Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN chuyên ngành kế toán hay, đầy đủ, chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.09 KB, 25 trang )

PHẦN MỘT: THÔNG TIN TÁC GIẢ VIẾT KINH NGHIỆM
- Họ và tên tác giả viết kinh nghiệm: NGUYỄN THỊ HẰNG
- Ngày, tháng, năm sinh: 01/11/1983
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - trường THCS An Thịnh – huyện Văn Yên –
tỉnh Yên Bái.
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Sinh - Hóa
- Đề nghị xét công nhận kinh nghiệm: Cấp cơ sở
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục đào tạo
- Tên kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giảng dạy bài tiến hóa trong chương trình
sinh học 7”

1


PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM
Chương I. Những vấn đề chung
1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị
Trường THCS An Thịnh nằm trên địa bàn thôn Trung Tâm – xã An Thịnh –
huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.
Nhà trường được thành lập từ năm 1989, đến nay (năm học 2015 - 2016) nhà
trường đã có bề dày truyền thống trong dạy và học. Năm học 2015 - 2016, trường
trung học cơ sở An Thịnh có 16 lớp với tổng số 555 học sinh và 34 cán bộ giáo
viên, nhân viên. Các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đều có trình
độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nên thuận lợi cho công tác giảng dạy.
Trong những năm gần đây do số lượng học sinh tăng lên, mà cơ sở vật chất
của nhà trường lại thiếu thốn đặc biệt là phòng học nên trong năm học 2015 - 2016
nhà trường vẫn phải tiến hành chia đều số lượng lớp để các em học 2 ca (Khối 8,9
học ca sáng, khối 6,7 học ca chiều) vì vậy mà nhiều giáo viên phải dạy cả 2 ca/ngày
rất vất vả về thời gian, kiến thức và đặc biệt một số giáo viên ở xa đi lại rất khó
khăn. Đồng thời nhà trường lại đóng trên địa bàn xã có địa hình tương đối rộng và
phân bố phức tạp, rải rác ở nhiều thôn bản xa với dân số đông, nhiều dân tộc cùng


sinh sống nên có nhiều nét văn hóa khác nhau đặc biệt xã hiện nay có trên 80%
người dân theo đạo Thiên Chúa, trình độ dân trí chưa cao, công việc lao động chủ
yếu theo nghề nông nên điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn vì vậy mà gây ảnh
hưởng đến hiệu quả giảng dạy của nhà trường.
Để vượt qua những khó khăn ở trên, trong những năm gần đây, nhà trường
đang có những bước tiến nhiều khởi sắc dặc biệt trong năm học 2014- 2015 nhà
trường đã đạt được danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”. Có được những thành
tích đó là do nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh
đạo Đảng ủy, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và đào tạo huyện Văn Yên,
của Chi bộ nhà trường.
1.1. Thuận lợi:
- Tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất.
- Trường luôn nhận được sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo của Đảng ủy, chính
quyền UBND xã An Thịnh, cũng như của Phòng GD&ĐT huyện Văn Yên,. Đồng

2


thời trường cũng nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể ở địa
phương và Ban đại diện phụ huynh học sinh của trường.
- Các đồng chí giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn nhận được sự
quan tâm, động viên của Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường và địa
phương. Đồng thời các giáo viên giảng dạy cũng luôn nêu cao tinh thần tự giác,
tích cực khắc phục khó khăn về phương tiện, cơ sở vật chất để phấn đấu dạy tốt.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ nhiệt huyết với nghề, có trình độ chuyên môn
vững vàng, ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đa số học sinh chăm ngoan, ham học hỏi có ý thức phấn đấu trong học tập.
- Chương trình sinh học 7 có 1 số tiết học về tiến hóa của động vật nên giúp
các em biết và tìm hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của từng loài động vật.
1.2. Khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng của nhà trường chưa ổn định, hệ thống bàn ghế học sinh còn
cũ hỏng nên có ảnh hưởng đến nề nếp, hoạt động dạy và học của nhà trường.
- Mặt bằng dân trí chưa cao, các phong trào học tập ở địa phương và chất
lượng học tập của một số học sinh còn thấp.
- Nội dung trong một bài dạy ở sinh học 7 thường rất dài, khó, trừu tượng và
nhiều bảng biểu so sánh mà thời gian cho một tiết học lại quá ít. Vì thế giáo viên
không thể liên hệ nhiều với thực tiễn và đi chi tiết từng nội dung được nên học sinh
rất khó hình dung kiến thức và không thể lĩnh hội nhanh, đủ lượng kiến thức mà
mình cần nắm được.
- Một số em kỹ năng trình bày vấn đề còn kém nên không biết vận dụng hết
kiến thức sẵn có.
- Ngoài ra, một bộ phận nhỏ giáo viên còn ngại nghiên cứu tài liệu, trung
thành với sách giáo khoa, chỉ tham khảo sách giáo viên nên trong những bài tiến
hóa vẫn chưa làm rõ được quá trình tiến hóa của động vật.
2. Lý do chọn kinh nghiệm:
Trong quá trình dạy học khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất
lượng lĩnh hội các kiến thức là khâu nghiên cứu các tài liệu xem những kiến thức
đó có vững chắc hay không. Thế nhưng với nội dung kiến thức của môn sinh học 7
nói riêng và môn sinh bậc THCS nói chung như hiện nay thì nội dung kiến thức
tương đối khó. Đặc biệt ở sinh học 7 nhiều bài nội dung thì dài, kiến thức rộng nên
3


học sinh khó có thể nắm bắt được hết lượng kiến thức. Mà như chúng ta thấy hiện
nay chất lượng giáo dục đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chính vì vậy để
nâng cao chất lượng giáo dục thì đòi hỏi người giáo viên cần phải lựa chọn những
phương pháp, nội dung dạy học phù hợp, giúp học sinh dễ hiểu bài từ đó sẽ nâng
cao được chất lượng học tập của các em .
Mặt khác nội dung kiến thức môn sinh học 7 chủ yếu đề cập đến động vật.
Đồng thời các đối tượng tìm hiểu ở đây lại được đặt trong mối quan hệ mật thiết

giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và môi trường làm học sinh gặp nhiều khó
khăn trong vấn đề tìm hiểu và ghi nhớ được kiến thức về sự tiến hóa của động vật
để tìm ra cái chung nhất.
Chính vì những lý do ở trên nên tôi thấy việc hướng dẫn để cho học sinh biết
và nắm được những đặc điểm tiến hóa của động vật là yếu tố rất quan trọng cho
nên tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và viết nên “Kinh nghiệm giảng dạy bài tiến hóa
trong chương trình sinh học 7”.
3. Mục đích của kinh nghiệm:
Nghiên cứu, tìm hiểu những phương pháp phù hợp để giúp các em dễ dàng
ghi nhớ, nhận biết những nội dung về tiến hóa trong toàn bộ chương trình, trên cơ
sở huy động những kiến thức mà các em đã học về trước đó nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học giữa giáo viên và học sinh. Đồng thời củng cố vững chắc kiến
thức phần tiến hóa cho học sinh từ đó gây hứng thú, yêu thích môn học cho các em
giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm
Là giáo viên hiện nay đang trực tiếp giảng dạy môn sinh học 7 và cả trong
những năm học trước nên bản thân tôi luôn tích cực nghiên cứu, tìm hiểu phối hợp
nhiều phương pháp trong giảng dạy như:
- Phương pháp quan sát, điều tra.
- Phương pháp thu thập xử lí thông tin.
- Phương pháp so sánh, phân tích.
- Phương pháo vấn đáp, gợi mở, dẫn dắt có đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm so sánh ...
5. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm
a. Cơ sở khoa học
4


Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần được
hình thành theo phương pháp trực quan, quan sát và thực hành thí nghiệm. Tuy

nhiên chương trình sinh học 7 mang tính khái quát, trừu tượng khá cao, cho nên cần
phải hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết
để nắm được sự phát triển của động vật.
Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS có vị trí rất quan trọng vì
môn sinh học góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu
khoa học, giải thích được các hiện tượng thực tế trong cuộc sống hay trong lao
động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
b. Cơ sở pháp lí:
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc Hội khóa X
và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/06/2001 cuả Thủ tướng Chính phủ về đổi mới
giáo dục phổ thông. Trong Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) có qui định: “Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực; tự giác; chủ động; tư duy sáng tạo của
người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; khả năng thực hành; lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh; phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp
tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; kỹ năng sống tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông.
Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm
a) Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Qua nhiều năm dạy học môn sinh học 7 và đi dự giờ các tiết giảng của giáo
viên tôi thấy một số thực trạng như sau:
5



- Nhiều giáo viên trong quá trình giảng các tiết có nội dung về tiến hóa chỉ
giảng hết nội dung trong sách giáo khoa, không biết chắt lọc những kiến thức học
sinh cần phải nắm vững giúp hiểu rõ quá trình tiến hóa đó diễn ra như thế nào? Mà
trong khi đó chúng ta đều biết quá trình tiến hóa của động vật nói chung và của
từng ngành nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Nếu như ở các nội dung: đời sống,
cấu tạo, tập tính, di chuyển... chỉ đơn thuần là cho học sinh nhận biết các đặc điểm
của từng loài thì các em sẽ dễ dàng nắm được khi chỉ cần nghiên cứu và đọc thông
tin trong sách giáo khoa. Nhưng nếu đi sâu vào so sánh về tất cả các nội dung trên
giữa các loài, các ngành với nhau thì học sinh sẽ thấy khó khăn hơn vì thế các em
sẽ khó để đưa ra được sự tiến hóa giữa chúng với nhau .
- Nội dung của mỗi bài học cũng như mỗi ngành đại diện của chương trình
sinh học 7 lại chưa thực sự đi sâu vào quá trình tiến hóa của động vật, mà chỉ tập
chung vào cấu tạo của từng đại diện, chưa có sự so sánh nhiều giữa các ngành động
vật với nhau để thấy được sự tiến hóa của từng loài.
- Ngoài ra một số học sinh thì lười nghiên cứu bài, trong lớp thì không chú ý
nghe giảng, kiến thức hiểu biết về động vật trong thực tế thì hạn chế nên dẫn đến
kết qua học tập chưa cao.
b) Mô tả kinh nghiệm đã được áp dụng, những ưu khuyết điểm của kinh
nghiệm khi áp dụng tại cơ quan, đơn vị .
Trong các giờ lên lớp khi giảng dạy về đại diện của các lớp, ngành động vật
tôi thường cho học sinh so sánh các đặc điểm như: đời sống, cấu tạo, di chuyển,
dinh dưỡng hay sinh sản... sau mỗi ngành học để học sinh có thể nắm được luôn
xem giữa loài đã học có đặc điểm nào tiến hóa hơn so với loài đang học hay không.
Đồng thời cũng yêu cầu học sinh về nhà vận dụng kiến thức đã học và đọc thêm tài
liệu liên quan để tự ghi nhớ sự tiến hóa giữa các loài với nhau.
- Ưu điểm của kinh nghiệm:
+ Kinh nghiệm dễ áp dụng cho giáo viên và học sinh
+ Giáo viên cảm thấy tự tin hơn khi giảng bài thấy học sinh có thể so sánh dễ dàng

về sự tiến hóa giữa các loài đã học với nhau.
+ Học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả học tập cao hơn.
- Tồn tại:
6


+ Với thời lượng chỉ có 45 phút cho một tiết học vì vậy mà giáo viên khó có thể
hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu được nhiều về sự tiến hóa giữa các loài động vật.
Nếu có hướng dẫn được thì nội dung cũng không được nhiều và trọng tâm.
c) Quan điểm của bản thân:
Từ thực trạng trên tôi thấy để có thể nâng cao chất lượng dạy và học môn
sinh học nói chung và tìm hiểu về sự tiến hóa của động vật nói riêng, thì đòi hỏi
mỗi giáo viên cần có những biện pháp phương pháp cụ thể, để hình thành cho học
sinh kiến thức sâu và rộng hơn nữa về sư đa dạng của thực vật cũng như sự tiến hóa
của từng loài. Từ đó sẽ giúp các em thêm yêu thích và hứng thú với môn học hơn,
mang lại chất lượng dạy và học ngày càng cao.
2. Nội dung của kinh nghiệm
2.1. Giải quyết vấn đề
Hiện nay một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát
triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, vì thế để các em tự tìm
hiểu phân tích so sánh sự tiến hóa giữa các loài với nhau có một vai trò rất lớn
trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh . Để học sinh có thể giải quyết tốt
các vấn đề đó thì các em ngoài kiến thức thu thập được trong sách giáo khoa thì các
em phải biết vận dụng tốt các kiến thức thức thực tế qua các việc hàng ngày các em
vẫn quan sát, nhìn thấy từ đó các em phải tự mình phân tích, tư duy để hình thành
nên các kiến thức còn thiếu.
Vì vậy để giúp các em có thể tự tìm tòi thêm những kiến thức mới, tôi xin
đưa ra một số nội dung kinh nghiệm khi tìm hiểu so sánh về sự phát triển và tiến
hóa của từng loài qua mỗi bài học, phần học như sau:
2.1.1: Tiến hóa về môi trường sống và sự vận động và di chuyển:

