Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

vi phạm bản quyền phần mềm ở việt nam – chuyện không của riêng a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.42 KB, 10 trang )

Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM

BÁO
CÁO
KINH

PHÁT
TRIỂN

DANH

SÁCH

NHÓM 3
1.

Nguyễn

Minh

2.

Nguyễn

Thi

Tâm

Ngọc Diễm
3.
4.


5.

Vũ Minh Hạnh
Trần Nguyễn Phương Uyên
Lê Hoài Trung

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THANH MINH


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM

CHỦ ĐỀ: VI PHẠM BẢN QUYỀN
PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM –
CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI
1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Ai trong mỗi chúng ta đều có riêng cho mình một cuốn sách gối đầu. Ai
trong mỗi chúng ta đều có một bài nhạc quen thuộc mà mỗi lần nghe là chạm vào
tiềm thức mình.
Hoặc xa hơn là các ý tưởng kinh doanh, các phát minh công nghệ để có thể
đóng góp cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng chắc có lẽ chẳng ai trong chúng ta
quan tâm tới việc: đằng sau cuốn sách đó là tác giả nào ? Là đội ngũ nào hay việc
tạo nên một bài nhạc phải mất bao lâu, mất kì công đến thế nào… Tất cả chẳng tự
dưng mà có, ấy vậy, chúng ta sử dụng những thành quả đó, những công sức đó
một cách dửng dưng, một cách như thể là của mình tạo ra vậy.
Đến với Việt Nam, khi mà cái đói, cái nghèo chỉ dứt chúng ta được vài ba
chục năm. Đất nước ta đang đi từng bước dài chậm chạp trên con đường phát
triển, hội nhập với năm châu. Vấn đề bản quyền, vấn đề bảo vệ các phát minh sáng
chế đó thì thật là một đề tài đáng nói, một đề tài sôi nổi mà mỗi chúng ta, mỗi
người trẻ, mỗi người chính là chủ nhân tương lai của đất nước phải quan tâm tới.



Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
2. KHÁI NIỆM VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM

Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ: Vi phạm bản quyền là cái gì ?
Khi nhắc đến vi phạm ta thường nghĩ ngay đến những điều trái với pháp luật, trái
với lối sống, lỗi suy nghĩ của mỗi chúng ta và đã được qui thành luật định. Và đối
với vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm cũng thế, cũng có những qui định rất rõ
ràng, đó chính là:
- Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy
vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp (thường là 20 năm). Ở đây cần lưu
ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để
chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia
khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
- Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả
của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn
định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền.
• Ở Việt Nam, khi mà quy chế pháp luật còn lõng lẽo, vấn đề vi phạm bản quyền rất
dễ xảy ra và khó kiểm soát được. Theo thống kê sơ bộ của Liên Minh Phần Mềm
BSA, thì trên thế giới có khoảng 35% số máy tính trên thế giới là sử dụng phần
mềm lậu, nhưng tổng thiệt hại lên tới 35,6 tỷ USD/năm. Việt Nam và Zimbabwe là
2 quốc gia đứng đầu bản vi phạm bản quyền với tỷ lệ là 90%, thứ nhì là Indonesia
với 87%, Trung Quốc và Pakistan hạng 3 với 86%.
Cũng theo BSA, 90% tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam chỉ là con số được công
khai, ước tính thiệt hại 50 triệu USD mỗi năm. Thực tế, tỷ lệ này còn cao hơn vì
đây chỉ mới là con số tính được dựa trên phần mềm Microsoft, các máy tính cá
nhân có sử dụng hệ điều hành Microsoft Window và Microsoft Office, mà chưa kể
đến các phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho máy tính khác…
• Vậy tại sao, một nước nhỏ như Việt Nam mà lại có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần

mềm thuộc hàng cao nhất thế giới (90%) ?



Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
3. THỰC TRẠNG

Thực trạng của nước ta hiện nay là sờ đâu cũng thấy vi phạm bản quyền
phần mềm, kể cả ở các cơ quan Nhà nước. Nếu chính phủ cứ quyết định “PHẠT”,
thì sờ đâu cũng sẽ “PHẠT”, và sẽ liên tiếp “PHẠT”. Phạt càng nhiều, thì số doanh
nghiệp….phá sản càng lớn, chứ không hề giúp gì cho việc hạn chế nạn vi phảm
bản quyền phần mềm ở Việt Nam. Nhưng nếu không áp dụng khung pháp lý
nghiêm khắc hơn, thì giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm sẽ ra
sao? Nếu chọn cách mua bản quyền Microsoft thì sẽ tốn một số tiền khổng lồ.
Theo tính toán của các chuyên gia, trong 5 năm tới, sẽ có khoảng 6tr PC mới được
sử dụng, có nghĩa là 3 tỉ USD cho bản quyền phần mềm thông dụng nhất này. Tức
là Nhà nước sẽ chi khoảng 1 tỉ USD cho một hợp đồng giá trị 3 năm.


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
4. THIỆT HẠI

Tệ nạn vi phạm bản quyền có những ảnh hưởng rất xấu về mặt kinh tế như
cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm trong nước, thất thu thuế
và các cơ hội việc làm của địa phương. Và nếu xét trên khía cạnh là một thị
trường IT đang trên đà phát triển, Việt Nam sẽ gặp những khó khăn rất lớn khi thu
hút đầu tư và vấp phải sự quan ngại của các nước khác trong khu vực và trên thế
giới
Tình trạng vi phạm bản quyền sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát
triển của lĩnh vực công nghiệp phần mềm – một trong những ngành được xem là

sẽ có mức đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Việc
xâm phạm bản quyền phần mềm sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của
ngành CNTT. Tệ nạn này không chỉ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu mà còn gây
ảnh hưởng tai hại đến chính người tiêu dùng các sản phẩm đó. Không những vậy,
sản phẩm được sản xuất ra tử sự vi phạm còn có khả năng ảnh hưởng dây chuyền
đến cả hệ thống sản xuất của một ngành, một địa phương. Mặt khác, vi phạm bản
quyền còn làm suy yếu cả nền Công nghiệp phần mềm Việt Nam vốn đã rất yếu:
các công ty không nhiệt tình đầu tư phát triển sản phẩm, chất xám bị phung phí vì
những người giỏi không muốn sáng tạo, thị trường mất đầu tư công nghệ cao của
nước ngoài, nhà nước mất tiền thuế
Khi CNTT và ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ngày càng phát triển,
việc phổ dụng trái phép các phần mềm máy tính không chỉ tạo ra sự thất nghiệp
cho các doanh nghiệp phần mềm, mà còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng
giữa các doanh nghiệp
Vi phạm bản quyền phần mềm không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, làm Nhà
nước thất thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của những người hoạt
động trong lĩnh vực phần mềm, khiến doanh nghiệp sản xuất phần mềm không thể
thu hồi vốn và tái đầu tư về tài chính lẫn nguồn lực để làm ra những sản phẩm tốt
hơn, mà còn làm tổn thương uy tín của Việt Nam


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
5. NGUYÊN NHÂN

Thứ nhất, do điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta cùng với ý thức chấp
hành pháp luật của người sử dụng. Đa số người kinh doanh nghĩ rằng mình kinh
doanh nhỏ lẻ nên không vi phạm quyền tác giả, bản quyền hoặc nhận thức ra hành
vi sao chép tràn lan của mình là vi phạm nhưng họ vẫn làm vì lợi nhuận. Lợi dụng
tình trạng này, không ít người thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng
tác giả, chủ sở hữu vì mục tiêu lợi nhuận cá nhân sẵn sàng sao chép, xuất bản lậu

những phần mềm không có bản quyền.
Thứ hai, với người tiêu dùng trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, kinh
tế eo hẹp, khó khăn, nhất là đối với học sinh, sinh viên, thay vì việc mua bản
quyền phần mềm với giá thành cao thì họ lựa chọn việc photocopy hay cài đặt
những phần mềm lậu. Ở Việt Nam thực trạng này diễn ra phổ biến, đa phần họ
không ý thức được mình đang vi phạm.
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thực
sự sát sao, nên việc sao chép, xuất bản lậu, cũng như quản lí các cá nhân, tập thể
kinh doanh loại hình dịch vụ này còn bị thả trôi nổi, quản lí lỏng lẻo.
Thứ tư, do công tác tự bảo vệ của chủ sở hữu tác phẩm chưa được chú
trọng. Phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền
lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc làm rõ các hành vi xâm phạm và hiểu
biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ
phận chuyên chăm lo về sở hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có
chiến lược về sở hữu trí tuệ, coi vấn đề sở hữu trí tuệ là bộ phận trong chiến lược
phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý
tài sản thông thường.


