Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên trường đại học thành đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

Đỗ Đình Sáng

THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nô ̣i – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

Đỗ Đình Sáng

THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số

: 60310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của GS. TS. Nguyễn Hữu Thụ.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu, trích dẫn đều
có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Đỗ Đình Sáng

i


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người
đã giúp đỡ tôi. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS.
Nguyễn Hữu Thụ. Thầy đã hướng dẫn tận tình từ khi hình thành ý tưởng, triển
khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản hoàn chỉnh. Tôi cũng
bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi đã dạy tôi những tri thức
khoa học từ khi tôi là học viên và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng
Quản lý sinh viên và thanh tra giáo dục, Trung tâm khảo thí và kiểm định chất
lượng giáo dục, các giảng viên và các em sinh viên Trường Đại học Thành Đô đã

động viên, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng là gia đình và bạn bè chính là nguồn động viên tinh thần
quan trọng giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi sẽ luôn ghi nhớ và cảm kích trước sự giúp đỡ của mọi người trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
Tác giả luận văn

Đỗ Đình Sáng

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG VỚI HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN .....................6
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề thích ứng và thích ứng với hoạt động học tập ........6
1.1. Nghiên cứu về thích ứng ở nước ngoài ................................................................6
1.2. Nghiên cứu về thích ứng ở Việt Nam ................................................................10

2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................................15
2.1. Thích ứng ...........................................................................................................15
2.2. Thích ứng với hoạt động học tập .......................................................................19
2.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên .................22
2.4. Các mặt biểu hiện sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của
sinh viên ....................................................................................................................30
2.5. Các yếu tố tác động đến thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ
của sinh viên. .............................................................................................................35
Tiểu kết chương 1......................................................................................................37
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................39
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................39

iii


2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................43
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................44
Tiểu kết Chương 2 .....................................................................................................53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THÀNH ĐÔ .............................................................................................................54
3.1. Thực trạng thích ứng chung của sinh viên Trường Đại học Thành Đô với hoạt
động học tập theo học chế tín chỉ ..............................................................................54
3.1.1. Mức độ thích ứng chung .................................................................................54
3.1.2. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập
theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô .................................56
3.2. Tích hợp kết quả nghiên cứu về thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập
theo học chế tín chỉ thông qua 5 hành động học tập cơ bản .....................................57
3.3. Thực trạng thích ứng của sinh viên Trường Đại học Thành Đô với hoạt động
học tập theo học chế tín chỉ qua các mặt biểu hiện cụ thể ........................................59

3.4. Các yếu tố tác động đến thích ứng của sinh viên Trường đại học Thành Đô với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ ......................................................................83
3.5. Một số biện pháp Tâm lý – Giáo dục nhằm nâng cao khả năng thích ứng với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên Đại học Thành Đô .................86
3.6. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học
Thành Đô qua phân tích một số trường hợp điển hình .............................................89
Tiểu kết chương 3......................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................94
1. Kết luận ................................................................................................................94
2. Kiến nghị ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Xin đọc là

CVHT

Cố vấn học tập



Cao đẳng

ĐH


Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

HCTC

Học chế tín chỉ

HĐHT

Hoạt động học tập

NXB

Nhà xuất bản

SV

Sinh viên


TLH

Tâm lý học

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu ...........................................................41
Bảng 3.1. Mức độ thích ứng chung của SV Trường Đại học Thành Đô ..................54
với hoạt động học tập theo HCTC ............................................................................54
Bảng 3.2: Thích ứng của sinh viên Trường Đại học Thành Đô thể hiện qua nhận
thức về bản chất của HCTC ......................................................................................60
Bảng 3.3. Hành động thích ứng với xây dựng kế hoạch học tập thể hiện qua mặt
nhận thức ...................................................................................................................62
Bảng 3.4: Hành động thích ứng với đăng ký môn học thể hiện qua mặt nhận thức .64
Bảng 3.5. Hành động thích ứng với học lý thuyết trên lớp thể hiện qua mặt nhận
thức ............................................................................................................................65
Bảng 3.6: Hành động thích ứng với làm việc nhóm thể hiện qua mặt nhận thức .....67
Bảng 3.7. Hành động thích ứng với tự học, tự nghiên cứu thể hiện qua mặt nhận
thức ............................................................................................................................68
Bảng 3.8: Thích ứng của sinh viên Trường Đại học Thành Đô với việc xây dựng kế
hoạch học tập thể hiện qua thái độ ............................................................................70
Bảng 3.9: Thích ứng của sinh viên Trường Đại học Thành Đô với việc đăng ký môn
học thể hiện qua thái độ ............................................................................................71
Bảng 3.10: Thích ứng của sinh viên Trường Đại học Thành Đô với việc học lý
thuyết trên lớp thể hiện qua thái độ ...........................................................................72
Bảng 3.11. Thích ứng của sinh viên Đại học Thành Đô với làm việc nhóm thể hiện
qua thái độ .................................................................................................................73

