Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cơ hội và thách thức của ngành sữa việt nam trong AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.42 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh, nếu như trước
những năm 1990 chỉ có 1 đến 2 nhà sản xuất, phân phối sữa thì hiện nay trên thị
trường sữa Việt Nam đã tăng lên 72 doanh nghiệp. Bên cạnh đó là sự thâm nhập
của các thương hiệu sữa nước ngoài như: Addbott, Babysan, Dumex, Dutch Lady,
… Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa trong nước và
các thương hiệu ngoại nhập làm cho ngành sữa Việt Nam đứng trước những thách
thức lớn và cũng là cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Nhất là nước ta
đang trong giai đoạn hội nhập với thế giới.


I.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng của ngành sửa Việt Nam.
- Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của ngành sữa Việt Nam khi gia
nhập AEC.
- Đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam.


II.

Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện chuyên đề thì nhóm đã dùng
phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp phân tích tổng hợp là
phương pháp phân tích chủ yếu dựa trên xem xét, lí giải những số liệu thu
thập được các nguồn số liệu thứ cấp.


III.

Nội dung nghiên cứu.


1. Thực trạng
- Thị trường sữa Việt Nam:

Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị
trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu
nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức
khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa
luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ
khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên
đến 28 lít sữa/năm/người.

Nguồn: Euromonitor International, VPBS.
Sữa vốn là sản phẩm thiết yếu nên mặc dù các ngành khác trong năm 2014
tình hình kinh doanh khá ảm đạm nhưng ngành sản xuất này vẫn giữ được mức
tăng trưởng 2 con số. Theo công ty chứng khoán VPBS, đây là một trong những
ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam với mức 17% năm 2013.
Theo Euromonitor International, giá trị giao dịch ngành sữa Việt Nam năm 2013
đạt 62,2 nghìn tỷ đồng và sẽ tăng trưởng 20% năm 2014 và 23% năm 2015.


Nguồn: Euromonitor International, VPBS.
-

Tình hình chăn nuôi bò sữa và sản lượng sữa tươi nguyên liệu:

Trên 95% số bò sữa nước ta hiện nay được nuôi phân tán nhỏ lẻ trong các
nông hộ, tình chuyên nghiệp chưa cao. Nguồn thức ăn trong nước cho bò sữa còn
hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nên phải nhập 80% (cả thức ăn tinh và thức ăn thô),
chi phí chăn nuôi bò sữa khá cao.Nguồn cung nguyên liệu sữa không đủ cầu:
Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết 3-4 năm qua số lượng bò sữa và

sản lượng sữa nước trong nước không ngừng tăng, từ 142,7 nghìn con (năm 2011)
lên 227,6 nghìn con (năm 2014).

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Source: General Statistics Office
Bảng 1. Thống kê số lượng bò và sản lượng sữa của một số quốc gia năm
2007
Quốc gia
Thái Lan
China

Số lượng bò
(triệu con)
0,3
12,2

Sản suất sữa
(1000 tấn)
990
37,775


India
Việt Nam
Philippines
Sri Lanka
Bangledesh
Pakistan
Mongorila
Nepal
Indonesia

Asian (các nước
đang phát triển)

98,7
0,1
0
0,5
22,4
26,6
1,6
3,7
9,2
257,7

98,511
252
13
174
2,664
30,562
359
1,312
664
211,601
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn.


Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng bò sữa Việt Nam còn thấp hơn so với
các nước. Sản lượng sữa bò cũng tương đối thấp chỉ ở mức 252 (1000 tấn).


