Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Những hiểu biết chung về kế toán quản trị với việc ra quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.86 KB, 23 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Chủ đề: Những hiểu biết chung về Kế toán quản trị với việc ra quyết định


CHƯƠNG 7
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH


CÂU HỎI:

Câu 1: Quyết định ngắn hạn là gì? Đặc điểm? tiêu chuẩn lựa chọn quyết định ngắn
hạn, lấy ví dụ về các quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp?
TL: Quyết định ngắn hạn là sự lựa chọn từ các phương án liên quan đến một kỳ kế
toán hoặc trong phạm vi dưới một năm và quyết định ngắn hạn dễ thay đổi và nhằm
mục tiêu phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
- Đặc điểm của quyết định ngắn hạn là:
+ Vốn đầu tư ít hơn so với quyết định dài hạn, thời gian thu hồi vốn đầu tư ngắn ,
chính vì vậy mà vốn đầu tư cho các quyết định ngắn hạn thường ít bị chi phối bởi
các chính sách vĩ mô của chính phủ như chính sách tiền tệ, thuế, xuất nhập khẩu và
cả yếu tố lạm phát.
+ Các nhà đầu tư có thể dễ dàng thay đổi các quyết định ngắn hạn nhằm đảm bảo
độ an toàn và hiệu quả kinh doanh cao nhất, khai thác tối đa các yếu tố sản xuất,
giảm chi phí thấp nhất để đạt lị nhuận mong muốn.
- Tiêu chuẩn lựa chon quyết định ngắn hạn là:
+ Về mặt kinh tế: Lựa chọn phương án mang lại thu nhập cao nhất( Chi phí thấp
nhất) cho doanh nghiệp
Trong thực tế khi đưa ra quyết định ngắn hạn còn đạt được mục tiêu khác như giải
quyết được công ăn việc làm, bảo vệ môi trường … quan hệ với mục tiêu phát triển
dài hạn của doanh nghiệp.
+ Các khoản thu đã kiếm được hoặc các khoản chi đã chi không thích hợp cho việc


xem xét quyết định . Cách sử dụng duy nhất với khoản này là căn cứ vào đó để dự
toán các khoản thu và chi trong tương lai.
- Các ví dụ về quyết định ngắn hạn là:
+ Mua nguyên vật liệu của nhà sản xuất nào?
+ Sản xuất bao nhiêu sản phẩm?bán ở thị trường nào?
+ Quyết định loại bỏ hay tiếp tục sản xuất?
+ Quyết định nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất thành thành phẩm
rồi bán?


Câu 2: Thế nào là thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp? Vì sao phải
phân biệt chúng? Lấy ví dụ về thông tin không thích hợp?
TL:
-

-

-

Thông tin thích hợp là những thông tin thường liên quan đến chi phí của các
phương án kinh doanh. Chi phí của các phương án thường được so sánh với nhau,
từ đó chọn ra một phương án có chi phí thấp nhất. Thông tin về chi phí của các
phương án được coi là thông tin cơ bản nhất, do vậy, để phân tích, đánh giá chính
xác chi phí của từng phương án cần phải tìm hiểu rõ bản chất, quy luật của các yếu
tố phát sinh.
Thông tin không thích hợp là những thông tin không chịu ảnh hưởng bởi quyết định
đưa ra. Nói rõ hơn, đó là những khoản thu nhập hay chi phí độc lập với các quyết
định, không chịu ảnh hưởng bởi các quyết định thì sẽ không có ích gì trong việc lựa
chọn phương án hành động tối ưu. Thông tin về các khoản thu nhập và chi phí này
phải được xem là thông tin không thích hợp cho việc ra các quyết định.