Bảng 3.12. Thích ứng của sinh viên Trường Đại học Thành Đô với hành động tự
học thể hiện qua thái độ ............................................................................................74
Bảng 3.13. Thích ứng của sinh viên thể hiện qua kết quả của việc xây dựng kế
hoạch học tập.............................................................................................................76
Bảng 3.14. Thích ứng của sinh viên thể hiện qua kết quả của việc đăng kí môn học
...................................................................................................................................77

vi


Bảng 3.15. Thích ứng của sinh viên thể hiện qua kết quả của việc học lý thuyết trên
lớp ..............................................................................................................................79
Bảng 3.16. Thích ứng của sinh viên thể hiện qua kết quả của việc tự học, tự nghiên
cứu .............................................................................................................................80
Bảng 3.17. Thích ứng của sinh viên thể hiện qua kết quả làm việc nhóm ...............82
Bảng 3.18. Tác động của yếu tố chủ quan đến sự thích ứng của sinh viên Trường
Đại học Thành Đô .....................................................................................................83
Bảng 3.19. Tác động của yếu tố khách quan đến sự thích ứng của SV ....................85

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tích hợp kết quả nghiên cứu về thích ứng với hoạt động học tập theo
học chế tín chỉ thông qua 5 hành động học tập cơ bản .............................................58
Hình 3.1. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với HĐHT theo
HCTC của SV Trường Đại học Thành Đô. ...............................................................56

viii



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thích ứng có vai trò rất quan trọng, giúp con người tích cực, chủ động, sáng
tạo trong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Để có thể tồn tại và
phát triển trong xã hội, để hình thành và phát triển nhân cách của mình, con người
phải không ngừng hoạt động. Muốn thực hiện tốt một hoạt động, con người phải có
sự thâm nhập vào điều kiện của hoạt động, trong đó mặt tâm lí với việc hình thành,
phát triển những cấu tạo tâm lí cần thiết và mặt hành vi với việc hình thành những
phương thức hành vi mới, nhằm đảm bảo cho hành vi và hoạt động của cá nhân phù
hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động - nghĩa là phải thích ứng với hoạt động. Có
thể nói, hiệu quả, chất lượng hoạt động, hoàn thiện nhân cách con người phụ thuộc
trực tiếp vào mức độ thích ứng của cá nhân con người trong hoạt động. Hoạt động
học tập (HĐHT) là một hoạt động trọng tâm, hoạt động quan trọng nhất của sinh
viên (SV), đồng thời HĐHT theo học chế tín chỉ (HCTC) là một phương thức đào
tạo mềm dẻo, có nhiều ưu điểm đòi hỏi tính tự giác, tích cực, chủ động học tập ở
SV rất cao.
Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở các chương trình học,
nơi SV có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục này sang hệ thống giáo dục khác mà
không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy các nhà giáo dục, khoa học chuyên môn và
quản lý giáo dục đại học (GDĐH) đang cố gắng lập ra một không gian giáo dục
thống nhất để SV có thể tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Với mục tiêu đó,
một hệ thống gọi là: “Hệ thống chuyển đổi tín chỉ” (Học chế tín chỉ) được xây dựng
và phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay ở nước ta đào tạo theo HCTC là một trong bảy bước đi quan trọng
trong lộ trình đổi mới GDĐH giai đoạn 2006 – 2020 [2].
Chính vì vậy, thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ – BGD&ĐT ngày 15
tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Thành Đô đã triển
khai áp dụng quy chế đào tạo Đại học (ĐH) và Cao đẳng (CĐ) hệ chính quy theo
HCTC từ năm 2009. Sau thời gian triển khai, SV Trường ĐH Thành Đô bước đầu


