Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Cơ cấu tổ chức công ty trách nhiễm hữu hạn một thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.05 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của Luật Doanh nghiệp năm
2005, đồng thời hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại, ngày 26/11/2014, Luật
Doanh nghiệp mới chính thức được Quốc hội ban hành và hiệu lực có thi hành từ ngày
1/7/2015. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014 đã tháo gỡ nhiều khó khăn và hạn chế
trước đó, góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh
nghiệp phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Trong những điểm mới của Luật Doanh
nghiệp 2014, có đề cập tới vấn đề cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty trách nhiệm
hữu hạn, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Và để phân tích và tìm hiểu
1


rõ hơn về đặc điểm cũng như ý nghĩa của những quy định mới trên nhóm chúng em đã lựa
chọn chủ đề: “Cơ cấu tổ chức của của công ty TNHH một thành viên theo LDN 2014” làm
vấn đề nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG

I. Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.1 Định nghĩa của công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ
sở hữu;chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.( Theo khoản 1 Điều 73 LDN 2014).
1.2 Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên

- Về thành viên: Công ty TNHH một thành viên có một chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân (theo khoản 1 Điều 73


LDN 2014).

2


+ Chỉ có một thành viên đứng ra góp vốn thành lập doanh nghiệp nhưng khác với doanh
nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu công ty có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức. Vốn của công
ty xuất phát từ vốn của chủ sở hữu công ty nên quy mô vốn của công ty như thế nào thì phụ
thuộc vào khả năng tài chính của chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định
vấn đề của công ty như hưởng lợi nhuận cũng như chịu rủi ro của công ty.
- Về chế độ chịu trách nhiệm: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu chế độ
trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.
+ Chủ sở hữu công ty chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh
từ hoạt động của công ty mà chủ sở hữu đã góp và cam kết góp tại thời điểm thành lập công
ty.
- Về phát hành chứng khoán: Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát
hành cổ phần. (theo khoản 3 Điều 73 LDN 2014).
+ Công ty TNHH một thành viên được phép phát hành các loại chứng khoán để huy động
vốn nhưng trừ phát hành cổ phần do phần vốn công ty không được chia thành các phần bằng
nhau.
- Về tư cách pháp lý: Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 73 LDN 2014).
+ Công ty TNHH một thành viên có duy nhất một chủ sở hữu, có tài sản cá nhân độc lập
với tài sản của doanh nghiệp đồng thời chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn điều lệ
của công ty.

II. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên
II.1 Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm

chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV) bổ
nhiệm một hoặc một số người làm người đại diện theo uỷ quyền. Chủ sở hữu công ty phải
lựa chọn cho mình người đại diện theo ủy quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
chủ công ty giao cho người đại diện thực hiện theo các quy định của pháp luật. Người đại
diện theo ủy quyền có thể là người đại diện theo pháp luật, theo điều lệ công ty sẽ quy định
cụ thể số lượng, chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Luật Doanh Nghiệp 2014 (LDN 2014) tạo điều kiện cho doanh nghiệp lựa chọn mô hình
quản lý hoạt động của công ty TNHH MTV. Việc được lựa chọn mô hình tổ chức quản lý đã
3


góp phần tạo ra quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn mô hình tổ
chức quản lý phù hợp.
Trường hợp 1: chủ sở hữu công ty ủy quyền cho một người làm đại diện thì mô hình tổ chức
quản lý công ty bao gồm: 1
- Chủ tịch công ty
- Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc
- Kiểm soát viên

Trong đó:

Chủ tịch công ty là người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, để thay mặt chủ sở hữu
công ty quyết định, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ chủ sở hữu công ty để thực hiện một số công
việc nhất định trong phạm vi quyền hạn của mình, thực hiện mọi vấn đề liên quan đến hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với chủ sở hữu công ty và trách nhiệm
trước pháp luật về các hành động mà chính mình đã thực hiện. Chủ tịch công ty có thể là
người đại diện theo pháp luật cho công ty TNHH MTV.
Chủ tịch công ty TNHH MTV theo đề nghị của chủ sở hữu có thể bổ nhiệm một Giám đốc
và trả lương để điều hành các công việc thường nhật của công ty, tổ chức và thực hiện các

quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH MTV.
Quyết định của Chủ tịch công ty có giá trị pháp lý khi được sự phê chuẩn của chủ sở hữu
công ty ( trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác).

