Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo thực tập tại một số công trình thủy như thi công cầu máng, kênh ba vì và trạm bơm trung hà thuộc phòng thủy nông huyện ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.19 KB, 14 trang )

PHẦN I:
NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CÔNG TRÌNH THỦY
I. Mục đích:
Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ tưới, tiêu cho
diện tích lớn cây trồng,góp phần quan trọng làm tăng năng suất,chất lượng sản
phẩm nông nghiệp, thủy sản; phòng,chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển
các nghành kinh tế khác.
Ngày nay nhà nước đang rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi cho
nên đòi hỏi một lượng lớn kĩ sư giỏi đủ sức làm các công trình lớn đáp ứng được
yêu cầu cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng.
Trong đợt thực tập này bộ môn công trình, khoa Cơ Điện & Công Trình –
Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện cho sinh viên thực tập thực tập tại
một số công trình thủy như thi công cầu máng, kênh Ba Vì và trạm bơm Trung Hà
thuộc phòng thủy nông huyện Ba Vì.
Mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập:
+ Giúp sinh viên biết cách áp dụng phần lý thuyết đã được trang bị trong nhà
trường vào các công việc thực tế như: Khảo sát thưc tế, thăm quan trạm bơm Trung
Hà, hệ thống kênh Ba Vì và tổ chức thi công một công trình cụ thể:


Nắm bắt được tổng quát những chi tiết trong công việc thiết kế trạm

bơm như: xây dựng, nâng cấp trạm bơm, lắp đặt bố trí máy móc thiết bị của nhà
máy; Thiết kế, thi công hệ thống kênh Ba Vì, công trình cầu máng.


những yêu cầu cụ thể trong các giai đoạn thiết kế: lập dự án khả thi,

thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập hồ sơ đầu thầu…



Hiểu biết thêm về sự quan hệ giữa việc thiết kế cầu với những vấn đề

xã hội, môi trường…




Quan sát học hỏi việc áp dụng công nghệ tin học vào công việc thiết

kế công trình thủy lợi.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen và tạo quan hệ tốt với các Cơ quan
trong ngành thủy lợi, cũng như các công ty tư vấn và công ty công trình thủy lợi
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ công việc sau khi tốt nghiệp.
+ Tổng hợp các kiến thức đã học phục vụ cho bước làm thiết kế đồ án tốt
nghiệp trong thời gian tới.
II. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Nghiêm túc thực hiện nội quy giờ giấc, kỷ luật và biện pháp đảm bảo an
toàn lao động của cơ quan nơi thực tập.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của cán bộ cơ quan và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
+ Tích cực tìm hiểu, học tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được nhà trường
giao.
+ Tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí cán bộ đi trước trong
chuyên môn để phục vụ các bước làm đồ án tốt nghiệp.
+ Kết thúc đợt thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập và bảo vệ báo
cáo thực tập của mình.


PHẦN II:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẠM BƠM TRUNG HÀ VÀ HỆ THỐNG KÊNH
BA VÌ
I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
- Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố
Hà Nội. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ, ranh giới là con sông
Hồng. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía
Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới là con sông Đà. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng,
ngăn cách với tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần
nhỏ của huyện Thạch Thất.
- Huyện bao gồm thị trấn Tây Đằng và 30 xã là: Thái Hoà, Ba Vì, Cổ Đô, Phú
Cường, Tản Hồng, Châu Sơn, Vạn Thắng, Phong Vân, Phú Đông, Phú Phương,
Phú Châu, Phú Sơn, Đồng Thái, Đông Quang, Chu Minh, Minh Châu, Vật Lai,
Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Tòng Bạt, Tiền Phong, Cam Thương, Thuỵ An, Ba Trại, Sơn
Đà, Thuần Mỹ, Vân Hoà, Yên Bài, Khánh Thương, Minh Quang.
Huyện Ba Vì được thành lập trên địa bàn các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và
Quảng Oai của tỉnh Sơn Tây. Thời kỳ 1975 - 1978, huyện thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Sau đó lại trở về tỉnh Hà Tây
và từ tháng 8/2008 lại thuộc về thành phố Hà Nội.
- Huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây cũ. Địa hình được chia ra làm
ba vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng ven sông. Vùng núi chiếm
47,5% diện tích, có các núi cao trên 700m, trong đó cao nhất là Tản Viên cao
1.296m, đỉnh Vua và Ngọc Hoa cao trên 1000m. Vùng đồng bằng lại được bao bọc
và bồi đắp bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu,
màu mỡ. Huyện có hai hồ rất lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô. Trên địa bàn


huyện có vườn quốc gia Ba Vì. Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã
ba sông là: ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã
ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối
diện với thành phố Việt Trì).

