Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TRƯỜNG
TẠO
NÔNG
P VÀ PTNT
ĐẠIBỘ
HỌC
LÂMNGHIỆ
NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM TRIỀU
PHẠM TRIỀU

́ U TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐINH
CÁC YÊ
̣
́
́ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐINH
CÁC YÊ
U

̣
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
́
Ư
NG
NǴ TCÔNG
NGHỆ
CAO


̉ A NÔNG DÂN
TRONG SẢNDỤ
XUÂ
RAU,
HOA
CU
̉ N XUẤT RAU, HOA CU
̉
TRONG
SA
A
DÂN
̀ NG
TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH NÔNG
LÂM ĐÔ
̀
̉
TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TINH LÂM ĐÔNG
CHUYÊN NGÀ NH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀ NH:
TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃKINH
SỐ: 60620115
́
MÃ SÔ: 60620115

́
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TÊ
́
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TÊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
̃ N: ́ NG
̀ I HƯƠ
́ NǴ NDÂ
NGƯƠ
TS. MAI
CHIÊ
THĂ
TS. MAI CHIẾN THẮNG

Đồ ng Nai, 2014
Đồ ng Nai, 2014


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam luôn coi việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là
mục tiêu quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hơn hai mươi lăm năm đổi mới và phát triển, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện
nhiều đề án, chương trình, giải pháp nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong
sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả là Việt Nam đã đạt
được kết quả trong việc tăng năng suất, chất lượng của một số cây trồng có lợi
thế so sánh. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng tình trạng sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống, còn phụ thuộc vào thiên nhiên
vẫn còn tồn tại ở diện rộng, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạc Dương là một huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng, gồm 5 xã và 01 thị

trấn. Địa hình của toàn huyện chủ yếu là rừng núi, rộng lớn và bị chia cắt. Trình
độ dân trí và đời sống về vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân còn
nhiều khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây
Nguyên.
Huyện Lạc Dương đã có nhiều cố gắng trong việc đưa các mô hình ứng
dụng Công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh
tế cao hơn nhưng vẫn chưa được nhiều hộ nông dân ủng hộ và thực hiện, dẫn đến
tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao so với bình quân chung của tỉnh Lâm Đồng;
bình quân tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 10,52%, trong đó hộ đồng bào dân tộc
thiểu số 13,86%.
Thực trạng người nông dân ở Lạc Dương chưa ứng dụng Công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp để phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu đang là một


2

vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải
một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến ý
đinh
̣ ứng dụng Công nghệ cao, áp du ̣ng các biêṇ pháp khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t, công
nghê ̣ cao trong sản xuấ t; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có
hiệu quả chương trình ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa của
người nông dân trên địa bàn huyện Lạc Dương vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản,
vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý đinh
̣ ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn nghiên cứu tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:

Tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến ý đinh
̣ ứng dụng Công nghệ cao
trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và
các giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, tăng nhanh năng suất, nâng cao sản lượng, chất
lượng nông sản, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác
góp phần xây dựng nền nông nghiệp huyê ̣n La ̣c Dương theo hướng hàng hóa lớn,
hiêṇ đa ̣i và bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ứng dụng công
nghệ.
+ Đánh giá được thực trạng ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất rau,
hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian vừa qua
(từ năm 2011-2013).


3

+ Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến ý đinh
̣ ứng dụng Công nghệ cao
trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương.
+ Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Công nghệ cao trong sản
xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu thực trạng các hộ
nông dân sản xuất rau, hoa và các yếu tố ảnh hưởng đến ý đinh
̣ ứng dụng Công
nghệ cao trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :

+Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý đinh
̣
ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc
Dương.
+Phạm vi về không gian: Địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
+Phạm vi về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2012
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luâ ̣n và cơ sở thực tiễn về việc chấp nhận ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất rau, hoa của nông dân.
- Đánh giá được thực trạng về việc chấp nhận ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất rau, hoa của nông dân từ năm 2010-1012.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý đinh
̣ ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất rau, hoa của nông dân .
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.


4

- Nội dung trình bày:
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung trình bày gồ m có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất rau, hoa của nông dân tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (huyện Lạc Dương) và phương
pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.