Phải phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp vì:
+ Thứ nhất, trong thực tế, các nguồn thông tin thường là giới hạn, do vậy việc thu
thập một cách đầy đủ tất cả các thông tin về thu nhập và chi phí gắn liền với các
phương án của các tình huống cần ra quyết định là một việc rất khó khăn, đôi khi là
không có khả năng thực hiện. Trong tình trạng luôn đói diện với sự khan hiếm về
các nguồn thông tin như vậy, việc nhận diện được và loại trừ các thông tin không
thích hợp trong tiến trình ra quyết định là hết sức cần thiết. Có như vậy, các quyết
định đưa ra mới nhanh chóng, bảo đảm tính kịp thời.
+ Thứ hai, việc sử dụng lẫn lộn các thông tin thích hợp và thông tin không thích
hợp trong tiến trình ra quyết định sẽ làm phức tạp thêm vấn đề, làm giảm sự tập
trung của các nhà quản lý vào vấn đề chính cần giải quyết. Hơn thế nữa, nếu sử
dụng các thông tin không thích hợp mà có độ chính xác không cao thì rất dễ dẫn
đến các quyết định sai lầm. Do vậy, cách tốt nhất là tập trung giải quyết vấn đề chỉ
dựa trên các thông tin thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng của các quyết định
đưa ra.


-

Ví dụ: về thông tin không thích hợp là Các khoản thu thập và chi phí như nhau ở
các phương án
Giả sử công ty ABC đang xem xét phương án mua một thiết bị để sử dụng với mục
đích giảm nhẹ lao động. Dự tính giá mua thiết bị này là 100 triệu đồng, sử dụng
trong 10 năm. Thông tin về doanh thu và chi phí liên quan đến việc có và không có
sử dụng thiết bị mới hàng năm như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
1. Khối lượng sản phẩm s.xuất
2. Đơn giá bán sản phẩm
3. Chi phí nguyên liệu, vật liệu TT 1sp

4. Chi phí nhân công TT 1sp
5. Biến phí sản xuất chung 1 sp
6. Định phí hoạt động hàng năm
7. Chi phí khấu hao TB mới

Không sử dụng
thiết bị
10.000
60
20
15
5
100.000
_

Sử dụng thiết bị
mới
10.000
60
20
10
5
100.000
10.000

Phân tích tài liệu trên, chúng ta thấy: Việc sử dụng thiết bị mới sẽ tiết kiệm
5.000 đồng chi phí nhân công trực tiếp tính theo mỗi sản phẩm sản xuất (tổng chi
phí nhân công trực tiếp tiết kiệm đựơc tính theo 10.000 sản phẩm săn xuất hàng
năm là 50 triệu đồng), tuy nhiên việc sử dụng máy mới làm tăng thêm 10 triệu đồng
chi phí khấu hao hàng năm (tính theo 100 triệu đồng về nguyên giá của thiết bị

khấu hao trong 10 năm). Đó là những thông tin khác biệt duy nhất trong tình huống
này, tất cả các thông tin còn lại đều như nhau ở cả hai phương án và phải được xem
là thông tin không thích hợp, loại trừ khỏi quá trình phân tích để ra quyết định
Câu 3: Trình bày các bước phân tích thông tin thích hợp?
TL: Quá trình phân tích thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định ngắn hạn
gồm 4 bước sau:
Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với những
phương án đầu tư đang được xem xét.


Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí không thể tránh
được ở mọi phương án đầu tư đang xem xét.
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu và chi như nhau ở các phương án đầu tư đang xem
xét.
Bước 4: Những khoản thu và chi còn lại là các thông tin thích hợp cho việc chọn
lựa quyết định đầu tư ngắn hạn.
Ở đây cần ghi nhận một điều quan trọng là những thông tin thích hợp trong một
tình huống quyết định này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác.
Nhận định này xuất phát từ quan điểm: những mục đích khác nhau cần các thông
tin khác nhau. Đối với một mục đích thì nhóm thông tin này thích hợp, nhưng đối
với mục đích kia lại cần những thông tin khác.
Quan điểm “thông tin khác nhau dùng cho các mục đích khác nhau” là quan điểm
cơ sở của kế toán quản trị và được vận dụng thường xuyên trong các quyết định
kinh doanh.
Câu 4: Quyết định dài hạn là gì? Các quyết định dài hạn?
TL: Quyết định dài hạn là những quyết định mang tính chất dài hạn, thường liên
quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Các quyết định dài hạn như:
- Quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh;
- Quyết định về việc lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị mới;