Giám đốc (Tổng giám đốc) do Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc
thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công
ty,chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty , Hội đồng thành viên về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình ( Theo khoản 1 Điều 81 LDN 2014).
Giám đốc (Tổng giám đốc) phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn điều kiện được quy định tại
khoản 3 Điều 81 LDN 2014. Giám đốc (Tổng giám đốc) phải có kiến thức tổng quát để từ đó
xác định được đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào khi nào thuận lợi, hiệu quả nhất..v..v. Ngoài ra
11 />
4


Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cần có trình độ chuyên môn, vấn đề trình độ chuyên môn ở
đây luật không quy định cụ thể mà chỉ nói một cách chung chung không rõ ràng. Không chỉ
có vậy, họ cần biết sử dụng người giỏi hơn mình ở lĩnh vực nào đấy, biết sử dụng đúng
người đúng việc, có năng lực quản lý biết tạo dựng một ê – kip giúp việc. 2. Giám đốc 9
TGĐ) phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình quy định tại khoản 2 Điều 81 LDN
2014
Kiểm soát viên là chức danh bắt buộc phải có trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì không bắt buộc. Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng
Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên là
người được chủ sở hữu công ty bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra về
việc thực hiện công việc của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc nhằm tạo nên cơ cấu công ty chặt chẽ nhằm trách những trường hợp không trung
thực của thành viên trong công ty và mục đích vụ lợi cho bản thân qua đó Kiểm soát viên
tiến hành hoạt động kiểm tra nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm trên thì Kiểm soát viên trực

tiếp báo cáo cho Chủ sở hữu công ty kịp thời ngăn chặn. Qua đó ta thấy được Kiểm soát viên
có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức quản lý công ty TNHH MTV.
Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả
kinh doanh của công ty, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Kiểm soát viên có quyền và nghĩa vụ được quy
định tại khoản 2 Điều 82 LDN 2014. Kiểm soát viên được quyền “kiểm tra bất cứ tài liệu
nào”. Trong khi đó khả năng tài liệu mật của công ty có thể bị tiết lộ ra bên ngoài bất cứ lúc
nào. Làm sao có thể xác định được chính xác tư cách trung thực của Hội đồng thành viên
nếu xảy ra câu chuyện “bắt tay” giữa Hội đồng thành viên ( Chủ tích công ty; Giám đốc) với
Kiểm soát viên để “che mắt” chủ sở hữu công ty.
Trường hợp 2: chủ sở hữu công ty ủy quyền cho ít nhất hai người làm đại diện thì mô hình
tổ chức quản lý công ty bao gồm:3
- Hội đồng thành viên (Chủ tịch Hội đồng thành viên)
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Kiểm soát viên
Ở mô hình 2 này, các vị trí Giám đốc (Tổng Giám Đốc) và Kiểm soát viên về chức năng,
nhiệm vụ và nghĩa vụ là giống với mô hình 1. Sự khác biệt duy nhất đó là Hội đồng thành
viên (HĐTV)
2 Trang 101, 102 Giáo trình Quản trị Doanh Nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân
3 />
5


Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. HĐTV do chủ sở hữu bổ
nhiệm, đại diện cho số vốn góp của chủ sở hữu. Tức là họ không góp vốn, không được
hưởng lợi nhuận, không phải chịu rủi ro khi công ty làm ăn thua lỗ; được hưởng lợi ích theo
hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với họ.
Hội đồng thành viên công ty TNHH MTV được quyền nhân danh chủ sở hữu công ty tổ
chức thực hiện quyết định chiến lược phát triển phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm
của công ty, được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 79 LDN 2014. HĐTV chịu trách

nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao theo
quy định của pháp luật.
Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, gồm từ ba đến bảy
thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Cuộc họp HĐTV hay thông qua quyết định của
HĐTV sẽ không quyết định dựa trên tỉ lệ phần tram số vốn góp mà tính trên số phiếu biểu
quyết của các thành viên. Cuộc họp HĐTV sẽ diễn ra khi có ít nhất 2/3 số thành viên dự
họp; Trường hợp Điều lệ công ty không quy định , mỗi thành viên sẽ có một phiếu biểu
quyết và có giá trị tương đương nhau. Đối với việc thông qua quyết định của HĐTV sẽ được
thông qua khi có hơn ½ số thành viên dự họp chấp thuận, còn đối với những quyết định quan
trọng hơn thì phải được ít nhất ¾ số thành viên dự họp chấp thuận.
Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch theo nguyên tắc quá bán, theo trình
tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc
(Tổng giám đốc công ty). Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ được quy
định theo điều 57, LDN 2014.

 Ví dụ về cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí

Minh4 cụ thể như sau:

4 />
6


Chi tiết sơ đồ trên:
- Tổng Giám đốc (Đ/c Đỗ Quang Vinh): phụ trách chung cả công ty, đồng thời phụ trách trực
tiếp Xí nghiệp in, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Kế toán-Tài vụ, Phòng Đầu tư phát
triển (mảng Đầu tư và Xây dựng).
- Phó Tổng Giám đốc (Đ/c Lâm Ngọc Bửu): phụ trách trực tiếp Phòng Hành chính-Quản trị
và Phòng Phòng Quản trị nguồn nhân lực, Tổ công nghệ thông tin.
- Phó Tổng Giám đốc (Đ/c Phan Thị Sang): phụ trách trực tiếp Phòng Trả thưởng, Phòng

Đầu tư phát triển (mảng cho thuê văn phòng).

II.2 Cơ cấu tổ chức

của công ty trách nhiệm
thành viên do cá nhân

hữu hạn một
làm chủ sở hữu
Theo khoản 1 Điều 85
cơ cấu tổ chức của công
do cá nhân làm chủ sở

LDN 20114 thì mô hình
ty TNHH một thành viên
hữu bao gồm:
7


Chủ tịch công ty chính chủ sở hữu của công ty, nắm vị trí cao nhất trong công ty. Chủ sở
hữu là cá nhân có thể trực tiếp tham gia quản lý và điều hành công ty hoặc thuê người
khác.Chủ tịch công ty nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty.
Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty,
hợp đồng lao động mà Giám Đốc hoặc Tổng giám đốc kí với Chủ tịch công ty (theo khoản 3
Điều 85 LDN 2014). Điều này đã được quy định rõ tại khoản 2 Điều 81 LDN 2014.
Ngoài ra Hợp đồng,giao dịch giữa công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở
hữu với chủ sở hữu của công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được
ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty (theo khoản 5 Điều 68 LDN 2014)
 Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu một thành viên Hưng Thành có mã số thuế


5400316085- đang hoạt động 5
+ Người đại diện theo pháp luật là ông : Đào Đức Long
+ Giám đốc : Đào Đức Long


Ông Đào Đức Long vừa là chủ của công ty , ông là giám đốc của công ty
TNHH một thành viên Hưng Thành.