5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CNC
TRONG SẢN XUẤT RAU, HOA CỦA NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n về ứng du ̣ng CNC và mô hình chấ p thuâ ̣n công nghê ̣
1.1.1. Công nghệ cao trong nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ cao
Theo Luật Công nghệ cao:
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại;
tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện
với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất,
dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm,
chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo
công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung
ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.
1.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp công nghệ cao hay Công nghệ cao trong nông nghiệp là công
nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được
tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại như công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động
Xung quanh tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao có nhiều ý kiến nhưng rất
khó góp ý vì quan điểm mỗi người mỗi khác. Có người hiểu đơn giản, cao là hơn
những cái ta đang làm, có áp dụng một số công nghệ cao như chế phẩm sinh học,


6


phòng trừ sâu bệnh, chăm bón Một số người lại cho rằng công nghệ cao là rất
cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà màng, tưới, chăm bón tự
động Do vậy cần xây dựng những tiêu chí như: Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ
công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có năng suất tăng ít nhất 30% và chất
lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng; Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do
ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công
nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu chí xã hội, môi trường khác đi kèm.
Nếu là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải tạo ra sản phẩm tốt,
năng suất hiệu quả tăng ít nhất gấp 2 lần. Vùng nông nghiệp công nghệ cao
(được hiểu là nơi sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao) có năng suất và hiệu quả tăng ít nhất 30%. Như vậy, che
phủ nylon cho lạc cũng là công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có
thể cho năng suất vượt trên 30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử
dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất tăng
trên 30% có thể gọi là công nghệ cao; trong thuỷ sản như phương pháp sản xuất
cá đơn tính cũng là công nghệ cao; về kỹ thuật như tưới nước tiết kiệm, nhà
màng cũng là công nghệ cao.
Công nghệ cao được hiểu không phải như là một công nghệ đơn lẻ, cụ thể;
vì vâ ̣y:
Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng
suất, giá trị gia tăng cao.
Phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:


7

Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng
cao;

Phòng, trừ dịch bệnh;
Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
1.1.2. Mô hình nghiên cứu
Phầ n này trình bày các khái niệm quan trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết và
mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu. Trong đó, biến phụ thuộc là ý định
ứng dụng nông nghiêp̣ công nghê ̣ cao trong sản xuấ t rau, hoa và các biế n đô ̣c lâ ̣p
là các yếu tố về lý thuyết có ảnh hưởng đến ý định này.
1.1.2.1 Giải thích các khái niệm quan trọng
Ứng du ̣ng công nghê ̣ cao trong sản xuấ t rau, hoa ở La ̣c Dương là có ứng
du ̣ng công nghê ̣ tưới bán tự đô ̣ng, có nhà kiń h, nhà lưới, mái che, sử dụng giố ng
mới và cao hơn nữa là có hê ̣ thố ng phun thuố c, bón phân, điề u hòa nhiêṭ độ bằng
hệ thống điểu khiển tự động, trồng trên giá thể…
Ứng du ̣ng công nghệ cao trong sản xuất rau về cơ bản có phần đầu tư cơ
sở vật chất về nhà kính, nhà lưới, mái che, hệ thống tưới tương tự như ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất hoa. Tùy theo loại cây trồng rau hay hoa mà người
nông dân sản xuất sử dụng loại lưới che, hệ thống tưới cho phù hợp và tiết kiệm.
Ý định: là những suy nghi ̃ của mỗi cá nhân trước khi thực hiêṇ mô ̣t hành
đô ̣ng nào đó, suy nghi ̃ của mỗi cá nhân sẽ bi ạ ̉ nh hưởng bởi rấ t nhiề u


8

yế u tố , vì vâ ̣y:
Theo Ajzen, I.(1991, tr 181) ý định được xem là “bao gồm các yếu tố
động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy
mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”.

1.1.2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết
Trong nửa cuối thế kỷ 20, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được
kiểm nghiệm nhằm nghiên cứu sự chấp thuận công nghệ của người sử dụng.
Fishbein và Ajzen (1975) đã đề xuất Thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory of
Reasoned Action - TRA), Ajzen (1985) đề xuất Thuyết Hành Vi Dự Định
(theory of planned behavior - TPB), và Davis (1986) đã đề xuất Mô Hình Chấp
Nhận Công Nghệ (Technology Acceptance Model - TAM).
Các lý thuyết này đã được công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự
đoán thái độ của người sử dụng. Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định sử
dụng, đề tài này trình bày 2 học thuyết rất quan trọng đối với ý định và hành vi
của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu.
Đó là thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ.
a) Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của
Thuyết hành động hợp lý.
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen
và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được xem là học thuyết tiên phong trong
lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna,
1993; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1998, trích trong mark, C & Christopher
J.A., 1998, tr. 1430). Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định
thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và