- Quyết định về các chương trình cắt giảm chi phí;
- Quyết định nên mua sắm hay thuê ngoài thiết bị;
- Các quyết định nên thay đổi máy móc, quy trình công nghệ hay hoãn lại một thời
gian nữa


Câu 5: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa của quyết định dài hạn?
Các quyết định dài hạn của doanh nghiệp thường được chia làm hai loại: quyết định
sàng lọc và quyết định ưu tiên.
+ Quyết định sàng lọc là quyết định chỉ liên quan đến một phương án nhưng có
nhiều phương án khác nhau cùng thỏa mãn một mục tiêu của dự án. Đây là quyết
định được lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, cũng được coi là phương án tối
ưu, được thực hiện nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Quyết định ưu tiên là các quyết định có liên quan đến nhiều dự án nhằm mục đích
khác nhau nhưng ngay cùng một lúc thì không thể thực hiện tất cả các dự án được,
do vậy các nhà quản trị phải căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp để lựa chọn những dự án cần làm ngay, tiếp đến là những dự án quan
trọng khác. Việc xem xét các dự án để lựa chọn phương án được xếp hạng quan
trọng hơn được gọi là ưu tiên.

Ý nghĩa của các quyết định dài hạn trong quản trị doanh nghiệp
Các quyết định này có ảnh hưởng lớn đến quy mô cũng như đặc điểm hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu
hồi vốn đầu tư và sinh lợi phải trải qua nhiều năm nên phải đối diện với vô số điều
kiện không chắc chắn, khó dự đoán và độ rủi ro cao. Do vậy các quyết định dài hạn
đòi hỏi người ra quyết định sự cẩn trọng, sự hiểu biết căn bản về vốn đầu tư dài
hạn cũng như kỹ năng sử dụng các phương pháp tính toán đặc thù liên quan đến nó
làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Các quyết định dài hạn đúng đắn sẽ thể hiện sự năng động, nhạy bén của nhà
quản trị trong kinh doanh. Ngoài ra các quyết định dài hạn là căn cứ quan trọng để

đưa ra các quyết định ngắn hạn, chính xác và hợp lý nhằm khai thác mọi khả năng
tiềm tàng các nguồn lực hiện có hoặc còn đang tiềm ẩn để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ vào các quyết định dài hạn, nhà quản trị
sẽ chủ động về cơ sở vật chất kỹ thuật trong đầu tư, thấy được những khó khăn và


thuận lợi trong quá trình phát triển từ đó huy động và sử dụng các nguồn lực hợp
lý.


Đặc điểm của các quyết định dài hạn

Các quyết định dài hạn là các quyết định liên quan đến việc đầu tư vốn vào các loại
tài sản dài hạn nhằm hình thành và mở rộng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, các quyết định dài hạn thường có chung ba đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, các quyết định dài hạn đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn
dài.
Các quyết định dài hạn thường liên quan đến việc đầu tư vào các tài sản dài hạn
như máy móc, thiết bị, công nghệ, những tài sản có giá trị cao. Như vậy có thể thấy
số vốn đầu tư cho các quyết định loại này thường rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Ngoài ra, do đặc điểm của quyết định dài hạn là đầu tư cho các tài sản dài hạn là
các tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và
trong quá trình phục vụ đó, hình thái vật chất tuy không thay đổi nhưng giá trị của
nó giảm dần theo thời gian phục vụ. Cho đến khi hết hạn sử dụng thì giá trị sử dụng
còn lại của nó là rất ít hoặc không còn giá trị. Dó đó, lợi tức thực sự mà vốn đầu tư
dài hạn mang lại cho doanh nghiệp chỉ được tính là phần còn lại từ nguồn lợi kinh
tế của vốn đầu tư dài hạn sau khi đã bồi hoàn phần hao hụt của nó trong quá trình
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và được tính bằng công thức sau:


