Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình xây dựng nông mới tại xã phương tiến, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.22 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ NAM CAO

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ NAM CAO

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN

Hà Nội, 2014


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn
diện và to lớn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch th eo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội được tăng cường, bộ mặt vùng nông thôn có nhiều thay đổi. Đời sống vật
chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Hệ thống an ninh,
chính trị luôn được củng cố và tăng cường. Vị thế của đất nước trên trường
quốc tế được nâng cao.
Tuy nhiên, đời sống kinh tế xã hội của người dân vùng nông thôn Việt
Nam nói chung có nhiều khó khăn, trong đó đời sống của đồng bào miền núi
và trung du càng khó khăn hơn. Do trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất học, bỏ học
cao. Tập quán canh tác lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Vốn
đầu tư cho phát triển sản xuất không có hoặc rất ít, cơ hội để tiếp cận với
những tiến bộ của khoa học kĩ thuật cũng rất hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng
tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phương thức canh tác chưa hợp lý. Cơ
sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, địa hình sản xuất phức tạp,
thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định. Đó là những khăn và thử thách
mà người dân vùng nông thôn đã và đang gặp phải.
Để giải quyết được những khó khăn và tồn tại này tại hội nghị lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành nghị quyết
26/NQTW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Để thực hiện được một cách đồng bộ và có chiến lược phát triển nông thôn
lâu dài nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị thì thủ tướng
chính phủ đã ban hành quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Trong thời gian qua việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn


2

mới đã được thực hiện một cách toàn diện và sâu rộng trên phạm vi cả nước
nhằm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vai trò cho cộng đồng người dân
sống ở nông thôn… Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa phát huy hết được
những nguồn lực trong thực hiện các chương trình phát triển nông thôn mới.
Có rất nhiều lý do và lực cản như: trình độ hiểu biết của người dân, năng lực
quản lý, cơ chế, phương pháp triển khai thực hiện và điều kiện cơ sở hạ tầng
thấp kém…
Chính vì vậy để biết được hiệu quả của một chính sách ban hành và
chương trình thực hiện như thế nào thì công tác kiểm tra, đánh giá quá trình
thực hiện có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Quá trình xây dựng nông thôn mới
gắn liền với quyền lợi, lợi ích của người dân cho nên việc giám sát, đánh giá
hiệu quả của chương trình có sự tham gia của người dân địa phương là phù
hợp, cần thiết và phát huy được vai trò của người dân khi thực hiện chương
trình. Đó là dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản
lý và dân hưởng lợi.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và tính cấp thiết của chương trình
trọng điểm quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện trên địa bàn
xã Phương Tiến. Để chương trình thành công và đem lại lợi ích thật sự cho
người dân địa phương, đồng thời có thể làm cơ sở để đúc rút ra những kinh
nghiệm khi thực hiện xây dựng nông thôn mới tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương trong

quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Quy hoạch: là một quá trình lý thuyết về tư tưởng có quan hệ với từng
sự vật, sự việc được hình thành và thể hiện qua một quá trình hành động thực
tế. Quá trình này giúp nhà quy hoạch tính toán và đề xuất những hoạt động cụ
thể để đạt được mục tiêu [1].
- Quy hoạch phát triển nông thôn: là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm
tổng hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội
và môi trường liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các cộng đồng
nông thôn theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững [1].
Đứng trên góc độ phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển
nông thôn là sự phân bố các nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ
sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ trên lãnh thổ nông thôn một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao.
Đứng trên góc độ kế hoạch hoá, quy hoạch phát triển nông thôn là một
khâu trong quy trình kế hoạch hoá nông thôn. Bắt đầu lừ chiến lược phát triển
kinh tế xã hội nông thôn, đến quy hoạch phát triển nông thôn rồi cụ thể hoá
bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên địa bàn nông thôn.
- Nông dân: là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu qan xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình

thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
- Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và