5 Cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia

8


II.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ (Theo
khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014).
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước ( theo điều 89 LDN 2014) dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 LDN
2014
 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước theo mô hình : Hội đồng thành viên, Giám

đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Hội đồng thành viên: Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, khi là thành
viên của Hội đồng thành viên trong doanh nghiệp nhà nước sẽ có những trở ngại khắt khe về
tiêu chuẩn và điều kiện. Tại doanh nghiệp nhà nước, thành viên trong Hội đồng thành viên
cần có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, không phải là
những người thân thích ruột thịt của người đứng đầu đại diện chủ sở hữu, hay của chủ tịch
hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc,v....v... Mặc dù là doanh nghiệp mà Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhưng thành viên trong Hội đồng thành viên lại không

được là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hay trong tổ chức chính trị, cũng như
chưa từng bị cách chức Chủ tịch hay Tổng giám đốc (Giám đốc) khi làm việc cho doanh
nghiệp nhà nước trước đó.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Cũng giống như Hội đồng thành viên, Giám đốc hay
Tổng giám đốc của doanh nghiệp tư nhân cần có những tiêu chuẩn, điều kiện được quy định
rõ ràng tại điều 100 LDN 2014. Ngoài việc phải có năng lực hành vi dân sự, không thuộc
những đối tượng không được phép thành lập và quản lí doanh nghiệp trong khoản 2 Điều 18
LDN 2014, họ cần có năng lực trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt
động cũng như trong lĩnh vực mà điều lệ công ty quy định (nếu có).
Kiểm soát viên: Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định giống công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, kiểm soát viên của donah nghiệp nhà nước được bổ sung thêm
nhiều nghĩa vụ giám sát chặt chẽ, đánh giá kịp thời sự hợp pháp, trung thực cũng như mức
độ tuân thủ quy chế trong các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có cả việc giám sát
những dự án đầu tư hay giao dịch có quy mô lớn. Các điểm, khoản trong Điều 102 về ban
Kiểm soát được Chính phủ quy định chi tiết. Kiểm soát viên của doanh nghiệp nhà nước
ngoài việc có hành vi năng lực dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được phép tham
gia quản lý doanh nghiệp, là người không có liên quan đến Hội đồng thành viên hay ban
Giám đốc, có trình độ chuyên môn nghề nghiệp về kế toán kiểm toán, họ còn cần có ít nhất 3
năm kinh nghiệm làm việc, riêng trưởng Ban kiểm soát cần ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm
việc liên quan đến chuyên ngành; không phải người của công ty; không có sự liên quan thân
thích với những người nắm giữ chức vụ cao trong công ty. Họ cũng không được là Giám đốc
9


hay Tổng giám đốc của công ty khác, hay đồng thời vừa là Kiểm soát viên vừa là thành viên
trong Hội đồng thành viên,.....

 Ví dụ về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước – Tập đoàn Điện lực Việt Nam

(EVN)6


Theo Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 03/02/2014), cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của EVN gồm:
- Hội đồng Thành viên EVN
- Tổng giám đốc EVN
- Các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng
- Bộ máy giúp việc của EVN – Các Ban thuộc cơ quan Tập đoàn EVN.
6

10




Hội đồng thành viên EVN 7

7 />
11


Có thể thấy, Hội đồng thành viên của tập đoàn gồm 5 thành viên (không quá 7 thành viên
theo khoản 2 Điều 90 LDN 2014), bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác.


Ban Tổng giám đốc: 8

8 />
12





Các Ban thuộc cơ quan Tập đoàn EVN 9

Ngày 3/10/2011, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có Quyết định số 959/QĐ-EVN về việc
ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ của các Ban thuộc cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt
Nam. Ngày 25/3/2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định số 240/QĐ-EVN
về việc thành lập Ban Quản lý đầu tư vốn; ngày 29/3/2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban
hành Quyết định số 275/QĐ-EVN về việc thành lập Ban An toàn.
III. Những điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2014 trong cơ cấu tổ chức của công ty

TNHH một thành viên
9 />
13


Luật doanh nghiệp năm 2014 đã có những điiểm mới về cơ cấu tổ chức của công ty
TNHH một thành viên.
 Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức
(Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2005)

