Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án hóa 9 tuần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.41 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 22/11/2011
Ngày giảng:25/11/2011
Tiết 27 - Bài 21:SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: HS biết được:
- Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hợp kim do tác động hóa học của môi
trường tự nhiên.
- Nguyên nhân làm cho kim loại bị ăn mòn: do có tác dụng với các chất trong môi
trường mà nó tiếp súc (nước, không khí, đất)
- Yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn kim loại: thành phần các chất trong môi trường,
ảnh hưởng của nhiệt độ.
- Biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn: ngăn không cho kim loại
tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim không bị ăn mòn.
- Biết liên hệ với những hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những
yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
- Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn
mòn kim loại, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ kim loại.
II. CHUẨN BỊ
- Một đinh sắt gỉ, miếng sắt hoặc con dao bị gỉ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
1) Thế nào là hợp kim, là gang, là thép, nêu thành phần, tính chất và ứng dụng
của gang và thép
2) Cho biết nguyên tắc sản xuất gang thép, cho ví dụ.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG I
THẾ NÀO LÀ ĂN MÒN KIM LOẠI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung


- Yêu cầu HS: quan sát mẫu vật hoặc I. Thế nào là ăn mòn kim loại
tranh ảnh về sự gỉ của kim loại, hợp kim
(đặc biệt là sự gỉ của sắt).
- HS quan sát miếng sắt, cái đinh, con
dao... bị gỉ, dùng tay bẻ miếng sắt bị gỉ,
chú ý đến màu gỉ sắt, sự thay đổi về ánh
kim, tính dẻo.
- Nêu câu hỏi để HS nhận xét:
+ Thế nào là ăn mòn kim loại?
+ Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại
hợp kim do tác động hóa học của môi trường
tự nhiên.
+ Kim loại bị gỉ có còn mang những + Kim loại bị gỉ không còn những tính chất
tính chất ban đầu nữa không ? (tính dẻo, của kim loại (tính dẻo, ánh kim, hình dạng,
ánh kim, hình dạng, độ cứng...)
độ cứng...)
+ Kim loại bị gỉ gây nên những tác hại + Làm cho các đồ dùng bằng kim loại giảm
gì ?
hoặc mất khả năng sử dụng.


+ Hãy giải thích nguyên nhân của sự ăn + Do có tác dụng với các chất trong môi
mòn kim loại ?
trường mà nó tiếp súc (nước, không khí, đất
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của
giáo viên.
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp, các
nhóm khác nhận xét bổ sung:
GV Nhận xét, chốt lại các câu trả lời của
học sinh.

HOẠT ĐỘNG II
NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát báo cáo kết quả II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn
các thí nghiệm trước lớp, kết hợp với mòn của kim loại.
những điều biết được trong đời sống
hằng ngày, rút ra nhận xét về từng yếu
tố ẳnh hưởng đến sự ăn mòm kim loại.
Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần
các nhóm khác nhận xét bổ sung:
môi trường mà nó tiếp xúc.
+ Đinh sắt trong không khí khô không
Nhiệt độ cao sự ăn mòn kim loại xảy ra
bị ặn mòn.
nhanh hơn
+ Đinh sắt trong nước có hòa tan oxi
trong không khí bị ăn mòn chậm.
+ Đinh sắt trong dung dịch muối ăn có
hòa tan oxi trong không khí bị ăn mòn
nhanh.
+ Đinh sắt trong nước cất không bị ăn
mòn.
* Phân tích các chất có trong từng thí
nghiệm và rút ra nhận xét:
+ Sự ăn mòn kim loại không xảy ra
hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc
vào thành phần môi trường mà nó tiếp
xúc.

+ Thanh sắt trong bếp bị ăn mòn nhanh
hơn.
- Nhận xét, chốt lại.
? Một thanh sắt trong bếp lâu ngày so
với một miếng sắt để nơi có điều kiện
bình thường( song cửa sổ,dây phơi...)
loại nào bị ăn mòn nhanh hơn ?( Thanh
sắt trong bếp bị ăn mòn nhanh hơn.)
? Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự ăn
mòn kim loại trong trường hợp này?
( Nhiệt độ)
? Vậy các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến
sự ăn mòn kim loại ?
- Nhận xét, chốt lại.


HOẠT ĐỘNG III
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI
KHÔNG BỊ ĂN MÒN
.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung hoạt III. Làm thế nào để bảo vệ kim loại không bị
động I và II rút ra các biện pháp bảo vệ ăn mòm
đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn
các nhóm khác nhận xét bổ sung.
mòn:
- Giáo viên nhận xét, chốt lại câu trả lời
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với

của các nhóm, nêu biện pháp đang môi trường (sơn, mạ, bôi dầu mỡ ...)
được đẩy mạnh nghiên cứu và ứng
- Chế tạo hợp kim không bị ăn mòn.
dụng rộng rãi hiện nay là chế tạo các
hợp kim không bị ăn mòn.
? Em có biện pháp gì để bảo vệ các đồ
vật bằng kim loại trong gia đình (dao,
cuốc, xẻng, xoong, nồi...) không bị ăn
mòn ?
HS Sử dụng xong đánh rửa sạch, để nơi
khô ráo ...
4. Củng cố
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 1,2,3 tại lớp
5. Dặn dò:
- Về nhà: Học bài, làm các bài tập 4,5 (trang: 67 SGK)
- Ôn tập toàn bộ kiến thức chương kim loại chuẩn bị luyện tập vào giờ sau.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×