Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện cai lậy tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 114 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, quá
trình công tác, sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Trọng Hùng là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Tiền Giang, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy, Lãnh đạo và chuyên
viên các phòng thuộc huyện Cai Lậy: Lao động - Thương binh và xã hội, Thống kê,
Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện, UBND Thị trấn Cai Lậy, Thạnh Lộc, Tam Bình, Bình Phú … và hộ gia đình
trả lời phiếu phỏng vấn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn động viên tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những sai


sót, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tiền Giang, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nga


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CN

: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

CTCP


: Công ty cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

ĐVT

: Đơn vị tính

GQVL

: Giải quyết việc làm

HĐH

: Hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

IFAD

: Quỹ Quốc tế phát triển nông nghiệp - International Fund for

Agricultural Development

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế - International Labour Organization

KCN

: Khu công nghiệp

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật



: Lao động

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
CHƯƠNG I: ................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM .......................4
CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN ..........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về việc làm .....................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về việc làm ...................................................................................4
1.1.2. Người có việc làm..........................................................................................5
1.1.3. Thiếu việc làm ...............................................................................................5
1.1.4. Thất nghiệp ....................................................................................................6
1.1.5. Tạo việc làm: .................................................................................................7
1.1.6. Giải quyết việc làm ........................................................................................7
1.1.7. Vai trò của việc làm đối với người lao động ở nông thôn .............................8
1.1.8. Một số loại hình việc làm đặc trưng ở khu vực nông thôn ............................9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm ..................................................9
1.2.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái .....................................9
1.2.2. Nhân tố về dân số ........................................................................................10
1.2.3. Nhân tố về chính sách vĩ mô........................................................................10
1.2.4. Nhân tố liên quan đến Giáo dục - Đào tạo và KHCN .................................11
1.2.5. Nhân tố quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế .....12
1.3. Thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông thôn ....................................................12
1.3.1. Trên thế giới.................................................................................................12
1.3.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................15



v

1.3.3. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông
thôn ........................................................................................................................19
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................20
CHƯƠNG II ..............................................................................................................22
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................22
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................22
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ......................................22
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên .................................................................................22
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................30
2.1.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư ...........................................35
2.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................37
2.1.5.Thực trạng phát triển xã hội ..........................................................................40
2.1.6. Thực trạng dân số, lao động, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Cai Lậy ....................................................................................40
2.2. Phương pháp nghiêm cứu của đề tài .................................................................50
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ...........................................................................50
2.2.2. Nội dung phiếu điều tra ...............................................................................51
2.2.3. Cách điều tra ................................................................................................51
2.2.4. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................52
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ............................................53
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về dân số, lao động, việc làm ..........................53
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả SXKD: .....................................54
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực.. ................55
2.3.4. Một số chỉ tiêu khác… .................................................................................55
CHƯƠNG III ............................................................................................................56
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................56
3.1. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Cai Lậy ............................56

3.1.1. Giải quyết việc làm ở các doanh nghiệp ......................................................56
3.1.2. Giải quyết việc làm thông qua triển khai các chương trình, dự án ..............58
3.1.3. Thực trạng giải quyết việc làm lao động nông thôn tại các địa điểm khảo sát
...............................................................................................................................65
3.2. Các giải pháp đề xuất về vấn đề nghiên cứu .....................................................85


vi

3.2.1. Quan điểm và định hướng chung .................................................................85
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết lao động, việc làm cho người lao
động ở khu vực nông thôn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang .................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................97
1. Kết luận .................................................................................................................97
2. Kiến nghị ...............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99
PHỤ LỤC ................................................................................................................101


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Số hiệu bảng
2.1
2.2

Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Cai Lậy giai đoạn 20101012
Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Cai Lậy (20102012)