4

môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác [2].
- Phát triển nông thôn: là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hoá
và môi trường, quá trình này, trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông
thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức khác.
- Theo tác giả TS. Vũ Thị Bình: Nông thôn mới (NTM) là nông thôn có
kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, có
quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, dân trí
cao, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị được giữ vững.
- Quy hoạch NTM: là việc tổ chức mạng lưới điểm dân cư nông thôn hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật (HTKT), hạ tầng xã hội (HTXH) trên địa
bàn xã hoặc liên xã. Quy hoạch NTM bao gồm quy hoạch mạng lưới điểm
dân cư nông thôn trên địa bàn xã hoặc liên xã (còn gọi là quy hoạch chung
xây dựng xã) và quy hoạch điểm dân cư nông thôn (còn gọi là quy hoạch chi
tiết khu trung tâm xã, thôn, làng, xóm...) [1].
- Xây dựng mô hình NTM: là một chính sách về một mô hình phát triển
cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các
mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán,
cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
- Sự tham gia của người dân: là một quá trình bàn bạc cởi mở, bình
đẳng giữa cán bộ, các nhà hoạch định chính sách với người dân địa phương.

Trong đó kiến thức, ý kiến của người dân được khám phá và tôn trọng. Họ
cần được xem là chủ thể của sự bàn bạc này. Kết luận cuối cùng của quá trình
lập kế hoạch phát triển, thực hiện phải được họ đồng ý [7].
1.1.2. Quan điểm của quy hoạch xây dựng nông thôn mới


5

- Quy hoạch xây dựng NTM phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng vùng và quy hoạch phát triển
ngành, gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và
phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; phải xác định cụ thể định hướng
phát triển đặc trưng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ
giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới;
phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu nhập thực tế của
người dân.
- Quy hoạch xây dựng NTM phải có sự tham gia của người dân, cộng
đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực
hiện và quản lý xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng NTM phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với
nguồn vốn đầu tư và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; định hướng,
giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm
dân cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thiên tai, ngập lũ, nền đất yếu.
- Quy hoạch xây dựng NTM phải đảm bảo hiện đại, văn minh nhưng
vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng
dân tộc; giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể.
1.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của mô hình Nông thôn mới
- Một là: Đối tượng của mô hình NTM là làng - xã. Làng - xã thực sự là
một cộng đồng, chịu sự quản lý của Nhà nước, tuy nhiên Nhà nước không can
thiệp sâu vào đời sống nông thôn, mà trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của

người dân thong qua hương ước, lệ làng.
- Hai là: Đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, đô thị hóa, chuẩn bị
những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở
lên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ gắn bó lâu đời. Trước hết, tạo mọi
điều kiện cho người dân có thể làm giàu trên chính quê hương của mình.


6

- Ba là: Nông dân biết khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực,
tăng cường kinh tế cao và bền vững, môi trường tự nhiên được giữ gìn, khai
thác tốt tiềm năng du lịch, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp.
- Bốn là: Dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất. Người
dân được tham gia tích cực trong quá trình ra quyết định về chính sách phát
triển nông thôn.
- Năm là: Người dân nông thôn có văn hóa, trí tuệ được nâng lên, sức
lao động được giải phóng, nhân dân tích cực tham gia vào quá trình đổi mới.
Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng - xã trong công cuộc xây dựng NTM.
Các tiêu chí này trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định chính sách về
mô hình NTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1.1.4. Điều kiện cần có để xây dựng mô hình nông thôn mới
- Cần phát huy sức mạnh cộng đồng: Thực hiện Nghị quyết của Trung
ương, của Tỉnh uỷ về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đây là một đề án
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phát triển nông thôn một cách toàn diện,
nâng cao đời sống người dân về mọi mặt và được thực hiện chủ yếu theo
phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng.
- Rất cần thể chế, chính sách “thông minh”: Xây dựng NTM là một vấn
phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người

dân. Các xã cũng cần lựa chọn các tiêu chí để ưu tiên thực hiện nhằm giải
quyết các vấn đề bức xúc về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn
thành sớm các tiêu chí có điều kiện thuận lợi để thực hiện.
- Khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân: Người
dân nông thôn đóng vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn ổn
định và phát triển bền vững. Ngoài phần đầu tư của Trung ương và địa


