Tờ khai thuế TNDN mẫu số 03/TNDN trong trường hợp quyết toán thuế TNDN trong
đó :
-

Mẫu 03-1A dành cho tổ chức sản xuất,thương mại,dịch vụ
Mẫu 03-1B dành cho ngân hàng,tổ chức tín dụng
Mẫu 03-1C dành cho công ty chứng khoán,quản lý quỹ đầu tư chứng



khoán
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 04/TNDN dùng cho tổ chức tính thuế thu nhập theo tỷ lệ






thu nhập trên doanh thu.
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 05/TNDN đối với tiền hoa hồng đại lý
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 06/TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 08/TNDN dùng điều chỉnh,bổ sung thông tin đăng kí thuế
Tờ khai thuế TNDN mẫu số 09/TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động
sản

4. Việc thực thi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay đang gặp những vướng

mắc:
4.1.

Doanh nghiệp bị truy thu thuế oan vì chính sách thay đổi liên tục.

Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi liên tục khiến nhiều
doanh nghiệp được ưu đãi trước đây nay rơi vào tình cảnh dở khóc vì bị truy thu
và phạt tiền thuế với số tiền lớn.
Giữa tháng 10.2013, Cục Thuế TP.HCM đã ra quyết định truy thu gần 75 tỉ
đồng tiền thuế và phạt vi phạm hành chính hơn 42 tỉ đồng (giai đoạn 2009 - 2012) đối
với Công ty CP nhựa Bình Minh (BMP) vì cho rằng doanh nghiệp (DN) này kê khai
sai, dẫn đến thiếu số thuế thu nhập DN (TNDN) phải nộp.
Trước đó, Công ty CP nước giải khát Chương Dương (SCD) cũng bị cơ quan
thuế truy thu 6,89 tỉ đồng thuế TNDN vì cho rằng kê khai giảm 50% trong năm 2009 2010 và phạt chậm nộp từ ngày 1.1.2009 đến ngày 28.8.2013 số tiền 3,7 tỉ đồng, tổng
cộng là 10,5 tỉ đồng.

Nhóm 9

Page 10


Học phần Thuế
Cả nước hiện nay có khoảng 100 DN rơi vào tình trạng giống như trên. Điều
đáng nói là hầu hết các trường hợp này đều không “tâm phục khẩu phục” bởi họ cho
rằng đã thực hiện chính sách ưu đãi thuế theo đúng công văn hướng dẫn của Bộ Tài
chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh, thành nhưng nay lại bị truy thu và phạt.
Nguyên nhân khiến hàng trăm công ty bị truy thu, xử phạt thuế với số tiền lớn
nói trên là do những quy định bất nhất về thuế. Cụ thể, theo Công văn 11924 của Bộ

Tài chính ban hành năm 2004 thì các tổ chức niêm yết lần đầu được giảm 50% số thuế
TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi niêm yết. Nếu đang trong thời gian được miễn
thuế TNDN theo luật Thuế TNDN thì thời gian hưởng ưu đãi do niêm yết lần đầu
được tính kể từ khi kết thúc thời gian miễn thuế TNDN.
Nhưng đến tháng 9.2006, Bộ Tài chính ban hành Công văn 10997 bãi bỏ ưu đãi
giảm 50% thuế TNDN đối với công ty niêm yết lần đầu. Năm 2008, ưu đãi 50% cho
các công ty niêm yết lần đầu lại được khôi phục theo đề nghị của Bộ Tài chính với
Thủ tướng Chính phủ. Ngày 14.1.2010, Tổng cục Thuế lại ban hành công văn cho
phép "gộp" cả 2 ưu đãi thuế nói trên cho các công ty niêm yết lần đầu giai đoạn 2004 2006. Nhưng đến ngày 19.8.2011, Tổng cục Thuế tiếp tục ra Công văn 2924 với nội
dung, nếu đến năm 2008 DN vẫn chưa kê khai hưởng ưu đãi giảm 50% số thuế TNDN
phải nộp do có chứng khoán niêm yết lần đầu thì từ năm 2009 sẽ không được hưởng
ưu đãi giảm 50% số thuế này...
Với sự thay đổi liên tục như vậy, hàng loạt công ty dù không cố ý cũng đã sai
phạm và hậu quả là bị truy thu, xử phạt.
Chính sách ưu đãi lúc thì cho giảm, lúc lại không cho, lúc thì yêu cầu DN tính
gộp lại nhưng lúc thì tách ra đã gây khó khăn cho DN và ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của DN.
4.2.