LN đầu tư dài
hạn

=

Tổng LN của vốn
đầu tư

-

(Vốn đầu tư ban
đầu

-

Giá trị thu
hồi)


Ngoài ra, các quyết định dài hạn thường trên một năm, cho nên vốn đầu tư
thường phát huy tác dụng trong một thời gian dài, một hay nhiều chu kỳ kinh
doanh.
Do bới lý do này mà việc xác định giá trị thực của các khoản thu và chi tiền ở các
thời điểm khác nhau trong quá trình đầu tư phải tính toán đến yếu tố giá trị thời
gian của tiền tệ (the time value of money).
- Giá trị tương lai của tiền tệ (The Future Value of Money) là giá trị của số tiền
nhận được trong tương lai với giả thiết đem đầu tư vào ngày hôm nay để hưởng
một tỉ lệ lãi suất nhất định.
Nếu ta gọi:
P: Giá trị ban đầu của lượng tiền đầu tư (the principat)

r: lãi suất đầu tư mỗi năm (the interest rate of year)
Fn: Giá trị tương lai của lượng tiền đầu tư sau năm thứ n
Thì: 1) Giá trị tương lai của dòng tiền đơn được tính:
Fn = P

(1 + r ) n

2) Giá trị tương lai của dòng tiền kép được tính:
n

∑ (1 + r )
Fn = P
=P

n −1

r =1

[(1 + r )

n

]

−1 / r

- Giá trị hiện tại của tiền tệ (The Present Value Of Money) là việc xem xét các
khoản tiền dự tính phát sinh trong tương lai sẽ mang một giá trị thực chất bao nhiêu
tại thời điểm xem xét (thời điểm hiện tại).
Cũng với cách đặt vấn đề như khi tính giá trị tương lai:

1) Giá trị hiên tại của dòng tiền đơn được tính:
P = Fn [1/ (1+r)n]


2) Giá trị hiện tại của dòng tiền kép được tính:
P = F [1 - 1/(1 + r)n] / r
Thứ hai, mục tiêu của các quyết định dài hạn đôi khi không chỉ vì lợi nhuận mà còn
phi lợi nhuận
Thông thường các quyết định dài hạn đầu tư vốn lớn, nhằm vào các mục đích như:
Mở rộng sản xuất, cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất, trang thiết bị hiện
đại… để nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh về số lượng và chất lượng sản
phẩm. Nhưng đôi khi cũng không phải hoàn toàn như vậy. Chẳng hạn: doanh
nghiệp đầu tư vào việc làm sạch môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của cán
bộ công nhân viên, tránh độc hại…
Thứ ba, các quyết định dài hạn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vi mô, vĩ mô
Như đã phân tích ở trên, ta thấy các quyết định dài hạn có thời hạn thu hồi vốn dài
nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của đồng tiền.
Bên cạnh đó, các quyết định dài hạn bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô
của chính phủ như: Chính sách Thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình ổn định chính
trị - xã hội…
Quyết định dài hạn cũng bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu phát triển dài hạn của
doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty. Do vậy, khi xem xét các quyết định này cần
phải đặt nó trong mối quan hệ với các quyết định khác.


Câu 6: Ứng dụng thông tin thích hợp trong việc ra quyết định kinh doanh?
1.1

Quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận


Phương án 1(Tiếp tục kinh doanh)
SDĐP>0
SDĐP<0

Phương án 2 (Dừng kinh doanh)
Tiếp tục
Dừng

VD: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 1 công ty thương mại tổng
hợp kinh doanh 2 ngành hàng sau:
Chỉ tiêu

Tổng cộng

Doanh thu

800.000

Biến phí

424.000

Số dư đảm phí
Định phí
Định phí bộ phận
(trực tiếp)
Định phí chung
(gián tiếp)
Lãi (lỗ)


Giầy nữ
360.000

Giầy nam

Giầy trẻ em

320.000

120.000

200.000

144.000

80.000

376.000

160.000

176.000

40.000

286.000

122.000

108.000


56.000

86.000

32.000

28.000

26.000

200.000

90.000

80.000

30.000

90.000

38.000

68.000

(16.000)


Câu hỏi có nên ngừng kinh doanh ngành hàng giầy trẻ em hay không?


