Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.32 KB, 18 trang )

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm
Công nghiệp phần mềm là một lĩnh vực mới được hình thành trên thế giới
đầu những năm 80 của thế kỷ trước, được quan tâm nghiên cứu áp dụng tại Việt
Nam từ đầu năm 2000. Mặc dù mới có quá trình hình thành và phát triển khá
ngắn ngủi, CNPM vẫn nhanh chóng được khẳng định là một trong các lĩnh vực
kinh tế có tiềm năng phát triển rất nhanh, đóng vai trò rất quan trọng trong
Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) của Việt
Nam.
Khái niệm phần mềm (software) đã được sử dụng ở nước ta từ hơn 10 năm
nay, để phân biệt với khái nhiệm phần cứng (hardware) là các thiết bị - máy
tính. Hiểu một cách nôm na thì phần mềm là những chương trình điều khiển,
được cài đặt bên trong máy tính, giúp người sử dụng ra lệnh cho máy tính, bằng
những tín hiệu tương thích để máy tính có thể hiểu được. Nhờ có phần mềm,
máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người sử dụng yêu cầu. Không
có phần mềm, máy tính sẽ mất giá trị sử dụng. Phần mềm do con người viết ra
để phát huy hiệu quả máy tính, nên làm phần mềm đòi hỏi một hàm lượng chất
xám cao, là một trong những lĩnh vực quan trọng của công nghệ cao.
Nhận thức về phần mềm và giá trị của chúng ngày càng trở nên phổ biến
trong đời sống xã hội nước ta. Tuy nhiên chỉ từ đầu năm 2000, khái niệm phần
mềm mới được Luật hoá trong Nghị định 76/CP về hướng dẫn thi hành Bộ luật
Dân sự và Quyết định 128/QĐ-TTg về phát triển CNPM.
Theo Khoản 1, Điều 2 c Quyết định 128, khái niệm phần mềm được
hiểu là:
Chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin
số hoá:
a) Chương trình là một tập hợp của các lệnh, câu lệnh được mô tả bằng bất
kỳ ngôn ngữ, mã hay hệ thống ký hiệu nào và được thể hiện hoặc lưu trữ trong
các vật mang tin (có hoặc không kèm theo các thông tin liên quan), được dùng
trực tiếp hoặc dùng gián tiếp sau khi qua một hoặc cả hai khâu sau:
- Chuyển đổi sang một ngôn ngữ, mã, hệ thống ký hiệu khác;


- Tái tạo sang một vật mang tin khác; làm cho một dụng cụ có khả
năng xử lý thông tin thực hiện một số chức năng nào đó
b) Tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ là tài liệu được thể hiện
dưới bất kỳ dạng nào có nội dung mô tả chương trình, giới thiệu, hướng dẫn
cách cài đặt, sử dụng, nâng cấp, sửa lỗi hoặc các hướng dẫn khác liên quan đến
sử dụng và khai thác chương trình.
c) Nội dung thông tin số hoá bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng
điện tử số hoá;
-Sưu tập tác phẩm số hoá là sưu tập tác phẩm được lưu trữ dưới
dạng điện tử số hoá.
CNPM là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao. Phát
triển CNPM là một bộ phận quan trọng trong phát triển Công nghiệp CNTT, là
một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng chính sách, quy hoạch, kế
hoạch phát triển CNTT-TT ở quy mô quốc gia cũng tại nhiều địa phương, trong
đó có Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo Chiến lược Phát triển CNTT-TT của Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt
đầu tháng 10/2005, CNTT-TT dựa trên 4 trụ cột chính là Ứng dụng CNTT, Nhân
lực CNTT, Hạ tầng Viễn thông-Internet và Công nghiệp CNTT. Phát triển CNPM,
một bộ phận quan trọng của Công nghiệp CNTT, không thể tách rời việc phát
triển ba trụ cột khác của CNTT-TT là ứng dụng (có liên quan đến thị trường),
nguồn nhân lực (có liên quan đến con người), hạ tầng viễn thông-Internet (có
liên quan đến các cơ sở vật chất) và hệ thống các chính sách, cơ sở pháp lý (có
liên quan đến chức năng quản lý của Nhà nước).
2. Các yếu tố để phát triển CNPM
Tại một hội thảo tại Bắc Kinh năm 2002, Bill Gates, Chủ tịch Công ty
Microsoft, cho rằng để phát triển CNPM cần hội tụ 4 yếu tố :
- Thị trường : vai trò của thị trường không chỉ đơn giản là nơi tiêu thụ
sản phẩm phần mềm mà quan trọng hơn là nơi tạo ý tưởng cho các sản phẩm,
giải pháp phần mềm mới. Câu hỏi của các DNPM không chỉ đơn thuần là “có

