Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ huyện ba vì (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

QUÁCH THỊ TÂM

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ ( HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

QUÁCH THỊ TÂM

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ ( HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Liệu

Hà Nội-2016



LỜI CAM ĐOAN
Với tinh thần và thái độ làm việc, nghiên cứu khoa học nghiêm túc, tôi
xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận
văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
những gì được công bố trong luận văn của mình.
Hà Nội, 10/2016
Tác giả
Quách Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS. Nguyễn Quang Liệu
người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bản
luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo Khoa Lịch sử
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên kho lưu trữ văn
phòng Huyện ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân, Phòng
Kinh tế của huyện Ba Vì đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình khai thác và
tìm kiếm tư liệu. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
hỗ trợ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, 10/2016
Tác giả

Quách Thị Tâm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 5
6. Những đóng góp khoa học của đề tài ............................................................ 6
7. Bố cục ............................................................................................................ 6
Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ 7
1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 7
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 7
1.1.2. Những tài nguyên chủ yếu của Huyện ............................................. 8
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng nông thôn ở huyện Ba Vì
trƣớc năm 2008..........................................................................................11
1.2.1. Hạ tầng kinh tế, xã hội .....................................................................11
1.2.2. Thực trạng về kinh tế và tổ chức sản xuất. ..................................... 12
2.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội, an ninh trật tự .................................... 13
1.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường ......................... 13
1.2.5. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã
hội.............................................................................................................. 14
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố Hà
Nội về xây dựng nông thôn mới. ............................................................. 19
1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử ........................................................................... 19
1.3.2. Chủ trưởng của Đảng và bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM ...... 21



1.3.3. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng NTM .... 28
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 30
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA
VÌ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 .... 32
2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ Huyện Ba Vì .............................................. 32
2.1.1. Về mục tiêu xây dựng nông thôn mới.............................................. 32
2.1.2. Kế hoạch và chương trình hành động của Đảng bộ Huyện ........... 34
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện................................................................. 38
2.2.1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình, lập quy hoạch ... 38
2.2.2. Huy động, sử dụng nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu..... 41
2.2.3. Thực hiện phát triển kinh tế nông thôn. .......................................... 46
2.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường........... 53
2.2.5. Về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn
an ninh, trật tự xã hội ............................................................................... 57
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 60
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ........ 62
3.1. Nhận xét ................................................................................................. 62
3.1.1. Về kết quả đạt được ........................................................................ 62
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân ............................ 63
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu................................................................ 66
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1


CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại học khoa học xã hội và nhân

2

ĐH KHXH & NV

văn

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HTX

Hợp tác xã

5

MTTQ

Mặt trận tổ quốc


6

NTM

Nông thôn mới

7

THCS

Trung học cơ sở

8

THPT

Trung học phổ thông

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

VH-TT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là lĩnh vực có vai trò to lớn ngay
từ trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu
tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung
thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân
tộc. Trong giai đoạn mới thời kỳ cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông
thôn nâng cao đời sống của người nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị
quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Chương trình xây dựng nông thôn mới là mô ̣t chương trình tro ̣ng tâm
của Nghị quyết số 26-NQ/TW. Sau 7 năm kể từ hội nghị TƯ 7 được thực hiện,
chương trình đã thực sự trở thành một phong trào thi đua sôi nổi, diện mạo
nhiều vùng nông thôn cuả cả nước được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết
yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm,
nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội
ngũ cán bộ trưởng thành một bước. Tuy nhiên, so với mục tiêu phát triển thì
còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Hà Nội là Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Năm 2008, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội có sự thay đổi lớn
về diện tích, dân số với sự sáp nhập của tỉnh Hà Tây cũ, 4 xã của huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, chính vì
vậy, diện tích khu vực nông thôn của Hà Nội tăng lên. Do đó, để thực hiện
nghị quyết của Đảng và thúc đẩy sự phát triển của nông thôn, nâng cao chất
lượng đời sống nông dân, Hà Nội đã sớm thực hiện xây dựng nông thôn mới.
1



