BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN ĐÌNH TRUNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA – 2016
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN ĐÌNH TRUNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
60 34 01 02
Quyết định giao đề tài:
356/QĐ-ĐHNT ngày 04/5/2016
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
14/01/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ KIM LONG
Chủ tịch hội đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Khoa sau đại học
KHÁNH HÒA - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Trung
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài.
Đặc biệt là sự hướng dẫn rất tận tình của TS. Lê Kim Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Nha Trang, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Trung
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... v
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................................ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 6
1.1 Hệ thống các khái niệm và mô hình lý thuyết liên quan...................................................... 6
1.1.1 Vật liệu xây không nung ...................................................................................................... 6
1.1.2 Tổng quan về hành vi người tiêu dùng............................................................................. 12
1.1.3 Khái niệm về ý định............................................................................................................ 17
1.1.4 Cơ sở lý thuyết về Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA - theory of reasoned action) và Lý
thuyết hành vi có kế hoạch (TPB - theory of planned behavior)............................................. 18
1.2 Tổng quan nghiên cứu........................................................................................................... 22
1.3 Mô hình nghiên cứu dự kiến, thang đo và các giả thuyết .................................................. 27
1.3.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến.............................................................................................. 27
1.3.2 Phân tích và xây dựng thang đo cho từng yếu tố trong mô hình đề xuất ...................... 28
1.3.3 Các giả thiết nghiên cứu..................................................................................................... 34
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 41
2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................................................ 41
2.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................................................. 42
2.2.1 Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu............................................................................. 44
2.2.2 Kết quả nghiên cứu............................................................................................................. 45
2.2.3 Diễn đạt và mã hóa thang đo chính thức .......................................................................... 47
v
2.3 Nghiên cứu định lượng.......................................................................................................... 48
2.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................................ 48
2.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức.................................................................................... 54
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 59
3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát........................................................ 59
3.2 Đánh giá sơ bộ thang đo........................................................................................................ 61
3.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha................................................ 61
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................................................... 64
3.3 Phân tích hồi quy bội ............................................................................................................. 68
3.3.1 Xem xét ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ............................................ 69
3.3.2 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính...................................................................... 70
3.3.3 Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình............................................................. 71
3.3.4 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .................................... 73
3.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 76
3.5 Kiểm định sự khác biệt về ý định sử dụng VLXKN của khách hàng cá nhân trên địa bàn
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo các đặc điểm nhân khẩu học ............................ 79
3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................................... 85
3.6.1 Thảo luận chung.................................................................................................................. 85
3.6.2 Thống kê mô tả các thang đo............................................................................................. 87
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................................... 91
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ HÀM Ý KIẾN NGHỊ .................................................................... 92
4.1 Kết luận................................................................................................................................... 92
4.2 Giải pháp kiến nghị................................................................................................................ 93
4.3 Những hạn chế và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai......................................... 95
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 97
PHỤ LỤC
vi
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAC
: Gạch bê-tông khí chưng áp
ANOVA
: Phân tích phương sai
BXD
: Bộ xây dựng
DN
: Doanh nghiệp
DW
: Đại lượng thống kê Dubin – Watson
KHCH
: Khách hàng cá nhân
KH – KT
: Khoa học – kỹ thuật
KMO
: Kaiser-Meyer-Olkin
NTD
: Người tiêu dùng
QTC
: Quy tiêu chuẩn
SPSS
: Phầm mềm xử lý số liệu thống kê dùng trong các ngành KHXH
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD
: Tiêu chuẩn xây dựng
TNHH
: Trách nhiệm hũu hạn
TPB
: Lý thuyết hành vi có kế hoạch
TRA
: Lý thuyết hành vi hợp lý
TT
: Thông tư
UBND
: Ủy ban nhân dân
VLXD
: Vật liệu xây dựng
VLXKN
: Vật liệu xây không nung
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan ............................................................25
Bảng 1.2: Thang đo Ý định sử dụng VLXKN ..............................................................28
Bảng 1.3: Thang đo Thái độ đối với sản phẩm VLXKN ..............................................29