1


được trang bị những hiểu biết và làm quen với HCTC - một phương thức đào tạo có
nhiều ưu điểm được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng [4].
Bên cạnh nhiều mặt tích cực do chương trình đào tạo mang lại, cũng đã nảy
sinh một số bất cập. Kết quả học tập của SV chưa cao so với các khóa học theo
chương trình đào tạo niên chế trước đây. Trên thực tế tính chủ động, tích cực của SV
Trường ĐH Thành Đô nhìn chung còn thấp. Họ chưa quen làm việc độc lập, chưa có
thói quen coi những giờ tự học, những buổi chuẩn bị bài là một phần của môn học.
Nhiều SV của nhà trường chưa biết đăng kí môn học chính khóa đặc biệt là thời
gian, cách thức đăng kí những học phần phải học lại, thi lại hoặc học cải thiện dẫn
tới SV không kịp trả nợ môn để tốt nghiệp ra trường đúng thời gian đào tạo [34].
Chúng tôi nhận thấy nghiên cứu khả năng thích ứng với HĐHT theo HCTC
của SV Trường ĐH Thành Đô chưa có công trình nào nên vấn đề này cần được
nghiên cứu để có cơ sở khoa học góp phần nâng cao sự thích ứng của SV.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn: “Thích ứng với hoạt động
học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trƣờng Đại học Thành Đô” làm luận
văn nghiên cứu cho mình, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng của GDĐH ở Trường ĐH Thành Đô.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận thích ứng, thực trạng, biểu hiện, mức độ và các yếu tố tác
động đến sự thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô. Trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp Tâm lý – Giáo dục nhằm giúp SV thích ứng tốt
hơn với HĐHT theo HCTC.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ thích ứng và các mặt biểu hiện sự thích ứng của SV Trường ĐH
Thành Đô với hoạt động học tập theo HCTC.


2


3.2. Khách thể nghiên cứu
230 khách thể là SV của Trường ĐH Thành Đô đang học năm thứ hai và năm
thứ ba tại trường.
GV và cán bộ quản lý của Trường ĐH Thành Đô: 07 GV và 03 cán bộ quản
lí của trường mà chúng tôi tiến hành điều tra.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có những nhiệm vụ sau:
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về sự thích ứng với hoạt động học tập theo HCTC của
SV Trường ĐH Thành Đô.
4.2. Điều tra, đánh giá thực trạng mức độ và biểu hiện thích ứng, các yếu tố ảnh
hưởng (chủ quan và khách quan) đến thực trạng thích ứng của SV với HĐHT theo
HCTC.
4.3. Đưa ra một số biện pháp Tâm lý – Giáo dục nhằm giúp cho SV nhanh chóng
thích ứng và thích ứng tốt với HĐHT theo HCTC.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
SV năm thứ hai và năm thứ ba đang học tập tại Trường ĐH Thành Đô.
5.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành Đô
sẽ có rất nhiều nội dung, nhưng trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi nghiên cứu
biểu hiện và mức độ thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV Trường ĐH Thành
Đô qua nhận thức, thái độ, hành động thông qua nhận thức về bản chất đào tạo
theo HCTC và 5 hành động học tập cơ bản sau: xây dựng kế hoạch học tập; đăng
kí môn học; học lý thuyết trên lớp; làm việc nhóm; tự học, tự nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Tìm đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu lý luận, thực tiễn có liên quan
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.

3


6.2. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát hoạt động của GV, SV qua các hoạt động giảng dạy và
học tập, các hoạt động khác để tìm hiểu rõ thích ứng của SV.
6.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket)
Là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu, khẳng định tính khách quan của
đề tài.
6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng để lấy dẫn chứng thực tiễn sâu sắc, sinh động cho đề tài. Tiến hành trao
đổi với SV và một số GV đang giảng dạy và quản lý tại trường để có ý kiến đánh giá
của mọi người về thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV.
6.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhằm chính xác hóa các khái niệm,
các chỉ số đánh giá, các biện pháp nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo
HCTC của SV.
6.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Lựa chọn 01 SV có mức độ thích ứng tốt, kết quả học tập tốt với HĐHT theo
HCTC và 01 SV có mức độ thích ứng kém, kết quả học tập kém.
6.7. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng phần mềm thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích các số liệu thu
được từ các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài.
7. Giả thuyết khoa học
Phần lớn SV Trường ĐH Thành Đô thích ứng với HĐHT theo HCTC ở mức
độ trung bình. Mức độ thích ứng biểu hiện không đồng đều ở các hành động học tập

cơ bản như: xây dựng kế hoạch học tập; đăng kí môn học; học lý thuyết trên lớp;
làm việc nhóm; tự học, tự nghiên cứu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng
với HĐHT theo HCTC bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đó
yếu tố chủ quan là ảnh hưởng nhiều nhất như: hứng thú học tập, thói quen học
tập…Có thể nâng cao khả năng thích ứng với HĐHT theo HCTC cho SV Trường

4


ĐH Thành Đô bằng cách nâng cao nhận thức, thái độ, hướng dẫn các hành động học
tập theo HCTC cho SV.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu; Chương 1: Cơ sở lý luận về thích ứng, thích ứng với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên; Chương 2: Tổ chức và phương
pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn; Kết luận; Kiến nghị; Tài
liệu tham khảo; Phụ lục.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề thích ứng và thích ứng với hoạt động học tập
Đến nay, vấn đề thích ứng và thích ứng với HĐHT là một trong những vấn
đề hết sức quan trọng trong Tâm lý học (TLH) vì thế đã thu hút được sự quan
tâm của các nhà TLH trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi khái quát lại có
các hướng sau:
1.1. Nghiên cứu về thích ứng ở nƣớc ngoài