7

phương, nhiệm vụ xây dựng NTM cấp xã được thực hiện theo phương châm
dựa vào nội lực của cộng đồng là chính.
- Tập trung tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ mục tiêu
chính của Chương trình xây dựng NTM là nhằm nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người dân nông thôn. Từ đó, từng người dân sẽ phát huy tốt
vai trò chủ động, tích cực trong thực hiện chương trình thông qua việc quyết
định các vấn đề quan trọng như công tác quy hoạch, xây dựng danh mục công
trình, kể cả việc góp vốn đầu tư.
1.1.5. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
- Nhóm I: gồm tiêu chí 1 là quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ [2], [14], [18].
- Nhóm II: gồm từ tiêu chí thứ 2 đến tiêu chí thứ 9 là các Nhóm tiêu chí
hạ tầng kinh tế - xã hội: Giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, điện, trường học; cơ sở vật chất văn
hóa; chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư [2], [14], [18].
- Nhóm III: Gồm tiêu chí thứ 10 đến tiêu chí thứ 13 là nhóm tiêu chí
kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức
tổ chức sản xuất [2], [14], [18].
- Nhóm IV: Gồm từ tiêu chí thứ 14 đến tiêu chí thứ 17 là nhóm tiêu chí

văn hóa, xã hội, môi trường [2], [14], [18].
- Nhóm V: Gồm tiêu chí 18 và tiêu chí 19 là chính trị, an ninh trật tự xã
hội [2], [14], [18].
1.1.6. Nguyên tắc và yêu cầu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng
đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban
hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và


8

hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở
thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ
trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông
thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương có quy hoạch và thực hiện các quy hoạch
xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đạt yêu cầu của Bộ tiêu
chí quốc gia một cách bền vững.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng NTM.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng
quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong xây dựng NTM.
- Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình
kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng

cảnh, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
- Phù hợp vơi đặc điểm của địa phương về: điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội.
- Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới
trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm ở Nhật Bản


9

Nông nghiệp phát triển tạo đà cho công nghiệp hóa: Như mọi quốc gia
Âu, Mỹ trước đây, quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một
thời gian dài tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Trải qua một thế kỷ
phát triển, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại nhưng
đơn vị sản xuất nông nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính
chất của nền văn hóa lúa nước. Đặc điểm này rất giống với hoàn cảnh Việt
Nam. Những kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế nông thôn có thể
được tóm tắt như sau:
- Thứ nhất: Tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, giữ lao động
lại nông thôn.
Trong hoàn cảnh đất chật người đông, chiến lược phát triển khôn khéo
và hiệu quả đã được Nhật Bản thực hiện thành công để đạt được mục tiêu khó
khăn: đưa nông nghiệp đi vào phát triển theo chiều sâu từ giai đoạn tăng
trưởng ban đầu (chiến lược này gần gũi với quan điểm “CNH - HĐH nông
nghiệp” của chúng ta ngày nay). Từ năm 1878 đến năm 1912 là thời kỳ công
nghiệp Nhật Bản tăng trưởng nhảy vọt nhưng tổng số lao động nông nghiệp
chỉ giảm rất ít từ 15,5 triệu xuống 14,5 triệu người, công nghiệp tăng trưởng
gần như chỉ thu hút phần lao động thêm ra do tăng dân số tự nhiên [31].

- Thứ hai là: Dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát triển nội lực.
Sau chiến tranh, nước Nhật bị tàn phá rơi vào tình trạng đói kém, ngoại
tệ thiếu hụt, khó nhập khẩu lương thực. Bị dồn vào chân tường, vẫn như
trước, Nhật Bản áp dụng phương châm “dưỡng dân, để dân tự tích lũy, tự khai
thác nội lực tạo phát triển” [31].
Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông
thôn, thu nhập của nhân dân tăng nhanh do chính sách phi tập trung hóa công
nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn
thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp trong thu cập cư dân