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
6. GIẢI PHÁP

+ Tìm hiểu tận gốc nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền, đặc biệt là
những nguyên nhân mang tính chất xã hội.
+ Các cơ quan Nhà nước phải đi tiên phong trong việc sử dụng phần mềm hợp
pháp.
+ Nâng cao nhận thức về sử dụng các tài liệu, phần mềm có bản quyền ở mọi cấp
độ.
+ Chúng ta cần có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT ) mạnh mới có
thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước

+ Chính phủ xác định quan điểm về sở hữu trí tuệ thật rõ ràng. Xây dựng môi
trường pháp lý cho lĩnh vực phần mềm với các điều luật nghiêm minh và thực chặt
chẽ.
+ Về phía cơ quan nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các văn bản
vi phạm pháp luật về quyền SHTT theo hướng thống nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng và
có tính răn đe cao hơn.


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
7. QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ VẤN ĐỀ

Khi một phần mềm được sáng tạo ra bởi một tác giả nào đó, chúng ta sẽ có
hai hướng để đón nhận sự sáng tạo ấy. Hướng thứ nhất là sử sụng những bản copy
của những phần mềm ấy và lẽ dĩ nhiên tác giả sẽ không nhận được một khoản tiền
nào xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Hướng thứ 2 đó là chúng ta mua lại
bản quyền của phần mềm đó và đó cũng là cách chúng ta “trả lương” cho tác giả –
một phần lương cực kì xứng đáng
Dưới góc nhìn của những người sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường,
nhóm mình xin đưa ra quan điểm của nhóm về vấn đề này. Nhóm mình ủng hộ
quan điểm nên mua lại bản quyền của những phần mềm đã được sáng tạo ra bởi
một tác giả nào đó. Vì sao chúng ta lại phải mua lại? Thứ nhất việc chúng ta mua
lại hay nói cách khác là gián tiếp trả lương cho tác giả là một việc làm vô cùng cần
thiết và xứng đáng cho những công sức mà tác giả đó bỏ ra. Thứ hai, việc chúng ta
sẵn sàng chi trả một số tiền khi sử dụng phần mềm của người khác tạo ra còn thể
hiện sự tôn trọng của mình với tác giả, những người đã tốn rất nhiều công sức tạo
ra nhiều thành tựu tuyệt vời để chúng ta được phép thừa hưởng. Và nếu chúng ta
làm được những điều ấy chắc chắn sẽ tạo nên một tổng thể một xã hội vô cùng văn
minh và ngày càng phát triền
Có thể các bạn sẽ có suy nghĩ rằng đa số sinh viên đều đã phải chi trả nhiều
khoản tiền cho cá nhân rồi thì làm sao có đủ khả năng để chi trả thêm khi sử dụng

những phần mềm như thế này nữa. Tuy nhiên nhóm mình mong rằng các bạn hãy
suy nghĩ và tiếp cận vấn đề ở một độ sâu hơn nữa. Giả sử các bạn là người tạo ra
một sản phẩm một thành tựu nào đó cho mọi người sử dụng, sản phẩm của các bạn
rất nổi tiếng đấy và cũng được rất nhiều người sử dụng đấy, thế nhưng bạn lại
không nhận được bất cứ phần thưởng nào xứng đáng cho công sức mà bạn đã bỏ
ra, bạn liệu có chấp nhận điều đó được không? Với câu hỏi này, nhóm mình tin
rằng ai trong chúng ta cũng đều đã có câu trả lời của riêng mình.


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM
8. TỔNG KẾT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống với lĩnh vực khoa học công nghệ ngày càng phát triển, bản
thân chúng ta là sinh viên – những người có vô vàn những cơ hội được tiếp cận
với nhiều loại phần mềm khác nhau, nhóm mình cho rằng tất cả chúng ta đều cần
phải tự xây dựng ý thức sử dụng phần mềm cho chính bản thân mình, hơn hết là
cùng chung tay tạo nên một cộng đồng thật văn minh và hiện đại.


Trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM



×