9

kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen,
1988; Ajzen & Fishben, 1980; Canary & Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, &
Warshaw, 1988, trích trong Ajzen, 1991, tr. 186).
Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ
quan. Trong đó, thái độ của một cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự

đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Ajzen (1991, tr. 188) định nghĩa chuẩn
chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ
rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi. Mô hình TRA được
trình bày ở Hình 1.1.
Niềm tin đối với những thuộc
tính của sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính của sản
phẩm
Ý định hành
vi
Niềm tin về những người ảnh
hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên
thực hiện hay không thực
hiện hành vi

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn
của những người ảnh hưởng

Chuẩn chủ
quan

Hình 1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y, 2009,tr.3


10

Theo Ajzen (1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB (Theory of

Planned Behavior) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có sự kiểm
soát. Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là
yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Beavioral Control). Nhận thức
kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và
việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991,
tr. 183). Học thuyết TPB được mô hình hóa ở hình 1.2.

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý định hành
vi

Nhận thức kiểm
soát hành vi

Hình 1.2. Thuyết hành vi dự định (TPB)
Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behaviour, 1991, tr. 182
Heath, Y. và Gifford, R. (2002) đã ứng dụng thuyết hành vi dự định để
giải thích hành vi sử dụng phương tiện công cộng của sinh viên trường đại học
Victoria, Anh. Borith, L., Kasem, C. & Takashi, N. (2010) đã ứng dụng thuyết
hành vi dự định để nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến ý định sử dụng
xe điện trên cao ở thủ đô Phnom Phenh, Campuchia.
Chen, C.F. và Chao, W.H. (2010) đã sử dụng thuyết hành vi dự đinh
̣ để
nghiên cứu ý định sử dụng hệ thống KMRT (Kaohsiung Mass Rapid Transit –
Hệ thống vận chuyển khối lượng lớn với tốc độ nhanh) ở thành phố Kaohsiung,
Đài Loan. Ngoài ra, thuyết hành vi dự định đã được áp dụng rất nhiều trong các
nghiên cứu về giao thông cũng như quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển



11

của mỗi cá nhân (Sebastian Bamberg & Icek Ajzen 1995, Forward, 1998a;
Forward, 1998b; Pilling et al, 1998; Pilling et al, 1999; trích trong Aoife A.,
2001, tr 76).
b) Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hin
̀ h chấ p nhâ ̣n công nghê ̣ (TAM) đã được công nhận rộng rãi là một
mô hình tin cậy và mạnh trong việc mô hình hóa việc chấp nhận IT của người sử
dụng. "Mục tiêu của TAM là cung cấp một sự giải thích các yếu tố xác định tổng
quát về sự chấp nhận computer, những yếu tố này có khả năng giải thích hành vi
người sử dụng xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng computer
và cộng đồng sử dụng" (Davis et al. 1989, trang 985).
Do đó, mục đích chính của TAM là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát
tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là tin tưởng (beliefs),
thái độ (attitudes), và ý định (intentions). TAM được hệ thống để đạt mục đích
trên bằng cách nhận dạng một số ít các biến nền tảng (fundamental variables) đã
được các nghiên cứu trước đó đề xuất, các biến này có liên quan đến thành phần
cảm tình (affective) và nhận thức (cognitive) của việc chấp thuận computer .
Theo Legris và cộng sự (2003, trích trong Teo, T., Su Luan, W., & Sing,
C.C., 2008, tr 266), mô hình TAM đã dự đoán thành công khoảng 40% việc sử
dụng một hệ thống mới.
Công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là sản phẩm của quá trình
nghiên cứu áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và
chất lượng của cây trồng, do đó, mô hình khảo sát các yếu tố tác động vào việc
chấp thuận CNC trong sản xuất nông nghiệp của nông dân cũng được áp dụng
thích hợp cho việc nghiên cứu vấn đề tương tự trong nông nghiệp Công nghệ
cao. Lý thuyết TAM được mô hình hóa và trình bày ở hình 1.3.