Bất hợp lý trong tính thuế TNDN.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bao giờ cũng có một loại chi phí như
chi phí tiếp khách, chi phí giao lưu, làm từ thiện xã hội... Những chi phí này khi quyết
toán thường bị ngành thuế gạt ra. Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp tự nhiên bị
tăng lênChi phí thực tế của doanh nghiệp không được trừ khiến lợi nhuận sổ sách tăng
lên và cuối cùng thuế TNDN phải nộp sẽ tăng. Việc thuế TNDN 25, 23 hay 20%
không phải quan trọng nhất mà thu nhập được tính thế nào để chịu thuế mới là điều
quan trọng.
Nhiều chi phí không được trừ nên mức thuế doanh nghiệp phải nộp lên tới 40,
50% lợi nhuận thực tế. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để hợp pháp hoá

các chi phí mà thuế không cho trừ.
Hiện nay, một khoản thuế của doanh nghiệp chỉ được thuế cho trừ nếu đáp ứng
được 3 điều kiện. Thứ nhất, khoản chi phí phải có thực chi và phải có liên quan đến
sản xuất kinh doanh. Thứ 2, khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo luật thuế quy
định. Điều kiện thứ 3, nếu lọt vào danh sách không bao giờ cho trừ hết dù có thỏa mãn
2 điều kiện đầu cũng không bao giờ được trừ.
Nhóm 9

Page 11


Học phần Thuế
Việc quy định chi phí nào được trừ, chi phí nào không cũng nên rõ ràng trong
luật để các cấp dễ dàng thực hiện, tránh xảy ra tiêu cực.
Tình trạng doanh nghiệp phải nộp thuế quá nhiều do chi phí thực tế không
được trừ rất phổ biến khiến tình trạng lách luật để hạn chế mức thuế phải nộp cũng rất
nhiều. Số liệu sai khiến việc phân tích để quản lý, kiểm soát doanh nghiệp Việt Nam
không chuẩn.
4.3.

Sự bất bình đẳng về ưu đãi thuế của DN FDI, DNNN và DN tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn vào GDP, có vốn đầu tư toàn xã hội, sử
dụng nhiều lao động nhất. Tăng trưởng ổn định và bền vững kể cả trong giai đoạn
kinh tế khó khăn. Có hiệu quả đầu tư tốt hơn, chủ yếu sử dụng vốn tự có nhưng lại
nhận được ít ưu đãi hơn.
Cụ thể về mặt pháp lý, chính sách không thấy sự phân biệt đối xử giữa doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân nhưng xét từ bản chất
của các quy định và trường hợp cụ thể, dễ dàng nhận thấy những khác biệt trong ưu
đãi đầu tư giữa 3 khu vực.

Theo đó, khối các doanh nghiệp FDI được ưu đãi lớn về thuế thu nhập doanh
nghiệp. Mức miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa là 4 năm và giảm 50% trong 9
năm tiếp theo. Trong thực tiễn, chưa tìm được trường hợp nào doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam được hưởng mức miễn giảm vượt khung này.
4.4.

Hiện tượng chuyển giá, trốn thuế tại các DN.

Theo báo cáo của Thanh tra Tổng cục Thuế, trong năm 2013, ngành thuế đã tập
trung nhân lực vào công tác trọng tâm chống chuyển giá đối với các DN FDI có giao
dịch liên kết, liên tục khai lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Kết quả thanh tra, kiểm tra tại 2.110 DN đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỉ
đồng, giảm khấu trừ 136,95 tỉ đồng. Đặc biệt thanh tra thuế đã buộc DN phải giảm lỗ
lên tới hơn 4.192 tỉ đồng. Theo đánh giá của thanh tra, số tiền truy thu chủ yếu tập
trung ở khu vực DN FDI (chiếm 40% tổng số thu), tỷ lệ số thu bình quân trên 1 DN là
1,73 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số trên chỉ phản ánh một góc của bức tranh về thực trạng
trốn thuế của DN FDI. Báo cáo của 63 cục thuế, hơn 100 chi cục thuế trên cả nước
thực sự khiến không ít người phải giật mình. Cụ thể, kết quả thanh tra tại 870 DN FDI
có tới 720 DN vi phạm. Đáng lưu ý là tại một số đơn vị, tỷ lệ vi phạm lên đến 100%
như Cục thuế Bắc Giang thanh tra 16 DN thì cả 16 đều vi phạm. Tỷ lệ này diễn ra
tương tự tại Hòa Bình (16/16), Gia Lai (15/15)…Tại một số tỉnh, thành khác dù không
đến 100% nhưng tỷ lệ này cũng rất lớn như Hà Nội thanh tra 332 DN thì phát hiện có
326 đơn vị vi phạm, số tiền giảm lỗ hơn 1.500 tỉ đồng, truy thu, phạt, truy hoàn gần
498 tỉ đồng. TP.HCM thanh tra 193 DN FDI, có tới 164 DN vi phạm, giảm lỗ hơn 870
tỉ đồng và truy thu, phạt gần 173 tỉ đồng. Còn tại 1.240 DN bị kiểm tra, có tới 942 DN
vi phạm. Cục thuế Bắc Giang kiểm tra 106 DN có 106 DN vi phạm, tỷ lệ này cũng