Việc nghiên cứu về thích ứng có thể được chia thành ba hướng nghiên cứu
chính như sau:
1.1.1. Hướng thứ nhất nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp
Năm 2005, Các tác giả Peter Creed, Tracy Fallon, Michelle Hood thuộc
trường ĐH Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa
thích ứng nghề và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”. Họ đã tiến hành nghiên
cứu 245 SV năm thứ nhất về các mối quan tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề,
xu hướng về nghề… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan
hệ bên trong và có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố đầu tiên (Kế hoạch xây dựng
nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề, sự quyết định nghề…). Những nhân tố thích
ứng nghề có mối quan hệ nội hàm và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác [48].
Tác giả Rottinghaus, Day và Borgen năm 2005, trong một công trình nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng
của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là
đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm quan
trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi cá
nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mỗi cá nhân phải đối mặt, khả
năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp [dẫn theo 49, tr 3-24].

6


Năm 2008, trong cẩm nang Tâm lý học do Carwright & Cooper S.C biên
soạn được ấn hành tại ĐH Oxford, Hesketh. B & Griffin. B biên soạn chương:
“Selection and training for work adjustment and adaptability” (Sự lựa chọn và đào
tạo đối với thích ứng công việc). Trong chương này, các tác giả đề cập đến việc lựa
chọn và đào tạo nghề phải chú ý tới khả năng thích nghi của con người và yêu cầu
của xã hội [47].
Khái quát những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy các tác giả đã đề cập đến
khái niệm chung về thích ứng, thích ứng nghề của SV và người lao động. Các yếu

tố chủ quan, khách quan và những chỉ số đặc trưng cho thích ứng nghề nhiệp. Nhìn
chung các tác giả đều cho rằng thích ứng nghề nghiệp là quá trình nhận thức và
hành động, từ đó nảy sinh tình cảm đối với nghề. Còn thiếu các công trình nghiên
cứu cụ thể về mức độ thích ứng với HĐHT của SV.
1.1.2. Hướng thứ hai nghiên cứu thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích
ứng xã hội
Có thể nói nghiên cứu thích ứng văn hóa chiếm một mảng lớn trong hệ thống
các nghiên cứu về thích ứng. Điều này xuất phát từ thực tiễn xã hội sau chiến tranh
thế giới thứ hai là sự di cư của con người. Cùng với sự di chuyển dân cư đến một
môi trường mới là hàng loạt các vấn đề xã hội lẫn vấn đề tâm lý cá nhân nảy sinh do
thiếu thích ứng văn hóa. Những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều nội dung
khác nhau, với những nhóm dân cư khác nhau.
Một số nhà tâm lý học khác hướng sự chú ý vào vấn đề sức khỏe tinh thần
khi con người chuyển sang môi trường xã hội mới, nền văn hóa mới.
Năm 1999, Chritabel Zhang trong đề tài “Valuing cultural diversty in
student learning: the academic adjustment experiences of international Chinese
student” (Đánh giá sự đa dạng văn hóa trong hoạt động học của sinh viên: Sự thích
ứng học tập của sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài) đã nghiên cứu sự thích ứng
học tập của SV Trung Quốc đang du học tại Australia chỉ ra rằng những yếu tố
chính ảnh hưởng tới sự thích ứng với môi trường văn hóa mới ở nước ngoài khi
tham gia học tập là ngôn ngữ, phương pháp dạy học, văn hóa bản địa, bản chất mối

7


quan hệ tương tác giữa người học với người học khi xây dựng nền tảng cho bậc học
cao hơn [51].
Kết luận trên có ý nghĩa khoa học giúp các nhà quản lý giáo dục tổ chức tốt
các lớp học có nhiều thành phần học sinh thuộc nhiều quốc gia, nền văn hóa dân
tộc.