Bảng 1.4: Thang đo Chuẩn mực chủ quan ....................................................................30
Bảng 1.5: Thang đo Nhận thức về chất lượng VLXKN................................................31
Bảng 1.6: Thang đo Cảm nhận về giá sản sản phẩm VLXKN......................................31
Bảng 1.7: Thang đo Xúc tiến thương mại .....................................................................32
Bảng 1.8: Thang đo Nhận thức về môi trường..............................................................33
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu người tiêu dùng trong nghiên cứu định tính .........................44
Bảng 2.2: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa thang đo .....................................................47
Bảng 2.3: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Thái độ đối với sản phẩm VKXKN .........49
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Chuẩn mực chủ quan ...............................49
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Nhận thức về chất lượng ..........................49
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Cảm nhận về giá.......................................50
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Xúc tiến thương mại ................................50
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Nhận thức về môi trường .........................51
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Nhận thức về môi trường .........................51
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo Ý định sử dụng.......................................52
Bảng 2.11: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại .............................................................52
Bảng 2.12: Bảng thống kê phiếu điều tra ......................................................................58
Bảng 3.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát ..................................60
Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha ...............................62
Bảng 3.3: Hệ số KMO và kiểm định Barlett .................................................................65
Bảng 3.4: Hệ số tải nhân tố ...........................................................................................66
Bảng 3.5: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .............................................................67
viii
Bảng 3.6: Hệ số KMO và kiểm định Barlett .................................................................67
Bảng 3.7: Kết quả EFA cho thang đo ý định sử dụng...................................................68
Bảng 3.8: Đánh giá kết quả EFA...................................................................................68
Bảng 3.9: Ma trận hệ số tương quan .............................................................................69
Bảng 3.10: Kết quả của phân tích hồi quy đa biến sử dụng phương pháp Enter ..........70
Bảng 3.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..............................................................72
Bảng 3.12: Kết quả phân tích phương sai (Anova) .......................................................72
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai giới tính..........................80
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai các nhóm tuổi.................81
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai các nhóm học vấn ..........81
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai các nhóm nghề nghiệp ...82
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai các nhóm thu nhập .........82
Bảng 3.18: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.............................................83
Bảng 3.19: Bảng thống kê mô tả thang đo Chuẩn mực chủ quan .................................87
Bảng 3.20: Bảng thống kê mô tả thang đo Nhận thức về chất lượng............................88
Bảng 3.21: Bảng thống kê mô tả thang đo Cảm nhận về giá sản phẩm........................88
Bảng 3.22: Bảng thống kê mô tả thang đo Nhận thức về môi trường...........................89
Bảng 3.23: Bảng thống kê mô tả thang đo Thái độ.......................................................89
Bảng 3.24: Bảng thống kê mô tả thang đo Xúc tiến thương mại ..................................90
Bảng 3.25: Bảng thống kê mô tả thang đo Ý định sử dụng ..........................................90
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Gạch xi măng cốt liệu......................................................................................7
Hình 1.2: Gạch papanh Gạch lỗ rỗng 390x190x140 .......................................................7
Hình 1.3: Gạch đá không nung tự nhiên..........................................................................8
Hình 1.4: Gạch bê tông nhẹ bọt.......................................................................................8
Hình 1.5: Gạch bê-tông khí chưng áp .............................................................................9
Hình 1.6: Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng ...........................................13
Hình 1.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ..........................................14
Hình 1.8: Quá trình quyết định mua..............................................................................16
Hình 1.9: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................20
Hình 1.10: Lý thuyết hành vi dự định TPB ...................................................................22
Hình 1.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN trên địa bàn thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của khách hàng cá nhân ...................................................27
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................41
Hình 3.1: Đồ thị phân tán Scatter ..................................................................................73
Hình 3.2: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư .................................................................74
Hình 3.3: Đồ thị P-P Plot...............................................................................................75
Hình 3.4: Quy tắc ra quyết định ....................................................................................75
Hình 3.5: Mô hình kết quả nghiên cứu..........................................................................77
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài luận văn tốt nghiệp "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng vật liệu
xây không nung trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa" nhằm tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng vật liệu xây không nung của khách hàng
cá nhân tại thành phố Nha Trang, với dữ liệu khảo sát gần 295 khách hàng cá nhân tại
thành phố Nha Trang.