Là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, Ba Vì nằm phía Tây Bắc của
Thành phố, cũng là huyện ngoại thành với địa hình đăc trưng là trung du miền
núi lớn và xa trung tâm thành phố Hà Nội nhất. Ba Vì có nền kinh tế nông công nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Huyện Ba
Vì là huyện có đa số dân số sống ở nông thôn, nông dân là lực lượng đông
đảo nhất trong xã hội và đang là lực lượng chủ yếu tham gia phát triển kinh tế
- xã hội của huyện. Do vậy, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cùng với xu thế chung của cả
nước, Ba Vì cũng đã và đang đẩy mạnh xây dựng mô hình nông thôn mới.
Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Ba Vì đang đi đúng hướng và gặt hái
được nhiều thắng lợi quan trọng. Có được kết quả như vậy, đó chính là sự đổi
mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến từng xã, từng thôn với tinh thần
làm việc quyết liệt, hiệu quả, sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và
nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông
nghiệp và nông thôn huyện Ba Vì vẫn còn một số hạn chế đặc biệt trong bối
cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Để quá trình xây
dựng mô hình nông thôn mới ở Ba Vì ngày càng đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt
được những thành tựu to lớn hơn nữa trong những năm tới, đòi hỏi huyện Ba
Vì phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện một hệ thống những chủ trương, chính
sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển toàn diện nông thôn,
phát huy vai trò chủ đạo của người nông dân. Sức mạnh của nông dân chỉ có
thể được nhân lên và phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát, sự hỗ trợ
kịp thời và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, các ngành địa phương, của cả
hệ thống chính trị. Vì vậy, Đảng bộ huyện Ba Vì lãnh đạo nông dân xây dựng
nông thôn mới, là một trong những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Đảng bộ huyện Ba Vì (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm
2008 đến năm 2015” làm đề tài luận văn Cao học chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam .

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học
trên thế giới cũng như ở nước ta.
Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông
nghiệp trong các nước đang phát triển”, Frans Ellits, Nxb Nông Nghiệp, 1994.
Tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các
nước đang phát triển: chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào,
đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn
đề phát sinh trong quá trình đô thị hoá.
- “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và
Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn
Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000.
Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông
dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước
đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam.
- “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam và một số nước”,
Michaelk R Dove, William Roseberry do Nguyễn Ngọc, Đỗ Đức Thịnh tuyển
chọn, giới thiệu, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2008.
Trong nước, về nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng có hàng loạt
các công trình nghiên cứu. Tiêu biểu nhất là công trình nghiên cứu:
- “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, do
Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc
gia, 1994.
- “Phát triển nông thôn", Phạm Xuân Nam (chủ biên), Nxb Khoa
học xã hội, 1997. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển

nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội
3


dung về phát kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc
làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo…
- “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính
trị” do Lê Đình Thắng (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.
- “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS, TS.
Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu rất
công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá
trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấp
hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên
giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi
mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm
đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải
quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn
đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu
nông sản... đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục.
- “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Kinh nghiệm Việt Nam,
Kinh nghiệm Trung Quốc”, Phùng Hữu Phú (Chủ Biên), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
- “Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông
nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ chức Ausaid
nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về thương mại nông sản.
- “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển nông
nghiệp Việt Nam” là một dự án nghiên cứu tập thể do Nguyễn Từ phụ trách.
Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những

dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Song
4


các công trình ấy chưa đi sâu nghiên cứu quá trình triển khai, áp dụng các
chính sách về nông nghiệp, nông thôn nói chung và mô hình nông thôn mới
nói riêng ở các địa phương đặc biệt là những địa phương có tiềm năng nông
nghiệp như huyện Ba Vì. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên chính là
cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu, sử dụng trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì đối với xây dựng nông thôn mới từ năm 2008
đến năm 2015.
- Qua đó rút ra những kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đaọ của Đảng bộ
Huyện trong quá trình lãnh đạo thực hiện chương trình từ năm 2008 đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và quan điểm chủ trương của Đảng, thành phố
Hà Nội về xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng, nguyên nhân kinh nghiệm
trong việc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Ba Vì từ
năm 2008 đến năm 2015.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba
Vì trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2015.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
5


vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; đồng thời kế thừa thành quả
nghiên cứu của các công trình khoa học khác có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, quy nạp và diễn dịch, thống kê, ...
6. Những đóng góp khoa học của đề tài
- Hệ thống hóa quan điểm của Đảng, Thành ủy Hà Nội về xây dựng
nông thôn mới.
- Hệ thống, khái quát chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện Ba Vì
trong quá trình thực hiện, vận dụng những quan điểm của Đảng, của Thành ủy
Hà Nội để lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong xác định chủ trương và chỉ đạo thực
hiện nhằm xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới của Đảng bộ huyện Ba Vì .
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì về xây
dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu


6


Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện
có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp
thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các
huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về
phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh
giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc. Phía Tây giáp các huyện Lâm
Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh
Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện
bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội
Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31
xã. Hiện tại, huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: Ba
Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông
Quang, Đồng Thái, Khánh Thượng, Minh Châu, Minh Quang, Phong
Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Tản
Hồng, Tản Lĩnh, Thái Hòa, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vân
Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Yên Bài.
Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền
các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô
Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm
huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ
hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm
huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây
Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra

trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A, B, C; 412,
7


413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông
thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao
thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu
kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để
phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Những tài nguyên chủ yếu của Huyện
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện là 42.402,69 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp: 29183,72 ha, chiếm 68,83% tổng diện tích đất tự
nhiên, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 11.513 ha; diện tích đất
trồng cây lâu năm là: 5.627,9 ha.
Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9
ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246 ha
rừng đặc dụng [58]. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba
Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm
thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng
nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
- Đất phi nông nghiệp là: 11241, 81 ha, chiếm 26,51 % tổng diện tích
đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là: 274,13 ha, chiếm 0,65 % tổng diện tích đất tự
nhiên.
- Đất trong khu dân cư là: 1.703,03 ha chiếm 4,02 % tổng diện tích đất
tự nhiên [58].
Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật
học Việt Nam ước khoảng 2.000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới
bước đầu kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc

cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, sồi, dẻ gai... Hai loại cây rất quý
được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được bảo
8


vệ nghiêm ngặt. Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại
lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên
rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trên địa bàn huyện có 2 sông chính chảy qua và một sông tiêu thoát
nước nội địa: Sông Đà, Sông Hồng, Sông Tích.
Có 01 Hồ lớn (Hồ Suối Hai) và 24 hồ đập nhỏ tập trung chủ yếu ở các
xã vùng núi và đồi gò. Trong đó hồ Suối Hai có dung tích 46 triệu m3 nước.
Các công trình hồ đập trong huyện có tác dụng cung cấp nước, phòng chống
lũ nội địa và các khu vực lân cận.
Tài nguyên nhân văn và yếu tố nguồn nhân lực: Ba Vì là vùng đất địa
linh nhân kiệt, có truyền thống văn hóa lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân
tộc Kinh, Mường, Dao với những phong tục tập quán, nét văn hóa riêng biệt.
Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản
Viên và thần Sông nước (sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ
Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ bất tử mà điển hình là: Đền Thượng,
Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng (Bắc Cung), Đền Và - Sơn Tây (Đông
Cung), Đền Bố - Tản Lĩnh (Nam Cung)…
Đến năm 2008 huyện Ba Vì có 63 di tích lịch sử - văn hoá được xếp
hạng, được phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch
sử này phần lớn có kiến trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của
dân tộc, danh nhân văn hoá. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia như: Đình Tây
Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp
quốc gia, Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa học đánh giá là một trong
những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại 1531- thời Nhà Mạc, Đền thờ
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, Khu di tích K9...

Nhân dân Ba Vì vốn hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên
cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc
kháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới,
9


Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương,
phát triển mạnh mẽ và vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Ba vì có trên 26 vạn người với 3 dân tộc sinh sống (Kinh, Mường, Dao).
Do là huyện thuần nông nên lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu (70% lao động
trong độ tuổi). Lao động qua đào tạo chiếm 18% tổng lao động toàn Huyện. Đây
là nguồn lực to lớn tạo tiền để, đảm bảo cho sự phát triển của Huyện.
Thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng là một trong những tài nguyên tự nhiên
mà thiên nhiên ưu đãi cho Ba Vì, với lợi thế vùng núi rừng có cảnh quan thiên
nhiên đẹp hấp dẫn, khí hậu mát mẻ của vùng núi Ba Vì thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước tới tham quan, nghỉ dưỡng. Các khu du lịch nghỉ dưỡng
thiên nhiên đang từng bước được đầu tư và phát triển. Các doanh nghiệp du
lịch hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn miền núi, bên cạnh một số
doanh nghiệp và khu du lịch hoạt động đã có nề nếp, kinh doanh có hiệu quả
như: Du lịch Ao Vua, Khoang Xanh,Thác Đa, Thiên Sơn - Thác Ngà, Vườn
Quốc gia, Tản Đà Resort... còn một số khu vực và đơn vị đang từng bước đầu
tư và chuẩn bị đầu tư tại khu vực sườn Tây núi Ba Vì (Du lịch Suối Cái xã
Minh Quang, Suối Bóp xã Khánh Thượng và một số địa điểm hấp dẫn khác...)
nằm trong quy hoạch du lịch sườn Tây, hứa hẹn cho một vùng du lịch giàu
tiềm năng phát triển trong tương lai gần, tạo điều kiện về việc làm, phân công
lao động trên địa bàn các xã theo hướng tăng dịch vụ, thương mại đồng thời
tác động tích cực việc tiêu thụ nông lâm sản, nâng cao giá trị sản xuất hàng
hóa cho nông dân.
Là một huyện với vị trí tương đối thuận tiện trong việc giao lưu với các

huyện và tỉnh lân cận, đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên đất, nước,
khí hậu và con người, đây là những tiền đề quan trong giúp cho Huyện Ba Vì
phát triển kinh tế nói chung và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo chủ
trương của Đảng và Nhà nước.
10


1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng nông thôn ở huyện Ba
Vì trƣớc năm 2008.
1.2.1. Hạ tầng kinh tế, xã hội
Hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông phần nào thể hiện bộ mặt của
địa phương, phản ánh đời sống xã hội của nhân dân. Theo rà soát trong đề án
xây dựng NTM của UBND huyện Ba Vì tính đến hết năm 2008 trên toàn
Huyện có:
- Đường trục xã, liên xã: tổng số 302,48 km có bề rộng mặt đường từ
3m – 5m, lề rộng đường từ 1- 2m , Tải trọng thiết kế từ 5 -10 tấn. Cụ thể:
+ Đã được nhựa hóa 54,76 km (18,1 %) trong đó 22,64 km đường chất
lượng tốt và 32,12 km đường xuống cấp, cần nâng cấp [58].
+ Còn lại 109, 75 km đường đất (36,3 %), cần nâng cấp
- Đường liên thôn, trục thôn: tổng số có 529,70 km với bề rộng mặt
đường từ 2-5 m, tải trọng thiết kế từ 1- 5 tấn.
+ Đã trải nhựa 0,77km (0,15 %) chất lượng tốt.
+ Bê tông hóa: 197,23 km (37, 23 %), trong đó 159,61 km, đường còn
tốt và 37,62 km đường xuống cấp, cần nâng cấp
+ Đường đất: 325,56 km (61,46 %), cần được nâng cấp, cải tạo bê tông [58].
- Đường ngõ xóm: tổng số 701,51 km, bề rộng 1- 4m, tải trọng thiết kế
<1 tấn, trong đó:
+ Đã được bê tông 231,83 km (33,05 %), trong đó có 179,53 km đường
cất lượng tốt và 52,30 km đường xuống cấp, cần nâng cấp cải tạo.
+ Đường đất 325,56 km (61,46 %) cần nâng cấp cải tạo.

- Trục đường nội đồng: Tổng số 518,55 km, bề rộng mặt đường từ 14m có 10,89 km (2,1 %) đường đã được cứng hóa, trong đó cóa 7,94 km chất
lượng đường tốt và 2,95 km đường đã xuống cấp cần được cải tạo; còn lại
507,66 km đường đất, cần được nâng cấp [58].