Năng suất sữa cũng được cải thiện, vì vậy, sản lượng sữa nguyên liệu tươi
cũng tăng đáng kể từ 345 nghìn tần (năm 2011) lên 547,2 nghìn tấn (năm
2014).Riêng với sữa dạng lõng thì lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất chỉ mới đáp
ứng được 37,8% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu sữa bột để hoàn nguyên. Theo
Bộ NN&PTNT thì tổng sản lượng sữa lỏng Việt Nam năm 2014 là 974,2 triệu lít,
trong đó sữa tươi nguyên liệu trong nước sản xuất là 549,5 triệu lít và lượng sữa
tươi nguyên liệu trên thực tế đựa vào chế biến sữa dạng lỏng chỉ là 367,6 triệu lít.
Như vậy, 181,9 triệu lít sữa của nông dân là phải nếu không phải”đổ bỏ” thì không
biết đi đâu?! Nói cách khác doanh nghiệp đã thay thế số sữa nguyên liệu này bằng
sữa bột nguyên liệu nhập khẩu. Mỗi lít sữa nước được pha từ sữa bột giá năm 2013
là 12.000- 13.000 đồng/lít, hiện nay giá sữa giảm xuống chỉ còn 6.300 đồng đến
6.500 đồng/lít. Trong khi đó giá mua sữa tươi trong nước của nông dân ở mức
13.500 đồng/lít. Rõ ràng giá cả chênh nhau rất lớn, các DN sản xuất sẽ có tính
toán, cân nhắc khi lưạ chọn nên mua sữa tươi nguyên liệu với giá cao hay mua sữa
bột hoàn nguyên để hưởng lợi nhuận cao.

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Source: General Statistics Office
Theo báo cáo triển vọng thị trường sữa và bò sữa của Trung tâm nghiên cứu
thuộc Ngân hang đầu tư và Phát triển Việt Nam quy mô thị trường sữa tăng trưởng
mạnh từ 1,6 tỉ USD năm 2010 lên 2,9 tỉ USD năm 2013. Dự báo quy mô thị trường
sẽ đạt 4 tỷ USD năm 2015 vời mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 21% giai
đoạn 2010-2015. Tác động chính đến mức tăng trưởng của thị trường là do thu
nhập người tiêu dùng tăng, cùng vớ sự phát triển của hệ thống bán lẻ và thay đổi
thị hiế người tiêu dùng. Quy mô lớn như vậy nhưng lượng sữa nguyên liệu sản
xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng hơn 30% nhu cầu sữa nguyên liệu. Hơn 2/3


lượng sữa nguyên liệu còn lại đều được nhập từ nước khác chủ yếu dưới dạng sữa
bột. Hiện Việt Nam là một trong 20 nước nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới. Dự kiến
năm 2015 VN sẽ phải bỏ ra 1,1 tỷ USD để nhập 1,5 triệu tấn sữa các loại. Tốc độ

nhập khẩu sữa trung bình hàng năm tăng 15%. Sự thiếu hụt nguồn cung trong nước
cũng đã đẩy giá thu mua sữa tươi nội địa tăng liên tục từ năm 2003-2014 với tốc độ
trung bình 12% mỗi năm. Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông
cho biết, VN vẫn thiếu hụt nguồn sữa nguyên liệu trong vòng 10 năm tới, mặc dù
nhu cầu hiện nay chỉ ở mức 1,3 tỷ lít.

Nguồn: />

-

Tình hình xuất khẩu

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/11/2013, Việt Nam nhập
khẩu sữa và sản phẩm sữa tới 940,6 triệu USD từ nhiều nước châu Mỹ, châu Âu,
châu Á, trong đó lượng nhập khẩu lớn từ các nước: NewZealand (211 triệu USD),
Mỹ (157,7 triệu USD), Singapore (114 triệu USD), Hà Lan (62,3 triệu USD), Thái
Lan (54,1 triệu USD)…
-

Tình hình xuất khẩu sữa thành phẩm

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tại châu Á có xuất khẩu sữa. Năm
2013, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm sữa trị giá hơn 230 triệu USD, trong đó
chủ yếu là công ty Vinamilk với giá trị hơn 210 triệu USD. Đây là một minh chứng
cho sản phẩm sữa trong nước sản xuất không chỉ đáp ứng niềm tin của người tiêu
dùng Việt Nam mà còn vươn tầm ra thị trường sữa thế giới.Tính đến thời điểm hiện
tại, sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới,
bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác. Các sản
phẩm xuất khẩu chủ lực là: sữa bột, sữa đặt, sữa dinh dưỡng, sữa nước sữa đậu
nành.