Nghiên cứu cũng đề xuất mô hình liên quan đến mối quan hệ giữa các yếu tố với
ý định sử dụng của khách hàng cá nhân, được phát triển dựa trên các cơ sở lý thuyết và
mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA - theory of reasoned action), mô hình Lý
thuyết hành vi có kế hoạch (TPB - theory of planned behavior) và một số mô hình
nghiên cứu thực nghiệm có điều chỉnh, bao gồm 6 yếu tố: (1) Thái độ đối với sản
phẩm vật liệu xây không nung, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức về chất lượng sản
phẩm vật liệu xây không nung, (4) Cảm nhận về giá của sản phẩm vật liệu xây không
nung, (5) Xúc tiến thương mại và (6) Nhận thức về môi trường. Phương pháp nghiên
cứu được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu là phương pháp định lượng,
với bản câu hỏi khảo sát điều tra lấy ý kiến và tập mẫu có kích thước n = 295. Thang
đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach's alpha và phân tích nhân tố, để kiểm
tra độ tin cậy và độ giá trị, các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua
phương pháp phân tích tương quan với hệ số Pearson và hồi quy tuyến tính bội.
Các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định bằng phương pháp hồi quy, kết quả
kiểm định cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 và H6, phù hợp với dữ liệu mẫu
thu thập được và mô hình nghiên cứu theo kết quả hồi quy. Kết quả tìm thấy 06 yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng vật liệu xây không nung của khách hàng cá nhân trên
địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có mức độ ảnh hưởng lần lượt giảm dần
như sau: Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức về chất lượng, Cảm nhận về giá, Nhận thức
về môi trường, Thái độ và Xúc tiến thương mại. Đồng thời khi phân tích dữ liệu khảo
sát cũng cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính, học vấn và thu nhập trong ý định sử
dụng VLXKN trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của nhóm khách
hàng cá nhân.
Qua kết quả hồi quy và bảng thống kê mô tả các biến quan sát, tác giả đề xuất
một số giải pháp kiến nghị để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
xi
ngành vật liệu xây không nung trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có
kế hoạch kinh doanh để thu hút khách hàng sử dụng vật liệu xây không nung.
Việc phát triển VLXKN là một định hướng đúng, phù hợp điều kiện Việt Nam và
xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Tuy nhiên, cũng cần một chương trình và lộ
trình cụ thể vì liên quan trực tiếp đến đời sống của nhiều bộ phận người dân nông thôn,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Trong 6 yếu tố đã
đề xuất và khảo sát, tác giả sẽ chia ra thành 3 nhóm giải pháp cụ thể như sau:
- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền tập trung vào các yếu tố như chuẩn mực chủ
quan, nhận thức về môi trường, thái độ và xúc tiến thương mại để từng bước thay đổi
thói quen sử dụng gạch đất sét nung vẫn tồn tại trong quá trình xây dựng của người dân
tại thành phố Nha Trang nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Các doanh nghiệp cần chú
trọng vào việc quản bá sản phẩm làm sao cho người dân thấy được việc sử dụng vật liệu
gạch xây không nung thay thế gạch nung truyền thống là xu thế hiện đại và tất yếu mang
lại nhiều lợi ích cho chỉnh bản thân mình và cho xã hội.
- Giải pháp về cơ chế chính sách tập trung vào yếu tố cảm nhận về giá sản phẩm
VLXKN. Các doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế giá phù hợp và có nhiều chính sách ưu
đãi đối với người tiêu dùng, để người tiêu dùng thấy được rằng số tiền mà họ bỏ ra để sử
dụng VLXKN phải phù hợp với chất lượng và thu nhập của họ. Người tiêu dùng sẽ chọn
sử dụng loại loại sản phẩm với giá tốt nhất mà họ cảm thấy được hoặc không ngần ngại
chi thêm chi phí nếu chất lượng tốt và phù hợp.
- Giải pháp khoa học công nghệ gồm các yếu tố về nhận thức chất lượng sản phẩm
Các doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng và mẫu mã
sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, sản xuất gạch đạt tiêu chuẩn, tuân thủ các
quy định của Nhà nước về hợp chuẩn, hợp quy, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của
người dân. Để người dân thấy được chất lượng của VLXKN là hơn hẳn gạch đất sét
nung với chất lượng cao. Vì đây là loại vật liệu mới, nên phải làm sao cho chất lượng
người dân tin tưởng vào sự san toàn khi quyết định sử dụng VLXKN.
Từ khóa: Vật liệu xây không nung
xii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội,
đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Do đó, nhu cầu thiết kế
không gian sống trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi tính thẩm mỹ và đa dạng hơn; nhiều
chủng loại vật liệu xây dựng mới cũng được ra đời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị
hiếu của khách hàng.