11


Nhìn chung hệ thống giao thông của toàn huyện tuy ngày càng được cải
thiện nhưng bề mặt đường còn nhỏ hẹp, đường đất chiếm tỉ lệ cao nhất là
đường nội đồng gây khó khăn cho việc đi lại, phục vụ sản xuất của nhân dân.
1.2.2. Thực trạng về kinh tế và tổ chức sản xuất.
Năm 2008, Kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản
xuất đạt 4.353,6 tỉ đồng. Tốc độ tăng trường kinh tế năm 2008 đạt: 15,5%.
- Cơ cấu kinh tế Huyện năm 2008: Nhóm ngành nông –lâm –thủy sản:
50,5 %; Nhóm ngành: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 16,8 %
và nhóm ngành: thương mại - dịch vụ - du lịch: 32,7% [4].
Năm 2008 thu nhập bình quân đầu người của huyện là 8,6 triệu
đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo còn 11,8 % giảm 2,2 %, so với năm 2007 [4].
- Về cơ cấu lao động:
+Tỉ lệ lao động theo độ tuổi năm 2008 chiếm 55,33% tổng dân số,
trong đó:
+Tỉ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực nông – lâm
– thủy sản chiếm 73,9% trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm 26,1 %.
+ Tỉ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm chiếm 8% so với tổng số lao động.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 16,3% [4].
- Các hình thức tổ chức sản xuất.
Hộ gia đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến, toàn Huyện có 41.957 hộ
nông nghiệp, có 460 trang trại, có 19 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông
nghiệp hoạt động có lãi [4].
Mặc dù kinh tế khu vực nông thôn đã có bước phát triển, cơ cấu kinh tế

có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần dịch vụ - thương mại, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhưng còn chậm, cơ cấu lao động trong nông
nghiệp còn cao, các hình thức tổ chức sản xuất còn đơn điệu, chủ yếu là các
HTX nông nghiệp. Các HTX chuyên canh dịch vụ chưa nhiều, hoạt động của
các tổ chức này chưa cao. Tỉ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm đang có xu
12


hướng ngày một tăng, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn hạn
chế, thu nhập của người dân nông thôn còn thấp.
2.1.3. Tình hình văn hóa – xã hội, an ninh trật tự
Đến năm 2008 toàn Huyện đã có 175 thôn xây dựng quy ước làng văn
hóa. Đời sống văn hóa, tinh thần của người nông dân ngày càng được nâng
cao, đến hết tháng 12/2008 đã có 90 thôn đạt danh hiệu làng văng hóa, 80%
hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tuy nhiên chất lượng làng văn
hóa, gia đình văn hóa, các hoạt động lễ hội vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế
cần khắc phục, các hương ước của các thôn do đã lập từ lâu nên đến này còn
nhiều lạc hậu và hủ tục, cần thay đổi. Tổ chức tiệc cưới hỏi, ma chay còn phô
trương, lãng phí.
Trên địa huyện, Khu vực miền núi còn lưu giữ một số phong tục tập
quán sinh hoạt văn hóa cộng đồng (cồng chiêng, hát ru, ném còn, sắc bùa…của
dân tộc Mường; múa Chuông, tết chảy… của đồng bào dân tộc Dao) thể hiện
giá trị văn hóa của Việt Nam nói chung và của huyện Ba Vì nói riêng.
Về an ninh trật tự:
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nông thôn 100%
các xã trong Huyện có lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên
hoạt động tốt. Hàng năm các lực lượng này đều được tổ chức tập huấn và diễn
tập phòng vệ chiến đấu tốt.
Tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã hội cơ bản được hạn chế, an ninh
chính trị trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình dân tộc, tôn giáo,

văn hóa tư tưởng ổn định. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được
quan tâm, các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài được giải quyết cơ bản.
1.2.4. Về phát triển giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường
- Giáo dục: Đến năm 2008, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
phổ cập THCS cơ bản đạt yêu cầu. Cấp THPT chưa đạt.

13


Tỉ lệ trẻ em được đến trường theo độ tuổi đạt 97,8%. Tỉ lệ trẻ em tốt
nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, Bổ túc và dạy nghề đạt 95,8 %. Toàn
huyện có 112 trường học, 100% giáo viên các trường cơ bản đạt chuẩn [4].
- Về Y tế: Năm 2008, toàn huyện có 87% số trạm y tế xã đã tổ chức
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; 99,9 % trẻ e trong độ tuổi tiêm phòng được
tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin. Công tác y tế cộng đồng được quan tâm
chú trọng cũng như công tác kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực
phẩm...Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,2% [4].
Tỉ lệ người dân nông thôn tham gia Bảo hiểm y tế đạt 30,1 % [4].
- Về môi trường: Đến cuối năm 2008 có 68% dân cư được dùng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh, 59% số gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Có 162 hộ
sản xuất gia đình và chăn nuôi trong nông hộ. Các hộ chủ yếu dùng công nghệ
Bioga, chưa có quy trình xử lý theo công nghệ mới.
Công tác thu gom rác thải ở địa phương: có 78 % số xã thành lập tổ thu
gom rác thải trong đó có 17 xã được thu gom đưa đi xử lý tập trung, số còn lại
chủ yếu tổ chức chôn lấp đơn giản hoặc tập kết ra các khu đất công cộng ngay
tại địa phương [58].
Trên đia bàn huyện có 27 nghĩa trang liệt sĩ và 112 nghĩa trang nhân dân,
hệ thống nghĩa trang chủ yếu vẫn do tự phát, chưa được quy hoạch thống nhất.
1.2.5. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính
trị xã hội