10

nông thôn ngày càng tăng. Năm 1990, phần thu nhập phi nông nghiệp cao hơn
5,6 lần phần thu từ nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp của nông dân tăng
gấp 9 lần so với mức năm 1950 chủ yếu nhờ giá nông sản tăng do Chính phủ
đã trợ giá. Tính cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập của
nông dân tính theo đầu người hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công
nhân đô thị.
- Thứ ba là: Gắn nông nghiệp với công nghiệp, gắn nông thôn với thành
thị.
Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản là sự liên kết hài hòa giữa nông
nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị.
Phát triển kết cấu hạ tầng (thông tin, giao thông, giáo dục, nghiên cứu)
là nhân tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo nên năng suất đất
đai các giai đoạn đầu thời kỳ Duy Tân và tạo điều kiện phát huy tác dụng máy
móc, thiệt bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông
nghiệp, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp Nhật bản giai đoạn
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Một tác động quan trọng khác của công nghiệp là tạo việc làm cho lao

động nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ chú trọng phát triển
những công nghệ thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa.
Ngay cả đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các công nghệ hiện đại thu
hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi
trọng đặc biệt.
Một biện pháp khác là phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về
nông thôn. Nhờ kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và liên lạc hoàn chỉnh,
giá thấp, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến dung nguyên liệu nông
nghiệp như tơ tằm, dệt may mà cả các ngành cơ khí, hóa chất cũng phân bố


11

trên địa bàn nông thôn toàn quốc.
1.2.1.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ở Trung quốc
Trong hơn 50 năm qua khoa học và công nghệ (KH&CN) nông nghiệp
của Trung Quốc được đánh giá là có bước tiến mạnh mẽ, cống hiến to lớn cho
phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Tiến bộ rõ nét nhất trong ngành
trồng trọt là đã mang lại đời sống no ấm cho 1,2 tỷ dân, đặt nền móng tốt cho
việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Theo thống kê, từ năm 1949 đến năm 1998, các nhà khoa học Trung
Quốc đã tạo ra được hơn 5.000 tổ hợp các giống mới có năng suất cao, phẩm
chất tốt, tính chống chịu cao... Các loại giống này đã làm cho giống cây trồng
được đổi mới tới 4 - 5 lần, mỗi lần đổi mới, sản lượng tăng lên 10,0 - 30,0%.
Chỉ riêng việc trồng giống lúa lai đã làm tăng được 350,0 triệu tấn lúa gạo.
Hàng loạt công nghệ mới đã được sáng tạo và ứng dụng trong nông nghiệp,
làm cho hơn 1/3 diện tích đất canh tác của Trung Quốc đã trồng được nhiều
vụ. Công nghệ trồng trọt được định lượng hóa, mô hình hóa, hệ thống hóa và
khu vực hóa, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ phòng trừ dịch bệnh
tổng hợp nhằm hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững đã

và đang được trình diễn và phổ biến.
Trong phát triển nông thôn, nổi bật nhất là sự phát triển của công
nghiệp hương trấn - một trong những điều khiến cho cả thế giới phải để tâm.
Công nghiệp hương trấn của Trung Quốc bắt đầu được khởi động từ đầu
những năm 80 của thế kỷ 20, đến cuối những năm 80 bước vào giai đoạn tăng
trưởng nhanh, đầu những năm 90 thực hiện điều chỉnh tối ưu hoá, đến giữa
những năm 90 lại có bước tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều kỳ tích. Công
nghiệp hương trấn đã trở thành trụ cột và là nguồn tăng trưởng chính của kinh
tế nông thôn Trung Quốc. Qua sự thành công trong phát triển KH&CN nông
nghiệp của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:


12

- Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tập trung nguồn lực vào
những việc lớn. Kết hợp chặt chẽ nhà nước, ngành và địa phương, theo
phương châm: “Nhà nước lập sân khấu, cán bộ KH&CN biểu diễn”, trung
ương đi đầu, địa phương phụ trách liên kết các ngành chuyên môn tập trung
vào những trọng điểm KH&CN để tạo nên hiệu quả và đạt tới mục tiêu cuối
cùng cho nông dân hưởng thụ [31].
- Kiên trì phương hướng phục vụ “Tam nông”: Việc lựa chọn các đề tài
KH&CN nông nghiệp phải bám sát mặt trận chính là kinh tế quốc dân, hướng
vào những yêu cầu của nhà nước, chọn ra những yêu cầu cấp thiết, mấu chốt
của nông thôn, nông nghiệp và nông dân để giải quyết [31].
- Kết hợp giữa sáng tạo và du nhập công nghệ: Cùng với việc tự chủ
sáng tạo công nghệ, cần tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài thông qua hoạt
động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc nhập các công nghệ tốt và thích hợp của
nước ngoài.
1.2.1.3. Mô hình “Làng mới” ở Hàn Quốc
Hàn quốc vào những năm 1960 vẫn là một nước chậm phát triển, nông