Việt Nam là một nước đang phát triển và có nhu cầu lớn trong lĩnh vực xây dựng
cơ sở hạ tầng. Do đó, ngành vật liệu xây dựng (VLXD) đã có những bước phát triển
nhanh chóng để thích nghi với xu hướng chung của thế giới. Trong đó, sự phát triển và
sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN), một trong những vật liệu “xanh” đã và
đang nhận được sự quan tâm trong ngành xây dựng hiện đại và người tiêu dùng, bởi
những tính năng vượt trội như: khả năng chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt, đa dạng
về chủng loại và kích thước ... Để đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng VLXKN tại Việt
Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020
tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
16/04/2012 về việc tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất
sét nung.
Tại Khánh Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị số 22/2013/CTUBND ngày 23/12/2013 về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng
lò thủ công, thủ công cải tiến và lò đứng liên tục; tăng cường sử dụng và phát triển vật
liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm từng bước thay thế gạch đất sét
nung, hạn chế sử dụng đất sét và than – nguồn tài nguyên không tái tạo, góp phần bảo vệ
an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2. Đồng thời, việc
sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mạt đá… để sản xuất VLXKN
cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường. Ngày
21/7/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 2109/QĐ-UBND về việc
Phê duyệt Đề án phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2016 -2020
nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, cụ thể hóa các cơ chế,
chính sách, lộ trình phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh theo các quyết định của Chỉnh
phủ. Đề án này là cơ sở để định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phù hợp
với quy hoạch phát triển VLXKN của tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện các
1
quy định, các chính sách, các chế độ hỗ trợ để chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản
xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, hoặc chuyển đổi sản xuất gạch đất sét nung
sang sản xuất VLXKN, góp phần đáp ứng nhu cầu về sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Do đó, trong những năm gần đây, thị trường VLXKN ngày càng cạnh tranh gay
gắt và khốc liệt hơn với sự ra đời của hàng loạt những nhãn hàng lớn nhỏ khác nhau để
dần đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân như gạch không nung Hoa Biển Khánh
Hòa, gạch block Thành Chung, gạch THT, Thuận Phát, gạch block bê tông Khánh Hòa,
Asia 96... Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu
tư sản xuất kinh doanh VLXKN như Công ty TNHH Tư vấn – Xây dựng và Thương
mại Thành Chung tại thôn Phước Điền xã Phước Đồng thành phố Nha Trang đã đầu tư
dây chuyền với công xuất 15 triệu viên/ năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại
UPGC9 tại 326/78 Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang, Công ty TNHH THT – 726
Lê Hồng Phong, phường Phước Long, thành phố Nha Trang, Công ty TNHH Sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng Thuận Phát – Số 5 đường Hương Giang, phường Phước
Hòa, thành phố Nha Trang cũng đầu tư dây chuyền sản xuất với công xuất 15 triệu viên/
năm, Công ty Cổ phần bê tông Khánh hòa – thôn Phước Điền, xã Phước Đồng, thành
phố Nha Trang, Công ty Cổ phần Vật liệu mới Asia 96 – xã Diên Thọ, huyện Diên
Khánh với hệ thống máy móc công xuất 15 triệu viên/ năm, Công ty Cổ phần Vật tư
thiết bị và Xây dựng giao thông Khánh Hòa – xã Diên Lâm huyện Diên Khánh với hệ
thống máy móc công xuất 10 triệu viên/ năm, Công ty TNHH Hoa Biển Khánh Hòa – xã
Diên Lộc, huyện Diên Khánh với hệ thống máy móc công xuất 3 triệu viên/ năm… Điều
này cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng đầu tư để sản xuất VLXKN để đáp
ứng nhu cầu của thị trường cũng như những yêu cầu từ Chính phủ trong việc phát triển
VLXKN thay thế gạch đất sét nung truyền thống.
Chính sự cạnh tranh gay gắt đó cùng với quy mô thị trường ngày càng mở rộng,
các công ty sản xuất VLXKN, bằng những nỗ lực của mình, đang cố gắng tìm ra những
giải pháp cạnh tranh có hiệu quả để khẳng định vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp đi trước chuyên sản xuất VLXKN hầu hết chỉ chú trọng khai thác mảng
công trình có vốn đầu tư nhà nước, các dự án văn phòng, cao ốc thương mại, resort,
mà chưa chú trọng đến mảng công trình nhà ở của khách hàng cá nhân và đây là một thị
trường cần chú ý phát triển (theo thông tư số 09/2012/TT-BXD).