Công tác xây dựng Đảng luôn được chăm lo, củng cố, vai trò các tổ
chức cơ sở Đảng ngày càng được nâng lên. Công tác chính trị, giáo dục tư
tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ đảng viên được các
cấp ủy coi trọng và quan tâm.
Hàng năm có 85% số đảng viên, 75 % thành viên các tổ chức chính trị
xã hội tham gia học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đảng ủy đã mở được
150 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho 8.538 học
viên [4].
14


Đội ngũ báo cáo viên được củng cố về số lượng và từng bước nâng cao
về chất lượng góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin định hướng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện có hiểu quả việc giáo dục
truyền thống cách mạng, truyền thống quê hương, hầu hết các cán bộ, đảng
viên đã nâng cao nhận thưc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Mình. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
không giao động trước những khó khăn của thực tiễn.
Công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng có bước chuyển biến
tích cực. Đội ngũ đảng viên được tăng cường về số lượng và chất lượng, được
các cấp ủy đảng quan tâm, bồi dưỡng về quan điểm đường lối của Đảng, lý
luận chính trị và chuyện môn nghiệp vụ.
Công tác tổ chức cán bộ được quan tâm thường xuyên, chủ động trong
công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, đề bạt và quản lý cán bộ, thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn đưa vào các vị trí
công tác, thường xuyên cử các cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua các kỳ đại hội Đảng
các tổ chức chính trị xã hội và bầu cử HĐND các cấp đã đổi mới từ 25 -30 %
cán bộ. Từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo được tính kế thừa liên tục.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm đúng mức. Mối quan hệ giữa

Đảng và nhân dân được củng cố và phát huy.
Tính đến năm 2008 toàn Huyện có 30/30 xã trong địa bàn Huyện có trụ
sở UBND cơ bản đã được xây dựng kiên cố. Các tổ chức trong hệ thống chính
trị ở nông thôn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, cơ bản đáp ứng được
yêu cầu và nhiệm vụ. Tính đến cuối năm 2008 Đảng bộ Huyện có 11.443
đảng viên. Tỉ lệ Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh 90%. Số đảng
viên đạt danh hiệu đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ chiếm 85% [4].

15


Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có 252 người, tỉ lệ cán bộ xã đạt
chuẩn là 80%. Có 90% số xã có các tổ chức đoàn thể chính trị đạt danh hiệu
tiên tiến trở lên [4]. Tất cả các xã đều có đủ các tổ chức đoàn thể chính trị
theo đúng quy định. Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện rộng rãi. Các tổ
chức chính trị xã hội đang từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động, thể hiện vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, vai trò giúp phát triển kinh tế - xã hội phát động thực hiện phong trào
quần chúng, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân.
Nhận xét về thực trạng nông thôn ở Ba Vì
Tính đến hết năm 2008, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư của
Tỉnh ủy Hà Tây cũ, Thành ủy Hà Nội (sau tháng 8/2008) cơ sở, kinh tế, xã hội
khu vực nông thôn trên địa bàn huyện đã có những phát triển đáng khích lệ.
Cơ cấu kinh tế tăng trưởng và chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỉ trọng
công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng giá trị sản xuất
vẫn tăng qua các năm. Cơ cấu lao động nông thôn cũng đã có sự chuyển biến
tích cực là giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, là tiền đề cho việc thực hiện thành
công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiêp, dịch vụ (đặc biệt là du lịch) ở nông thôn phát triển khá, nông