1.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ
chức và quản lý hoạt đọng theo một trong hai mô hình sau đây :
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát Viên
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
 Ví dụ: Ông Trường muốn thành lập công ty TNHH 1 TV Trường Tồn.Theo LDN 2005,cơ

cấu tổ chức quản lý của công ty ông sẽ phụ thuộc vào quyết định bổ nhiệm số người làm
đại điện ủy quyền của ông (Điều 67 LDN 2005) nhưng nhờ vào sự thay đổi của LDN

2014,ông Trường có quyền tự chủ về quyết định cơ cấu quản lí công ty và Điều lệ công ty
có toàn quyền quy định về chức năng,quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lí trong
công ty.
 Điều 82 Kiểm soát viên (Điều 71, Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên , bổ nhiệm Kiểm soát viên
với nhiệm kì không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát
Đánh giá tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp 2005 cho thấy quy định về cơ cấu và tiêu
chuẩn thành viên Ban kiểm soát chưa bảo đảm được tính độc lập của Ban kiểm soát; chưa
đảm bảo để Ban kiểm soát có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp và nguồn lực
để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định. Ngoài ra, chưa có cơ chế để Ban kiểm
soát sử dụng để buộc Hội đồng quản trị phải thực hiện kiến nghị của mình trong trường hợp
thực sự cần thiết và giám sát có hiệu quả đối với hoạt động của người quản lý công ty.
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã khắc phục những bất cập này theo cách bổ sung
quy định chi tiết hơn và bổ sung một số quyền cho kiểm soát viên, như: tham dự và thảo
luận tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên, cuộc họp của công ty; xem xét bất kỳ hồ sơ,
tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
Khoản 2 Điều 82 LDN 2014 đã được sửa đổi, bổ sung thêm nội dung sau:
2. Kiểm soát viên có quyền và nghĩa vụ sau đây :
đ) Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác
trong công ty
- Trong LDS 2014 thêm một khoản về Kiểm soát viên :khoản 4 Điều 82 LDS 2014 đã
quy định :’ Điều lệ công ty quy định cụ thể về nội dung và cách thức phối hợp hoạt động của
các Kiểm soát viên’.
14


 Điều 79. Hội đồng thành viên

Luật doanh nghiệp năm 2014 đã có một số sửa đổi về Hội đồng thành viên so với

LDN 2005
- Theo khoản 1 Điều 79: ‘Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ
nhiệm , miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kì không quá 05 năm’
- Thêm một điểm mới ở khoản 3 Điều 79 LDN 2014:’Chủ tịch Hội đồng thành viên do
chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá
bán, theo trình tự , thủ tục quy định tịa Điều lệ công ty”.
 Doanh nghiệp nhà nước10

- Luật doanh nghiệp 2014 dành hẳn một chương đó là Chương IV nói về Doanh nghiệp
nhà nước. Quy định về các nguyên tắc quản trị trong công ty TNHH1TV với chủ sở hữu là
nhà nước (tức là quy định chi tiết hơn hoặc chặt chẽ hơn so với quy định tương ứng trong
Mục II Chương III về công ty TNHH1TV). Trong đó, bổ sung quy định cụ thể và chi tiết
hơn các quyền và nhiệm vụ của HĐTV, quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch và các thành viên
của HĐTV, chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp HĐTV.
- Đồng thời, bộ luật cũng quy định điều kiện, tiêu chuẩn cao hơn đối với thành viên của
HĐTV: không đồng thời là cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên;
chưa từng bị miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên,
hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc, Phó Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc tại
công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác, …

10 />
15


PHẦN KẾT THÚC

Công ty TNHH một thành viên là một loại hình doanh nghiệp không thể thiếu trong nền kinh
tế. Việc hiểu rõ những đặc điểm của công ty TNHH một thành viên giúp chủ doanh nghiệp
có những cái nhìn rõ ràng về mô hình doanh nghiệp cũng như những quyền lợi và trách

nhiệm của chính bản thân doanh nghiệp đặc biệt là về cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình
công ty này. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu
rộng, các Công ty TNHH là một lực lượng quan trọng góp phần nâng cao tính cạnh tranh
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

16



×