nghiệp là hoạt động chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn.
Những suy nghĩ mang tính thụ động và ỷ lại ở phần đông nông dân cần được
thay đổi; do vậy, các chính sách mới khơi dậy được niềm tin và tính tích cực
đối với việc phát triển nông thôn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động
của đội ngũ nông dân ở khu vực nông thôn.
Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho người dân có niềm tin và
trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ,
cần cù sáng tạo và mang tính cộng đồng.
Phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất, tạo động
lực cho phát triển là “ phát triển tinh thần của người nông dân”, lấy kích thích
vật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to


13

lớn của nông dân [31].
Một số hoạt động của mô hình “Làng mới” trong việc nâng cao vai trò
của người dân trong việc tham gia xây dựng mô hình [31].
- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, tổ chức từ cơ sở đến trung ương: Cấp
được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là bầu cử ra
một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là “Ủy ban Phát triển Làng mới” [31].
- Nhà nước và nhân dân cùng làm: Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân
đóng góp công, của’ sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nước giảm dần khi quy mô
của địa phương và sự tham gia của dân gia tăng. Nông dân chủ động trong
vấn đề ra quyết định thứ tự ưu tiên, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo
thi công, xây lắp, nghiệm thu và giám sát công trình.
- Một số kết quả đạt được từ phong trào “Làng mới”:
Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau 08 năm các dự
án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thành. Trong vòng 20 năm,
rừng đã được che phủ khắp nước và trong vòng 06 năm, thu nhập bình quân

các nông hộ gấp 3 lần, tính thương mại trong sản xuất nông nghiệp tăng; việc
xây dựng cơ sở vật chất, đường làng nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước,
điện, chuyển giao khoa học công nghệ, tích lũy vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ
môi trường…
Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra
biện pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế
nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào “Làng mới” là một trong số
những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một
cách chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta [31].
1.2.2. Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện
Sau gần 3 năm (2010 - 2013) thực hiện, chương trình thí điểm mô hình


14

NTM đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng. Mô
hình NTM theo 19 tiêu chí đã được hình thành, khẳng định việc lấy xã làm
địa bàn tổ chức thực hiện và tổ chức xây dựng mô hình theo Bộ tiêu chí NTM
là phù hợp.
Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM được thực hiện tại 11
xã, gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường (Nam
Định), Thuỵ Hương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (Bình
Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP. Hồ
Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hoà (Kiên Giang).
Mục tiêu của chương trình nhằm thử nghiệm các nội dung, phương
pháp, cách làm, cơ chế, chính sách, xác định trách nhiệm và mối quan hệ chỉ
đạo giữa các cấp trong việc xây dựng NTM; hình thành các mô hình trên thực
tiễn về NTM để rút kinh nghiệm triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng NTM trên diện rộng.

Hiện các mô hình này là những điểm thực tiễn được các địa phương
khác đến tham quan và học tập. Phát triển sản xuất, xây dựng quan hệ sản
xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ môi trường được xác
định là nội dung trọng tâm đặc biệt quan trọng của Chương trình và được đẩy
mạnh triển khai trong năm 2010. Đến nay, mỗi xã đã có ít nhất 3-5 dự án,
điểm trình diễn về sản xuất nông nghiệp được thực hiện.
Ngoài sản xuất tập trung theo các dự án, hầu hết các xã đã tăng nguồn
vốn hỗ trợ nông dân thông qua chương trình khuyến nông, khuyến công, đặc
biệt là vốn tín dụng để hình thành các mô hình, dự án sản xuất có hiệu quả
kinh tế. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng NTM đã có
nhiều hình thức đa dạng hơn, thu hút người dân tham gia nhiều hơn. Xây
dựng NTM đã được cán bộ, nhân dân ở cơ sở phấn khởi đón nhận, các xã
điểm đã tổ chức để người dân đóng góp ý kiến vào đề án quy hoạch và bản kế