thể tiêu thụ sản phẩm phần mềm ở đâu ?” mà phải là “sản phẩm phần mềm nào
có thể tiêu thụ được ?”.
- Nhân lực : với ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám đậm đặc, vai
trò của nguồn nhân lực với chất lượng cao và số lượng đủ lớn là rất quan trọng.
Nhân lực ở đây bao gồm cả nhân lực kỹ thuật lẫn nhân lực quản lý.
- Tài chính : giống như mọi ngành kinh tế khác, tài chính là nhiên liệu
cho cỗ máy của CNPM và các DNPM vận hành.
- Công nghệ : Phần mềm là ngành công nghệ cao, có tốc độ đổi mới rất
nhanh. Công nghệ ở đây cũng được hiểu là cả công nghệ kỹ thuật lẫn công nghệ
quản lý. Vai trò của công nghệ không chỉ là cho phép tạo ra các sản phẩm-dịch
vụ mới mà chủ yếu là cho phép tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao
động đồng nghĩa với tăng lợi nhuận và tạo ưu thế cạnh trạnh - chủ yếu thực
hiện thông qua nghiên cứu - triển khai và chuyển giao công nghệ.
Mỗi một quốc gia, một địa phương hay một DNPM khi phát triển đều phải
dựa trên 4 yếu tố mang tính chất nội lực nêu trên, tuy nhiên để có thể phát huy
được, 4 yếu tố trên cần được đặt trong môi trường thuận lợi (về kinh tế, văn hoá,
xã hội, pháp lý, cơ sở hạ tầng) mang tính chất nền tảng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển CNPM gọi đây Mô hình 4/1
Thị trường Nhân lực Tài chính Công nghệ
CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
KINH TẾ , VĂN HOÁ,XÃ HỘI, PHÁP LÝ, CƠ SỞ HẠ TẦNG
3. Chính sách và các yếu tố liên quan đến chính sách phát triển
CNPM
Các chính sách quan trọng nhất của Việt Nam nhằm phát triển CNPM đã
được ban hành khá chi tiết và cụ thể từ đầu năm 2000, bắt đầu bằng Nghị quyết
07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 về xây dựng và phát triển CNPM giai đoạn
2000-2005, và sau đó là hàng loạt các văn kiện quan trọng khác của Đảng,
Chính phủ, thông tư của các bộ ngành có liên quan: Chỉ Thị 58-CT/TW ngày
17/10/2000 của Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong
sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005, Quyết định

128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 về một số chính sách và biện pháp khuyến
khích đầu tư và phát triển CNPM, Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày
24/05/2001 phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ Thị 58-CT/TW
của Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005, Quyết định 95/2002/QĐ-
TTg ngày 17/07/2002 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển
CNTT ở Việt Nam đến năm 2005…
Trên góc độ Mô hình 4/1, nhiều công việc đã được thực hiện để mỗi một
trong 4 yếu tố và môi trường nền tảng đều có những cải thiện đáng kể-tuy nhiên
dường như ngành CNPM vẫn không tăng trưởng nhanh như mong muốn; các
yếu tố khác trong Mô hình 4/1 vẫn chưa thực sự khởi sắc. Chúng ta hãy phân
tích sâu hơn các yếu tố có liên quan đến môi trường hoạt động của các DNPM
trong thời gian vừa qua.
3.1 Yếu tố hạ tầng
Hạ tầng Viễn thông-Internet
Điều 12 trong QĐ 128 (tháng 11/2000) nêu rõ: “cho phép các khu CNPM
tập trung được kết nối cổng ra Internet riêng với hệ thống Internet quốc tế để tất
cả các DNPM trong các khu vực này và các DNPM đăng ký dịch vụ Internet qua
các khu này có thể sự dụng đầy đủ và dễ dàng các dịch vụ Internet theo giá cạnh
tranh với các nước trong khu vực”
Đọc điều này, các khu CNPM tập trung rất phấn khởi, các DNPM nằm
trong và ngoài khu CNPM tập trung cũng phấn khởi. Tuy nhiên thực tế là quy
định trên đã không được thực hiện. Vụ việc liên quan đến Saigon Software Park
(SSP) kết nối trực tiếp Internet qua vệ tinh phải có sự can thiệp của chính phủ là
một minh chứng. Đến nay cũng mới chỉ có SSP và Softech Đà Nẵng được
quyền thử nghiệm kết nối Internet trực tiếp qua vệ tinh mà thôi, các DNPM nằm
ngoài các khu CNPM tập trung vẫn chưa được kết nối Internet qua các khu này.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng điều 12 trong QĐ 128 đã bị “bó hẹp” hơn trong
QĐ 81 (tháng 5/2001), bằng việc “bảo đảm kỹ thuật kết nối trực tiếp với Internet
quốc tế cho các khu CNPM tập trung” được giao về cho Tổng Công Ty Bưu