Năm 2002, “Acadmic incident reports since summer 2002 worldwide &
country statistical report” (Các báo cáo về khó khăn trong học tập dựa trên báo cáo
thống kê trong nước và trên thế giới mùa hè năm 2002) của trường ĐH Mexico
Stale cho thấy 169 SV của trường đã từng theo học các chương trình hội nhập tại
nước ngoài đều đã từng gặp các vấn đề khó khăn trong thích ứng học tập ở nước
ngoài. Những khó khăn đó là môi trường văn hóa – xã hội mới ở nước ngoài, kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ của SV, chương trình giáo dục khác biệt, thời khóa biểu
không phù hợp và việc đăng kí thi cử, việc tổ chức khóa học, việc đánh giá học tập,
phương pháp giảng dạy của GV [44].
Những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời
sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những
chuẩn mực mới và việc không thích ứng với nó sẽ gây ra những khó khăn nhất định
trong đời sống và các hoạt động của con người.
Arbona, Consuelo, Bullington, Robin, Pisseco, Stewart, Poyrazly, Senel
nghiên cứu “Adjustment issues of Turkish College students studying in the United
States” (Các vấn đề thích ứng của SV Thổ Nhĩ Kì du học tại Mỹ) trên 79 SV Thổ
Nhĩ Kì đang học tập tại Mỹ về sự thích ứng với môi trường văn hóa, hoạt động học
tập và cuộc sống tại trường. Các tác giả kết luận: Những SV sử dụng tiếng Anh tốt
hơn thì thích ứng tốt hơn, SV nhận học bổng của chính phủ Thổ Nhĩ Kì thích ứng
tốt hơn SV không có học bổng của chính phủ trong HĐHT, trong cuộc sống và môi
trường văn hóa tại trường [45].
Như vậy, những nghiên cứu đa dạng trên cho thấy những khía cạnh khác
nhau của đời sống tâm lý con người khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới
với những chuẩn mực mới. Những nghiên cứu về thích ứng trên đã thoát khỏi ảnh

8


hưởng của lý luận thích nghi sinh học, chỉ ra được bản chất hoạt động, nền văn hóa
- xã hội, tác động đến sự thích ứng của con người.

1.1.3. Hướng nghiên cứu thứ ba thích ứng với hoạt động học tập
Năm 1990, B.P. Allen (Mỹ) ở ĐH Tổng hợp California (Mỹ) đã tiếp cận vấn
đề thích ứng học tập của SV thông qua hệ thống tác động hình thành các kỹ năng
học tập ở trường ĐH. Theo tác giả, điều kiện cơ bản của sự thích ứng học tập của
SV là hình thành ở họ các nhóm kỹ năng: 1/Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân;
2/ Kỹ năng hình thành các HĐHT và các phẩm chất khác (như tâm thế, sự lựa chọn
các hình thức, nội dung học tập); 3/Kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực để vượt
qua khó khăn trong học tập, thi cử; 4/ Kỹ năng chủ động luyện tập và hình thành
các thói quen hành vi mang tính nghề nghiệp. Theo cách hiểu này, sự thích ứng
(không thích ứng) của SV được giải thích là do SV có (hay thiếu) một số kỹ năng
nào đó, mà ít chú ý đến khía cạnh tổ chức trong hệ thống giáo dục của nhà trường
ĐH [46].
Năm 2003, P.Zettergren ở khoa Tâm lý học, Trường Đại học Stockholm,
Thụy Điển nghiên cứu trẻ vị thành niên 10 – 11 tuổi, thấy rằng: Thành tích học tập
và mức độ trí thông minh của những trẻ em bị bạn bè hắt hủi là kém hơn so với
những nhóm khác. Điểm số của những em được bạn bè yêu quý, thích ứng đạt điểm
cao hơn so với nhóm trẻ khác. Có dấu hiệu những HS nữ bị bạn bè ghét bỏ có thái
độ tiêu cực với trường học và các nhiệm vụ của trường. Tỉ lệ bỏ học giữa chừng ở
HS nam bị ghét bỏ cao hơn nhiều các nhóm HS nam khác. Những trẻ bị bạn bè hắt
hủi là những em có thể gây rắc rối ở trường khi lớn lên, vì vậy cần quan tâm đặc
biệt tới những em này [50, tr207-221].
Như vậy, vấn đề thích ứng với HĐHT đã được các nhà tâm lý học nước
ngoài quan tâm nghiên cứu, các công trình này đã góp phần khái quát và xây dựng
những nét cơ bản nhất về vấn đề thích ứng với HĐHT. Các nghiên cứu trên cũng
chỉ ra có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT của SV. Mỗi nghiên
cứu đều nêu một đến hai yếu tố ảnh hưởng cùng với sự phân tích sâu sắc những ảnh
hưởng của các yếu tố đó trên những trường hợp cụ thể. Đây chính là những đóng