12

Nhận thức sự hữu
ích
Thái độ hướng tới
sử dụng

Ý định sử dụng

Nhận thức tính dễ
sử dụng

Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ
Nguồn: Davis, 1985, tr 24, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr. 2
Trong đó, Nhận thức sự hữu ích (PU – Perceived Usefulness) là cấp độ
mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện
của họ (Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr. 5). Nhận thức tính dễ sử
dụng (PEU – Perceived Ease of Use) là cấp độ mà mọi người tin rằng sử dụng
một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis, 1985, trích trong Chuttur,
M.Y., 2009, tr. 5).
1.1.2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở nền tảng hai học thuyết có ý nghĩa trong việc giải thích ý định
của mỗi cá nhân, phần trình bày mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu, bao
gồm biến phụ thuộc là ý định sử dụng công nghê ̣ cao trong sản xuấ t rau, hoa và
các biến độc lập ảnh hưởng đến ý định này.
a) Mô hình kết hợp TPB và TAM
Do sử dụng công nghê ̣ cao trong sản xuấ t rau, hoa là một công nghê ̣ mới
nên nghiên cứu đề xuất mô hình kết hợp giữa TPB và TAM là phù hợp để giải

thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghê ̣ cao trong sản xuấ t rau,
hoa. Mô hình này đã được kiểm chứng thực tế trong nghiên cứu của Chen, C.F.
và Chao, W.H. (2010) về ý định sử dụng hệ thống KMRT (Kaohsiung Mass


13

Rapid Transit – Hệ thống vận chuyển khối lượng lớn với tốc độ nhanh) ở thành
phố Kaohsiung, Đài Loan và được trình bày ở Hình 1.4.
Nhận thức sự hữu
ích

Thái độ

Nhận thức về tính
dễ sử dụng

Chuẩn chủ quan

Ý định hành
vi

Nhận thức kiểm
soát hành vi

Hình 1.4. Mô hình kết hợp TPB và TAM
Nguồn: Chen, C.F. & Chao, W.H. (2010), tr. 4
Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm sau khi mô hình TAM
đầu tiên được công bố, cấu trúc “Thái độ” đã được loại bỏ ra khỏi mô hình TAM
nguyên thủy vì nó không làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của Nhận thức

sự hữu ích lên ý định hành vi (Venkatesh, 1999, trích trong Jyoti D.M., 2009, tr.
393).
Đồng thời, trong nghiên cứu về ý định sử dụng một hệ thống công nghê ̣
mới, Davis, Bagozzi và Warshaw (1989, trích trong Chutter, M.Y, 2007, tr. 10)
đã chứng minh rằng PU và PUE có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu chỉ xem xét tác động trực tiếp của PU và PUE lên ý định
hành vi.
Bên ca ̣nh đó, yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi có bao hàm đến yếu tố
“dễ sử dụng”, vì thế nghiên cứu không xét đến yếu tố PEU trong mô hình. Mô
hình kết hợp TPB – TAM được đề xuất và trình bày ở Hình 1.5.


14

Nhận thức sự hữu
ích

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Nhận thức kiểm
soát hành vi

Hình 1.5. Mô hình kết hợp TPB và TAM của nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
b) Mô hình kết hợp TPB, TAM và các yếu tố khác
Bên cạnh các yếu tố Nhận thức sự hữu ích của Công nghê ̣ cao trong sản
xuấ t rau, hoa; Nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn chủ quan, nghiên cứu còn
xem xét đến các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến Ý định sử dụng. Đó là

các yếu tố Sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế (sản xuấ t truyề n thố ng), Nhận thức
về môi trường và các yếu tố về diêṇ tích đấ t sản xuấ t, số vố n đầ u tư hiêṇ có của
hô ̣ gia điǹ h, thu nhâ ̣p biǹ h quân của mỗi người trong mô ̣t năm. Các yếu tố trên
được đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn ở huyê ̣n La ̣c Dương và dựa trên
các nghiên cứu trước đó.
- Sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế
Sản xuấ t truyề n thố ng là sản xuấ t nhỏ lẻ tự do, mức đô ̣ sản xuấ t tùy thuô ̣c
vào khả năng của từng gia điǹ h, mức đô ̣ vố n đầ u tư ban đầ u không lớn, yêu cầ u
về khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t không cao, đã quen với công viê ̣c hàng ngày, người sản
xuấ t it́ quan tâm đế n sự ảnh hưởng của môi trường do sử du ̣ng nhiề u thuố c bảo
vê ̣ thực vâ ̣t để ngăn ngừa sâu bê ̣nh vì sản xuấ t ngoài trời, chính những lợi thế này
sẽ cản trở ý định chuyển sang sử dụng công nghê ̣ cao.