Nhóm 9

Page 12



Học phần Thuế
xảy ra tại Đồng Nai 39/39, Gia Lai 30/30, Hải Phòng 45/45, Thái Nguyên 46/46,
Quảng Ngãi 80/80…
Hành vi vi phạm, thủ đoạn của các DN FDI đã được lực lượng thanh tra làm rõ.
Cụ thể, quá trình thu thập các thông tin, dữ liệu, thanh tra phát hiện các nhà đầu tư
nước ngoài thường góp vốn vào DN trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc
hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Bằng
cách này đã giúp nâng khống giá trị vốn góp, gây thất thu cho ngân sách và bất lợi cho
DN trong nước. Một hình thức chuyển giá khác được các DN FDI áp dụng là bán
hàng hóa, nguyên vật liệu cho các bên có quan hệ liên kết với giá thấp hơn nhiều so
với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết. Theo đánh giá của một lãnh đạo
Bộ Tài chính, đây là hành vi phổ biến nhất. Bởi với lợi thế nắm giữ phần vốn lớn tại
các DN VN, bên liên kết nước ngoài có quyền định đoạt giá chuyển giao hàng hóa,
nguyên liệu để chuyển được nhiều lợi nhuận trước thuế ra nước ngoài. Bên cạnh đó,
một hình thức chuyển giá khác thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh cũng
được các nhà “ảo thuật” FDI vận dụng. Hành vi này thông qua giá bán hàng hóa dịch
vụ xuất khẩu cho nước ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty mẹ với giá bán
hoặc giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN FDI
liên tục lỗ nhiều năm. Để tiếp tục hoạt động và mở rộng kinh doanh, công ty mẹ thực
hiện hình thức hỗ trợ vốn hoặc cho vay không tính lãi.

Nhóm 9

Page 13


Học phần Thuế
4.5.


“Rào cản " trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quá cao so với các quốc gia
trên thế giới, chi phí quảng cáo, khuyến mãi bị khống chế khiến DN trong nước không
đủ sức cạnh tranh với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là hai đề xuất được các hiệp
hội DN khẩn thiết kiến nghị sửa đổi tại buổi tọa đàm "Góp ý cho dự thảo sửa đổi Luật
Thuế TNDN" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày
9-4 tại Hà Nội.
Dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi đang được hoàn thiện để trình Quốc hội
thông qua trong kỳ họp đầu tháng 5 tới. Theo phản ánh của cộng đồng DN, việc sửa
đổi luật thuế này sẽ khuyến khích DN "nói thật", đồng thời hỗ trợ DN có thêm nguồn
lực tài chính để phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng trong bối cảnh sức mua giảm
mạnh. Song vẫn còn 2 kiến nghị liên quan đến mức thuế TNDN và quy định áp trần
khống chế chi phí quảng cáo cần được sửa đổi. TS Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp
hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, đầu mối tổng hợp kiến nghị từ cộng đồng DN cho biết,
Dự thảo đã có nhiều điểm "nới" hơn so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, nếu so với
một số quốc gia trên thế giới, thuế suất của ta còn cao và chưa thực sự cạnh tranh. Tại
Singapore và Đài Loan (Trung Quốc), thuế suất chỉ ở mức 17%. Hồng Công (Trung
Quốc) áp dụng thuế suất 16,5% từ năm 2008. Thái Lan áp dụng thuế suất TNDN phổ
thông 20% từ ngày 1-1-2013.
Các Hiệp hội DN kiến nghị, chi phí khuyến mãi, quảng cáo cần được nâng lên
15-20%/tổng doanh thu của DN và tiến tới dỡ bỏ việc khống chế. Quy định nêu tại Dự
thảo sẽ gây thiệt hại cho DN trong nước bởi số thực chi cho hoạt động quảng cáo, tiếp
thị thường cao hơn nhiều mức cho phép. Việc khống chế chi phí quảng cáo sẽ gây ra
tình trạng bất bình đẳng giữa DN trong nước với DN FDI, bởi họ thường được hỗ trợ
từ công ty mẹ ở nước ngoài khi thực hiện chiến lược đầu tư nhãn hiệu nên không bị
hạn chế chi phí này. Theo khảo sát của Bộ Tài chính tại 50 nước, hiện chỉ có Việt Nam
và Trung Quốc khống chế chi phí quảng cáo của DN. Nhưng Trung Quốc cho phép
mức 15%/tổng doanh thu và được chuyển sang năm tiếp theo nếu vượt quá mức trần.