Trang
25
30

2.3

Diện tích, sản lượng cây trồng

31

2.4

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2012

32

2.5

Giá trị kinh tế ngành dịch vụ giai đoạn 2010 – 2012

33

2.6

Cơ cấu dân số huyện Cai Lậy phân theo giới tính

33

2.7


Cơ cấu dân số huyện Cai Lậy chia theo khu vực giai
đoạn 2010 - 2012

34

2.8

Hiện trạng đường giao thông

38

2.9

Cơ cấu lao động và nhân khẩu của huyện Cai Lậy

41

2.10

Cơ cấu lao động trong ngành sản xuất của huyện Cai Lậy

41

2.11

Cơ cấu dân số, lao động của huyện chia theo khu vực

42


2.12

Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành của huyện

43

2.13

Quy mô, cơ cấu lao động của huyện chia theo nhóm tuổi

44

2.14

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

44

2.15

Cơ cấu dân số, lao động khu vực nông thôn

46

2.16

Tổng hợp kết quả giải quyết việc làm huyện Cai Lậy qua
các năm

48


2.17

Thu nhập bình quân ở huyện Cai Lậy

49

2.18

Lựa chọn vùng điều tra

51

2.19

Hộ điều tra

51

3.1

Việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

56

3.2

Tổng hợp vay vốn quốc gia GQVL qua các năm

60


3.3

Tổng hợp hộ nghèo trên của huyện theo chuẩn

62

3.4
3.5

Tổng hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn giai đoạn
2011 - 2015 (có đến 31/12/2012)
Một số chương trình tư vấn và đào tạo của trung tâm

62
63


viii

Tên bảng

Số hiệu bảng

Trang

Giới thiệu việc làm giai đoạn 2010-2012
3.6

Xuất khẩu lao động qua các năm


65

3.7

Tổng hợp phiếu điều tra số liệu thực tế

66

3.8

Nhân khẩu trong vùng khảo sát

66

3.9

Lực lượng lao động trong vùng khảo sát

67

3.10

Trình độ văn hóa của lao động trong vùng khảo sát

68

3.11

Trình độ CMKT của lao động trong vùng khảo sát


69

3.12

Cơ cấu sử dụng đất trong ngành nông nghiệp

70

3.13

Lĩnh vực sản xuất trong vùng điều tra

71

3.14

Lĩnh vực việc làm của lao động trong nông hộ

72

3.15

Thời gian làm dịch vụ nông nghiệp cho các hộ khác

72

3.16

Thời gian làm việc của người lao động trong vùng điều

tra

73

3.17

Nguyên nhân thiếu việc làm tại vùng khảo sát

74

3.18

Làm thêm của người lao động

75

3.19

Thu nhập của lao động trong vùng điều tra

76

3.20
3.21
3.22

Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc làm và thu nhập của
người lao động
Ảnh hưởng trình độ CMKT đến việc làm
Ảnh hưởng của vốn vay sản xuất đến việc làm và thu

nhập

78
79
82


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình vẽ
2.1

Tên bảng
Biểu cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Cai Lậy
(2010-2012)

Trang
31

2.2

Cơ cấu dân số huyện Cai Lậy phân theo giới tính

34

2.3

Cơ cấu dân số huyện Cai Lậy chia theo khu vực


35

3.1

Tỷ lệ % tạo việc làm từ các doanh nghiệp

57

3.2

Cơ cấu độ tuổi lao động trong nhóm điều tra

67

3.3

Trình độ văn hóa của lao động trong các xã điều tra

68

3.4

Cơ cấu sử dụng đất trong ngành nông nghiệp

70

3.5

Lĩnh vực sản xuất trong vùng điều tra


71

3.6

So sánh ảnh hưởng của CMKT đến việc làm

80

3.7

So sánh ảnh hưởng của CMKT đến thu nhập

80


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấ n đề viê ̣c làm có ý nghiã to lớn đố i với đời số ng kinh tế xã hô ̣i của mỗi
quố c gia. Trên thế giới có khoảng trên 100 triê ̣u người không có đủ viê ̣c làm để đảm
bảo mức số ng tố i thiể u, trong đó phầ n lớn là ở các nước đang phát triể n.
Ở nước ta, tỷ lê ̣ thấ t nghiê ̣p là khá cao, còn ở nông thôn chủ yế u là tình tra ̣ng
thiế u viê ̣c làm do bình quân ruô ̣ng đấ t thấ p cô ̣ng với tính thời vu ̣ của sản xuấ t nông
nghiê ̣p, nguồ n vố n ha ̣n chế , trình đô ̣ dân trí thấ p, không có khả năng tự ta ̣o viê ̣c làm,
trình đô ̣ phân công lao đô ̣ng chưa phát triể n, cơ cấ u kinh tế la ̣c hâ ̣u…Do vâ ̣y thu
nhập của người lao đô ̣ng rấ t thấ p. Viê ̣c làm và thu nhâ ̣p đố i với người lao đô ̣ng
không những là vấ n đề bức xúc mà còn là vấ n đề xã hô ̣i to lớn trong nông thôn cầ n
giải quyế t, nhằ m xây dựng mô ̣t xã hô ̣i công bằ ng, văn minh, duy trì và bảo tồ n các
giá tri ̣văn hoá truyề n thố ng của dân tô ̣c.

Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho xã hội những sản
phẩm tối cần thiết và không thể thay thế được, làm cơ sở cho sự ổn định và phát
triển xã hội. Nông thôn nước ta còn là nơi cư trú của 76% dân số và gần 70% lực
lượng lao động xã hội, vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn hiện
nay là hết sức bức xúc. Hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn
là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội ở nông thôn.
Do vậy, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là đòi hỏi rất
cấp bách.
Tiề n Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), cách TP Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và
cách TP Cần Thơ 90 km về hướng Bắc; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với
chiều dài trên 120 km; Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh. Lao động đang làm việc trong
khu vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ 58,21%. Theo quy hoạch của tỉnh đến 2020 tỉnh sẽ
quy hoạch trên 3000 hecta đất cho các khu công nghiệp.


2

Mô ̣t vấ n đề thực tế cầ n quan tâm là không phải cứ ở nông thôn thì người lao
động tham gia vào hoạt động kinh tế nông lâm ngư nghiệp. Nông nghiệp là một thế
mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành
này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên cạnh đó quá trình đô thị hóa của thành phố
đang ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp
được xây dựng do vậy một phần diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục
đích sử dụng dẫn tới diện tích đất canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông
thôn ngày một tăng. Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho người
lao động nông thôn đang ngày một gia tăng và thời gian sử dụng của người lao động
ở khu vực nông thôn chưa cao và chưa hợp lý, do đó chưa phát huy được khả năng

sẵn có.
Quy hoa ̣ch tổ ng thể kinh tế xã hô ̣i của tin̉ h Tiề n Giang đã đươ ̣c Chin
́ h phủ
phê duyê ̣t ngày 22/01/2009 với mu ̣c tiêu phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ
lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 4% từ năm 2010 và nâng
thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng 85% vào năm 2010 và
trên 90% năm 2020. Tạo cơ chế chính sách thích hợp để tăng cường thu hút nguồn
vốn, phát triển các hình thức đầu tư, tạo việc làm mới để hàng năm thu hút trên 20
ngàn lao động (2006 - 2010) và trên 40 ngàn lao động (2011 - 2020).
Huyê ̣n Cai Lâ ̣y là huyê ̣n tro ̣ng điể m về lúa của tin
̉ h Tiề n Giang, với 83,41%
lao đô ̣ng nông nghiê ̣p. Chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế của huyê ̣n tâ ̣p trung vào 3 mũi
nho ̣n là trồ ng lúa, kinh tế vườn và kinh tế thuỷ sản. Ngoài ra Cai Lâ ̣y cũng từng
bước phát triể n công nghiê ̣p - tiể u thủ công nghiê ̣p và dich
̣ vu ̣ theo chiế n lươ ̣c phát
triể n kinh tế xã hô ̣i chung của tỉnh. Vấ n đề giải quyế t viê ̣c làm cho lao đô ̣ng nông
thôn ở huyê ̣n Cai Lâ ̣y trong những năm tới khi đấ t nông nghiê ̣p dầ n bi ̣thu he ̣p đang
trở thành vấ n đề hế t sức quan tro ̣ng và cấ p thiế t.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên đây, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp giải quyế t viê ̣c làm cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn
huyê ̣n Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang’’ để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn ta ̣i
huyê ̣n Cai Lâ ̣y, tỉnh Tiề n Giang.

* Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề việc làm cho lao
động khu vực nông thôn.
(2) Phân tích, đánh giá được thực trạng về giải quyế t viê ̣c làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyê ̣n Cai Lâ ̣y, tin
̉ h Tiề n Giang.
(3) Đề xuấ t được một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiề n Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề về lao động - việc làm và thu nhâ ̣p của người lao động nông
thôn ở huyê ̣n Cai Lâ ̣y, tỉnh Tiề n Giang.
- Đối tượng khảo sát:
+ Lực lượng lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện.
+ Các tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn.
+ Các cơ quan quản lý về lao động việc làm trên địa bàn.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về việc làm và thu nhâ ̣p của lao động
nông thôn ta ̣i huyê ̣n Cai Lâ ̣y, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm và
nâng cao thu nhâ ̣p cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyê ̣n Cai Lâ ̣y.
- Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu ta ̣i các xã trên điạ bàn huyê ̣n Cai Lâ ̣y, tin
̉ h Tiề n Giang.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thông tin và số liê ̣u sử du ̣ng trong đề tài đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t trong vòng 3 năm
từ năm 2010 đế n 2012.
+Thời gian thực hiê ̣n luâ ̣n văn 8 tháng (từ tháng 9/2013 đế n tháng 4/2014).