Thiên nhiên luôn luôn biến đổi, đôi khi theo chiều hướng xấu đi và các
loài động vật buộc phải “tiến hóa” để có thể thích nghi với môi trường sống mới, vì
vậy trong thực tế ta có thể bắt gặp nhiều hình thức biến đổi khác nhau của động vật
như một số loài đóng băng để tồn tại (một số loài ếch, rùa...), một số loài đóng kén
(sâu, bướm...), một số loài tự tản nhiệt (thỏ, voi...).
Ngoài sự tiến hóa về môi trường sống chúng đồng thời cũng tiến hóa cả về vận
động di chuyển. Nhờ khả năng di chuyển mà động vật nói chung đã lợi thế hơn
7


trong việc tìm kiếm thức ăn và bắt mồi, tìm được môi trường sống thích hợp, tìm
được đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.
Ví dụ: Khi dạy bài 53 “Môi trường sống và sự vận động, di chuyển” giáo
viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ hơn về:
- Các hình thức di chuyển của động vật: Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình
thức di chuyển khác nhau như: bò, chạy, đi, nhảy, bơi, bay. Giáo viên có thể đưa ra
nhiều ví dụ để học sinh có thể dễ dàng so sánh như: Vịt trời (đi, bơi, bay), Châu
chấu (đi, nhảy, bay), Gà lôi (đi, leo, bay), Hươu (đi, chạy, nhảy), Vượn (leo trèo,
đi), Dơi (bò, bay), Kanguru (nhảy)...
Về tốc độ di chuyển của các loài động vật cũng khác nhau một số loài thì di chuyển
rất nhanh nhưng một số loài lại di chuyển chậm chạp như chạy tốc lực trong 1 giờ
thì: Báo henpa (112 km/h), Linh dương (100 km/h), Đà điểu (80 km/h), Ngựa (77
km/h), Thỏ hoang (74 km/h), Lợn lòi (48 km/h), Lạc đà (41 km/h), Người (40
km/h), Chuột chũi (4 km/h), Rùa (2 km/h). Hoặc một số loài di chuyển rất chậm
như một số loài ốc sên, trai, sò, hến...
- Sự tiến hóa của cơ quan di chuyển: Trong quá trình phát triển, sự hoàn chỉnh của
cơ quan vận động, di chuyển giúp động vật thích nghi với các hình thức di chuyển
ở các điều kiện sống khác nhau. Trước hết là sự phức tạp hóa các chi thành những
bộ phận khớp động với nhau; tiếp theo là sự phân hóa các chi đảm nhiệm những
chức năng khác nhau (bò, chạy, bơi...) giúp cho sự vận động có hiệu quả hơn.

+ Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định: hải quỳ, san hô.
+ Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo: thủy tức.
+ Có cơ quan di chuyển đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi): rươi.
+ Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt: rết.
Cơ quan di chuyển phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau: 5
đôi chân bò và 5 đôi chân bơi (tôm); 2 đôi chân bò, 1 đôi chan nhảy (châu chấu);
vây bơi với các tia vây (cá chép); chi 5 ngón có màng bơi (ếch); cánh được cấu tạo
bằng lông vũ (chim bồ câu); cánh được cấu tạo bằng màng da (dơi); bàn tay, bàn
chân cầm nắm (khỉ, vượn).
2.1.2. Tiến hóa về tổ chức cơ thể:

8


Mỗi ngành động vật được đặc trưng bằng một sơ đồ cấu trúc cơ thể. Có
khoảng 100 sơ đồ cấu trúc được hình thành đồng thời trong một thời gian địa chất
tương đối ngắn, hiện chỉ còn khoảng 40 ngành có các đại diện đang sống.
Cho đến nay sau khoảng hơn 500 triệu năm tiến hóa, mỗi ngành chỉ cho các
hậu dệu mang dấu ấn của mình, hạn chế trong sơ đồ cấu trúc của nó. Do đó, dẫu có
thích ứng với các môi trường sống khác nhau, dẫu về chi tiết hoặc bề ngoài có biến
đổi rất lớn, chúng vẫn có chung sơ đồ cấu trúc của ngành. Ví dụ giun tròn có thể
sống tự do trong đất, trong nước ngọt hoặc kí sinh trong cơ thể động vật hoặc thưc
vật; mức độ phát triển của giác quan, của các phần lồi trên cơ thể, của các phần
quanh miệng và quanh đuôi có thể rất khác nhau nhưng chúng đều có các nét chung
của một sơ đồ cấu trúc (như cơ thể dạng 2 ống lồng vào nhau, có thể xoang giả, có
tầng cuticun bọc ngoài...). Hay ở một số ngành động vật có xương sống như lớp
lưỡng cư, tổ tiên của lưỡng cư cổ đều bắt nguồn từ cá vây tay cổ chũng đã có bóng
hơi biến đổi để có thể hô hấp được khí oxi trên cạn và vây chẵn đã có mầm mống
của chi năm ngón.
Trong quá trình tiến hóa của mình thì cơ thể động vật ngày càng hoàn thiện để đảm

bảo cho chúng thích nghi với điều kiện sống đặc trưng của mỗi nhóm mỗi loài.
Từng cơ quan có sự phức tạp hóa thành nhiều bộ phận khác nhau để nâng cao chất
lượng hoạt động, thích nghi với điều kiện sống thay đổi.
Ví dụ: Trong bài 54 “Tiến hóa về tổ chức cơ thể” học sinh cần phải so sánh
được một số hệ cơ quan của động vật để từ đó thất được sự tiến hóa trong từng cơ
quan khác nhau giữa các loài, vì vậy để học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức vào so
sánh thì giáo viên có thể cho các em so sánh từng loài cụ thể
+ Trùng biến hình: Thuộc ngành Động vật nguyên sinh, cơ thể chỉ là một tế
bào, chưa phân hóa thành các hệ: hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục.
+ Thủy tức: Thuộc ngành Ruột khoang. Các hệ tuần hoàn, hô hấp chưa phân
hóa. Thần kinh hình mạng lưới. Tuyến sinh dục không có ống dẫn.
+ Giun đất: Thuộc ngành Giun đốt. Hô hấp qua da. Tim chưa có tâm nhĩ và
tâm thất, hệ tuần hoàn kín. Hệ thần kinh có hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch
bụng. Tuyến sinh dục có ống dẫn.