15

hoạch xây dựng NTM của xã, tham gia bàn bạc, lựa chọn công trình xây dựng
hoặc các công việc nào cần làm trước, làm sau.
1.2.2.2. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới
- Người dân là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy
hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; rà soát, bổ sung, điều chỉnh
quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông,
lâm, ngư nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại
- Người dân là người chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn như: giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học,
cơ sở vật chất văn hoá, chợ, bưu điện và nhà ở dân cư nông thôn.
- Người dân là chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản
xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn; tích cực xoá đói giảm nghèo.
- Người dân là chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời

sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn;
- Người dân là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống
chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở.
1.2.2.3. Kết quả chung đạt được
Theo đánh giá tổng hợp của Ban quản lý chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, tính đến ngày 16/7/2013 kết quả
thực hiện các tiêu chí của chương trình NTM đã đạt được: 85 xã đạt 19 tiêu
chí chiếm 1,1%; 226 xã đạt 15 - 18 tiêu chí chiếm 2,9%; 1.071 xã đạt 10 - 14
tiêu chí chiếm 13,6%; 3.982 xã đạt 5 - 9 tiêu chí chiếm 50,5%; 2.523 xã đạt
dưới 5 tiêu chí chiếm 29,5,0%. Với mức độ các tiêu chí như trên thì mục tiêu
đến năm 2015 có 20,0% số xã đạt chuẩn NTM là rất khó đạt được.
Một số xã đạt được kết quả thực hiện tốt ở một số mặt như: Quy hoạch
vầ thực hiện tốt quy hoạch ở Hải Đường; Phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập cho người dân ở Mỹ Long Nam; Huy động nguồn lực ở Thanh Chăn và


16

Định Hóa; Phát triển sản xuất gắn với quy hoạch đồng ruộng và cơ sở hạ tầng
ở Tam Phước; Cải tạo, nâng cao điều kiện sống của người dân ở Tân Thịnh;
Liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp ở Thụy Hương, Tân Hội;
thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ở Tân Thông Hội, Tân Lập... Hiện
các mô hình này là những điểm thực tiễn được các địa phương khác đến tham
quan và học tập.
Việc triển khai chương trình cũng đưa ra được kinh nghiệm bước đầu
về cách làm, cơ chế, triển vọng để thực hiện thành công Nghị quyết trung
ương 7 về nông nghiệp - nông dân - nông thôn [21].
Qua thực hiện thí điểm tại 11 xã đã có những mô hình tốt trên các mặt:
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, huy động nguồn lực; phát triển sản xuất
gắn với quy hoạch ruộng đồng và cơ sở hạ tầng; phong trào cải thiện điều

kiện sống của các hộ dân cư; mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân và
doanh nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Qua thực tiễn các
mô hình đã phát huy tốt hiểu quả và đang được lan tỏa, nhân rộng. Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã và đang được triển khai ở các địa
phương, trong đó vai trò của người nông dân là vô cùng quan trọng.
Trong xây dựng NTM, người nông dân được bàn và tham gia từ đầu về
quy hoạch, tạo sự nhất trí, đồng lòng cao trong cả quá trình tổ chức triển khai.
Người dân đã thảo luận từng việc, công trình làm trước, làm sau cho phù hợp
với nguồn lực của chính họ, của địa phương và Trung ương hỗ trợ để hiệu quả
nhất.
Trong quá trình thực hiện người dân tự giác điều chỉnh trong nhà, vườn
của mình theo quy hoạch chung của xã, góp phần văn minh, sạch - đẹp làng
xã; tích cực tham gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo, chú trọng giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững
mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở nông thôn.