- Tổng diện tích tự nhiên của 7 xã miền núi là 19.930 ha trong đó có 15.612 ha
đất nông nghiệp. Diện tích trồng lúa xuân hang năm là 2.252 ha. Ngoài ra người
dân trong vùng còn trồng một số loại cây mầu khác như ngô, khoai, sắn…
- Diện tích canh tác lúa nước trong khu vực được phân tán nhỏ lẻ chủ yếu là
vùng thấp dọc theo sông, suối. Cao độ của khu vực tưới chênh lệch nhau rất lớn
nên nguồn nước tưới cho phần diện tích trồng lúa nước này được lấy từ nhiều
nguồn khác nhau. Hiện tại trong khu vực 7 xã miền núi có tới 31 hồ đập chứa nước
loại vừa và nhỏ và 120 vai đập dâng nước trên các con suối nhỏ.
- Ba Vì nối liền với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục đường chính như:
quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A… và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, sông Đà có
tổng chiều dài 70 km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba
Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp
thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông
nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp. Cây lúa được trồng ở các vùng bãi
ven sông. Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ở các vùng đồi núi. Toàn
huyện hiện có 1.200 ha chè, cung cấp nguồn nguyên liệu khá ổn định cho các nhà
máy chế biến chè ở địa phương. Ngành chăn nuôi cũng phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi bò thịt và bò sữa. Cùng với phát triển ngành nông nghiệp, Ba Vì đặc biệt chú
ý khai thác tiềm năng về du lịch - dịch vụ.
Ba Vì cũng là vùng đất thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, tiếp thu những tiến
bộ của khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế của huyện khá đa


dạng, trong đó huyện đã ưu tiên cho việc phát triển dịch vụ du lịch bên cạnh phát
triển nông nghiệp và công nghiệp.
Về nông nghiệp: huyện đang từng bước đẩy mạnh cơ cấu cây trồng có giá trị
kinh tế cao, tăng diện tích gieo trồng lên 28.567 ha. Phát triển chăn nuôi toàn diện,
đa dạng hóa vật nuôi, tăng đàn bò lên 30 ngàn con, hàng năm cung cấp 4.200 tấn
sữa và 1.400 tấn thịt. Quy hoạch 4 khu vành đai rau sạch có diện tích hàng chục ha.

Với đặc thù đồng đất chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa và đồng bằng, những
năm qua, huyện Ba Vì còn đẩy mạnh thực hiện các dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt,
trồng chè, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… phù hợp từng vùng để
khai thác thế mạnh. Đến nay, diện tích trồng chè toàn huyện chiếm khoảng 1.650
ha, sản olượng hằng năm đạt gần 13 nghìn tấn, giá trị đạt trên 50 triệu đồng/ha;
tổng đàn bò sữa đạt gần 3.000 con, đàn bò thịt phát triển mạnh với hơn 50.000 con.
Ngoài ra, Ba Vì còn định hướng các xã vùng bán sơn địa và miền núi phát triển
chăn nuôi lợn quy mô lớn. Toàn huyện hiện có gần 100 trang trại chăn nuôi lợn tập
trung với quy mô (500-2.000 con). Đối với 15 xã đồng bằng, huyện chỉ đạo đưa
giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đồng thời chuyển giao tiến
bộ KHKT cho nông dân để nâng cao năng suất cây trồng. Ở những vùng đất trũng,
canh tác lúa kém hiệu quả, huyện đã chỉ đạo chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, Ba Vì đã xây dựng được vùng nuôi thủy sản Vạn Thắng (diện tích 90ha)
và Cổ Đô 350 ha cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần trồng lúa.
Về du lịch – dịch vụ: Đổi mới phương thức hoạt động theo cơ chế thị trường,
doanh thu sẽ tăng nhiều lần và đón 5 triệu lượt khách mỗi năm, giải quyết việc
làm, tạo thu nhập ổn định cho 1.600 đến 6.000 dân, đưa du lịch thành ngành kinh
tế mũi nhọn.


Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư trong
và ngoài huyện có chương trình kế hoạch quy hoạch đất đai, dành quỹ đất thích
hợp cho các điểm công nghiệp.
+ Điều kiện khí hậu - thủy văn:
Nằm trong khu vực đồng bằng bắc bộ nên các đặc trưng khí tượng thủy
văn của hệ thống thủy nông Ba Vì mang đậm nét vùng khí hậu đồng bằng: khí hậu
nhiện đới gió mùa, nắng ẩm – mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh khô có gió mùa Đông
Bắc và mưa phùn vào mùa đông.
+ Ảnh hưởng của gió (bão)
Hướng gió chính trong vùng là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vận tốc
trung bình tháng đạt từ 1,4 đến 1,8 m/s.
- Gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 11, vận tốc gió trung bình đạt từ 1,4
đến 1,9 m/s.
- Khoảng tháng 6 đến tháng 10 thường có bão lớn. Vận tốc gió lớn nhất có
thể lên tới 36m/s. Trung bình hang năm có khoảng 3 cơn bão ảnh hưởng đến khu
vực gây ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống công trình thủy lợi nền nông nghiệp của
vùng.
+ Mưa:
- Do khu vực có dãy núi phía Tây chắn gió Đông Nam và Đông Bắc mang
hơi ẩm từ biển vào nên lượng mưa hàng năm ở khu vực khá lớn:
- Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.800 ÷ 1.850 mm/năm.
- Lượng mưa trong lưu vực phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10 với lượng mưa chiếm 80% số ngày mưa và 70% tổng lượng mưa cả năm
của khu vực. Thời kỳ mưa tập trung là tháng 7, có năm lượng mưa trong tháng 7
chiếm 40% lượng mưa cả năm. Mùa kiện mưa ít, mực nước các sông suối, hồ chứa


nước thấp gây khó khăn về nguồn nước tưới cho cây trồng cụ thể như năm 1999,
tổng lượng mưa trong vụ xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) khu vực Ba Vì chỉ đạt
151,9mm.
+ Tình hình lũ lụt:
Theo tài liệu điều tra vùng dự án thấy mực nước lũ lịch sử trong vùng là
+3,5m. Do đó, ta phải bố trí trạm bơm đủ cao trình để vượt lũ.


1, Trạm bơm Trung Hà (Hiện trạng của trạm bơm Trung Hà hiện nay và
giải pháp nâng cấp trạm bơm).
a) Công trình trạm bơm cũ:


Trạm bơm Trung Hà: máy bơm đã vận hành 20 năm nhưng máy bơm đã sử dụng
được hơn 30 năm (lắp máy cũ) nên thường xuyên bị hư hỏng, hiệu suất bơm bị
giảm không đảm bảo lưu lượng thiết kế. Hệ thống điện cũ nát, tổn hao lớn, chi phí
cho tưới lớn.
Trong khi diện tích yêu cầu tưới của cả khu vực là 5.365ha. Trong đó: Diện tích
trồng lúa 5000ha, màu 365ha.
Lưu lượng yêu cầu tưới: Tính hệ số tưới cho cả hoa màu và lúa tại đầu mối là
1.5 l/s/ha, ta có lưu lượng yêu cầu tại thời điểm lớn nhất (Tưới cho lúa): Q =
5000ha x 1.5 l/s/ha = 7,5 m3/s.
Nguồn cấp nước tưới cho khu vực chủ yếu bằng hai công trình: Hồ Suối Hai và
trạm bơm Trung Hà lấy nước từ sông Đà. Trạm bơm Trung Hà hiện tại có 26 máy
loại 1000m3/h, nếu tính với hiệu suất bơm chỉ còn 80% công suất, với năng lực khi
tưới huy động 25 máy (dự phòng 1 máy) thì khả năng tưới của trạm bơm hiện tại Q
= 5,55m3/s. Hồ Suối Hai những năm đủ nước trữ có dung tích hữu ích là 42 triệu
m3, khả năng lấy nước qua cống theo thiết kế
Qmax= 5,07 m3/s.
Nếu giữ nguyên phương án tưới như hiện tại thì khả năng tưới của công
trình đầu mối hiện nay là đủ đáp ứng yêu cầu tưới của cả khu vực. Tuy nhiên cả hai
công trình đầu mối nói trên cũng đang bị xuống cấp, cần phải được quan tâm đầu
tư đại tu sửa chữa. Mặt khác theo quy hoạch phát triển khu du lịch Suối Hai của
thành phố Hà Nội được chuyển mục đích sang phục vụ du lịch là chính, vì vậy
trạm bơm Trung Hà sẽ là nguồn cung cấp nước tưới chính cho khu vực. Vì vậy
việc cải tạo nâng cấp để nâng năng suất của trạm bơm là hết sức cấp bách và cần
thiết để đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.