15

Theo kinh tế học vi mô, đây chính là “rào cản chuyển đổi” (swithching
barriers). Jones và cộng sự (2000, trích trong Julander, C.R. & Soderlund, M.,
2003, tr. 4) định nghĩa rào cản chuyển đổi là chi phí kinh tế, xã hội, tâm lý làm
cho khách hàng khó thay đổi hình thức sử du ̣ng. Rào cản chuyển đổi được chia
làm 3 loại, gồm có (1) sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế, (2) mối quan hệ giữa
cá nhân và (3) nhận thức chi phí chuyển đổi. Trong đó, sự hấp dẫn của sản phẩm
thay thế hiện có trên thị trường trong đề tài này chính là sự tự do trong sản xuấ t.
Mối quan hệ cá nhân là sức mạnh của mối quan hệ cá nhân được phát triển giữa
khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ, ở đây chính là mức đô ̣ hiể u biế t của người
nông dân về các vâ ̣t tư, công cu ̣ đầ u tư trong sản xuấ t mà khi sử du ̣ng công nghê ̣
cao trong sản xuấ t người dân sẽ yên tâm. Và nhận thức chi phí chuyển đổi là việc
một cá nhân tin tưởng rằng khi chuyển đổi hình thức sản xuấ t sẽ phải đầ u tư
thêm các khoản chi phí để có mô ̣t công nghê ̣ sản xuấ t mới thì sẽ tồn tại mo ̣i chi
phí cho họ. Chi phí chuyển đổi ở đây có thể là thời gian, tiền bạc, nỗ lực và bất

kỳ chi phí tâm lý kết hợp với quá trình thay đổi hình thức sản xuấ t hay loại hình
dịch vụ ứng du ̣ng.
Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu Sự hấp dẫn của sản xuấ t
truyề n thố ng mà bỏ qua các yếu tố thay thế khác.
- Nhận thức về môi trường
Theo Steg và Vlek (1997, trích trong Heath, Y. & Giford, R., 2002, tr.
2159) nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức về các tác hại do xe hơi gây ra và
việc sử dụng xe hơi của người dân Hà Lan. Kết quả khảo sát cho thấy chủ
phương tiện xe hơi với nhận thức cao hơn thì sử dụng xe hơi ít thường xuyên
hơn.
Trong nghiên cứu này về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa công
nghê ̣ sản xuấ t của tác giả ở các vùng sản xuấ t rau, hoa trong tỉnh, tác giả nhâ ̣n


16

thấ y: những người nhâ ̣n thức cao hơn, luôn quan tâm tới sức khỏe do bi ̣ ảnh
hưởng của thuố c bảo vê ̣ thực vâ ̣t trong quá triǹ h sản xuấ t rau hoa, thì ho ̣ càng
quyế t tâm ứng du ̣ng công nghê ̣ cao với mu ̣c đích là để giảm bớt lươ ̣ng thuố c
nhằ m giảm ô nhiễm môi trường, góp phầ n nâng cao sức khỏe cho bản thân ho ̣
nói riêng và cô ̣ng đồ ng dân cư nói chung.
Chính vì vâ ̣y, viê ̣c đưa yế u tố nhâ ̣n thức về môi trường để nghiên cứu sự
ảnh hưởng của yế u tố này đế n ý đinh
̣ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong
sản xuấ t rau, hoa là hế t sức cầ n thiế t và đây cũng là yế u tố mới góp phần trong
viêc̣ sản xuấ t theo hướng sa ̣ch và bề n vững.
- Các yếu tố về diêṇ tích đấ t sản xuấ t, nguồ n vố n đầ u tư tự có, thu nhâ ̣p
biǹ h quân trong năm của mô ̣t người:
Các yếu tố về diê ̣n tích đấ t sản xuấ t, nguồ n vố n đầ u tư tự có, thu nhâ ̣p biǹ h
quân trong năm của mô ̣t người… chỉ có một phần nào tác động đến quyết định