9


+ Châu chấu: Thuộc ngành Chân khớp. Có hệ ống khí phân nhánh. Tim chưa
có tâm nhĩ và tâm thất, hệ tuần hoàn hở. Thần kinh hình chuỗi hạch (hạch não lớn,
hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng). Tuyến sinh dục có ống dẫn.
+ Còn cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thú: đều thuộc ngành Động vật có
xương sống. Hô hấp bằng mang, qua da, túi khí, phổi tùy nhóm; tim có tâm thất và
tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín; thần kinh hình ống (não bộ, tủy sống); tuyến sinh dục có
ống dẫn.
Qua việc so sánh này có thể cho học sinh thấy rõ được ngay sự tiến hóa tổ
chức cơ thể ở các hệ cơ quan như:
- Hệ hô hấp: Từ chỗ hô hấp chưa phân hóa, động vật sống trong nước thở
bằng màng bọc (Động vật nguyên sinh) hoặc bằng da (Ruột khoang, Giun đốt), đến
chỗ hình thành thêm phổi xong chưa hoàn chỉnh, và da vẫn tồn tại (Lưỡng cư vừa

thở bằng da và phổi), đến chỗ hình thành hệ ống khí (Chân khớp) hoặc hình thành
phổi (Bò sát), hình thành phổi và túi khí (Chim).
- Hệ tuần hoàn: Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hóa (Động vật nguyên
sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hóa thành
tâm nhĩ và tâm thất (Giun đốt, Chân khớp) đến chỗ tim đã phân hóa thành tâm nhĩ
và tâm thất (Động vật có xương sống).
- Hệ thần kinh: Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hóa (Động vật nguyên sinh)
đến hệ thần kinh hình mạng lưới (Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch
não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng (giun đốt), đến hình chuỗi với hạch não lớn,
hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống
với bộ não và tủy sống ở Động vật có xương sống.
- Hệ sinh dục: Từ chỗ hệ sinh dục chưa được phân hóa (Động vật nguyên
sinh) đến chỗ được phân hóa song chưa có ống dẫn sinh dục (Ruột khoang) đến chỗ
đã có ống sinh dục Giun đốt, Chân khớp, Động vật có xương sống.
Từ đây ta có thể cho học sinh kết luận được rằng sự phức tạp hóa tổ chức cơ
thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức
năng. Giúp cho các cơ quan ở động vật hoạt động có hiệu quả hơn, cơ thể có thể
thích nghi với môi trường sống khác nhau.
2.1.3. Tiến hóa về sinh sản:

10


Một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của các hệ thống sống đó chính là
khả năng sinh sản. Để đảm bảo sự tồn tại của loài, mọi sinh vật đều cố gắng tạo ra
những cá thể mới giống mình để thay thế các cá thể chết do tai nạn, bệnh tật, già
cỗi hoặc do bị động vật khác ăn thịt. Tuy quá trình sinh sản khác nhau ở những loài
khác nhau nhưng nói chung chỉ gồm hai dạng chủ yếu là sinh sản vô tính và sinh
sản hữu tính. Trong chương trình sinh học 7 cũng đã đề cập rất rõ đến sự sinh sản
của các loài động vật nói chung, từ đó cũng chỉ rõ ra hai hình thức sinh sản đặc

trưng ở động vật, để có thể hiểu rõ hơn về hai hình thức này như thế nào? Chúng
tiến hóa ra sao? Yêu cầu các em phải hiểu và so sánh được.
Ví dụ: Bài 55 “Tiến hóa về sinh sản”
Học sinh hiểu được sinh sản là chức năng duy trì nòi giống của động vật, qua bài
này yêu cầu học sinh phải hiểu được sự tiến hóa của hai hình thức sinh sản sau:
* Sinh sản vô tính:
- Thường xảy ra ở Động vật không xương sống có cấu tạo đơn giản (Động vật đơn
bào, Ruột khoang, Giun dẹp).
- Trong sinh sản vô tính không có sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục đực và cái
- Có 2 hình thức sinh sản vô tính là: Phân đôi cơ thể (trùng giày), hoặc mọc chồi
(thủy tức).
* Sinh sản hữu tính:
- Có kết hợp của tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng)
- Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi nên sức sống của con non cao hơn hẳnso
với bố mẹ.
- Trên cùng một cá thể có cả yếu tố đực và yếu tố cái gọi là lưỡng tính (thủy tức,
giun đất), đa số các loài phân tính (giun đũa...).
- Có hai hình thức thụ tinh:
+ Thụ tinh ngoài: tinh trùng và trứng kết hợp ở bên ngoài cơ thể (như thủy tức, cá,
ếch nhái).
+ Thụ tinh trong: thực hiện ở trong cơ thể mẹ (giun đũa, chân khớp, bò sát, chim,
thú), nên tỷ lệ trứng được thụ tinh cao hơn hẳn.
- Sự tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính: Mức độ tiến hóa sinh sản hữu
tính được thể hiện ở sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con; sự phát triển phôi có biến thái

11


hay trực tiếp, không nhau thai hay có nhau thai và tập tính chăm sóc trứng, chăm
sóc con.

+ Trai sông: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, phát triển biến thái, con non tự đi kiếm mồi.
+ Châu chấu: Thu tinh trong, đẻ trứng, phát triển biến thái, con non tự đi kiếm mồi.
+ Cá chép: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, phát triển trực tiếp không nhau thai, con non
tự đi kiếm mồi.
+ Thằn lằn bóng đuôi dài: Thụ tinh trong, đẻ trứng, phát triển trực tiếp không có
nhau thai, con non tự đi kiếm mồi.
+ Chim bồ câu: Thụ tinh trong, đẻ trứng, phát triển trực tiếp không có nhau thai,
làm tổ, ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi.
+ Thỏ: Thu tinh trong, đẻ con, phát triển trực tiếp có nhau thai, đào hang, lót ổ, nuôi
con bằng sữa mẹ.
Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh
học cao: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở
động vật non.
Ngoài ra qua nghiên cứu quá trình tiến hóa của giới động vật, người ta thấy
rằng: sự hoàn thiện dần các cơ quan sinh sản có liên quan đến sự hoàn thiện dần
các hình thức thụ tinh, sự bảo vệ phôi và chăm sóc con non.
- Sự hoàn thiện cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản đến chỗ có cơ quan sinh sản chuyên biệt.
+ Từ chỗ chưa phân hóa tính đực – cái (chưa phân biệt giao tử đực và giao tử cái)
đến chỗ phân hóa rõ ràng thành giao tử đực (tinh trùng) giao tử cái (trứng)
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực và cái cùng nằm trên một cơ thể (lưỡng tính)
như giun dẹt, giun đất đến chỗ các ơ quan sinh sản nằm trên các cơ thể khác nhau
(đơn tính) ở hầu hết các loài động vật.
- Sự hoàn thiện hình thức thụ tinh:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước (con cái đẻ trứng, con đực phóng ngay
tinh trùng vào đám trứng) hiệu quả thấp đến thụ tinh trong (nhờ các cơ quan giao
cấu) đảm bảo xác suất thụ tinh cao.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo tạo ra những thay đổi về vật chất di truyền làm
nguyên liệu cho các quá trình chọn lọc và tiến hóa. Thụ tinh chéo xảy ra chủ yếu ở
các động vật đơn tính, nhưng cũng xảy ra ở một số động vật lưỡng tính do giao tử