b, Trạm bơm sau khi được nâng cấp:
Để đảm bảo đủ lưu lượng nước tưới người ta tiến hành nâng cấp trạm bơm cũ từ 26
tổ máy, mỗi tổ máy có năng suất 1000 m 3/h lên trạm bơm mới có 9 tổ máy(dự phòng
một máy), mỗi tổ máy có công suất 4200 m 3/h. nghĩa là có tổng công suất gấp 1,5 lần

so với trạm bơm cũ, với đây đủ máy móc và trang thiết bị hiện đại.
- Thiết kế chung nhà trạm bơm:
Nhà trạm bơm được thiết kế theo kiểu nhà máy bơm khối tảng, đổ bê tông liền
khối.
+ Nhà trạm bơm có hai tầng và một tầng hầm: Tầng hầm đặt máy bơm,với cao
trình đặt máy bơm là + 12,3 m; Tầng động cơ,với cao trình đặt động cơ là 16,3 m;
Tầng trên cùng là tâng điều khiển 20,2m với chiều cao của tầng là 4,2m.
+ Tường nhà máy trạm bơm xây ghạch đặc dầy 25 cm, vữa xi măng max 75,dầy
1,5cm. phân bê tông đổ liền khối công trình thủy co max 200,dầy 50 cm.
+ Bể hút đươc giữ nguyên không được nâng cấp, có cao trình đáy bể hút: = 6m
+ Bể xả được giữ nguyên không được nâng cấp, có cao trình đáy bể xả: = 11,5 m
+ Ống hút của máy bơm đặt ở cao trinh 5,5m.
+ Ố đẩy của máy bơm đặt ở cao trình 13,1 m.
- Thiết kế lắp đặt máy bơm: Chọn máy bơm HTĐ 560 là loại máy bơm hỗn
lưu trục đứng
- Các thông số kỹ thuật như sau:
+ Lưu lượng máy bơm Q = 4200 m3/h;
+ Cột áp tổng H = 9,2 m;
+ Tốc độ n = 740 v/p;
+ Công suất 170 Kw
+ Hiệu suất 80 %
- Tính toán số máy bơm:
+ chiều cao hút của máy bơm H = 7,5 m.


n=

Qv / c
Qbom


Qy/c: Lưu lượng yêu cầu bơm
Qy/c = 9,213 m3/s
Qbơm : Lưu lượng của máy bơm với cột áp tổng;
H = 9,2 m
Tra trên đường đặc tính ta có:
Lưu lượng Qb = 4200 m3/h = 1,17 m3/s
Hiệu suất đạt 86% (Hiệu suất lớn nhất)
c, Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế
Sau khi công trình được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sẽ đem lại một
số lợi ích kinh tế như:
+ Tưới chủ động cho 5356 ha đất nông nghiệp, có thể cung cấp đủ nước cho diện
tích canh tác 7500 ha khi tram bơm vận hành tối đa công suất.
+ Giảm chi phí cho công tác tu sửa đường xá, dịch vụ do ô nhiễm môi
trường và nguồn nước;
+ Phát triển sản xuất công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ;
+ Phát triển nguồn nhân lực cho địa phương và một số vùng lân cận;
+ Tạo thêm việc làm cho người lao động, từng bước xoá đói, giảm nghèo;
+ Cải thiện điều kiện môi trường, chỉnh trang đô thị.
* Ghi trú: Nhà máy bơm Trung Hà mới chỉ mới nâng cấp phần nhà trạm bơm chứ
chưa nâng cấp bể xả, cống qua đê và kênh dẫn vào bể hút, điều này tiềm ẩn
nhiều hiểm họa khó lường khi trạm mới đi vào hoạt động.