lựa chọn công nghê ̣ sản xuấ t vì vậy trong nghiên cứu này chỉ đưa các yếu tố về
diêṇ tích đấ t sản xuấ t, nguồ n vố n đầ u tư tự có, thu nhâ ̣p bình quân trong năm của
mô ̣t người vào để tham khảo thêm. Mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được minh
họa ở phầ n sau, sau khi nhâ ̣n diêṇ các yế u tố tác đô ̣ng đế n ứng du ̣ng công nghiêp̣
CNC.
1.1.2.4. Nhận diê ̣n các nhân tố chủ yếu tác động đến ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao
a) Các nhân tố chủ quan
- Lao động và chất lượng nguồn nhân lực.
- Vốn đầu tư bao gồ m vố n tự có và vố n vay.
- Khả năng và cơ chế quản lý của nhà nước (nhận thức chính quyền địa
phương về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao)


17

- Vai trò của các doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
b) Các nhân tố khách quan
- Xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá công nghệ.
- Xu hướng chính trị xã hội của khu vực và thế giới.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
- Tài nguyên thiên nhiên: Hệ thống toàn bộ tài nguyên thiên nhiên hiện có
của huyện, phân tích những tài nguyên thiên nhiên có lợi thế so sánh để khai thác
có hiệu quả góp phần ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
- Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
1.1.2.5. Vận dụng lý thuyết TAM kế t hợp TPB
Trên cơ sở các nghiên cứu, tác giả đề xuấ t các giả thuyết nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa của nông
dân ở huyê ̣n La ̣c Dương như sau:


Nhận thức Sự hữu ích của CNC

Sự tự do của sản xuất truyền
thống

Yếu tố về diê ̣n tích đấ t, vố n,
lao đô ̣ng, thu nhâ ̣p/người
trong mô ̣t năm


18

Ý định ứng dụng CNC
trong sản xuất rau hoa

Nhận thức về kiểm soát hành vi

Chuẩn chủ quan

Nhận thức về môi trường

Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Từ viê ̣c tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây về ý đinh
̣ chấ p nhâ ̣n
mô ̣t hành vi và mô hình nghiên cứu đề xuấ t trong đề tài này, cùng với viê ̣c nhâ ̣n
diêṇ các nhân tố chủ yếu tác động đến ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tác
giả xây dựng các giả thuyế t của các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
Giả thuyết H1: Sự hữu ích của công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa
tác động đồng biến đến ý định ứng dụng công nghệ cao:

Nhâ ̣n thức sư ̣ hữu ích của Công nghê ̣ cao
A1: Tính thuận tiện nhờ ứng du ̣ng khoa
ho ̣c kỹ thuâ ̣t
A2:
A3:
A4:
A5:
A6:
A7:

Tính không phụ thuộc vào thiên nhiên
Tiết kiệm về thời gian
Tự chủ về mặt thời gian
Tiết kiệm chi phí
Năng suất cao hơn
Sản phẩm có giá trị cao hơn

H1+

Ý đinh
̣ ứng du ̣ng
Công nghê ̣ cao

Giả thuyết H2: Sự tự do của sản xuất truyền thống tác động nghịch
biến đến ý định ứng dụng công nghệ cao
Sự tự do của sản xuất truyền thống


19


B1: Chi phí đầu tư ban đầu thấp
B2: Ít phụ thuộc vào vốn đầu tư

H2-

B3: Sản xuất truyền thống thuận tiện hơn

Ý đinh
̣ ứng du ̣ng
Công nghê ̣ cao

B4: Sản phẩm làm ra dễ bán
B5: Đã quen với công việc hàng ngày
Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động đồng biến đến ý
định ứng dụng công nghệ cao:
Nhận thức kiểm soát hành vi

H3+

C1: Tính dễ sử dụng

Ý đinh
̣ ứng du ̣ng
Công nghê ̣ cao

C2: Do gia đình tự quyết định
Giả thuyết H4: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng của xã hội tác động đồng
biến đến ý định ứng dụng công nghệ cao:
Chuẩn chủ quan
D1: Ảnh hưởng của các hộ sản xuất trong vùng

D2: Ảnh hưởng của kỹ sư nông nghiêp̣

H4+

D3: Ảnh hưởng của Hội nông dân

Ý đinh
̣ ứng du ̣ng
Công nghê ̣ cao

D4: Ảnh hưởng của chính sách
Giả thuyết H5: Nhận thức về môi trường tác động đồng biến đến ý định
ứng dụng công nghệ cao:
Nhận thức về môi trường
E1: Giảm ô nhiễm môi trường