Ngoài ra, ngành mỹ phẩm và dược phẩm nước này được áp dụng chi phí 30%/tổng
doanh thu… Trong suốt 14 năm thực hiện Luật Thuế TNDN, cộng đồng DN đã tổ
chức nhiều buổi đối thoại, kiến nghị sửa đổi, nhưng sau kỳ sửa đổi năm 2008, nhiều
vướng mắc vẫn tồn tại, gây trở ngại đáng kể đến hoạt động SXKD.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, những khó khăn kinh tế đã
khiến hàng chục nghìn DN thua lỗ, phá sản trong năm 2012. Vì vậy, việc áp dụng mức
thuế suất thuế TNDN hợp lý, cho phép áp dụng chi phí quảng cáo phù hợp sẽ giúp DN
có thêm nguồn lực tài chính vượt qua khó khăn và đóng góp tích cực cho ngân sách.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tồn kho lớn, sức mua giảm. Ông Vũ Vinh
Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị TP Hà Nội cho rằng, cơ chế tính thuế hiện nay không
khuyến khích DN "nói thật". Trên thực tế, có đến 80% DN nhỏ và vừa lách thuế và
trốn thuế. Ông nêu ví dụ của siêu thị Unimart, với mặt bằng 750m2, 2 tầng ở phố
Phạm Ngọc Thạch, trung bình mỗi năm nộp các loại thuế là 12 tỷ đồng. Trong bối
cảnh sức mua giảm mạnh so với năm trước, bình quân một giỏ hàng vào siêu thị từ
300.000 đồng giảm còn 270.000 đồng kèm theo chi phí tiền lương, bảo hiểm cho nhân
Nhóm 9

Page 14


Học phần Thuế
viên, DN thực sự khó chống đỡ. Trong bối cảnh sức mua yếu, tồn kho lớn, bài toán là
giảm thuế để kích cầu chứ không phải kích cung". Ghi nhận những ý kiến của cộng
đồng DN, song Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên chỉ
rõ, khi đưa ra mức thuế suất thuế TNDN sửa đổi và quy định khống chế trần quảng
cáo, Ban soạn thảo cũng có những lập luận chặt chẽ. Trong bối cảnh nước ta đang nỗ
lực cải cách hệ thống thuế, việc siết chặt những quy định nhằm hài hòa quyền lợi của
Nhà nước, DN và người tiêu dùng là cần thiết. Mặc dù còn nhiều ý kiến xung quanh
mức thuế suất, song khảo sát của VCCI cho thấy, những năm gần đây, nếu áp dụng các
ưu đãi của Nhà nước về thuế TNDN, thuế suất DN thực nộp chỉ ở mức 17-18%, thấp

hơn mức đề xuất 20% mà cộng đồng DN kiến nghị. Ý kiến của cộng đồng DN sẽ
được ghi nhận và phản ánh với các đại biểu trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới.
Đối với việc bỏ quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị của DN, việc siết chặt
quản lý là cần thiết. Bởi thực tế câu chuyện giá sữa liên tục tăng thời gian qua với lý
do tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị là minh chứng đáng lưu tâm. Vì vậy, song song với
việc siết chặt các quy định nhằm hạn chế tình trạng thất thu ngân sách, cơ quan chức
năng cần từng bước sửa đổi phương thức quản lý cho phù hợp, qua đó góp phần tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng cho DN.
Vì vậy cần thiết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% . Tại buổi Tọa
đàm Góp ý cho Dự thảo Luật thuế thu nhập sửa đổi do VCCI và Hiệp hội các Nhà bán
lẻ Việt Nam (AVR) tổ chức tại Hà Nội ngày 9/4/2013, kiến nghị giảm thuế suất phổ
thông về 20% so với dự thảo, tăng mức doanh thu để xác định DN vừa và nhỏ lên 100
tỷ đồng, dỡ bỏ hoặc thay đổi quy định khống chế quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại
trong Luật Thuế thu nhập DN (TNDN) sửa đổi của các Hiệp hội ngành hàng (trong đó
có VASEP) đã được đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ủy ban Tài chính Ngân sách
của Quốc hội ghi nhận nhưng chưa hoàn toàn đồng tình.

Nhóm 9

Page 15


Học phần Thuế

Nhóm 9

Page 16




×