2.

Cơ hội ngành sữa Việt Nam khi gia nhập AEC

ASEAN là một thị trường rộng lớn với dân số trên 600 triệu người, tổng GDP
trên 2.7 tỷ USD, tăng trưởng trung bình hàng năm 5-6% mỗi năm. Việt Nam gia
nhập AEC là một cơ hội tốt để ngành sữa mở rộng thị trường ra các nuớc trong
AEC . Không những thế các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam còn có cơ hội
tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn, là những đối tác đã kí hiệp định thương mại
tự do riêng rẽ với ASEAN.
AEC thành lập, hàng rào thuế quan dành được lọai bỏ, thuế suất lưu thông hàng
hoá giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm về 0%, các thủ tục xuất nhập
khẩu cũng sẽ bớt rườm rà hơn, nhờ đó các doanh nghiệp Sữa Việt Nam sẽ mở rộng
được thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm sữa.
Tập đoàn TH True Milk là một trong những tập đoàn sữa hàng đầu Việt Nam đã
định hướng rõ mục tiêu xây dựng một chuẩn mực về một sản phẩm sữa tươi sạch
tại thị trường Việt Nam. Tất cả những điều đó đã nhanh chóng tạo nên những thành
công của thương hiệu sữa TH True Millk tại thị trường Việt Nam. TH True Milk


luôn coi trọng những cam kết kinh tế mà chính phủ trong khối ASEAN đã đưa ra
để tiến thêm một bước nữa thực hiện mục tiêu đưa sản phẩm vào thị trường
ASEAN như Lào, Campuchia. Khi rào cản thuế quan được dở bỏ, sức cạnh tranh
của hàng hhoá Việt Nam trong đó có TH True Milk sẽ mạnh mẽ và ngày càng đi xa
hơn. Như vậy, AEC có hiệu lực thực thi là lúc mang đến cơ hội tốt cho TH True
Milk vì những giá trị cốt lõi và thương hiệu đã được định sẵn.


Thách thức của ngành sữa Việt Nam khi gia nhập AEC
Khi gia nhập AEC, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày

một gia tăng do thuế quan được dỡ bỏ. Sự thay thế của các sản phẩm sữa nhập
khẩu sẽ có giá rẻ hơn.Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực
đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa
trong nước chỉ chiếm 30% thị phần nội địa.
Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao. Tuy nhiên, trên thực tế
hơn, 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tán trong các nông hộ với quy mô
nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Người dân không được hướng dẫn bài bản về kỹ thuật
chăn nuôi, biện pháp phòng trừ bệnh tật. Thêm vào đó, người nuôi bò hoàn toàn
thụ động trước các tác động kinh tế, xã hội khác ảnh hướng trực tiếp đến quá trình
chăn nuôi như việc tăng giá của con giống, thức ăn đầu vào hay chi phí đầu ra cho
sản phẩm sữa thu hoạch.
Trong năm 2009, sản xuất sữa nguyên liệu từ đàn gia súc trong nước chỉ mới
đáp ứng được khoảng 20-30% tổng mức tiêu thụ sữa. Ở Việt Nam, chỉ có 5% của
tổng số bò sữa được nuôi tập trung ở trang trại, phần còn lại được nuôi dưỡng bởi
các hộ gia đình ở quy mô nhỏ lẻ. Hậu quả là giá sữa ở Việt Nam cũng chưa được
điều chỉnh giảm do còn chịu tác động của các chi phí đầu vào (điện, nước, lương
nhân công) và biến động tỉ giá lớn. Chi phí quảng cáo, trưng bày, chiết khấu đại lý
cũng được xem là những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sữa. Theo Euromonitor,
chi phí trung bình của sữa thành phẩm ở Việt Nam hiện khoảng 1,4 USD/lít, vẫn
cao hơn mức 1,2-1,3 USD/lít ở New Zealand và Úc.
Do kỹ thuật trong nước còn hạn chế ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm,
doanh thu của doanh nghiệp. Các công ty sữa phụ thuộc vào sữa bột nhập khẩu hơn
là sản xuất sữa tươi trong nước. Sản xuất sữa phải đối mặt với sự mất cân bằng
cung và cầu khi đàn bò sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20-30% tổng nhu cầu
sữa trên toàn quốc. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên
liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của các sản
phẩm sữa nhập khẩu.
Trong tương lai khi thực hiện tự do hóa thương mại chắc chắn sẽ phát sinh các rào
cản thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, nếu chúng ta vẫn
tiếp tục chỉ xuất khẩu sản phẩm thô như hiện nay thì giá trị gia tăng đạt được sẽ là