H5+

Ý đinh
̣ ứng du ̣ng


20

E2: Ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Công nghê ̣ cao

E3: Sức khỏe của người sản xuất có ứng
dụng công nghệ cao được tốt hơn

Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc là ý đinh
̣ về mức độ có ứng du ̣ng công
nghê ̣ cao hay không?
1.2. Cơ sở thư ̣c tiễn của ứng du ̣ng CNC
1.2.1 Thực tiễn trên thế giới
Trên thế giới đã có mô ̣t số nước thành công khi ứng dụng nông nghiệp
CNC vào sản xuất nông nghiệp, đó là:
Israel - một đất nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt quanh năm - được
mệnh danh như một “thung lũng silicon” trong lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ với
vỏn vẹn hơn 20.000km2 và 2,5% dân số làm nông nghiệp, họ đã làm nên điều kỳ
diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao (CNC) trên sa mạc khi trở thành
một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với kim ngạch trên
3 tỉ USD mỗi năm.
Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Avara - nơi khô cằn nhất thế
giới - lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10%
tổng sản lượng thực phẩm xuất khẩu của thế giới. Cho đến bây giờ, Israel là
nước dẫn đầu về mức độ thành công khi ứng dụng nông nghiệp CNC vào sản
xuất nông nghiệp.
Kinh nghiệm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại của Israel chính là đầu tư
cho khoa học kỹ thuật. Năm 1950, một nông dân nước này đã có thể sản xuất đủ
cung cấp thực phẩm cho 17 người và con số này hiện lên tới 90 người. Một hécta
đất hiện cho 3 triệu bông hồng hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn


21

sữa/năm (bình quân 55,1 lít sữa/con/ngày) - mức năng suất gần như trong mơ
của bất kỳ nước chăn nuôi bò sữa nào, kể cả Hà Lan.
Trên vùng đất bán sa mạc và sa mạc khắc nghiệt, những cánh đồng ôliu,
cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… vẫn xanh tươi mơn mởn. Khu nhà kính che phủ

bằng vải nylon trong suốt bạt ngàn những hoa, rau sạch, cà chua bi... vô cùng
đẹp mắt. Với ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, chất dinh dưỡng theo các ống
dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại
cây-củ-quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về
độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Hệ
thống này tự động đóng-mở van khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định
thông qua các cảm biến điện tử. Trẻ em của vùng đất bán sa mạc thiếu nước
quanh năm này được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái
tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống
được ngay. Hiện Israel đã lai tạo được giống cà chua chịu mặn đạt năng suất kỷ
lục 120-150 tấn/ha.
Ngoài Israel, Hà Lan cũng là một quốc gia đi đầu trong ứng dụng CNC
trong nông nghiệp, dù đất nước này được mệnh danh là “nước đất trũng”, bởi 1/3
lãnh thổ nước này luôn chịu sự uy hiếp thường xuyên của nước mặn xâm nhập
và nước sông gây ngập úng. Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan đã thực thi chiến lược
“đầu tư cao - sản xuất nhiều” với việc phát triển thủy lợi và hệ thống nhà kính.
Và như một điều kỳ diệu, diện tích nhà kính của Hà Lan hiện chiếm đến 25%
tổng diện tích nhà kính toàn thế giới, với khoảng gần 11.000ha. Trong số này,
40% dùng để sản xuất rau, 35% sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả với hiệu
quả tăng 5-6 lần sản xuất ngoài trời.
1.2.2. Thực tiễn tại Việt Nam


22

Việt Nam với hơn 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng
góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển lạc hậu, manh
mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó
khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy
mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung.

Các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc đầu tư vào nông nghiệp có xác suất
rủi ro khá cao do phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, lượng vốn đầu tư lớn và
thu hồi vốn chậm. Vì lý do đó nên họ không muốn mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực
này mà chủ yếu tham gia vào các kênh đầu tư mang lại lợi nhuận lớn và thu hồi
vốn nhanh (chứng khoán, bất động sản, dịch vụ…). Do vậy, cách duy nhất là đưa
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông
nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ.
Đến nay, các cơ quan nghiên cứu đã hoàn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ
thuật, công nhận hàng chục giống rau, hoa mới, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ.
Các nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa giống theo quy mô công nghiệp
không dùng đất, sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng
đã được thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu
khác thuộc lĩnh vực giống, bảo vệ thực vật, phân bón, thuỷ lợi, chăn nuôi bước
đầu đã có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao (công
nghệ sinh học, vật liệu mới…) đã được các doanh nghiệp ứng dụng trong sản
xuất. Một số khu NNCNC của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đã hình thành và phát triển.
Huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc hiện có trên 1.000 ha sản xuất hoa, chủ
yếu cung cấp trong nước và xuất khẩu (khoảng 10%). Các công nghệ mới gồm
tạo giống tốt, nhà lưới, vườn ươm, kho mát, bảo quản, đóng gói. Tỉnh cũng đã
xây dựng khoảng 100 trang trại nấm, sản lượng đạt trên 500 tấn /năm; triển khai