Tiếp tục KD

Loại bỏ việc KD

giầy trẻ em

giầy trẻ em

Doanh thu

800.000

680.000

(120.000)

Biến phí

424.000

344.000

(80.000)

Số dư đảm phí

376.000

336.000


(40.000)

Định phí bộ phận (trực tiếp)

86.000

60.000

(26.000)

Lãi (lỗ)

90.000

76.000

(14.000)

Chỉ tiêu

Chênh lệch

Ta có bảng:
->Tóm lại chưa có PA nào hay hơn 4 việc loại bỏ kinh doanh mặt hang dầy trẻ em
thì nên tiếp tục kinh doanh mặt hang này vì như vậy có lợi hơn, loại bỏ nó sẽ thiệt
hại nhiều hơn( thiệt hại 14 triệu đồng
1.2

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài


Phương án 1(tự sản xuất)
Phương án 2(Mua ngoài)
CP tự sản xuất> CP mua ngoài->thì chọn phương án 2
CP tự sản xuất< CP mua ngoài->thì chọn phương án 1

VD: Công ty rạng đông chuyên sản xuất bộ phận ruột phích cho các sản phẩm
phích nước có thông tin như sau:
Biết rằng:
- Các thiết bị chuyên dùng để sản xuất ruột phích có giá trị thanh lý bằng 0


-

Tổng chi phí hành chính chung của phân xưởng được phân bổ cho các sản
phẩm theo số giờ lao động trực tiếp, tổng chi phí này là cố định, không bị

-

ảnh hưởng bởi quyết định tự sản xuất hay mua ngoài.
Một công ty Trung Quốc đang chào hàng với giá 25.000 đồng/ sản phẩm cho

-

20.000 ruột phích.
Công ty có nên chấp nhận yêu cầu đặt hàng hay không?

Chỉ tiêu
1.CP NVL trực tiếp
2.CP NC trực tiếp
3.CP SX biến đổi

4.lương giám sát
5.CP mua ngoài
Cộng


Phương án tự sản xuất
180.000
100.000
20.000
40.000
340.000

Vậy quyết định tự sản xuất

Phương án mua ngoài
500.000
500.000


1.3

Quyết định nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất thành SP mới
rồi bán
Phương án 1(Tiếp tục sản xuất)

Phương án 2(Bán ngay)

Nếu chênh lệch thu nhập> CP phát sinh-> tiếp tục sản xuất
Nếu chênh lệch thu nhập<CP phát sinh-> bán ngay
VD: Tại công ty chế biến gỗ khúc nguyên liệu thành gỗ xẻ thô và mùn cưa. Trong

đó, gỗ xẻ thô có thể bán ngay hoặc tiếp tục chế biến thành gỗ xẻ tinh. Mùn cưa có
thể bán ngay cho những nhà mua buôn hoặc chế biến thành gỗ ép. Có thông tin về
giá bán các sản phẩm như sau:
Giá bán: (1.000đ/ m3)
Gỗ xẻ tinh:270
mùn cưa:40
Gỗ xẻ thô: 140
gỗ ép:50
Chi phí: (1.000đ/ m3)
Chế biến từ gỗ xe thô thành gỗ xẻ tinh là: 50
Chế biến từ mùn cưa thành gỗ ép: 20
Yêu cầu: Sử dụng các thông tin trên, bạn hãy tư vấn cho nhà quản trị quyết định



tiếp tục sản xuất hay bán ngay?
Ta có:
Đối với gỗ:
DT tăng thêm: 270-140= 130
CP phát sinh thêm:50
Lợi nhuận tăng thêm: 130-50=80
DN nên tiếp tục sản xuất gỗ xẻ thô thành gỗ xẻ tinh