4

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về việc làm
1.1.1. Khái niệm về việc làm
Việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2003 là những
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm.
Theo Điều 13 của Bộ luật Lao động năm 1994 quy định: Việc làm là mọi
hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm. Giải quyết việc làm là đảm bảo cho mọi người có khả năng lao
động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội.
Trong cơ chế thị trường hiện nay
Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp,
người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng là
người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (Quốc doanh, tập thể).
Theo cơ chế đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và
cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp…
Ngày nay các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn, đúng đắn và
khoa học hơn, đó là các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu nhập, mà không
bị pháp luật cấm. Điều 13, Chương II Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua
ngày 23/6/1994 quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [15].
Theo quan niệm trên, việc làm là các hoạt động lao động được hiểu như sau:
+ Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện
vật cho công việc đó.
- Làm những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu
nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng
hiện vật.

Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn 2
điều kiện:


5

Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
các thành viên trong gia đình.
Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó không bị pháp
luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Hai điều kiện này có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của
một hoạt động được thừa nhận là việc làm quan niệm đó đã góp phần mở rộng quan
niệm về việc làm, khi đa số lao động đương thời chỉ muốn chen chân vào trong các
doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Về mặt khoa học, quan điểm của Bộ luật lao động
đã nêu đầy đủ yếu tố cơ bản nhất của việc làm.
1.1.2. Người có việc làm
- Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Người có việc làm là người
có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần
lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn
quy định cho người được coi là có việc làm, ở nước ta mức chuẩn này là 8 giờ.
1.1.3. Thiếu việc làm
- Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) người thiếu việc làm là người trong
tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ
việc làm và có nhu cầu thêm việc làm.
- Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:
Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức
lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm. Trần Thị Thu đưa ra khái niệm “ Thiếu
việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng
người lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn”.
Từ khái niệm thiếu việc làm trên có thể hiểu như sau: Người thiếu việc làm

là người lao động đang có việc làm nhưng họ làm việc không hết thời gian theo
pháp luật quy định hoặc làm những công việc mà tiền lương thấp không đáp ứng đủ
nhu cầu của cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung thu nhập.
- Theo ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làm
hữu hình (dạng nhìn thấy được) và dạng người thiếu việc làm vô hình (khó xác
định).


6

+ Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người lao động
làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếm thêm
việc làm và sẵn sàng để làm việc.
Tình trạng việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng thời gian lao
động như sau:
K

=

Số giờ làm việc thực tế
Số giờ quy định

x

100%

+ Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian
thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp, nguyên nhân
của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấp không sử
dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động tồi, tổ chức lao động kém.

Thước đo khái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơn mức lương tối
thiểu.
1.1.4. Thất nghiệp
- Theo giáo trình Kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất.
- Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp (theo
nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động
muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.
- Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,
không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng là những phần mất
thu nhập, do không có khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về
lao động nhưng chưa được giải quyết.
Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao động
hay dân số hoạt động kinh tế. Một người thất nghiệp phải có 3 điều kiện: Đang
mong muốn và tìm việc làm; Có khả năng làm việc; Hiện đang chưa có việc làm.
Với cách hiểu như thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhưng chưa làm
việc đều được coi là thất nghiệp. Do đó một tiêu thức quan trọng để xem xét một