9



góp rất lớn để các nhà giáo dục và bản thân người học rút ra những cách thức góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học.
1.2. Nghiên cứu về thích ứng ở Việt Nam
Ở nước ta vấn đề thích ứng trong TLH luôn được quan tâm nghiên cứu trên
các nhóm khách thể khác nhau. Do vậy, những nghiên cứu về thích ứng trong các
lĩnh vực rất đa dạng và phong phú như: thích ứng nghề nghiệp, thích ứng với
HĐHT của SV, HS phổ thông, HS tiểu học và gần đây đã có một số nghiên cứu về
thích ứng với đào tạo tín chỉ của SV. Chúng tôi có thể phân thành các nhóm nghiên
cứu sau:
1.2.1. Hướng thứ nhất nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp
Các công trình nghiên cứu theo hướng này thường tập trung vào khía cạnh
thích ứng tâm lý đối với một nghề nghiệp của những SV hoặc GV mới ra trường bắt
đầu bước vào nghề hoặc sự thích ứng với một quy trình sản xuất mới. Theo hướng
nghiên cứu này có thể kể đến một số công trình sau:
Tác giả Nguyễn Văn Hộ đã có nhiều công trình nghiên cứu giá trị về thích
ứng nghề, đặc biệt với tác phẩm “Thích ứng sư phạm”, tác giả đã đưa ra các khái
niệm thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội dung về hình thành khả năng
thích ứng về lối sống cho SV sư phạm, hình thành khả năng thích ứng về tay nghề
trong quá trình đào tạo cho SV sư phạm: thích ứng với quy trình lên lớp; thích ứng
với hoạt động giảng dạy trên lớp, thích ứng với công tác chủ nhiệm lớp, thích ứng
với hoạt động ứng xử trong công tác giáo dục. Bên cạnh đó tác giả đề ra một số giải
pháp giúp SV ĐH thích ứng với nghề sư phạm [15].
Năm 2010, tác giả Lê Thị Minh Loan đã nghiên cứu về: “Mức độ thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Theo tác giả thì thích ứng nghề
nghiệp là quá trình thích ứng hai mặt: Một mặt là sự thích ứng của người lao động
với vị thế nghề nghiệp của mình, với các điều kiện, đòi hỏi của môi trường kĩ thuật,
với bản thân hoạt động nghề nghiệp; mặt khác là sự thích ứng của họ với những
đặc trưng nhân cách và nghề nghiệp. Việc đạt được trạng thái thích ứng cao, không
chỉ làm cho hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả, mà còn tạo điều kiện phát triển


10


nghề nghiệp và nhân cách của cán bộ. Đề tài cũng chỉ ra rằng thích ứng nghề nghiệp
của SV sau khi tốt nghiệp gắn liền với sự thích ứng với điều kiện lao động, thích
ứng với yêu cầu về năng lực chuyên môn, thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp, thích ứng với việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc tại
nơi làm việc. Trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng được bộ công cụ và tiêu chí phục
vụ việc đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của SV sau tốt nghiệp [21].
Năm 2016, tác giả Dương Thị Nga nghiên cứu: “Năng lực thích ứng nghề
của sinh viên sư phạm – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tác giả đưa ra khái
niệm về thích ứng như sau: “Thích ứng là quá trình biến đổi đời sống tâm lý và hệ
thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều kiện
sống mới và hoạt động mới. Nhờ sự thích ứng chủ thể hình thành những cấu tạo tâm
lý mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại chính môi
trường sống”. [26, tr.19]
Tác giả cho rằng thích ứng được bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với
điều kiện sống mới, hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành được hệ thống ứng
xử phù hợp đảm bảo cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có kết quả và kết quả hành
động của cá nhân là chỉ số khách quan cơ bản để đánh giá trình độ thích ứng của cá
nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân khách quan ảnh hưởng lớn nhất là “nhà
trường chưa có biện pháp giáo dục khả năng thích ứng nghề cho SV sư phạm” và
nguyên nhân chủ quan là “bản thân SV không nỗ lực cố gắng để thích ứng”.
Như vậy, vấn đề thích ứng nghề nghiệp ở Việt Nam đã được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung trong các
luận án, luận văn và chủ yếu nghiên cứu trên khía cạnh thực tiễn.
1.2.2. Hướng thứ hai nghiên cứu sự thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích
ứng xã hội.
Ở Việt Nam có ít các công trình nghiên cứu theo hướng này. Trong số các

công trình nghiên cứu đã được công bố, chúng tôi thấy nổi lên các công trình nghiên
cứu sau:

11


Công trình nghiên cứu tập trung vào khía cạnh thích ứng tâm lý với cuộc
sống mới, môi trường văn hóa mới ở cuộc sống đó của tác giả Lã Văn Mến: “Tìm
hiểu sự thích ứng với đời sống tập thể của sinh viên năm thứ nhất” (1987). Trong
công trình nghiên cứu, tác giả cho rằng sự thích ứng với cuộc sống mới của SV năm
thứ nhất diễn ra rất chậm chạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như điều
kiện sống thấp kém, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, nội quy, quy chế không chặt
chẽ [Dẫn theo 13, tr32].
Tác giả Lâm Như Tạng với công trình nghiên cứu về “Sự thích ứng trong
quá trình hội nhập quốc tế” đã đề cập đến khía cạnh thích ứng xã hội của những
người đến công tác, học tập, giao lưu quốc tế ở các quốc gia khác nhau. Trên thực
tế, mỗi quốc gia có hệ thống ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, văn hóa khác
nhau, điều đó đòi hỏi người nhập cư cần phải có sự hiểu biết để biến đổi hành vi
tương ứng cho phù hợp. Theo ông thì thích ứng xã hội, thích ứng với cuộc sống mới
có thể hiểu như là sự “hội nhập” – hội nhập vào cuộc sống mới, vào môi trường
mới. Theo ông thì đây chính là khả năng mà con người cần rèn luyện để thích ứng
(hội nhập) khi cuộc sống thay đổi. Để có thể hòa nhập tốt với cộng đồng, cá nhân
cần phải học tập cách thích ứng tốt với các khía cạnh như sau:
- Học tập để thích ứng với ngôn ngữ quốc gia.
- Học tập để thích ứng với phong tục tập quán và văn hóa mới
- Học tập và tuân theo pháp luật, quy định của địa phương…
- Phải tự thích ứng với hoàn cảnh sống mới để mọi cộng đồng khác trong xã
hội chấp nhận mình mà không gây rối loạn nếp sinh hoạt của người khác.
Ông cho rằng, muốn sự thích ứng diễn ra được tốt nhất thì phải có sự thích
ứng từ hai phía: Phía người mới đến phải thích ứng với môi trường sống mới và

người bản địa phải thích ứng với sự thay đổi cuộc sống khi có người khác đến. Đây
là điều kiện tối cần thiết, là cơ sở tạo ra sự thông hiểu, đồng cảm lẫn nhau giữa
người bản địa và người di cư đến, là nền tảng của sự ổn định trong xã hội có nhiều
biến động phức tạp trong thời kì hội nhập [Dẫn theo 13, tr 32-33].

12


Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Hồng với luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu sự
thích ứng với điều kiện sống mới của dân di cư vùng thủy điện Sơn La”. Tác giả cho
rằng sự thích ứng với điều kiện về lao động sản xuất, phát triển kinh tế là sự thống
nhất giữa sự thích ứng về mặt nhận thức về điều kiện lao động sản xuất, thái độ biểu
hiện của mỗi cá nhân đối với sự thay đổi về điều kiện sản xuất đó và hành vi khắc
phục khó khăn để ổn định cuộc sống. Trong đó, biểu hiện về hành vi là nhân tố
quan trọng và là thước đo cuối cùng đánh giá mức độ thích ứng của cá nhân với
những thay đổi trong điều kiện sản xuất, lao động đã có nhiều thay đổi so với môi
trường sống trước đây. Từ đó tác giả đưa ra kiến nghị đối với công tác di dân tái
định cư trong các dự án thủy điện cần nắm vững nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng,
phong tục tập quán và lối sống của cộng đồng các dân tộc. Công tác di dân phải dựa
trên nền tảng văn hóa của người dân tái định cư, không áp đặt duy ý chí lên cuộc
sống của họ. Cần chú trọng xây dựng các mối quan hệ xã hội, tổ chức giao lưu văn
hóa, kết cố người tái định cư với người bản địa để tạo ra không khí thoải mái, gắn
bó trong môi trường văn hóa mới giữa họ với nhau [13].
1.2.3. Hướng thứ ba nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập
Hướng nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu sự thích ứng của HS và SV
với HĐHT nói chung và thích ứng với HĐHT theo HCTC nói riêng.
Năm 2000, trong luận án tiến sĩ: “Sự thích ứng với hoạt động học tập của
học sinh lớp 1” tác giả Phan Quốc Lâm cho rằng: Sự thích ứng với HĐHT của học
sinh lớp 1 chịu sự tác động của nhiều yếu tố: Sự phát triển trí tuệ, hoàn cảnh gia
đình, giới tính. Trình độ phát triển trí tuệ của HS, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho

HĐHT và tác động của giáo viên. Có thể nâng cao mức độ thích ứng với HĐHT của
HS lớp 1 bằng cách tác động đến nhận thức và tác động tâm lý – sư phạm của
người giáo viên trong quá trình dạy học. Trước hết cần nâng cao hiểu biết của giáo
viên lớp 1 về ý nghĩ của vấn đề, đặc điểm và vai trò của bước chuyển lớn xảy ra ở
trẻ lần đầu tiên đến trường, những biện pháp giúp trẻ thích ứng tốt với môi trường
nhà trường và đặc điểm của HĐHT. Ngoài ra, cần chú ý hình thành ở trẻ những