12


đực và giao tử cái chín không đều hoặc các cơ quan sinh dục đực và cái nằm xa
nhau trên cơ thể hoặc sự thụ tinh xảy ra bên ngoài trong môi trường nước.
- Sự bảo vệ phôi và chăm sóc con non:
+ Từ chỗ phôi trứng phát triển trong điều kiện tự nhiên (sâu bọ, bò sát) đến chỗ bớt
lệ thuộc vào môi trường xung quanh (chim, thú)
+ Từ chỗ con non sinh ra không được bảo vệ, chăm sóc đến chỗ được bảo vệ chăm
sóc và nuôi dưỡng trong một thời gian nhất định tùy theo loài.
+ Sự tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật đã đảm bảo cho con non sinh ra có
tỉ lệ sống sót ngàu càng cao. Do vậy, số con sinh ra trong một lứa ngày càng giảm.
Qua đây ta có thể thấy sinh sản hữu tính ưu điểm hơn sinh sản vô tính, nhờ
đã thực hiện một sự kết hợp và chọn lựa giữa các tính trạng di truyền của bố và mẹ,
do đó vừa giống bố mẹ, vừa thừa hưởng được tính trạng trội nhất của bố hoặc mẹ .
Sinh sản hữu tính về mặt này làm quá trình tiến hóa diễn ra nhanh hơn và có hiệu
quả hơn so với sinh sản vô tính.
2.1.4. Tiến hóa thích nghi của động vật.
Ngoài việc cho học sinh thấy được sự tiến hóa về các đặc điểm về môi
trường sống và sự vận động di chuyển, tiến hóa về tổ chức cơ thể, tiến hóa về sinh
sản ra thì ta còn có thể hướng dẫn cho các em thấy được sự tiến hóa thích nghi của
động vật là:
Trong quá trình phát triển và tiến hóa, động vật biển đã mở rộng không gian
sống của mình từ môi trường biển đến nước ngọt và lên cạn, thậm chí còn xâm
nhập cả vào cơ thể các sinh vật khác. Đặc trưng của mỗi môi trường đều để lại dấu
ấn của mình trên cấu trúc và hoạt động của các cơ quan của động vật. Đó là các nét
tiến hóa thích nghi gắn với môi trường tiến hóa của chúng được cụ thể hóa như sau:
a. Tiến hóa thích nghi của động vật ở nước:
Biển nhiệt đới không chỉ là cái nôi của sự sống mà còn là nơi xuất hiện và
nuôi dưỡng các sơ đồ cấu trúc cơ thể động vật. Nước biển là môi trường thuận lợi

cho sự sống. Biển tương đối ổn định do có thể tích cự lớn (chiếm đến 71% diện tích
của Quả đất với độ sâu trung bình là 300m) và do tính chất riêng của nước nên đây
là môi trường thuận lợi cho các biến đổi thích nghi của các cơ quan đảm nhận các
chức năng sống.
Trong các chức năng sống, đối với động vật biển phải kể đến trước nhất:
13


- Các biến đổi thích nghi với trao đổi nước và muối giữa dịch cơ thể và nước do
sinh vật sống đầm mình trong đó.
- Các biến đổi thích nghi về bài tiết các chất thải nitơ từ chuyển hóa protêin dưới
dạng amoniac (NH3), rất độc đối với cơ thể.
- Các biến đổi thích nghi để có thể lấy được nhiều oxi vốn hòa tan ít trong nước.
Tuy cùng sống trong môi trường nước nhưng động vật nước ngọt sống trong
môi trường có nồng độ muối rất thấp với điều kiện sống dao động nhiều hơn so với
khối nước khổng lồ của đại dương. Do đó sau khi xét các biến đổi thích nghi chung
của động vật sống trong nước cần đề cập đến các sắc thái riêng trong tiến hóa thích
nghi của động vật nước ngọt.
* Thích nghi bài tiết NH3 và trao đổi nước và muối của động vật ở nước:
- Thích nghi bài tiết các chất thải nitơ từ chuyển hóa protein: Mỗi ngày một
lượng lớn axit amin được sử dụng để lấy năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Mặt
khác các axit nucleic khi thủy phân cũng giải phóng các base có nitơ. Các base này
tiếp tục phân giải thành axit uric, urê và NH3 (NH3 là chất rất độc với cơ thể).
- Thích nghi trao đổi nước và muối của động vật ở nước: Dịch cơ thể của
động vật có các chất vô cơ hòa tan và các chất hữu cơ tạo nên áp suất thẩm thấu
trong thể dịch. Áp suất này có thể tương đương, lớn hơn hoặc bé hơn áp suất thẩm
thấu của nước bao quanh. Thành cơ thể của sinh vật nhìn chung là một màng bán
thấm nên có trao đổi thường xuyên với nước và muối giữa thể dịch và nước của
môi trường.
* Thích nghi hô hấp của động vật ở nước:

Oxi là một trong các nhu cầu thiết yếu của sinh vật để phân giải các chất hữu
cơ, lấy năng lượng dùng cho hoạt động sống của cơ thể. Do đó lấy được oxi tự do
hòa tan ít ỏi trong nước đủ dùng cho cơ thể là khó khăn mà sinh vật biển phải vượt
qua trong buổi đầu tiến hóa.
Đối với động vật đa bào có tổ chức cao, nhu cầu oxi cao hơn nhiều. Bề mặt cơ thể,
nơi trao đổi oxi, tăng chậm hơn nhiều so với độ tăng tương đối của thể tích, con vật
bị thiếu oxi trầm trọng tự nhiên đã chọn lọc các biến đổi thích nghi sau để đảm bảo
nhu cầu oxi cho cơ thể:

14


+ Tăng diện tích hấp thu oxi: bằng cách hình thành mang, nơi có diện tích bề mặt
lớn, có mô bì mỏng, tiếp xúc trực tiếp với thể dịch hay thành mao quản. Ở nhiều
nhóm sinh vật ở nước, mang chưa phải là phần biệt hóa cố định.
Ví dụ: Mang của giun nhiều tơ là thùy bám trên gốc của chi bên, mang của
giáp xác bám trên gốc phần phụ, mang của mang râu là các tua trên đầu. Ở giun ít
tơ nước ngọt mang có thể là các đôi sợi ở nửa thân phía trước, ở nửa thân phía sau
hoặc ở cuối thân.
Tuy nhiên các sinh vật có tổ chức cao hơn, mang là một phần của sơ đồ cấu trúc
của cơ thể như mang hầu của cá, mang lá đối của thân mềm. Chúng có cấu trúc và
vị trí nhất quán trong từng nhóm động vật.
+ Hình thành cơ chế tải nhanh oxi hấp thu được đến các phần sử dụng: Lượng oxi
hấp thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ oxi lớn hay bé ở phía
trong và phía ngoài bề mặt tra đổi khí. Nồng độ oxi ở phía ngoài càng cao, nồng độ
oxi ở phía trong càng thấp, chênh lệch giữa chúng càng lớn thì lượng oxi hấp thu
được càng nhiều.
* Biến đổi thích nghi của động vật ở nước:
- Chuyển cơ quan bài tiết từ hoạt động điều chỉnh nhược trương sang điều
chỉnh ưu trương: cụ thể là loại bỏ nhiều nước và tái hấp thu nhiều muối bị lọc theo

nước. So sánh cơ quan bài tiết của động vật nước ngọt với động vật biển trong từng
nhóm (cá, giun đốt, sán lông) ta dễ dàng nhận thấy phần siêu lọc phát triển hơn,
hoạt động nhiều hơn. Mặt khác phần tái hấp thu của cơ quan bài tiết ở động vật
nước ngọt cũng dài hơn, phân hóa tinh tế hơn so với động vật biển trong từng
nhóm.
- Điều chỉnh chu kì sinh học: Để có thể sống sót qua thời kì khô hạn hoặc
băng giá, tự nhiên đã chọn lọc các nhóm động vật nước ngọt điều chỉnh chu kì sinh
học trong các giai đoạn khó khăn đó. CÓ hai cách điều chỉnh: giảm bớt giai đoạn
ấu trùng hoặc hình thành giai đoạn tiềm sinh khi điều kiện khó khăn, chờ khi điều
kiện thuận lợi trở lại thì phát triển.
- Phối hợp giữa hô hấp ở nước và hô hấp ở cạn: Những ngày nắng ấm về
mùa hè ta thướng thấy nhiều loài ốc duỗi chân hết cỡ và treo mình di chuyển trên
mặt nước. Chúng đang lấy oxi trong khí quyển vì nhiệt độ tăng đã làm giảm oxi
hòa tan trong nước khi nhu cầu oxi của ốc lại tăng do hoạt động nhiều hơn. Những
15


loại ốc này thuộc hai nhóm: ốc nhồi thuộc Chân bụng Mang trước vừa có mang vừa
óc phổi, lấy được cả oxi hòa tan trong nước và oxi tự do trong khí quyển và Chân
bụng có phổi, chỉ có phổi và chỉ lấy được oxi tự do trong khí quyển mặc dầu chúng
sống ở nước.
b. Quá trình chuyển từ nước lên cạn của động vật.
Một cách tổng quát “cây phát sinh” có phần gốc và phần thân gần gốc ở
trong nước còn phần ngọn và phần thân gần ngọn ngày càng vươn lên cạn. Điều
này phản ánh quá trình phát sinh và tiến hóa của giới động vật, đầu tiên ở nước sau
đó chuyển dần lên chiếm lĩnh môi trường cạn.
- Con đường động vật chuyển lên cạn diễn ra như sau:
+ Hình thành lớp vỏ chống thoát hơi nước bao bọc bên ngoài: Lớp vỏ này có thành
phần và cấu trúc càng phức tạp ở các nhóm động vật không xương sống sống nơi
khô hạn.

+ Chuyển cơ quan hô hấp vào trong cơ thể: Cơ quan này chỉ thông với ngoài qua
một hoặc một số lỗ thở bé, vừa đảm bảo trao đổi khí, vừa giũ cho bề mặt trao đổi
khí luôn ẩm. Cơ quan hô hấp ở cạn có thể rất khác nhau về nguồn gốc nhưng đều
có chung một hướng biến đổi thích nghi là chuyển sâu vào bên trong cơ thể.
Ví dụ: Phổi sách của Hình nhện bắt nguồn từ mang sách của Đuôi kiếm, ống
khí của Chân khớp bắt nguồn từ tuyến da; phổi của Giáp xác ở cạn (mọt ẩm, cua
núi) bắt nguồn từ khoang mang; phổi của ốc cạn bắt nguồn từ khoang áo...
+ Hình thành cơ chế thụ tinh trong, đảm bảo cho tế bào sinh dục khi chờ thụ tinh
không bị chết khô. Các nhóm động vật hiện sống ở cạn có cơ quan giao phối là
hình thức trao đổi tế bào sinh dục hoàn chỉnh nhất, nhưng để có được cơ chế này có
bao nhiêu bước thử trong bước chuyển từ nước lên cạn, hiện còn giữ lại ở nhiều
nhóm động vật.
Ví dụ: Thụ tinh bằng bao tinh ở nhiều nhóm hình nhện, nhiều chân và sâu bọ
không cánh, thụ tinh qua bầu tinh ở nhện, thụ tinh qua kén của giun đất có đai.
+ Di chuyển trên cạn động vật phải kéo một trọng lượng cơ thể lớn hơn chính trọng
lượng cơ thể đó khi ở nước, nhưng lại di chuyển trong một môi trường loãng hơn
nước, có sức cản thấp hơn sức cản của nước.
Ví dụ: Vắt, nhóm đỉa chuyển lên sống cạn, bắt nguồn từ họ Đỉa trâu; họ có
các chùm cơ trong bao cơ phân hóa cao nhất trong lớp Đỉa. Từ Giun nhiều tơ đã có
16


cơ quan di chuyển chuyên hóa là chi bên nhưng phải đến Chân khớp, nhóm có phần
phụ chuyển vận chuyển chuyên hóa hoạt động nhờ các bó cơ, mới có nhiều nhóm
chuyển lên sống ở cạn.
Tóm lại: Sự phát triển và tiến hóa của động vật rất đa dạng và phức tạp. Các
hệ cơ quan của động vật có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp, từ ngành động vật
nguyên sinh đến ngành động vật có xương sống.
Qua đây chúng ta có thể vận dụng vào giảng dạy một số bài về tiến hóa, bản
thân tôi đã áp dụng vào một số bài như:

Ví dụ:
Bài 54: TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS nắm được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể
hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát, kĩ năng phân tích, tư duy.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. Phương tiện
- GV: Hình 54.1SGK.
- HS: chuẩn bị theo nội dung SGK, kẻ bảng SGK rang 176.
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự tiến hóa cơ quan di chuyển ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan I. So sánh một số hệ cơ quan của
của động vật
động vật
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc câu
hỏi và hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- GV kẻ bảng để HS chữa bài.
- HS đọc nội dung bảng, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, lựa chọn câu trả lời.
- Hoàn thành bảng. Yêu cầu:
+ Xác định được các ngành
17



+ Nêu cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần
của các động vật.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1,
nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến * Kết luận: Như bảng chuẩn dưới
thức chuẩn.
Tên
Ngành
ĐV
Trùng Động vật
biến nguyên
hình sinh
Ruột
Thuỷ
khoang
tức
Giun
đất
Châu
chấu

Hô hấp

Chưa
phân
hoá
Chưa
phân
hoá

Giun đốt Da

Tuần hoàn

Thần kinh

Sinh dục

Chưa có

Chưa phân hoá Chưa phân hoá

Chưa có

Hình mạng
lưới

Tim đơn giản,
tuần hoàn kín
Chân
Hệ ống Tim đơn giản, hệ
khớp
khí
tuần hoàn hở
Động vật Mang
Tim có 1 tâm

nhĩ, 1 tâm thất,

xương

tuần hoàn kín,
chép
sống
máu đỏ tươi đi
nuôi cơ thể.
Động vật Da và Tim có 2 tâm
Ếch

phổi
nhĩ, 1 tâm thất,
đồng
xương
hệ tuần hoàn kín,
trưởng
sống
máu pha nuôi cơ
thành
thể
Động vật Phổi
Tim có 2 tâm

nhĩ, 1 tâm thất
Thằn
xương
có vách ngăn
lằn
sống
hụt, hệ tuần hoàn
bong
kín, máu pha ít

nuôi cơ thể
Chim Động vật Phổi và Tim có 2 tâm nhĩ
18

Hình chuỗi
hạch
Chuỗi hạch,
hạch não lớn
Hình ống, bán
cầu não nhỏ,
tiểu não hình
khối trơn

Tuyến sinh dục
không có ống
dẫn
Tuyến sinh dục
có ống dẫn
Tuyến sinh dục
có ống dẫn
Tuyến sinh dục
có ống dẫn

Hình ống, bán
cầu não nhỏ,
tiểu não nhỏ
hẹp

Tuyến sinh dục
có ống dẫn


Hình ống, bán
cầu não nhỏ,
tiểu não phát
triển hơn ếch.

Tuyến sinh dục
có ống dẫn

Hình ống, bán

Tuyến sinh dục



xương
bồ câu
sống

túi khí

Phổi
Thỏ

và 2 tâm thất,
tuần hoàn kín,
máu đỏ tươi nuôi
cơ thể.
Tim có 2 tâm nhĩ
và 2 tâm thất,

tuần hoàn kín,
máu đỏ tươi nuôi
cơ thể.

Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá tổ chức
cơ thể
- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bảng
và trả lời câu hỏi:
? Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô
hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được
thể hiện như thế nào qua các lớp động
vật đã học?
- HS: Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- HS có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của
hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức
tạp để trả lời.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm và
phần bổ sung lên bảng.
- GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS
rút ra kết luận về sự phức tạp hoá tổ
chức cơ thể.

19

cầu não lớn,
có ống dẫn
tiểu não lớn có

2 mấu bên nhỏ.
Hình ống, bán Tuyến sinh dục
cầu não lớn, vỏ có ống dẫn
chất xám, khe,
rãnh, tiểu não
có 2 mấu bên
lớn.

Nội dung
II. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể:
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi
qua toàn bộ da  mang đơn giản  mang
 da và phổi  phổi
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim  tim chưa
có ngăn  tim có 2 ngăn  3 ngăn  tim
4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá  đến
thần kinh mạng lưới  chuỗi hạch đơn
giản  chuỗi hạch phân hoá (não, hầu,
bụng…)  hình ống phân hoá não, tuỷ
sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá  tuyến
sinh dục không có ống dẫn  tuyến sinh
dục có ống dẫn.
Kết luận- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ
thể của các lớp động vật thể hiện ở sự
phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về
chức năng.
+ Các cơ quan hoạt động cơ hiệu quả
hơn.

+ Giúp cơ thể thích nghi với môi
trường sống.


4. Kiểm tra – đánh giá
- GV củng cố nội dung bài : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung như bảng SGK.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Kẻ bảng 1, 2 vào vở.
2.2 Khả năng áp dụng của kinh nghiệm:
Kinh nghiệm có tính khả thi, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho tất cả giáo
viên khác đang trực tiếp giảng dạy môn Sinh học khối 7
Kinh nghiệm cũng có thể áp dụng dễ dàng cho các em học sinh lớp 7, những
học sinh có sự yêu thích ham tìm tòi về thế giới động vật nói chung và một số động
vật trong chương trình sinh học 7 nói riêng.
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm
- Phạm vi áp dụng kinh nghiệm: Trong các trường THCS
- Đối tượng áp dụng kinh nghiệm:
+ Giáo viên giảng dạy môn sinh học 7, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh
học, học sinh trường THCS.
+ Học sinh lớp 7, học sinh thi học sinh giỏi các cấp ở trường trung học cơ sở.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm
a, Hiệu quả do áp dụng kinh nghiệm
Bản thân tôi đã áp dụng kinh nghiệm: giảng dạy bài tiến hóa trong chương
trình sinh học 7, cùng với việc đặt nhiệm vụ và phương hướng cụ thể cho học sinh
ở từng tiết học, từng lớp học như việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đồ dùng học
tập, chuẩn bị mẫu vật (nếu bài có yêu cầu) chu đáo cho những tiết học cần có mẫu
vật, nhờ vậy mà hiệu quả thu được cụ thể như sau:
* Kết quả về mặt nhận thức, tư duy của học sinh:
- Khả năng so sánh đặc điểm riêng, tiến hóa của từng loài nhanh hơn và học sinh
hiểu một cách tổng thể hơn về sự tiến hóa. Các em ngày càng biết tư duy, phân tích

so sánh để có thể nhận biết được kiến thức ở mức độ khó hơn.
- Khả năng phối hợp làm việc hiệu quả trong giờ học, nhất là trong những giờ thảo
luận nhóm của học sinh ngày càng tăng, tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt
động một cách tích cực, qua đó các em rèn luyện thêm kĩ năng giao tiếp, các em
mạnh dạn và tự tin, hứng thú hơn đối với tiết học.
* Kết quả đạt được của học sinh:
20