1, Hệ thống cầu máng và kênh tưới Ba Vì:
Hệ thống sông ngòi ảnh hưởng đến khu vực:
Việc tưới, tiêu và phòng chống lũ của khu vực Trung Hà – Suối Hai bị ảnh
hưởng của mực nước sông Đà, sông Hồng và sông Tích.
Sông Đà và sông Hồng bao bọc 3 phía Bắc, Đông, Tây của lưu vực. Về mùa
lũ, mực nước sông Đà, sông Hồng thường cao hơn nhiều so với mực nước sông
Tích. Về mùa kiệt từ khi có hồ Hòa Bình, mực nước có xu thế được cải thiện hơn

trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước tưới cho khu vực. Theo số liệu tính
toán của viện quy hoạch thủy lợi trong tài liệu “ Rà soát quy hoạch tưới lưu vực
sông Tích năm 1995”:
+ Mực nước sông Đà với tần suất 75% tại Trung Hà với trị số bình quân
nhiều năm là +9,12 nhỏ nhất là 8,89.
+ Mực nước sông Hồng với tần suất 75% tại Sơn Tây với trị số bình quân
nhiều năm là +4,832 nhỏ nhất là 4,52.
Sông Tích bắt nguồn từ Đầm Long ở phía Tây của khu vực nhập với nhánh
suối Yên Bồ và kênh tiêu Cổ Đô – Vạn Thắng, theo dòng chính đi về phía Nam.
Sông Tích hẹp và nông,đoạn đầu dốc vì vậy về mùa mưa, lũ lên nhanh, xuống
chậm, dễ gây úng cho các khu vực thấp của khu tưới Trung Hà – Suối Hai, mực
nước sông Tích tại điểm đo Văn Miếu – Sơn Tây năm 1984 là: +9,05m. Mùa kiệt
mực nước sông Tích thấp, khó khăn cho các khu vực lấy nước từ nguồn sông Tích.
Các mực nước bình quân tháng, bình quân năm và thấp nhất năm ứng với tần suất
P = 75% .
b. Hiện trạng kênh Trung Hà 2 và kênh Tây:
* Nhiệm vụ quy mô và năng lực thiết kế của dự án khi chưa nâng cấp:
Trạm bơm Trung Hà được xây dựng và đưa vào khai thác năm 1987 với
nhiệm vụ lấy nước sông Đà tại Trung Hà bằng bơm và tự chảy về mùa lũ để tưới
cho 4200 ha. Quy mô xây dựng:
Nhà máy bơm lắp đặt 26 máy bơm loại 1000m 3/h, lưu lượng thiết kế Q =
6,50 m3/s.Trạm biến áp 1 máy 1000 KVA + 1 máy 320 KVA/35 KV.
- Cao trình đặt máy: +12,0m.
a.

Khảo sát giai đoạn lập thiết kế thi công chiều dài thực tế tuyến kênh hiện nay
là 10.800m.
Tuyến kênh Trung Hà 2 đi qua vùng địa hình tương đối bằng phẳng, kênh
chủ yếu là kênh nổi. Trên toàn tuyến chỉ có một số đoạn ngắn kênh đi qua vùng có
địa hình tự nhiên cao như đoạn Km1 + 500 đến Km2 + 100

+ Đáy kênh:


-

-

-

Chiều rộng đáy kênh hiện nay biến đổi từ 4,8m đến 2,5m một số đoạn đáy
kênh đã bị thu hẹp mặt cắt chiều rộng đáy kênh chỉ còn 1,5m như tại vị trí
km5+900.
+ Bờ kênh:
Cao độ 2 bờ kênh hiện nay biến đổi từ +12,8m đến +11,5m, cũng như đáy
kênh độ dốc bờ kênh tương đối phù hợp với độ dốc thiết kế. Theo số liệu điều tra
tại đơn vị quản lý khai thác hiện nay cao độ bờ kênh đã đủ đảm bảo cao trình cấp
nước tưới cho phần diện tích phụ trách.
+ Các công trình trên kênh:
Qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các cống lấy nước trên kênh hiện nay
đã đúng cao trình thiết kế theo yêu cầu tưới. Tuy nhiên các cống hiện nay hầu hết
xuống cấp, một số cống không có cửa van điều tiết nên lượng nước tổn thất khi
tưới nhiều. Vì vậy, để đảm bảo điều tiết tưới và quản lý vận hành thuận lợi cần cải
tạo, nâng cấp các cống lấy nước trên kênh, lắp đặt cửa van điều tiết và máy đóng
mở để điều tiết.
Nhìn chung đối với các công trình này đều phải cải tạo nâng cấp ở những
mức độ nhất định.
* Nhiệm vụ quy mô và năng lực thiết kế của dự án sau khi nâng cấp:
Sau khi nâng cấp hệ thông kênh Trung Hà2 và Kênh Tây đóng vai trò là kênh
tưới. Nước được lấy từ trạm bơm Trung Hà đưa tới các khu vực cần tưới và khu
vực nhân nước.

Kênh Tây có nhiêm vụ đưa nước từ trạm bơm Trung Hà tới hồ suối2, có độ dốc
bằng 0,chuyển nước bằng trọng lực, đoạn đầu kênh có tiết diện hình thang thang có
chiều rộng đáy là 5m và chiều cao là 2,5m, hệ số mái dốc m = 1,5 , đoạn 2 con lại
có tiết hình thang có chiều rộng đáy là 5m và chiều cao là 2,2m, hệ số mái dốc m =
1,5. Lưu lượng yêu cầu theo thiết kế là Qy/c = 5m3/s.
Thành kênh và dáy kênh được đổ bê tông cốt thép tại chỗ M200.
Kênh Trung Hà2 nhân nước từ tram bơm Trung Hà đi qua xã Thái Hòa, xã Phú
Cường và xã Tân Hồng. Kênh có tiết diện hình chữ nhật bxh = 8x4 m, với độ dốc
1/10000,chuyển nước bằng trọng lực, lưu lượng theo yêu cầu là: Qy/c = 5 m3/s.
Thành kênh được ghép bởi các tấm bê tông cốt thép có tiết diện 50cm x 50cm
đúc sẵn M200.
Như vậy với tổng lưu theo thiết kế mới là Q y/c = 10 m3/s, có thể cung cấp đủ lượng
nước tưới cho diện tích nông nghiệp 7500 ha.
* Ghi trú: Những sai xót trong thi công kênh Ba Vì so với hồ sơ thiết kế mà
đoàn thực tập đã tìm ra:
+ Đối với kênh theo hồ sơ thiết kế có hệ số mái dốc của bờ kênh là m =
1,5m, nhưng sau quá trình thi công mái dốc chỉ đạt m = 1. Sai xót này dẫn tới tiết


diện của kênh bị giảm nhiều so với thiết, gây tổn thất thủy lực và ảnh hưởng tới
lưu lượng của dòng chảy.
+ Theo hồ sơ thiết kế phải có lớp vải địa kỹ thuật đặt ở bên dưới lớp lót bê
tông nhưng khi thi công này người ta không có lớp lót,thiếu xót này ảnh hưởng lơn
tới tuổi thọ của công trình.


-

Phần III:
NHẬT KÍ THỰC TẬP


-

Quá trình thực tập công trình thủy của lớp bao gồm các mốc thời gian

-

cùng với các công việc được thực hiện như sau:
* Ngày 27-12-2012
Từ 8h-9h Tập trung tại phòng họp nghe phổ biến, giới thiệu về nhà máy

-

trạm bơm Trung Hà và hệ thống kênh Ba Vì.
Từ 9h-10h đi thăm quan nhà máy trạm bơm Trung Hà.
Từ 10h-11h đi thăm quan cầu máng và hệ thống kênh Ba Vì.



×