13


hành vi, ứng xử phù hợp với HĐHT. Kết quả nghiên cứu là những cơ sở khoa học
để tổ chức tốt hoạt động dạy và học ở HS lớp 1 trường tiểu học đạt hiệu quả [20].
Năm 2002, tác giả Lê Ngọc Lan: “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động
học của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” và khẳng định: Thích ứng là một cấu
trúc tâm lý gồm hai yếu tố: nắm được những phương thức hành vi thích hợp, đáp
ứng được những yêu cầu của cuộc sống và hoạt động; hình thành những cấu tạo tâm
lý mới tạo nên tính chủ thể của hành vi và hoạt động. Hai yếu tố này gắn bó chặt
chẽ với nhau giúp SV điều chỉnh được hệ thống thái độ, hành vi hiện có, hình thành
hệ thống, thái độ, hành vi mới phù hợp với môi trường đã thay đổi. Thích ứng với
cuộc sống và hoạt động ở môi trường mới có nhiều yêu cầu mới cao hơn là một quá
trình lâu dài; tốc độ và kết quả của quá trình đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, ý
thức và khả năng của mỗi SV. Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị cần xây dựng cho SV
phương pháp học mới phù hợp với chương trình, nội dung học tập mới để giúp họ
thích ứng tốt hơn với việc học tập ở trường ĐH [19].
Năm 2004, tác giả Trần Thị Minh Đức đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu về sự
thích ứng của sinh viên năm thứ nhất ĐHQG Hà Nội với môi trường đại học. Đề tài này
đã chỉ ra thực trạng thích ứng của SV năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội khi phải
thay đổi môi trường sống và học tập, thay đổi phương pháp học tập của SV và chỉ ra:
Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân
đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý [8].

Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Út Sáu với Luận án tiến sĩ: “Thích ứng với
hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên”. Tác giả
đã quan niệm: “Thích ứng là thay đổi một cách tích cực và chủ động về mặt nhận
thức, thái độ và hành động của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động để
tiến hành hoạt động có hiệu quả”. Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ thêm một số
khái niệm cơ bản như: thích ứng với HĐHT theo HCTC. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra
những đặc điểm cơ bản của HĐHT theo HCTC và sự khác biệt với HĐHT theo niên
chế làm căn cứ đưa ra các đặc trưng, yêu cầu nổi bật trong HĐHT theo HCTC của
SV ĐH. Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng khái niệm thích ứng với HĐHT theo

14


HCTC; chỉ ra biểu hiện thích ứng của SV ĐH Thái Nguyên với HĐHT theo HCTC
trên các mặt: nhận thức, thái độ và hành động [31].
Tóm lại, có nhiều đề tài quan tâm nghiên cứu vấn đề thích ứng và thích ứng
với HĐHT. Nhưng chúng ta thấy rằng có sự khác biệt giữa các công trình nghiên
cứu của các nhà TLH Việt Nam với các nhà TLH nước ngoài khi nghiên cứu sự
thích ứng với hoạt động học tập của SV đó là: các nhà TLH Việt Nam nghiên cứu
thích ứng học tập đồng thời nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng học
tập để từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp. Nhìn chung các công trình
nghiên cứu đã chỉ ra được các mức độ thích ứng, biểu hiện của từng mức độ thích
ứng đối với HĐHT của SV và đều nhằm tìm ra các biện pháp đẩy nhanh quá trình
thích ứng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về sự thích ứng tâm lý với
HĐHT theo HCTC của SV các trường ĐH ngoài công lập còn rất hạn chế.
Vì thế, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài: “Thích ứng với hoạt động học
tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Thành Đô”.
2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
2.1. Thích ứng
2.1.1. Khái niệm thích ứng

Khái niệm “thích nghi”, “thích ứng” (gốc tiếng Latinh là “Adapto”, gốc
Tiếng Anh là “Adaptation” và tiếng Pháp là “Adapter”. Dịch sang tiếng Việt là
“thích nghi” hay “thích ứng”. Trong tiếng Anh, động từ “adapt” hay danh từ
“adaptation” có nghĩa là thích ứng. Thích ứng vốn là một phạm trù cơ bản của sinh
vật học (Charles Darwin) sau đó được sử dụng rộng rãi trong TLH và Xã hội học…
Trong TLH, có nhiều quan điểm về thích ứng nhưng trong khuôn khổ đề tài
này, chúng tôi nghiên cứu quan điểm của nhà TLH duy vật biện chứng và các nhà
TLH Việt Nam về thích ứng theo 02 quan điểm: Quan điểm đồng nhất thích ứng với
thích nghi và quan điểm phân biệt thích ứng với thích nghi.
-

Quan điểm đồng nhất thích ứng với thích nghi:

15


×