2
Vậy nên, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu đến đối tượng chủ
yếu là các khách hàng cá nhân vì đây là người trực tiếp sẽ sử dụng VLXKN để các công
ty hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD hơn ai hết phải hiểu được các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN của khách hàng cá nhân để hoạch định các
chiến lược về giá, về sản phẩm, về phân phối và các hoạt động marketing khác. Để làm
được điều đó, doanh nghiệp phải hiểu đối tượng khách hàng cá nhân của mình là ai, họ
muốn gì và như thế nào? Vì khi hiểu được điều này, doanh nghiệp mới có cơ sở để thỏa
mãn các nhu cầu đó một cách tốt nhất và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Việc hiểu được hành vi mua sắm của khách hàng cá nhân giúp doanh nghiệp duy
trì được khách hàng hiện tại, thu hút và lôi kéo được khách hàng tiềm năng, cho nên
doanh nghiệp bằng mọi cách phải làm hài lòng khách hàng của mình. Do đó, nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm của khách hàng cá nhân là điều kiện để doanh
nghiệp có thể hoạch định một cơ chế tác động tích cực đến khách hàng cá nhân, trên cơ
sở thỏa mãn nhu cầu của họ.
Cho đến nay, ở Việt Nam nói chung và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nói
riêng chưa có nhiều nghiên cứu về ý định sử dụng VLXKN của khách hàng, đặc biệt là
khách hàng cá nhân. Vì thế, tác giả thực hiện đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa", nhằm xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN của
khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó
đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà sản xuất và kinh doanh VLXKN thu
hút đối tượng các khách hàng cá nhân là có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN của khách hàng cá
nhân trên địa bàn Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng VLXKN của
khách hàng cá nhân trên địa bàn Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Phân tích thực trạng sử dụng VLXKN trên địa bàn Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh sản phẩm VLXKN tìm kiếm và gia tăng lượng khách hàng cá nhân.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ trả lời các câu hỏi cứu như sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN trên địa bàn thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của nhóm khách hàng cá nhân?
3
- Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng VLXKN như thế nào?
- Giải pháp nào khuyến khích khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa sử dụng VLXKN?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
VLXKN trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của khách hàng cá nhân
trong việc xây dựng nhà ở.
Khách thể nghiên cứu: là những khách hàng cá nhân.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi không gian: Hiện tại, các quy định của Chính phủ yêu cầu và khuyến
khích các tổ chức và cá nhân trên phạm vi cả nước tăng cường sử dụng VLXKN thay
thế gạch đất sét nung truyền thống. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và kinh phí, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN của
khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện thu thập thông tin bắt đầu từ tháng 7/2016
đến hết tháng 9/2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng hai phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện
bằng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia của các công ty sản xuất
VLXKN, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Qua đó, thiết kế bảng câu hỏi phỏng
vấn cho khách hàng một cách phù hợp nhất để phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Số liệu thu thập được xử lý qua phần mềm
SPSS 20, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha), phân tích nhân tố
EFA, phân tích hồi quy các các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VLXKN của trên
địa bàn thành Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của nhóm khách hàng cá nhân.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu này sẽ góp phần đem lại những ý nghĩa khoa học và thực tiễn cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người làm nghiên cứu như sau:
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của
khách hàng cá nhân.
4
- Nghiên cứu góp phần làm tài liệu cho các nghiên cứu sau này, giúp cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh VLXKN đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp đến đúng
đối tượng khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Thúc đẩy nhu cầu mua và sử dụng VLXKN, giảm các gánh nặng về chôn lấp
chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế bền vững.
- Các doanh nghiệp cơ khí sẽ có cơ sở để tích cực tham gia vào nghiên cứu, thiết
kế, chế tạo thiết bị, khuôn mẫu để giảm nhập khẩu, góp phần hạ vốn đầu tư xây dựng
dây chuyền sản xuất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục… luận văn được
kết cấu thành 4 chương như sau:
- Chương 1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 2. Khái quát phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu
- Chương 4. Một số hàm ý kiến nghị
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 tác giả giới thiệu nội dung cơ sở lý thuyết và các mô hình liên quan đến
ý định và hành vi người tiêu dùng. Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết này tác giả xây
dựng mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả thuyết nghiên cứu.
Nội dung chương này gồm 4 phần: (1) Trình bày các khái niệm và các mô hình lý
thuyết liên quan, (2) Tổng quan nghiên cứu, (3) Mô hình nghiên cứu dự kiến và các giả
thuyết nghiên cứu, (4) Tóm tắt nội dung chương 1.