85% học sinh thích học theo phương pháp dạy và học mới này. Đa số các em
đều yêu thích môn học. Nhìn chung các em đều hiểu và nắm chắc được kiến thức
về tiến hóa thông qua những nội dung và phương pháp này.
Trong quá trình thực nghiệm giảng dạy bản thân tôi cũng đã thu được một số
kết quả rất khả quan mặc dù mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp tại đơn vị trường.
Vì vậy tôi nhận thấy kinh nghiệm này của tôi cũng có tính khả thi nếu được triển
khai áp dụng trong những năm tiếp theo.
b, Lợi ích thu được khi áp dụng kinh nghiệm:
- Giúp giáo viên giảng dạy môn sinh học 7 biết cách hướng dẫn học sinh dễ dàng
tìm hiểu về sự tiến hóa hơn, qua đó học sinh sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích khác
về sự tiến hóa của các loài động vật trong tự nhiên.
- Học sinh biết, hiểu và nắm chắc hơn về các phần tiến hóa trong chương trình sinh
học 7.

Chương III. Kết luận và kiến nghị
21


1. Kết luận:
Với mong muốn mang lại cho các em những thông tin bổ ích, những phương
pháp phù hợp khi các em tìm hiểu về sự tiến hóa của các loài động vật. Bản thân tôi

luôn mong muốn GV chỉ là người thiết kế, tổ chức các hoạt động cho các em thông
qua đó các em tự mình hoạt động độc lập, hoạt động theo nhóm để các em tự phát
huy tính tích cực của mình hình thành những kiến thức mới. Nhưng trên thực tế thì
chương trình sinh học 7 có kiến thức khá phức tạp nên các em gặp rất nhiều khó
khăn nên bản thân tôi qua một vài năm giảng dạy đã vận dụng những kiến thức
mình có để truyền đạt lại cho các em và kết quả cho thấy các em đã hiểu bài hơn,
nên bản thân cũng thấy tự tin hơn rằng mình đã đang đi đúng hướng. Thông qua
việc áp dụng kinh nghiệm tôi thấy học sinh cũng hứng thú hơn, yêu thích môn học
hơn đặc biệt là các em đạt hiệu quả cao hơn trong học tập đặc biệt khi học đến
những phần so sánh dự tiến hóa trong loài và giữa các loài.
Ngoài ra tôi thấy đây cũng là vấn đề không chỉ tôi mà hầu hết các giáo viên
khác cũng rất quan tâm. Nên là một giáo viên giảng dạy môn sinh học tôi sẽ không
ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để có thể truyền đạt và mang đến cho học
sinh những nội dung quan trọng nhất, những phương pháp phù hợp nhất.
2. Kiến nghị
Để mỗi tiết dạy nói chung và các tiết dạy có nội dung về tiến hóa nói riêng
có được hiệu quả tốt nhất, nhằm phát huy được tính tích cực tư duy sáng tạo của
học sinh. Tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:
- Đối với các cấp, các ngành:
+ Bổ sung thêm cơ sở vật chất dùng cho môn sinh học như: mô hình, tranh ảnh
minh họa hình dạng cấu tạo các loài động vật, máy tính...
- Đối với ban giám hiệu:
+ Ủng hộ kinh phí cho những bài dạy có mẫu vật giáo viên phải mua
- Đối với giáo viên:
+ Chủ động hệ thống hoá kiến thức trọng tâm của chương trình một cách lôgic và
khái quát nhất trong quá trình giảng dạy.
+ Nắm vững các phương pháp, xây dựng được hệ thống phương pháp đơn giản, đa
dạng, hiệu quả.
22



+ Tận dụng mọi thời gian để có thể hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu thêm về quá
trình tiến hóa của từng loài.
- Đối với học sinh:
+ Biết tự hệ thống hoá kiến thức sau mỗi bài học, mỗi chương.
+ Tích cực, nhiệt tình, hăng hái phát biểu xây dựng bài
+ Tự rèn luyện bản thân thói quen học bài, làm bài tập ở nhà
+ Tích cực rèn luyện cho bản thân khả năng tự học, tự đánh giá, tìm hiểu thêm các
tài liệu, sách tham khảo liên quan đến sự tiến hóa của động vật.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc hướng dẫn cho học sinh
học những bài có nội dung tiến hóa trong chương trình sinh học 7. Tôi đã áp dụng
và bước đầu đã đạt được hiệu quả khá khả quan. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu
và trình độ nhận biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ xung của các đồng nghiệp, hội đồng khoa học
các cấp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn áp dụng đạt hiệu quả hơn trong
việc giảng dạy và giáo dục học sinh giúp tôi có thể đạt được những thành công hơn
nữa trong công tác giảng dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
An Thịnh, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Hằng

Tài liệu tham khảo
Khi trình bày chuyên đề kinh nghiệm trên tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
23


1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học ở trường THCS của
nhà xuất bản giáo dục và đào tạo.

2. Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 7 của tác giả Nguyễn Quang Vinh.
3. Động vật học có xương sống của tác giả Trần Kiên – Trần Hồng Việt
4. Động vật học không xương sống của tác giả Thái Trần Bái – Nguyễn Văn
Khang.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

MỤC LỤC

24


Phần một. Thông tin tác giả viết kinh nghiệm..................................................1
Phần hai. Nội dung kinh nghiệm
Chương I. Những vấn đề chung
1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị.................................................2-3
2. Lý do chọn kinh nghiệm..................................................................................3-4
3. Mục đích của kinh nghiệm.................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm........................................................4
5. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm............................5
Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm............................................................................6-7
2. Nội dung kinh nghiệm
2.1. Giải quyết vấn đề........................................................................................7-19
2.2. Khả năng áp dụng của kinh nghiệm..............................................................20
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm...............................................20

2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm................................20-21
Chương III. Kết luận và kiến nghị...............................................................22-23
Tài liệu tham khảo.................................................................... ...........................24

25


×