Chính Viễn Thông.
Xuất bản, xuất nhập khẩu phần mềm
Điều 13 trong QĐ 128 nêu rõ : “Bộ Văn hoá-Thông tin chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, cải tiến thủ tục để việc xuất bản, xuất
nhập khẩu phần mềm đặc biệt là chương trình, tài liệu mô tả chương trình và tài
liệu hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng không gây phiền hà, ách tắc, thiệt hại
cho tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan”.QĐ 81 nhấn mạnh lại một lần
nữa : “Bộ Văn Hoá – Thông tin hướng dẫn, cải tiến những quy định có liên quan
đến xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm”.
Thực tế thì đến nay các DNPM vẫn không được tự phát hành các sản phẩm
phần mềm dưới dạng đĩa CD do chính mình sản xuất ra. Các đĩa CD phần mềm
Made in Vietnam đều phải xin giấy phép thông qua một nhà xuất bản nào đó. Có
lẽ có rất ít ngành kinh tế mà sản phẩm của doanh nghiệp làm ra khi đưa ra thị
trường phải qua thủ tục nhiêu khê như vây. Phần nhập khẩu cũng vậy, nhập một
đĩa CD phần mềm trị giá 1000 USD từ nước ngoài (ở thời điểm tháng 6/2003)
vẫn có thề phải nộp thuế nhập khẩu 450 USD (45%) theo mã thuế nhập khẩu số
85243190 liên quan đến “CD để tái tạo hình tượng không phải âm thanh hoặc
hình ảnh”.
Sở hữu trí tuệ
Nghị quyết 07 nêu rõ “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ
quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong
lĩnh vực này”.Việc bảo vệ quyền tác giả là một cuộc chiến lâu dài nhằm từng
bước giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới.
Việc thực thi không nghiêm luật bản quyền đối với sản phẩm phần mềm thực
chất thể hiện việc không tôn trọng lao động chất xám đúng mức và tạo tâm lý
thiết lập một định mức tính giá làm phần mềm dưới ngưỡng hoà vốn.
Chúng ta vẫn biết không thể để tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở mức
cao như vậy được, vẫn biết nếu tỷ lệ này cao thì không thể có ngành CNPM
đúng nghĩa, tuy nhiên các năm qua Nhà nước chưa có biện pháp mạnh nào để

cải thiện tình hình này.
3.2 Yếu tố thị trường
Có 2 thị trường cơ bản cho các DNPM: thị trường gia công xuất khẩu ra
nước ngoài và thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm nội địa.
Thị trường nước ngoài
Các DNPM rất vui mừng với việc “Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có
liên quan tổ chức xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các DNPM trong
nước mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, đầu tư ra
nước ngoài và xuất khẩu lao động phần mềm” (NQ 07). Tuy nhiên cạnh tranh
với các nước khác không đơn giản.
Thị trường nội địa
Có thể chia thành 3 mảng: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cá
nhân. Cần nghiên cứu tìm hiểu xem các chính sách ban hành trong thời gian qua
đã góp phần phát triển các mảng thị trường này như thế nào ? Điều này sẽ được
thực hiện chi tiết trong mục 5 của chương.
Đối với thị trường trong nước, khởi sắc nhất có lẽ là thị trường phần mềm
cho các cơ quan quản lý nhà nước, với QĐ 112/2001 về Dự án Tin học hoá quản
lý hành chính Nhà nước đầy tham vọng và việc đưa chi tiêu cho CNTT nói
chung và phần mềm nói riêng vào “mục lục ngân sách Nhà nước” (Chỉ Thị 58),
cùng với hàng loạt quy định, thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cách thức
“tiêu tiền” cho các ứng dụng này. Tuy nhiên điều này gây ra thất vọng lớn cho
các DNPM là các năm vừa qua tốc độ giải ngân thực hiện đề án này quá chậm
chạp, thậm chí không giải ngân được. Những con số kế hoạch vài chục, vài trăm
tỷ đồng mà Nhà nước đưa ra dần đần mất đi tính kế hoạch nghiêm túc.
Việc nhà nước chậm giải ngân, không giải ngân nhiều cho CNTT được giải
thích là nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ đồng tiền của Nhà nước, chưa hoặc không
chỉ khi chưa có đủ các thủ tục cần thiết. Nhưng cũng cần thấy ở đây căn bệnh
chậm hoặc không giải ngân đã trở thành kinh niên, đang thu hẹp lại một mảng
thị trường khá lớn cho các DNPM. Thực ra thì Chỉ thị 58 cũng đã lường trước

×