Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giao an sinh 8, gdcd 9 tuan 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.76 KB, 7 trang )

Ngày soạn:26/08/2011
Ngày dạy: 29/08/2011
TIẾT 5
BÀI 5: THỰC HÀNH
QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Quan sát và vẽ các tế bào trong tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô
sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh
chất, tế bào chất và nhân.
- Phân biệt được điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, vệ sinh phòng học sau khi thực hành
II. CHUẨN BỊ.
- HS: Mỗi tổ 1 con ếch( nếu có)
- GV:+ Kính hiển vi, lam kính (2), lamen, bộ đồ mổ, khân lau, giấy thấm, kim mũi mác.
+ Bộ tiêu bản: mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- So sánh mô biểu bì, mô liên kết về vị trí và sự sắp xếp các tế bào trong 2 loại mô đó.
- Cơ vân, cơ trơn và cơ tim có gì khác nhau về cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co
dãn.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của bài thực hành
- GV gọi 1 HS đọc phần I: Mục tiêu của bài thực hành.
- GV nhấn mạnh yêu cầu quan sát và so sánh các loại mô.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Mục tiêu: HS làm được tiêu bản và quan sát thấy tế bào mô cơ vân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK - Đọc cách tiến hành thí nghiệm : làm tiêu bản SGK.


nội dung các bước làm tiêu bản.
- Nếu có điều kiện GV hướng dẫn
trước cho nhóm HS yêu thích môn học
các thao tác thực hiện.
- Các nhóm tiến hành làm tiêu bản như hướng dẫn,
- Phân công các nhóm thí nghiệm( nếu yêu cầu:
không có vật mẫu thì quan sát tiêu bản) + Lấy sợi thật mảnh.
+ Không bị đứt.
+ Rạch bắp cơ phải thẳng.


- GV hướng dẫn cách đặt tế bào mô cơ + Đậy lamen không có bọt khí.
vân lên lam kính và đặt lamen lên lam
kính.
- Các nhóm nhỏ axit axetic 1%, hoàn thành tiêu bản
đặt trên bàn để GV kiểm tra.
- Nhỏ 1 giọt axit axetic 1% vào cạnh
lamen, dùng giấy thấm hút bớt dd sinh
lí để axit thấm dưới lamen.
- Các nhóm điều chỉnh kính, lấy ánh sáng để nhìn rõ
- GV kiểm tra các nhóm, giúp đỡ nhóm mẫu.
yếu.
- Đại diện các nhóm quan sát đến khi nhìn rõ tế bào.
- Cả nhóm quan sát, nhận xét: Thấy được: màng,
- Yêu cầu các nhóm điều chỉnh kính nhân, vân ngang, tế bào dài.
hiển vi.
- GV kiểm tra kết quả quan sát của HS,
tránh nhầm lẫn hay mô tả theo SGK.
Kết luận:
a. Cách làm tiêu bản mô cơ vân:

- Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ.
- Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ ( thấm sạch máu).
- Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn lên 2 bên mép rạch.
- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ và tách 1 sợi mảnh.
- Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ dd sinh lí NaCl 0,65%.
- Đậy lamen, nhỏ dd axit axetic 1%.
Chú ý: ếch huỷ tuỷ để khỏi nhảy.
b. Quan sát tế bào:
- Thấy được các thành phần chính: màng, tế bào chất, nhân, vân ngang.
Hoạt động 3: Quan sát tiêu bản các loại mô khác
Mục tiêu: HS quan sát và vẽ lại được hình tế bào mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn,
phân biệt điểm khác nhau giữa các loại mô
.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phát tiêu bản cho các nhóm, yêu - Các nhóm đặt tiêu bản, điều chỉnh kính để quan sát
cầu HS quan sát các mô và vẽ hình vào rõ.
vở.
- GV: Yêu cầu HS quan sát lại hình 4-1 Các thành viên lần lượt quan sát, vẽ hình và đối
đến hình 4-4 các loại mô để HS đối chiếu với hình vẽ SGK và hình trên bảng.
chiếu.
- Các nhóm đổi tiêu bản cho nhau để lần lượt quan
sát 4 loại mô. Vẽ hình vào vở.


Kết luận:
- Mô biểu bì: tế bào xếp xít nhau.
- Mô sụn: chỉ có 2 đến 3 tế bào tạo thành nhóm.
- Mô xương: tế bào nhiều.
- Mô cơ: tế bào nhiều, dài.

4. Nhận xét - đánh giá
- GV nhắc nhở HS thu dọn, vệ sinh ngăn nắp, trật tự.
Trả lời câu hỏi:
? Làm tiêu bản cơ vân, em gặp khó khăn gì?
? Em đã quan sát được những loại mô nào? Nêu sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo 3 loại
mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Mỗi HS viết 1 bản thu hoạch theo mẫu SGK.
- Ôn lại kiến thức về mô thần kinh.


Ngày soạn: 31/08/2011
Ngày giảng:03/09/2011
TIẾT 3
BÀI 3:DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong
nhà trường và trong đời sống xã hội; ý nghĩa của việc tự giác thực hiện dân chủ, kỉ luật.
2- Kĩ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỉ
luật. Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội tốt hay chưa tốt. Biết tự
đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
3- Thái độ:
- Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy tính dân chủ trong học tập, hoạt động
xã hội, trong lao động, ủng hộ, thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật. Góp ý, phê phán những hành vi vi
phạm dân chủ, kỉ luật.
II- CHUẨN BỊ
GV: - SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài.
- Tìm các sự kiện, tính huống về dân chủ, kỉ luật và không dân chủ, kỉ luật.