1.1 Hệ thống các khái niệm và mô hình lý thuyết liên quan
1.1.1 Vật liệu xây không nung
1.1.1.1 Khái niệm, phân loại vật liệu xây không nung
Vật liệu xây không nung là loại vật liệu dùng trong xây dựng, trong đó việc sản
xuất tạo ra sản phẩm không sử dụng nhiệt để nung, sau khi tạo hình thì tự đóng rắn đạt
các chỉ số về cơ lý như: cường độ chịu nén, uốn, độ hút nước và các chỉ tiêu kỹ thuật
khác (thuvienphapluat.vn; 2014).
Theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về chương trình phát triển
VLXKN đến năm 2020, VLXKN bao gồm các chủng loại sản phẩm như:
- Gạch xi măng - cốt liệu
Gạch không nung xi măng - cốt liệu (gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi là gạch
blốc (block) được tạo thành từ xi măng với một hoặc nhiều loại cốt liệu như: mạt đá, cát
vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... gạch block được sản xuất và sử
dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch
không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nó thường có cường độ chịu lực tốt (trên
80 kg/cm²), tỉ trọng lớn (thường trên 1.900 kg/m³), cách âm cách nhiệt. Nhưng những
loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1.400 kg/m³).
Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều và được ưu tiên phát triển
mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương
pháp thi công. Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường.
Mặc dù gạch xi măng cốt liệu được cho là nặng, song thực tế nó vẫn khẳng định
được giá trị của mình trong xây dựng nói chung. Trong một công trình cao tầng, việc sử
dụng gạch xi măng cốt liệu là một điều tất yếu vì lý do tạo đối trọng, kết cấu vững chắc
với cường độ cao. Ngoài ra gạch xi măng cốt liệu có thể đạt khối lượng thể tích từ 1.300
6
đến 1.800 kg/m³ nếu dùng kết cấu lỗ. Như vậy nó chẳng những không quá nặng như
người ta tưởng mà còn khẳng định được độ bền, sự vững chắc cho công trình.
Đặc biệt giá thành của sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu rất có ưu thế,
hoàn toàn cạnh tranh sòng phẳng với gạch đất sét nung truyền thống mặc dù chính sách
hạn chế gạch đất nung chưa hiệu quả tức thời.
Nguồn:Internet
Hình 1.1: Gạch xi măng cốt liệu
- Gạch papanh
Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử
dụng lâu đời ở Việt Nam. Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm², chủ yếu dùng cho
các loại tường ít chịu lực.
Nguồn:Internet
Hình 1.2: Gạch papanh Gạch lỗ rỗng 390x190x140
7
- Gạch không nung tự nhiên
Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử
dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất
địa phương, quy mô nhỏ.
Nguồn:Internet
Hình 1.3: Gạch đá không nung tự nhiên
- Gạch bê tông nhẹ
Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ
khí chưng áp.
+ Gạch bê tông nhẹ bọt: Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ
trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này.
Thành phần cơ bản: xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,
... Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén
đối với tỷ trọng D800,
Nguồn:Internet
Hình 1.4: Gạch bê tông nhẹ bọt
8
+ Gạch bê-tông khí chưng áp: (Tên tiếng Anh: Autoclaved Aerated Concrete, viết
tắt: AAC) được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như
thân thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch do không phải
nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt rất tốt so với vật liệu đất
sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê-tông siêu nhẹ vì tỷ trọng chỉ bằng 1/2 hoặc thậm
chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm tải,
giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng
công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công
trình lên 2 - 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao,
làm cho nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hòa
nhiệt độ... Kích thước thành phẩm lớn và chính xác giúp rút ngắn thời gian thi công và
kể cả thời gian hoàn thiện.
Nguồn:Internet
Hình 1.5: Gạch bê-tông khí chưng áp
Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này
hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt lửa. Ngoài ra, với cấu trúc
thông thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ ẩm và loại trừ các
vấn đề liên quan đến ẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng của khí
hậu vùng nhiệt đới, vùng biển như thành phố Nha Trang và vùng có độ ẩm cao như ở
khu vực miền Bắc Việt Nam.
Với các chủng loại gạch đa dạng, thân thiện với môi trường, giúp người dân đễ
dàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, phù hợp với Quy hoạch tổng thể
phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt; đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hộ; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông
nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa
9
các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác; phát triển các cơ sở sản xuất với quy
mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến; từng bước nội địa hóa việc chế tạo thiết bị cho
dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung; đa dạng hóa về kích thước sản phẩm cho
phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng;
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
không nung (Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 ).