rất ít.
Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý
người tiêu dùng. Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểm định chất
3.


lượng sữa lỏng lẻo, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫn được bày bán một
cách công khai. Vụ việc như sữa có Melamine, sữa có chất lượng thấp hơn so với
công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh hưởng đáng kể
tới các doanh nghiệp sản xuất sữa.Trong khi đó,các sản phẩm sữa nhập khẩu nhiều
vào nước ta.Người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm thực sự tốt,có uy tín để
sử dụng.


Giải pháp cho ngành sữa Việt Nam khi gia nhập AEC.
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa là một trong những ngành chịu tác động
mạnh nhất của việc xóa bỏ thuế quan cao và sâu rộng khi Việt Nam gia nhập AEC.
Khi Việt Nam gia nhập AEC ,các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đồng bộ đổ vào
thị trường Việt Nam, họ đầu tư mạnh hơn, nhất là các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ
đe dọa không nhỏ tới các doanh nghiệp trong nước. Các doang nghiệp sản xuất sữa
của Việt Nam phải tạo ra được sức mạnh thị trường đủ sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Đảm bảo cả về mặt chất lượng và giá thành tên tuổi sản
phẩmtrên thị trường cạnh tranh.
Việt Nam gia nhập AEC tạo điều kiện cho giao thương trong khu vực các nước
ASEAN được mở rộng, các sản phẩm sữa của nước ngoài có điều kiện gia nhập
vào thị trường Việt Nam, ngành sữa nước ta cần đảm bảo chỗ đứng của mình trong
thị trường, tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Duy trì lòng trung thành của các khách
hàng.
Tham gia AEC khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa của Việt Nam không
cao do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu và chất lượng sữa.

Việc hạ thuế suất nhập khẩu làm cho nguy cơ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa
ngoại nhập và các sản phẩm sữa nhập khẩu càng cao. Vì vậy chúng ta cần có chủ
động được nguồn nguyên liệu, thiết bị sản xuất, đồng thời đảm bảo chất liệu sữa
thật tốt để đảm bảo giữ vững thị trường trong nước và hội nhập với khu vực.
Khi Việt Nam gia nhập AEC, thị trường sữa Việt Nam cần chủ động nguồn
nguyên liệu trong nước, sản xuất những sản phẩm đảm bảo chất lượng để không
những cung ứng cho thị trường trong nước, mà con tận dụng cơ hội xuất khẩu sữa
vào khu vực với mức lãi suất thấp.
Chiến lược marketing cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm của các
công ty sữa Việt Nam. Cần cung cấp cho họ những thông tin thị trường cần thiết,
điều chỉnh giá cả phù hợp với túi tiền của người dân, các chiến lược khuyến mãi
cũng là những yếu tố quan trọng. Quảng cáo sản phẩm cần phù hợp với thị hiếu
của người dân.
Các công sữa cần phân khúc thị trường phù hợp với lứa tuổi, sở thích, thu nhập để
đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, đồng thời khai thác tối đa nhất
thị trường trong nước và quốc tế.
4.


Nguồn tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> /> /> />


×