Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án sinh 8 tuần 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.68 KB, 5 trang )

Ngày soạn:06/01/2012
Ngày dạy:09/01/2012
Chương VII- Bài tiết
Tiết 40
Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS nắm được khái niệm bài tiết và vai trò của nó trong cuộc sống, nắm được các hoạt động
bài tiết chủ yếu và hoạt động quan trọng.
- HS xác định trên hình và trình bày được bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ cơ thể.
II- CHUẨN BỊ
- Hình 38.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV thu bản thu hoạch của giờ trước.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Bài tiết
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm bài tiết ở người và vai trò quan trọng của nó đối với cơ
thể sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả - HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, thảo luận
lời câu hỏi:
nhóm và trả lời các câu hỏi:
- Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như - 1 HS đại diện nhóm trả lời từng câu các HS
thế nào đối với cơ thể sống?
khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức.
- Các sản phẩm thải cần được bài tiết
phát sinh từ đâu?
- Các cơ quan nào thực hiện bài tiết?


Cơ quan nào chủ yếu?
- GV chốt kiến thức.
Kết luận:
- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cănj bã do hoạt động trao đổi
chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định
của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra
bình thường.


- Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của
bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu.
Hoạt động 2: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu
Mục tiêu: HS hiểu và nắm được các thành phần chủ yếu trong cấu tạo cơ quan bài tiết nước
tiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 38.1; đọc chú - HS quan sát H 38.1; đọc chú thích thảo luận
thích, thảo luận và hoàn thành bài tập và hoàn thành bài tập SGK.
SGK.
Kết quả:
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết 1- d
quả.
2- a
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi và trình 3- d
bày trên hình vẽ:
4- d
- Trình bày cấu tạo cơ quan bài tiết - 1 vài HS trình bày, các HS khác nhận xét.
nước tiểu?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Kết luận:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị
chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái
túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 39.
- Đọc mục “Em có biết”.


Ngày soạn:11/01/2012
Ngày dạy:13/01/2012
Tiết 41
Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS nắm được quá trình tạo thành nước tiểu và thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu.
- Nắm được quá trình thải nước tiểu, chỉ ra được sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết
tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
II- CHUẨN BỊ
- Hình 39.1.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Nguyên nhân bệnh sỏi thận ở người?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu
Mục tiêu: - HS nắm được sự hình thành nước tiểu.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục - HS đọc và sử lí thông tin.
I, quan sát H 39.1 để tìm hiểu sự tạo + Quan sát tranh và nội dung chú thích H 39.1
thành nước tiểu.
SGK (hoặc trên bảng).
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Sự tạo thành nước tiểu gồm những - 1 HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
quá trình nào? diễn ra ở đâu?
nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.....
+ Nước tiểu đầu không có tế bào máu và
- Yêu cầu HS đọc lại chú thích H 39.1, prôtêin.
thảo luận và trả lời:
- HS làm việc trong 2 phút.
- Thành phần nước tiểu đầu khác máu
ở điểm nào?
- So sánh nước tiểu đầu với nước tiểu
chính thức?
Đặc điểm
- Nồng độ các chất hoà tan
- Chất độc, chất cặn bã
- Chất dinh dưỡng

Nước tiểu đầu
- Loãng
- Có ít
- Có nhiều

Nước tiểu chính thức

- Đậm đặc
- Có nhiều
- Gần như không có


Kết luận:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Qua trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực đẩy nước và các
chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 angtron) trên vách mao mạch vào nang cầu
thận (các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra
nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần
thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể...).
+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất
thải tạo thành nước tiểu chính thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thải nước tiểu
Mục tiêu: HS nắm được đường đi của nước tiểu chính thức được tạo ra, biết được tại sao cơ
thể của người bình thường chỉ đi tiểu những lúc nhất định.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả - HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi,
lời câu hỏi:
rút ra kết luận:
- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế
nào? (dùng hình vẽ để minh hoạ).
- Thực chất của quá trình tạo thành + Thực chất là quá trình lọc máu và thải chất
nước tiểu là gì?
cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
- Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra + Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên
liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại nước tiểu cũng được hình thành liên tục.

gián đoạn?
+ Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới
- GV lưu ý HS: Trẻ sơ sinh, bài tiết 200 ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu,
nươcs tiểu là phản xạ không điều kiện, lúc đó mới bài tiết nước tiểu ra ngoài.
ở người trưởng thành đây là phản xạ có
điều kiện do vỏ não điều khiển.
- Cho HS đọc kết luận.
Kết luận:
- Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở
bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ bóng đái và cơ bụng.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và mục “Em có biết” SGK.
- HS trả lời câu hỏi 1,2
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 40.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×