1.1.1.2 Đặc điểm của vật liệu xây không nung
VLXKN đã tổng hợp được các tính năng ưu việt, là loại VLXD mới tiết kiệm năng
lượng, hiện nay nước ta đang đẩy mạnh mở rộng sử dụng loại vật liệu này bởi những
đặc điểm như:
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt chống cháy, chống nước, kích
thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu gạch đất sét nung. Giảm thiểu được kết
cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ.
- Có thể tạo ra nhiều loại hình sản phẩm, màu sắc, kích thước khác nhau, thích ứng
tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.
- Được sản xuất từ những công nghệ, thiết bị tiên tiến trên thế giới, nó có các giải
pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện và quy cách sản phẩm. Có hiệu
quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCXD do Bộ Xây dựng công bố.
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông
nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực đang là mối đe dọa mang tính toàn
cầu hiện nay.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi... để đốt, tiết kiệm nhiên liệu năng lượng và
không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống
chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung…
Tuy nhiên, khả năng chịu lực theo phương ngang yếu, không linh hoạt khi thiết kế
kiến trúc với nhiều góc cạnh, không có khả năng chống thấm tốt, dễ gây nứt tường do co
giãn nhiệt.
1.1.1.3 Vai trò của vật liệu xây không nung
Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để sản xuất VLXKN
nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và đã mang
lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại
10
các vùng miền, tạo ra được nhiều loại VLXD có giá thành thấp,... Ngoài ra VLXKN còn
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: chủ
đầu tư, chủ thầu thi công, nhà sản xuất VLXD và cuối cùng là lợi ích của người tiêu dùng.
Theo Đề án Phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 –
2020 thì nhu cầu sử dụng vật liệu xây năm 2015 khoảng 550 triệu – 600 triệu viên gạch
quy tiêu chuẩn (QTC), đến năm 2020 là 850 triệu – 900 triệu viên gạch QTC. Để đạt
được số lượng gạch trên, khi sử dụng gạch đất sét nung, chúng ta phải sử dụng nguồn
đất khai thác từ đất ruộng, đất phù sa, đất sét… tức là nguồn tài nguyên rất quý hiếm của
một quốc gia, sẽ mất rất nhiều đất canh tác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an
ninh lương thực. Hiện nay, nguồn tài nguyên này đã bắt đầu đang cạn kiệt và chắc chắn
sẽ không còn nhiều trong tương lai. Kèm theo đó, khi sử dụng gạch đất sét nung sẽ phải
sử dụng một lượng than hóa thạch khổng lồ và một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt
phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai, và nguy hiểm hơn nữa nó còn
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vật nuôi, sức khỏe con người, và
hậu quả để lại còn lâu dài. Với lượng đất sét để làm ra số gạch như trên, chúng ta có thể
dùng vào việc sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn, thẩm mỹ hơn, mang lại giá trị kinh tế
hơn thay cho việc sản xuất gạch xây thông thường.
Quá trình sản xuất VLXKN không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế
thải hoặc chất thải độc hại. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất VLXKN chiếm
một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác. VLXKN có tính năng làm
giảm sự tác động của môi trường bên ngoài, giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm
mát (hoặc làm ấm) cho ngôi nhà.
Khi sử dụng công nghệ VLXKN sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, đem
lại công việc ổn định cho người lao động, phù hợp với chủ chương chính sách của đảng,
nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc đem lại lợi
ích cho xã hội. Có thể nói, VLXKN không chỉ là sản phẩm gạch xây thông thường mà
khi sử dụng, nó còn mang giá trị nhân văn cao cả vì nó bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc
sống của chúng ta.
1.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng VLXKN
Cũng giống như hành vi tiêu dùng nói chung cho tất cả các loại sản phẩm thì hành vi
sử dụng VLXKN cũng bao gồm 4 nhân tố ảnh hưởng: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý.
Một nghiên cứu khảo sát trên 1600 hộ dân ở Devon, Mỹ (2004) cho thấy các yếu tố
tâm lý bao gồm trách nhiệm xã hội, ảnh hưởng của giá, các yếu tố về sức khỏe ảnh hưởng
đến các quyết định tiêu dùng xanh (Gilg et al., 2004; trích bởi Võ Thị Bạch Hoa, 2014).