Đối với mùn cưa
DT tăng thêm = 50-40=10
Cp tăng thêm = 20
Lợi nhuận tăng thêm=10-20=(10)
DN nên bán ngay bán sản phẩm mùn cưa
Quyết định trong điều kiện giới hạn năng lực sản xuất

+ Trường hợp có 1 điều kiện giới hạn
Nhà quản trị cần phân tích để chọn ra các phương án tối ưu trong điều kiện giới hạn



1.4

xác định:
- xác định và chỉ rõ yếu tố giới hạn của DN
- xác định số dư đảm phí đị sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện giới hạn đó
- xác định tổng số dư đảm phí của mỗi sản phẩm, dịch vị trong điều kiện giới
-

hạn
căn cứ vào mối quan hệ số dư đảm phí và lợi nhuận của DN để lựa chọn PA
tối ưu

+ Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn
B1: xác định hàm mục tiêu và và biểu diễn nó dưới dạng PT đại số
B2: xác định các điều kiện giới hạn và biểu diễn chúng thành các PT đại số
B3: xác định sản xuất tối ưu trong đồ thị, vùng này được giới hạn bởi đường biểu
diễn của các phương trình điều kiện hạn chế và các trục tọa độ
B4: căn cứ trên vùng sản xuất tối ưu với PT hàm mục tiêu, xác định PT sản xuất tối
ưu


BÀI TẬP
DẠNG BÀI : QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CÓ GIỚI HẠN
Bài tập 7.1: Doanh nghiệp Thảo Nguyên có sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Sản
phẩm A chỉ trải qua 3 công đoạn là hoàn tất còn sản phẩm B phải trả qua 4 công

đoạn mới hoàn tất, yêu cầu về từng loại sản xuất đối với từng loại sản phẩm A và B
như sau:
Công đoạn
CĐ1
CĐ2
CĐ3
CĐ4

Sản phẩm A (h/sp)
2
3
1

Sản phẩm B (h/sp)
3
1
4
1

Mỗi công đoạn đều có số giờ hoạt động giới hạn.Công đoạn 1 chỉ có hoạt động tối
đa 30h, công đoạn 2: 15h, công đoạn 3: 24h, công đoạn 4: 8h.
Mỗi sản phẩm A bán tạo nên mức đóng góp là 30đ/sp, sản phẩm B tạo được 40đ/sp.
Xácđịnh kết cấu sản phẩm có lợi nhất?
Bài làm:
Gọi X là số sản phẩm A
Gọi Y là số sản phẩm B
Ta có phương trình mục tiêu: 30X + 40Y max
Ta có các điều kiện giới hạn sau
+ Số giờ hoạt động tối đa của công đoạn 1 là 30, ta có bất phương trình: 2X +3Y ≤
30 (1)

+ Số giờ hoạt động tối đa của công đoạn 2 là 15, ta có bất phương trình: 3X +Y ≤
15 (2)
+ Số giờ hoạt động tối đa của công đoạn 3 là 24, ta có bất phương trình: 4Y ≤ 24
(3)


+ Số giờ hoạt động tối đa của công đoạn 4 là 8, ta có bất phương trình: X +Y ≤ 8
(4)
+ X ≥ 0 (5)
+ Y≥ 0 (6)



Y

15

(2)

10

8

(3)

6

A

B

C

(4)

(1)

VÙNG
KHẢ THI
D

X
O

5

8

15


Từ đồ thị trên, ta có bảng số liệu sau: ĐVT : (đồng)
Số sản phẩm sản xuất
Sản phẩm A
0
2
3,5
5