7

người được coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có muốn đi làm hay
không. Bởi lẽ, trên thực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề nghiệp song không có
nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự trữ” như kế thừa của bố mẹ,
nguồn tài trợ.
1.1.5. Tạo việc làm:
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra
trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ

theo yêu cầu thị trường.
- Các yếu tố tạo việc làm:
+ Nhu cầu thị trường.
+ Điều kiện cần thiết để tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
+ Môi trường xã hội.
+ Trong điều kiện công nghệ không thay đổi.
+ Trong điều kiện mở rộng quy mô doanh nghiệp.
1.1.6. Giải quyết việc làm
GQVL là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập,
phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. [11]
GQVL theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế - xã
hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của
đời sống xã hội để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động và được lao động.
GQVL theo nghĩa hẹp là các biện pháp, chính sách chủ yếu hướng vào đối
tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo việc làm cho
người lao động, để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm.
Khái niệm GQVL rộng hơn khái niệm tạo việc làm. Trong phạm trù GQVL,
ngoài nội dung tạo việc làm (như đã đề cập ở trên), còn có nội dung môi giới việc
làm. Môi giới việc làm về thực chất là hoạt động nhằm giúp người lao động đang
tìm việc làm và chủ sử dụng lao động đang cần tuyển lao động dễ dàng gặp nhau,
qua đó giúp người lao động dễ dàng tìm được việc làm. Xuất khẩu lao động và
chuyên gia về thực chất cũng là một hoạt động môi giới việc làm


8

1.1.7. Vai trò của việc làm đối với người lao động ở nông thôn
Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát
triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế xã hội.

Lý luận và thực tiễn khẳng định: Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều
là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản, đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng
lao động, là những yếu tố vật chất cho quá trình lao động diễn ra. Thực vậy, tư liệu
sản xuất không tự nó tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con
người và xã hội, nếu như không có sự kết hợp của sức lao động.
Ngày nay, con người với trình độ khoa học công nghệ cao là một thành tố
quan trọng của lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc xây dựng đổi mới đất
nước, các chính sách của Đảng và Nhà nước ta là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu chung của cách
mạng. Đảng ta coi việc phát huy nhân tố con người như là một nguồn lực quan
trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây chính là
nguồn tài nguyên vô giá, nguồn nội lực dồi dào cần chăm sóc để phát triển. Đầu tư
vào con người và phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh
và bền vững.
Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu tố
khách quan của người lao động. Con người tồn tại phải được tiêu dùng một lượng tư
liệu sinh hoạt nhất định như: Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập, phương tiện đi lại…
Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất với quy mô ngày càng
mở rộng. Như vậy, để tồn tại và phát triển con người bằng sức lao động của mình,
là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng
hóa dịch vụ.
Sự phát triển kinh tế, xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con
người làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn
minh hơn.


9

Từ những lý luận và thực tiễn đã chứng minh có ba điều kiện cơ bản nhất để
phát triển con người là phải đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an

toàn môi trường.
Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Vì vậy, GQVL không chỉ là trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến lao
động, việc làm mà còn là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp và cả bản thân của người lao động. Điều 13 Bộ luật Lao động
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm, đảm
bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà
nước, các doanh nghiệp và của toàn xã hội”.
1.1.8. Một số loại hình việc làm đặc trưng ở khu vực nông thôn
- Việc làm thuần nông: Việc làm thuần nông là những việc làm đặc trưng và
mang tính phổ biến của khu vực nông thôn. Ở nước ta, việc làm thuần nông bao
gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi là hai công việc chính, chiếm
hầu hết thời gian trong năm của người nông dân và cũng là nguồn thu chính để nuôi
sống bản thân và gia đình của họ.
- Việc làm phi nông nghiệp: Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các ngành
nghề ngoài nông nghiệp nhưng gắn chặt với nông nghiệp, chẳng hạn như: Sơ chế,
chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các hoạt động gia công cơ khí, sửa chữa
các vật tư nông nghiệp, các hoạt động vận tải và các dịch vụ có liên quan. Bên cạnh
đó việc làm phi nông nghiệp còn bao gồm các ngành nghề mới như: Thêu ren, sản
xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ… So với việc làm thuần nông, việc
làm phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao và khá ổn định cho lao động ở khu vực
nông thôn, góp phần giải quyết bài toán việc làm ở khu vực nông thôn, đặc biệt là
bộ phận lao động nông nhàn.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
1.2.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
Nếu nơi nào có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên sẵn có phong phú
và đa dạng, nơi đó sẽ thu hút nhiều dự án, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã



10

hội, và như vậy khu vực này sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực thi chính sách
một cách hiệu quả hơn. Ngược lại không có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tài
nguyên sẵn có sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để thực thi chính sách.
1.2.2. Nhân tố về dân số
Dân số là nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung
cấp nguồn nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô
phát triển lớn, vượt quá khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởng
dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế.
Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy mô
của lực lượng lao động. Nếu mức sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh chóng số lượng
người trong độ tuổi lao động trong tương lai,...
Ngoài ra, vấn đề di dân và các dòng di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra
đô thị gây ra các áp lực kinh tế - xã hội và chính trị còn nguy hiểm hơn so với tỷ lệ
gia tăng dân số nhanh chóng. Quá trình đô thị hoá gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn
đề việc làm, để có thể thu hút hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một
số lượng lớn chỗ làm việc. Một vấn đề khác là chất lượng của số lao động này về
học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp không đáp ứng được với yêu cầu công việc
trong khu đô thị. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tăng lên.
Ở nước ta, nhân tố dân số đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Đặt con người vào vị trí trung tâm
trong chiến lược phát triển xã hội, con người vừa là mục tiêu, và động lực cho sự
phát triển. Tuy nhiên khi nguồn lực này tăng quá nhanh vừa chưa sử dụng hết lại là
lực cản, gây sức ép về đời sống và việc làm.
1.2.3. Nhân tố về chính sách vĩ mô
Để GQVL cho người lao động, vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo
các điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm trong cơ
chế thị trường thông qua những chính sách cụ thể. Có thể có rất nhiều chính sách

tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm, hợp thành một hệ thống chính sách
hoàn chỉnh có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung và


11

cầu về lao động, đồng thời làm cho cung và cầu phù hợp với nhau. Thực chất là tạo
ra sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng
có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường như: Chính sách
phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế
mới, chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách khôi
phục và phát triển làng nghề,...
Nhóm chính sách việc làm cho các đối tượng là người có công và chính sách
xã hội đặc biệt khác như: Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người tàn tật, đối
tượng xã hội...
Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, nhưng phương thức
và biện pháp GQVL mang nội dung kinh tế đồng thời liên quan đến những vấn đề
thuộc về tổ chức sản xuất kinh doanh như: Tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn
và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm...
1.2.4. Nhân tố liên quan đến Giáo dục - Đào tạo và KHCN
- Về Giáo dục và Đào tạo: Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc
vào trình độ khoa học, công nghệ của đất nước đó. Trình độ khoa học công nghệ lại
phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Giáo dục và Đào tạo giúp cho người lao động
có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc, người lao
động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội
phân công sắp xếp.
Giáo dục và Đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo
việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và Đào tạo nhằm vào định
hướng phát triển, trước hết cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về

số lượng, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Về Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ đã làm biến đổi cơ cấu đội
ngũ lao động. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện những ngành
nghề mới và cùng với nó là xu hướng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao
động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.


12

Trong nền kinh tế phát triển, người lao động muốn thích ứng với các công
việc mà xã hội yêu cầu, trước hết họ phải là những người được trang bị một kiến
thức nhất định về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế ở những nước sản
xuất kém phát triển thường có mâu thuẫn: Nếu công nghệ sản xuất tiên tiến với các
dây chuyền sản xuất tự động hoá, chuyên môn hoá cao thì trình độ người lao động
chưa bắt kịp dễ dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động bị gạt ra khỏi quá
trình SXKD.
1.2.5. Nhân tố quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hoá đặt ra những thách thức và những nguy cơ lớn đối với tình
trạng việc làm ở tất cả các nước trên thế giới. Số lượng việc làm ở khu vực này có
thể tăng lên nhưng lại giảm đi ở khu vực khác, một số loại việc làm sẽ mất đi nhưng
một số loại việc làm mới xuất hiện.
Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm như vậy sẽ gây không ít khó
khăn và những chi phí lớn của cá nhân gia đình và toàn xã hội do mất việc làm, phải
tìm chỗ làm việc mới, phải học tập những kiến thức và kỹ năng mới, phải di chuyển
từ nơi này đến nơi khác để tìm việc làm, phải thích nghi với những điều kiện sống
luôn thay đổi. Gây gánh nặng về đào tạo lại, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp do
Chính phủ phải gánh chịu.
Trong điều kiện thế giới ngày nay, để khai thác và sử dụng tốt các yếu tố bên
ngoài, đồng thời phải phát huy tối đa nội lực, kết hợp nội lực với ngoại lực thành

sức mạnh tổng hợp trong GQVL một cách năng động, hiệu quả, bền vững, tránh
được những rủi ro. Cần có những nghiên cứu, mang tính hệ thống về tình hình thế
giới, khu vực và các mối quan hệ giữa các điều kiện bên trong và bên ngoài, nhận
thức và vận dụng đúng đắn quan hệ đó khi xây dựng chiến lược việc làm.
1.3. Thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông thôn
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan là một nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, diện tích tự
nhiên là 35.981km2 với dân số hơn 20 triệu người, là nước có mật độ dân số rất cao,
diện tích canh tác bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới.