HS: - Học và làm bài tập ở bài cũ, chuẩn bị bài mới
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của người có tính tự chủ?
3.Bài mới
I- Đặt vấn đề:
GV - H/S đọc truyện- GV nhận xét.
? Vào đầu năm học lớp 9A đã làm 1- Chuyện lớp 9A:
những việc gì?
- Triệu tập cán bộ lớp
- Họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Các bạn sôi nổi thảo luận về các biện pháp thực
GV Nhận xét, chốt kiến thức
hiện những vấn đề chung.
- Đề xuất các chỉ tiêu cụ thể.
- Thành lập đội thanh niên cờ đỏ.
- Tình nguyện tham gia các hoạt động.
2- Chuyện ở một công ty:
?
Ông giám đốc công ty đã có những - Ông giám đốc:
việc làm như thế nào?
+ Cử một đốc công theo dõi công việc hàng
ngày.
+Không chấp nhận ý kiến đóng góp của công
GV
dân.
-> Tự giải quyết công việc, độc đoán, chuyên
? Qua quá trình triển khai công việc ông quyền, gia trưởng,không có tính dân chủ.
giám đốc cho ta thấy ông là người như



?

thế nào?
Em có nhận xét gì về việc làm của lớp - Mọi thành viên trong lớp đều được tham gia
9A?
đóng góp ý kiến vào công việc chung của lớp.
-> Thể hiện tính dân chủ.

GV “Chuyện của lớp 9A” thể hiện tính dân
chủ, chuyện ở một công ty chưa có
tính dân chủ.
?

II- Bài học:
1- Khái niệm:
a- Dân chủ:
GV
- Là mọi người được làm chủ công việc của tập
thể, xã hội, được biết, được tham gia bàn bạc,
góp phần, giám sát những công việc chung của
tập thể, của xã hội.
? Trong quá trình bàn luận, lớp 9A có -> Không lộn xộn, không xung đột, có nề nếp,
xảy ra sự lộn xộn, xung đột không? tuân theo qui định.
Tại sao?
GV Không lộn xộn, đó chính là có kỉ luật.
?

Vậy em hiểu thế nào là dân chủ?


Vậy em hiểu thế nào là kỉ luật?
( H/S đi học muộn là vi phạm kỉ luật.)

b- Kỉ luật là tuân theo những qui định chung của
cộng đồng, tổ chức xã hội. Nhằm tạo ra sự thống
nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả
trong công việc.
-> Pháp luật và kỉ luật.

?

Những biểu hiện cả tính dân chủ và kỉ
luật; những biểu hiện trái với dân chủ
và kỉ luật?

GV Nhận xét.
Nếu các bạn lớp 9A không có ý thức
xây dựng kế hoạch của lớp và không
tuân theo qui định chung của tập thể
thì việc xây dựng kế hoạch có thành
công không?
? Vậy dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ
như thế nào?

Dân chủ- kỉ luật
- Cả lớp thảo
luận.
- Mọi người cùng
bàn bạc, cùng

quyết.
- Mọi người đều
được phát biểu ý
kiến.

Trái với dân chủ- kỉ luật
- Lớp trưởng quyết định
mọi việc.
- Chống đối người thi
hành công vụ.
.
- Không nghe ý kiến của
mọi người.

-> Không thành công.
2- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:
- Dân chủ để mọi người phát huy sự đóng góp
của mình vào công việc chung.


GV
?

?
GV
?

?
GV
?


GV
?

?

- kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được
thực hiện có hiệu quả.
Việc phát huy tính dân chủ và thực -> Tập thể lớp xuất sắc toàn diện.
hiện kỉ luật của lớp 9A đã đạt được kết
quả như thế nào?
Không có tính dân chủ và kỉ luật như -> Sản xuất giảm sút, công ty thua lỗ.
“Chuyện ở một công ty” thì kết quả sẽ
ra sao?
Qua hai câu chuyện trên
Theo em dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa 3- Ý nghĩa:
như thế nào trong cuộc sống?
Dân chủ và kỉ luật tạo ra sự thống nhất cao về
nhận thức, ý chí, hành động; tạo cơ hội cho mọi
người phát triển, có mối quan hệ xã hội tốt đẹp,
nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, hoạt
động xã hội.
Khi ngồi trên ghế nhà trường bản thân - Chấp hành nội qui- tích cực tham gia đóng góp
em sẽ làm gì để thực hiện tính dân chủ ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch lớp.
và kỉ luật?
Lấy ví dụ cụ thể?
(Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội )
Ai sẽ là người thể hiện tính dân chủ và -> Tất cả mọi người.
kỉ luật?
Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần

phải có tính dân chủ, kỉ luật?
Cần rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như 4- Rèn luyện :
thế nào?
- Mọi người cần tự giác chấp hành tính dân chủ
và kỉ luật.
- Phát huy tính dân chủ.
III- Luyện tập:
- H/S đọc yêu cầu bài tập- H/s làm bài Bài 1:
tập.
- Tính dân chủ: a, c, d.
Nội dung nào thể hiện tính dân chủ? - Hoạt động thiếu dân chủ: b.
Vì sao?
- Hoạt động thiếu kỉ luật: đ.
Bài 2:
- H/S kể -> GV nhận xét.
Kể việc làm thể hiện tính dân chủ và
tôn trọng kỉ luật ở trường, lớp?

4. Củng cố:
?- Thế nào là dân chủ và kỉ luật?
?- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
?- Ý nghĩa, trách nhiệm của công dân về dân chủ và kỉ luật?
5- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 3, 4 trang 11.
- Chuẩn bị bài 4.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×