Lợi nhuận đóng góp
30 × X +40 ×Y


Sản phẩm B
6
6
4,5
0

240
300
285
150

Căn cứ vào bảng trên ta xác định được điểm tối ưu là X =2, Y =6. Là mức sản xuất
mang lại lợi nhuận cao nhất, tức lầ sản xuất 2 sản phẩm A và 6 sản phẩm B, và mức
lợi nhuận đóng góp là 300đồng.
Bài tập 7.2
Để đưa ra quyết định nhà quản trị cần dựa vào doanh thu và lợi nhuận từ các
phương án đưa ra:
Nếu chọn phương án tiếp tục chế biến các sản phẩm A, B, C thành các sản phẩm X,
Y, Z thì:
Doanh thu bán ngay =

50x12.000 + 60x17.000 + 40x21.000

= 2.460.000 (nghìn đồng)
Doanh thu nếu tiếp tục sản xuất tiếp
=
60x12.000 + 70x17.000 + 50x21.000
= 2.960.000 (nghìn đồng)
Doanh thu tăng thêm

=

2.963.000 – 2.460.000

= 503.000 (nghìn đồng)


Tổng biến phí tăng thêm
= 7x12.000 +9x17.000 + 9x21.000
.

=59.000 (nghìn đồng)

Tổng khấu hao tăng thêm
=

Tổng chi phí tăng thêm

=

Lợi nhuận tăng thêm

=

=426.000 (nghìn đồng)

426.000 + 59.000 = 485.000 (nghìn đồng)
503.000 - 485.000 = 18.000 (nghìn đồng)

Như vây, nếu tiếp tục sản xuất thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 18.000

(nghìn đồng). Doanh nghiệp nêm tiếp tục sản xuất thành các sản phẩm X, Y, Z
Bài tập 7.3 : Dạng bài việc ra quyết định trong điều kiện năng lực có giới hạn
-

Bước 1: Bảng thông tin về 2 phương án

1.Giá trị ban đầu
2.Giá trị còn lại trên sổ sách
3.Thời gian còn lại sử dụng
4.Giá trị hiện tại
5.Giá trị trong 4 năm tới
4.Chi phí nhân công vận hành máy
5.Chi phí sửa chữa bảo trì
6.Chi phí khác
7.Chi phí thanh lí
-

Dây chuyền sản xuất

100.000.000
80.000.000
4
50.000.000
0
60.000.000
10.000.000
6.000.000
30.000.000

Dây chuyền sản

xuất mới
150.000.000
4
0
30.000.000
5.000.000
4.000.000

Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm
Chi phí giá trị còn lại trên sổ sách kê toán là chi phí chìm, dù có thực hiện hay
không thi chi phí này cũng đã xuất hiện, nếu giữ lại khoản chi phí này được coi là


khấu hao, trường hợp mang đi bán thì chi phí này được tính vào chi phí nhượng
bán. Do đó nó không là thông tin thích hợp.
-

-

Bước 3: Loại bỏ chi phí không chênh lệch hoặc không được tính bằng tiền. Các
khoản chi phí như nhau ở 2 phương án sẽ bị loại bỏ do là thông tin không thích
hợp.Cụ thể:
+ Thời gian còn lại sử dụng
+ Giá trị trong 4 năm tới
Bước 4: lập bảng ra quyết định

1.Lương công nhân vận
hành máy
2.Chi phí sửa chữa bảo trì
3.Chi phí khác

4.Giá trị bán dây chuyền

5.Giá trị mua dây chuyền
mới
7.Chi phí bán máy

Sử dụng máy cũ

Sử dụng máy
mới

Chênh lệch

(60.000.000)

(30.000.000)

30.000.000

(10.000.000)
(6.000.000)

(5.000.000)
(4.000.000)

5.000.000
2.000.000

50.000.000


50.000.000

(150.000.000)

(150.000.000)

(30.000.000)
(169.000.000)

(30.000.000)
(93.000.000)

(76.000.000)


Công ty nên tiếp tục sử dụng máy cũ

Bài 7.4:
Tại công ty Ngọc Lan hiện đang có một bộ phận sản xuất linh kiện A để lắp ráp vào
thành phẩm của Công ty sản xuất. Nhu cầu hiện tại của Công ty về linh kiện này là
10.000 linh kiện/năm.
Chi phí liên quan đến sản xuất linh kiện A trong năm qua như sau:
(Đơn vị: 1.000 đồng)
Khoản mục chi phí
NVL trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Biến phí sx chung