11
Đối với sản phẩm VLXKN – một trong những vật liệu “xanh” đang được ưa
chuộng trong ngành xây dựng hiện đại thì theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm
1997 tại Trung Quốc đã chỉ rõ hành vi tiêu dùng xanh còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
về bảo vệ môi trường, tác hại của khí độc, kiến thức về môi trường, động cơ, giá trị, trí
nhớ của người tiêu dùng (Chan, 2001; trích bởi Võ Thị Bạch Hoa, 2014).
1.1.2 Tổng quan về hành vi người tiêu dùng
1.1.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Có rất nhiều khái niệm về hành vi người tiêu dùng của các tác giả khác nhau trên
thế giới và ở Việt Nam như:
Theo Wayne D.Hoyer, Deborah J. Macinnis, hành vi người tiêu dùng có thể hiểu
là một loạt các quyết định về việc sử dụng cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào,
bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì sao, mà mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng
phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các
hoạt động (Wayne D.Hoyer, Deborah J. Macinnis, 2008 trích trong Nguyễn Thị Thùy
Miên, 2011).
Theo Peter D. Bennett, hành vi mua sắm của người tiêu dùng là những hành vi mà
người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch
vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ (Peter D. Bennett, 1995 trích
trong Nguyễn Ngọc Duy Hoàng, 2011).
Theo Leon Schiffman, David Bednall và Aron O'cass, hành vi người tiêu dùng là
sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường
mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ (Leon Schiffman, David
Bednall và Aron O'cass, 2005 trích trong Nguyễn Thị Thùy Miên, 2011)
Theo Trần Minh Đạo (2006), “hành vi của người tiêu dùng là toàn bộ hành động
mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá cho
hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi người tiêu
dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài
sản của mình (tiền bạc, thời gian, công sức…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng
hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân”.
Các nhà kinh doanh cần nghiên cứu kỹ hành vi người tiêu dùng nhằm mục đích
nắm bắt được nhu cầu, sở thích, thói quen của họ để xây dựng chiến lược marketing phù
hợp, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình. Các doanh
nghiệp phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để triển khai được các sản phẩm mới và
12
xây dựng các chiến lược marketing kích thích việc mua hàng. Chẳng hạn như thiết kế
các sản phẩm có chức năng, hình dáng, kích thước, bao bì, màu sắc phù hợp với thị hiếu
và sở thích của khách hàng mục tiêu và thu hút sự chú ý của khách hàng tương lai. Các
sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, thân thiện với môi trường.
1.1.2.2 Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng
Theo Philip Kotler (2004), đối với người tiêu dùng, để hiểu được hành vi của họ
thì chúng ta cần xem xét mô hình các tác nhân phản ứng được thể hiện trong Hình 1.6.
Marketing và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người sử dụng. Những
đặc điểm và quá trình quyết định của người sử dụng dẫn đến những quyết định mua sắm
nhất định.
Các nhân tố kích thích
Marketing
“Hộp đen ý thức”
Phản ứng đáp lại
Lựa chọn hàng hóa
Môi trường
Lựa chọn nhãn hiệu
- Kinh tế
- Sản phẩm
- KH - KT
- Giá cả
- Văn hóa
- Phân phối
- Chính trị
- Xúc tiến
- Luật pháp
Các
đặc Quá
trình Lựa chọn nhà cung ứng
tính
của của
quyết Lựa chọn thời gian và
người tiêu định
dùng
dùng
tiêu địa điểm tiêu dùng
Lựa chọn khối lượng
tiêu dùng
- Cạnh tranh
Nguồn: Phillips Kotler và ctg, 2001
Hình 1.6: Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng
Các yếu tố trong môi trường người tiêu dùng như thay đổi trong nền kinh tế, công
nghệ, chính trị và văn hóa sẽ ảnh hưởng đến động lực sử dụng của họ. Tất cả những kích
thích khác nhau được đặt cùng nhau trong " hộp đen người sử dụng " và sẽ dẫn đến phản
ứng của người sử dụng chẳng hạn như lựa chọn sản phẩm, thời gian sử dụng và số lượng
sử dụng (Kotler và ctg, 2005).
Qua mô hình hành vi tiêu dùng của khách hàng, người làm marketing có thể hiểu
được khách hàng tiềm năng của mình. Họ có thể làm và kiểm soát các yếu tố có thể là
các nhân tố kích thích marketing. Ngoài ra họ còn có thể tác động đến các yếu tố mang
tính vĩ mô nhằm tạo ra các ảnh hưởng có lợi cho các doanh nghiệp của mình. Mô hình
hành vi sử dụng của người tiêu dùng còn là một công cụ giúp cho người làm marketing
13