17

Thu nhập của người nông dân ở xã NTM tăng từ 20 - 30%. Đời sống
nhân dân được nâng lên rõ rệt.
1.2.2.4. Các giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình nông thôn mới
Trong đề án Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM, Chính phủ quyết
định 6 giải pháp chủ yếu để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu
quốc gia đề ra, nhằm đạt mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2015 có 20,0% số xã
đạt chuẩn NTM và đến năm 2020 có 50,0% số xã đạt chuẩn NTM (theo bộ
tiêu chí quốc gia về NTM do Chính phủ ban hành). Một số điểm cần lưu ý khi
thực hiện các giải pháp để xây dựng NTM:
- Một là: Trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng
NTM phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị

thế chính trị, kinh tế). Đây là nhóm dân số đông nhất hiện nay ở nước ta,
nhưng hiện tại đời sống kinh tế - văn hóa đang còn nhiều khó khăn và nhìn
chung là nhận thức thấp. Vì vậy, cần có cách tổ chức vận động phù hợp.
- Hai là: Quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng
địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước. Trong đó, kiên trì
quy hoạch, bổ sung quy hoạch theo tiêu chí NTM và phải đi trước một bước.
Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết. Hạn chế
tối đa gây xáo trộn, tốn kém gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm
quy hoạch. Việc đầu tư cần thiết về cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng
NTM chỉ thực hiện khi phê duyệt xong quy hoạch.
- Ba là: Kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học - kỹ thuật, đưa
tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, nông thôn. Phải đi từ thấp lên cao, đưa ứng
dụng kỹ thuật mới phải thực tế. Khuyến nông là một giải pháp rất hữu hiệu ở
nước ta và kinh nghiệm quốc tế. Cùng với việc này là tập trung triển khai
nhanh chương trình đào tạo cho người dân nông thôn.
- Bốn là; Đầu tư từ nhiều nguồn cho nông thôn để xây dựng hạ tầng và


18

công trình phúc lợi công cộng (hiện nay Chính phủ quyết định bảy hạng mục
công trình “cứng”) Nhà nước đầu tư 100%, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn.
Nhưng về lâu dài là chính sách thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp về với
nông thôn.
- Năm là: Có các cơ chế chính sách và biện pháp giúp người dân phát
triển sản xuất gắn kết với doanh nghiệp tại nông thôn theo đơn đặt hàng của
doanh nghiệp nhằm “dẫn dắt nông dân ra thị trường” khắc phục được kiểu
đưa thị trường về nông thôn “thả nổi nông dân trong cơ chế thị trường”.
- Sáu là: Tạo cơ hội để nông dân nông thôn tham gia đầu tư không chỉ
cho sản xuất của chính mình, mà cả phúc lợi công cộng do chính mình được

hưởng. Hình thành “giá đỡ” để nông dân yên tâm sản xuất sản phẩm nông,
lâm, ngư nghiệp.
1.2.2.4. Các căn cứ thực hiện
a) Các văn bản của Trung ương
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; Luật số 34/2009/QH12 do Quốc hội để sửa đổi bổ sung
điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ


19

về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ
Xây dựng về việc ban hành quy định nội quy thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối
với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;
- Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/02/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông

nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về
việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch
đô thị;
- Thông tư liên tich
̣ số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT,
ngày 28/10/2011 của Bô ̣ xây dựng, Bô ̣ Nông nghiê ̣p & PTNT, Bô ̣ Tài nguyên
& MT, về viê ̣c quy đinh
̣ lâ ̣p, thẩ m đinh,
̣ phê duyê ̣t quy hoa ̣ch xây dựng xã
nông thôn mới.
b) Các văn bản của tỉnh
- Nghị quyết số 04-NQ/TW của BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về Xây
dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 12/03/2010 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc phê duyệt và ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới
của tỉnh Hà Giang;
- Quyết định 2632/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban
hành định mức hỗ trợ các công trình nhà nước và nhân dân cùng làm trên địa
bàn tỉnh Hà Giang năm 2011;
- Quyết định số 79/QĐ-UBND, ngày 12/1/2012 của UBND tỉnh Hà


20

Giang Về việc ban hành định mức lập dự toán quy hoạch xã Xây dựng Nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020;
- Căn cứ quyết định số 7693/QĐ-UBND, ngày 31/12/2011 của UBND
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Về việc Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung
đồ án quy hoạch XDNTM xã Phương Tiến giai đoạn 2011-2020;

- Quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch GTVT, quy hoạch công nghiệp
tiểu thủ công nghiệp của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy và các quy hoạch có
liên quan khác.
c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng QCXDVN
01: 2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-BXD ngày 03 tháng
04 năm 2008 của Bộ xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 : 2009/BXD “Số liệu điều
kiện tự nhiên dùng trong xây dựng” ban hành kèm theo Thông tư
29/2009/TT-BXD ngày 14/8/2009;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2009/BXD về quy hoạch xây
dựng nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 32/2009/TT-BXD ngày
10/9/2009 của Bộ xây dựng.
d) Các cơ sở bản đồ
- Bản đồ hành chính xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên.
- Sơ đồ mạng lưới điện huyện Vị Xuyên.
- Bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chi
tiết và định hướng sử dụng đất của xã; bản đồ địa hình của xã.