1 đơn vị linh kiện
640

240
160

Tổng số(10.000linh kiện)
6.400.000
2.400.000
1.600.000


Định phí sx chung
Định phí QLDN phân bổ
Tổng cộng

240
80

2.400.000
800.000

1.360

13.600.000

Có một nguồn cung cấp đến chào hàng linh kiện A với Công ty đảm bảo cung cấp
đầy đủ theo yêu cầu của Công ty về số lượng và chất lượng và sẽ cung cấp lâu dài
linh kiện X cho Công ty, với giá 1.150 nđ/linh kiện.
Vậy Công ty có nên nhận lời ký hợp đồng với nhà cung cấp này hay không? Kế
toán quản trị hãy tính toán và tư vấn cho nhà quản lý Công ty.
Bài giải
Chỉ tiêu


Tự sản xuât

Mua ngoài

Chênh lệch

NVL trực tiếp

6.400.000

-

(6.400.000)

Nhân công trực tiếp

2.400.000

-

(2.400.000)

Biến phí sx chung

1.600.000

-

(1.600.000)


Chi phí mua ngoài

-

11.500.000

11.500.000

10.400.000

11.500.000

1.100.000

Tổng

Doanh nghiệp tự sản xuât sẽ tiết kiệm hơn 1.100.000ngđ môi năm.
Vậy doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất.


Bài 7.5:

Một công ty sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C. Theo báo cáo kết quả của kỳ vừa
qua thì Sản phẩm A sản xuất bị lỗ, do vậy Công ty đang có ý định ngừng sản xuất
sản phẩm này. Có thông tin về chi phí của hàng bán, chi phí QLDN, chi phí bán
hàng của 3 SP như sau:
ĐVT: trđ

Chỉ tiêu

I. Doanh thu
I. Chi phí của hàng bán
1. Biến phí sản xuất
2. Định phí sx chung
II. Chi phí bán hàng
1. Chi phí quảng cáo
2. Lương nhân viên giao
hàng
3. Chi phí khác
III. Chi phí QLDN
1. Lương quản lý
2. Chi phí khấu hao TSCĐ
3. Chi phí khác
Ngoài ra:

Tổng
cộng
6.500
4.450
3.820
630
420
80

Sản phẩm A

Sản phẩm

Sản phẩm C


1.800
1.500
1.200
300
100
20

B
2.500
1.600
1.420
180
200
30

70

20

30

20

270
1.260
330
200
770

60

350
80
50
220

140
510
130
80
300

70
400
120
70
250

2.200
1.350
1.200
150
120
30

+ Định phí SX chung phân bổ theo CP NVL trực tiếp.
+ Nếu SP A ngừng sản xuất thì CP quảng cáo sản phẩm sẽ tiết kiệm được là 10 trđ
và một nhân viên giao hàng sẽ phải ngừng việc, mức lương của anh ta 1 tháng là 10
trđ; số tiền bồi thường là 2 trđ.
+ Lương quản lý, CP khấu hao MMTB dùng ở bộ phận quản lý là định phí, phân bổ
theo doanh thu.

+ Các khoản mục CP bán hàng, CP QLDN khác là định phí được phân bổ theo
doanh thu.


+ Doanh thu và CP của sản phẩm B, C dự kiến không có gì biến động trong năm
tới.
Yêu cầu: Phân tích thông tin thích hợp và đưa ra QĐ nên tiếp tục sản xuất hay
ngừng sản xuất SP A?
Bài gi ải

Chỉ tiêu
Doanh thu
Biến phí sản xuất
Chi phí quảng cáo
Lương nhân viên
giao hàng
Tổng

Tiếp tục sản xuất
6500
3820
80

Mua ngoài
4700
2620
70

Chênh lệch
1800

1200
10

70

62

8
582

Dựa vào bảng trên ta thấy doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất để đem lại thêm 582
trđ



×