23

dự án rau an toàn trên 130 ha, sản lượng đạt 2, 5 vạn tấn/năm, với công thức 5
cấm trong rau sạch, 3 chỉ tiêu an toàn (dư lượng thuốc trừ sâu, vi sinh vật gây
bệnh, hàm lượng nitrat trong rau).
Diện tích canh tác hoa, cây cảnh của thành phố Hồ Chí Minh hiện có
668,2 ha (tương đương 1.005 ha diện tích gieo trồng), trong đó mai vàng là

chủng loại chiếm tỷ lệ lớn nhất; hoa lan 64,3 ha, đây là chủng loại hoa mới phát
triển nhưng đem lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Lâm Đồng đã phát huy được lợi thế về khí hậu, đất đai để áp dụng và đưa
nông nghiệp công nghệ cao trở thành hướng đi mũi nhọn của tỉnh trong phát
triển kinh tế-xã hội, nhất là xoá đói giảm nghèo đối với người dân làm nông
nghiệp và làm giàu đối với các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển lĩnh
vực này.
Tính đến ngày 31/12/2013, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao của tỉnh đạt hơn 34.985 ha (rau 8.041 ha, hoa 2.415 ha, đậu các
loại 3.846 ha, chè chất lượng cao 2.485 ha, cà phê 14.835 ha…). Lâm Đồng hiện
có trên 50 cơ sở nhân giống bằng công nghệ invitro, quy mô sản xuất khoảng 30
triệu cây giống cấy mô các loại. Hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao, năng suất, sản lượng và giá cả tăng (rau đạt trên 400 triệu
đồng/ha, hoa đạt 800-1 tỷ đồng/ha, chè đạt 200-250 triệu đồng/ha); trong đó có
trên 10.000ha có doanh thu từ 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Lâm Đồng
có 6.450ha trồng rau, hoa, chè, cá nước lạnh với hệ thống nhà kính, nhà lưới và
công nghệ canh tác hiện đại. Riêng ở Đà Lạt, diện tích "nông nghiệp công nghệ
cao" là 5.940ha, trong đó có 1.450ha nhà kính, nhà lưới.
Về chính sách, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 176/QĐ-TTg về Đề
án tổng thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ nay đến năm


24

2020; trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng vào năm
2004 đã xác định Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao là 1 trong
6 chương trình trọng tâm để tập trung lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Vào tháng
5/2011, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TU về "Đẩy mạnh

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015" nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả và đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp công nghệ
cao, coi nông nghiệp công nghệ cao là mục tiêu, mục đích của sản xuất nông
nghiệp địa phương.
1.3. Tóm tắ t chương I
Trong chương này, tôi đã trình bày cơ sở lý luâ ̣n về ứng du ̣ng công nghê ̣
cao trong sản xuấ t nông nghiệp mà chủ chủ yế u là sản xuấ t rau hoa; các mô hình
chấ p thuâ ̣n công nghê,̣ các giả thuyế t về hành vi dự đinh
̣ để đi đế n thực hiện hành
vi, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuấ t cho ̣n mô hình nghiên cứu.
Tác giả cũng đã trình bày cơ sở thực tiễn của ứng du ̣ng công nghê ̣ cao
trong sản xuấ t rau, hoa, chăn nuôi của các nước trên thế giới và của các tin̉ h
trong nước, để từ đó cho thấ y viê ̣c ứng du ̣ng công nghệ cao trong sản xuấ t nông
nghiê ̣p đã mang la ̣i những hiêụ quả vươ ̣t bâ ̣c trong sản xuấ t.

Chương 2.
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN LẠC DƯƠNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Đă ̣c điể m cơ bản của huyêṇ La ̣c Dương


×