13

Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Đài Loan có hai điểm đáng chú ý:
- Thứ nhất là thực hiện cải cách ruộng đất và phát triển mạnh các trang trại
nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn
- Thứ hai là phát triển các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn.
Cuộc cải cách ruộng đất thời kỳ 1949 - 1953 đã tạo điều kiện cho các trang
trại phát triển mạnh mẽ, giải phóng sức lao động trong nông thôn. Năm 1953 Đài
Loan có 679.000 trang trại, quy mô mỗi trang trại bình quân là 1,29 ha. Năm 1991
có 823.256 trang trại với quy mô bình quân 1.08 ha. Nông nghiệp Đài Loan phát
triển mạnh mẽ ở mức 5,2% suốt từ 1953 đến 1968. Nông nghiệp Đài Loan đã phát
triển theo hướng đa dạng hoá và có hiệu quả cao. Đặc biệt các trang trại ở Đài Loan
đã đẩy mạnh phát triển các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 1994 số trang trại sản
xuất thuần nông chỉ còn chiếm 9% tổng số trang trại cả nước. Từ 1953 đến 1970 đã
có 800.000 lao đông chuyển từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Điều
đó có ý nghĩa to lớn đối với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Đài Loan.
- Một vấn đề hết sức quan trọng đối với giải quyết việc làm và tăng thu nhập
cho lao động nông thôn Đài Loan là xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ mang tính

gia tộc. Đài Loan đã phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phần nhiều là
sự kết hợp giữa các thành viên trong gia đình và gia tộc, vì vậy có tính hỗ trợ rất
cao. Điều đó ảnh hưởng to lớn đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn Đài
Loan [23].
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Nét đặc trưng của nền kinh tế Thái Lan là sự chênh lệch quá lớn về tốc độ
tăng trưởng giữa Bangkok với các vùng nông thôn do quá trình CNH phát triển
mạnh ở khu vực thành thị. GQVL chủ yếu của Thái Lan thời gian qua tập trung vào:
- Chương trình phát triển nông thôn cấp xã, được thực hiện từ năm 1975
nhằm hỗ trợ nông dân tạo việc làm tại chỗ để tăng thu nhập. Chính phủ tăng đầu tư
vào hạ tầng nông thôn và sử dụng chính lao động khu vực nông thôn vào xây dựng
các hạng mục hạ tầng này, từ đó tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn.
- Chương trình tạo việc làm nông thôn, được đưa ra năm 1980 với mục đích
tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân sau kỳ thu hoạch, tăng năng suất lao động


14

nông nghiệp thông qua các dự án xây dựng các công trình công cộng, hạn chế di cư
theo mùa từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, phát triển các hoạt động phi nông
nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực…
- Các chính sách khuyến khích tạo việc làm tại chỗ và phát triển Doanh
nghiệp quy mô nhỏ nông thôn như: Chương trình “Mỗi tháng một sản phẩm” trong
đó Chính phủ hỗ trợ vốn cho các làng trong việc xây dựng vùng sản xuất, cải thiện
chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm; Chương trình “Mỗi làng một triệu Baht”
được Chính phủ đầu tư nhằm tạo cơ hội GQVL, tăng thu nhập cho nông dân thông
qua việc vay vốn từ Chính phủ. Ngoài ra những chương trình hỗ trợ vốn tạo việc
làm thông qua các tổ chức xã hội như phụ nữ, thanh niên cũng đem lại tiến bộ đáng
kể trong GQVL cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn [23].
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên 329.758 km2, dân số 27,565 triệu
người (vào năm 2011), mật độ dân số thưa chưa đến 83,5 người/km2. Hiện nay lao
động đang được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch
vụ) nên sức ép về dân số, đất đai là không lớn. Hiện nay Malaysia không đủ lao
động nên phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài, nhưng trong thời gian đầu của
quá trình CNH, Malaysia đã phải giải quyết vấn đề dư thừa lao động khu vực nông
thôn như nhiều quốc gia khác. Malaysia đã có kinh nghiệm tốt giải quyết lao động
khu vực nông thôn làm biến nhanh tình trạng dư thừa lao động sang mức toàn dụng
lao động và phải nhập thêm lao động từ nước ngoài. Kinh nghiệm cho thấy:
- Thứ nhất: Thời gian đầu của quá trình CNH, Malaysia chú trọng phát triển
nông nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển cây công nghiệp dài ngày.
Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung phát triển công nghiệp chế
biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa quyết việc làm việc làm
và thu nhập cho người nông dân.
- Thứ hai: Khai phá những vùng đất mới để phát triển sản xuất nông nghiệp
theo định hướng của Chính phủ để GQVL mới cho lao động dư thừa ngay trong khu
vực nông thôn trong quá trình phát triển. Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư
đồng bộ vào cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông


15

tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật… để người dân ổn định cuộc sống, phát huy chủ
động sáng tạo của người dân và đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời gắn trách
nhiệm giữa người dân và Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Thứ ba: Thu hút cả đầu tư trong nước và ngoài nước vào phát triển công
nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động và chuyển
dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Trong thời gian này, Malaysia thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài bằng các
chính sách ưu đãi. Bằng các biện pháp này Malaysia đã giải quyết được vấn đề: Tạo

việc làm cho số lao động dư thừa; Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ
quản lý cho người lao động; Các công ty nước ngoài sẽ để lại cơ sở vật chất đáng kể
khi hết thời hạn theo hợp đồng đã ký.
- Thứ tư: Khi nền kinh tế đã đạt được mức toàn dụng lao động, Malaysia
chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại, thực hiện sự quan
hệ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung
cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng
nông thôn [12].
1.3.2. Tại Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Nam Định có dân số 1.905.300 người, diện tích tự nhiên 163,7 ha, mật độ
dân số bình quân 1164 người/km2 .
Thời kỳ bao cấp, ngành công nghiệp nhẹ của Nam Định khá phát triển, đặc
biệt là công nghiệp dệt may đã tạo việc làm, đảm bảo đời sống cho trên 2 vạn lao
động.
Bước vào thời kỳ đổi mới, khi mới chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường,
nhất là vào thời kỳ 1996-2006 nền kinh tế Nam Định gặp nhiều khó khăn. Thị
trường truyền thống của Liên Xô và Đông Âu không còn, công nghệ sản xuất củ lạc
hậu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, hàng hóa tồn động lớn, kinh
doanh thua lỗ... nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp bị phá sản, ngành công
nghiệp của Nam Định bước vào thời kỳ suy thoái nghiêm trọng.


16

Sản xuất nông nghiệp của Nam Định cũng gặp không ít khó khăn, kinh tế
nông nghiệp chậm phát triển so với các tỉnh lân cận. Nhìn chung đời sống của người
lao động gặp rất nhiều khó khăn, sức ép về lao động, việc làm ngày càng trở nên
bức xúc, gay gắt.
Sau 20 năm đổi mới, Nam Định đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn

phát triển kinh tế tạo mở việc làm và đã thu được những kết quả quan trọng. Kinh
nghiệm của Nam Định có thể khái quát như sau:
- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần
kinh tế. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã xây dựng chương trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2005 với những mục tiêu giải pháp
như: Khôi phục phát triển làng nghề, xây dựng khu công nghiệp và cụm công
nghiệp, điểm công nghiệp có tính khả thi cao phù hợp với tình hình thực tế địa
phương.
- Khôi phục và phát triển làng nghề, khuyến khích phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn góp
phần đẩy nhanh quá trình phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Đẩy mạnh nhanh phát triển nông nghiệp, Nam Định đã tập trung đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trong nông
nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện áp
dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng
năng suất, chất lượng và giá trị cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt đã đẩy mạnh phát triển
nuôi trồng thủy sản với nhiều loại hình tổ chức sản xuất và quy mô phù hợp mang
lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh, tạo mở được nhiều việc làm mới [12].
1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, với dân số hơn 3,6 triệu người,
80% dân số sống ở nông thôn, nguồn lao động dồi dào (hơn 2 triệu người) chiếm


×