21

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các
giải pháp thực hiện xây dựng NTM mang lại lợi ích, hiệu quả cho người dân

tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và những nơi có điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng, vai trò của người dân địa phương
trước và sau khi có chương trình xây dựng NTM tại xã Phương Tiến.
- Đánh giá được lợi ích, hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội, môi
trường của địa phương sau khi thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã
Phương Tiến.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần quản lý, thực hiện xây
dựng NTM đi đúng hướng, hiệu quả góp phần từng bước nâng cao đời sống
của người dân tại xã Phương Tiến.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chỉ tiêu của 19 tiêu chí về xây dựng NTM trên địa bàn xã Phương
Tiến, huyện Vị Xuyên.
- Vai trò của người dân ở xã Phương Tiến trong quá trình tham gia xây
dựng NTM.
2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu của 19 tiêu chí xây dựng NTM
và vai trò tham gia của người dân địa phương trong quá trình xây dựng NTM


22

được thực hiện tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng nông thôn tại xã Phương Tiến trước và sau khi có chương
trình xây dựng NTM
- Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng NTM tại xã
Phương Tiến từ năm 2011 đến nay

- Phân tích thuận lợi, khó khăn và hạn chế khi người dân tham gia xây
dựng NTM tại xã Phương Tiến
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, thực hiện xây dựng NTM hiệu quả

tại xã Phương Tiến
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Phương pháp kế thừa được sử dụng để điều tra thu thập thông tin từ
những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê lưu trữ hàng năm có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu như:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn tài
nguyên khác.
- Hệ thống bản đồ, cở sở dữ liệu liên quan đến quy hoạch xây dựng
NTM
- Các văn bản pháp luật, các nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc
gia quy hoạch xây dựng NTM
Yêu cầu: Số liệu kế thừa phải đảm bảo chính thống, cập nhật và đáp
ứng được độ chính xác của đề tài.
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Điều tra thu thập số liệu một cách ngẫu nhiên, số liệu điều tra, thu
thập, rà soát, đánh giá phải đủ lớn đại diện cho địa phương.
2.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)


23

RRA được thực hiện thông qua việc phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn
cán bộ xã, thu thập thông tin qua kênh khảo sát. Trong đó việc tổng hợp thu
thập các thông tin có liên quan được phỏng vấn qua: Bí thư Đảng ủy xã làm
trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM để thu thập các thông tin định hướng chỉ

đạo cho công tác xây dựng NTM; Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban quản lý
xây dựng NTM để thu thập các thông tin về tình hình thực hiện xây dựng
NTM; Các cán bộ kiêm nhiệm về địa chính, nông nghiệp, văn hóa, văn phòng
để tổng hợp các báo cáo về kết quả thực hiện chuyên môn trong quá trình xây
dựng NTM. Toàn xã có 8 thôn tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên 3 thôn (thôn
Cường Thịnh, thôn Sửu, thôn Xà Phìn) để phỏng vấn mỗi thôn ngẫu nhiên 30
hộ về tình hình triển khai và thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa
bàn thôn. Các thông tin cần thu thập có liên quan đến các chỉ tiêu như:
Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý
và dân hưởng lợi. Những chỉ tiêu này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của
Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung đánh giá sự tham gia của người dân
trong việc xây dựng mô hình NTM được hiểu:
- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân
về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông
thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai
đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; Người dân nắm được thông tin
đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy
mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ công đồng, trách nhiệm và quyền lợi
của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
- Dân bàn: Người dân được tham gia ý kiến, bàn luận về một hướng
sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp
thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các


×