nghiệp phát triển tương đối ổn định góp phần đảm bảo cung cấp lương thực,
thực phẩm cho khu vực thành phố.
Hạ tầng kỹ thuật ngày càng được đầu tư mạnh mẽ, nhất là giao thông,
các cơ sở trường, lớp học, trạm y tế, thủy lợi, điện, hạ tầng về thông tin…làm
cho bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi tích cực tạo điều kiện nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân góp phần phát triển kinh tế.
Các mặt văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm phát triển. Tỉ lệ học
sinh đến trường, chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên. Số lao
động nông thôn được đào tạo hàng năm tăng lên đáng kể. Công tác khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Phong
16


tục tập quán của nhân dân được bảo tồn và phát huy, các tập tục lạc hậu được
cải tạo tích cực, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ngày càng phát triển, số làng bản, đạt tiêu chuẩn văn hóa qua các năm ngày
một tăng.
Hệ thống chính trị được quan tâm đặc biệt nên trình độ cán bộ ngày
càng được nâng lên, các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã ngày càng chủ
động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng hoạt động của hệ thống
các đoàn thể chính trị, xã hội cấp xã được nâng lên tạo điều kiện thuận lợi để
thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội về cơ bản được ổn định và
giữ vững, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được
củng cố.
Đây là những yếu tố cơ bản thuận lợi tạo tiền đề cho Đảng bộ huyện Ba
Vì tập trung lãnh đạo chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì Đảng bộ Huyện cũng phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là:
Tình hình kinh tế - xã hội đến cuối 2008 còn nhiều hạn chế, yếu kém:

tốc độ đô thị hóa chậm. Quy hoạch về sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và sắp
xếp dân cư chưa đồng bộ và kịp thời, công tác quản lý quy hoạch yếu nên
nhiều nơi nông thôn phát triển chưa đúng quy hoạch.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn chậm; đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi. Trình độ sản xuất của nông
dân còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lợi thế
sản xuất cần hiệu quả cao hơn.
Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy dần được đầu tư nâng cấp nhưng nhìn
chung cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, chưa đồng bộ. Đặc biệt là giao thông
nông thôn và một số hạ tầng kỹ thuật khác khối lượng cần đầu tư, nâng cấp là
rất lớn.
17


Chất lượng giáo giục đào tạo tuy ngày càng được nâng lên nhưng vẫn
còn nhiều điểm yếu. Hệ thống trường lớp, nhà ở giáo viên và học sinh bán trú,
trạm y tế xã, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã còn nhiều khó khăn. Mạng lưới
y tế cơ sở, nhất là thôn bản vừa thiếu vừa yếu; chất lượng khám chữa bệnh
nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Các tập tục lạc hậu còn khá phổ biến,
phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư chất lượng chưa cao
nhiều nơi còn mang nặng hình thức.
Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại:
Về khách quan: Do là huyện miền núi, địa hình dốc và phức tạp nên việc
ban hành chính sách phù hợp đầu tư hạ tầng cho mỗi địa phương còn khó khăn.
Huyện có 7/13 xã miền núi của Thành phố Hà Nội, có nhiều dân tộc Dao,
Mường, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế khó khăn nên nguồn vốn hỗ trợ phát
triển kinh tế, xã hội hầu như còn phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách Nhà nước.
Do xuất phát điểm nền kinh tế của Huyện thấp so với mặt bằng chung
của Thành phố Hà Nội; kinh nghiệm của nhân dân về sản xuất hàng hóa còn
hạn chế; nguồn nhân lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu; cơ chế, chính

sách chưa đồng bộ.
Nguyên nhân chủ quan: Các cấp, các ngành trên một số lĩnh vực thiếu
sự phối hợp chặt chẽ, trong chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực thiếu quyết
liệt, kỷ cương hành chính trong quản lý chưa nghiêm. Công tác tham mưu,
tháo gỡ khó khăn trong chỉ đạo còn thiếu tính chủ động, gây ách tắc trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trình độ, năng lực của một số bộ phận cán bộ ở một số cơ sở nhất là
các xã miền núi còn hạn chế, do đó việc định hướng phát triển kinh tế xã hội
của địa phương còn yếu. Chất lượng lao động và nguồn nhân lực chưa đáp
ứng được với yêu cầu CNH, HĐH.
Nhận thức pháp luật trong một số bộ phận dân cư còn hạn chế. Tâm lý
trông chờ, ỷ lại và Nhà nước và một số tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại nặng
nề trong một số bộ phận nhân dân, nhất là ở các xã dân tộc ít người.
18


×