Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện kim thành tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 102 trang )

i
87

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày..…tháng….năm 2015
Người cam đoan

Lê Thị Thúy Nga


ii
1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở, nhân dân địa
phương, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – PGS.TS
Nguyễn Văn Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá
trình thực tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ thuộc UBND
huyện Kim Thành, UBND xã Đồng Gia, Tam Kỳ, Bình Dân và nhân dân 3 xã
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Kinh tế Nông
nghiệp, và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá


trình học tập và nghiên cứu, cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..…tháng….năm 2015
Người cam đoan

Lê Thị Thúy Nga


iii
2

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................... Trang
Lời cam đoan…………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………...vi
Danh mục các bảng………………………………………………………….vii
Danh mục các hình, sơ đồ…………………………………………………..viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 87
1. Tính cấp thiế t của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mu ̣c tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mu ̣c tiêu tổ ng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mu ̣c tiêu cu ̣ thể ........................................................................................... 2
3. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu................................................................. 3
3.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu .................................................................................... 3
3.2.1. Về nô ̣i dung: ............................................................................................ 3
3.2.2. Về không gian ......................................................................................... 3

3.2.3. Về thời gian ............................................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CÁC VÙNG TẬP TRUNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất rau an toàn ...... 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất
rau an toàn ....................................................................................................... 11
1.1.3. Nội dung phát triển các vùng tập trung sản xuất rau an toàn................ 14


iv
3

1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất rau an toàn: .................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất rau an
toàn .................................................................................................................. 19
1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất
rau an toàn ....................................................................................................... 19
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước về phát triển bền vững các vùng tập trung sản
xuất rau an toàn ............................................................................................... 24
1.2.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 26
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan ....................................................... 27
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương ....................... 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 35
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu ............................................. 36
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 36

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 39
3.1. Thực trạng phát triển các vùng tập trung sản xuất RAT trên địa bàn huyện
Kim Thành....................................................................................................... 39
3.1.1. Chủ trương, chính sách của địa phương về phát triển các vùng tập trung
sản xuất RAT................................................................................................... 39
3.1.2. Tình hình phát triển các vùng tập trung sản xuất RAT trên địa bàn
huyện Kim Thành ............................................................................................ 41
3.1.3. Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh RAT tại các vùng tập trung sản
xuất RAT trên địa bàn huyện Kim Thành ....................................................... 48


v
4

3.2. Tính bền vững trong phát triển các vùng tập trung sản xuất RAT trên địa
bàn các xã nghiên cứu điển hình ..................................................................... 58
3.2.1. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất RAT tại các vùng tập trung sản xuất RAT
.................................................................................................................................. 58
3.2.2. Hiệu quả xã hội trong sản xuất RAT tại các vùng tập trung sản xuất
RAT trên địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 65
3.2.3. Hiệu quả môi trường trong sản xuất RAT tại các vùng tập trung sản
xuất RAT trên địa bàn huyện Kim Thành ....................................................... 66
3.3. Những thành công, tồn tại trong phát triển vùng tập trung sản xuất RAT
trên địa bàn huyện Kim Thành ........................................................................ 68
3.3.1. Những thành công ................................................................................. 68
3.3.2. Những tồn tại ......................................................................................... 69
3.4. Giải pháp phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất RAT trên địa bàn
huyện Kim Thành ............................................................................................ 71
3.4.1. Phân tích SWOT cho phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất RAT

trên địa bàn huyện Kim Thành ........................................................................ 71
3.4.2. Giải pháp phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất RAT trên địa
bàn huyện Kim Thành ..................................................................................... 72
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi
5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cõ cấu

CNH-HÐH


Công nghiệp hóa – Hiện ðại hóa

DT

Diện tích

ÐVT

Ðõn vị tính

GlobalGAP

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu

GO

Giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

IC

Chi phí trung gian


IPM

Chýõng trình quản lý dịch hại tổng hợp

PTBQ

Phát triển bình quân

QSEAP

Dự án nâng cao chất lýợng và an toàn cho các sản phẩm
nông nghiệp và phát triển khí sinh học

RAT

Rau an toàn

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị gia tãng

VietGap


Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

WTO

Tổ chức thýõng mại Thế giới


vii
6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Kim Thành năm 2014....................... 30
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện (năm 2014) .................... 32
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của huyện Kim Thành ........................................... 34
Bảng 3.1. Tổng hợp các vùng sản xuất tập trung rau (năm 2014) .................. 42
Bảng 3.2. Diện tích sản xuất RAT của huyện Kim Thành giai đoạn 2012 –
2014 ................................................................................................................. 44
Bảng 3.3. Diện tích một số loại RAT của huyện Kim Thành giai đoạn 2012 –
2014 ................................................................................................................. 45
Bảng 3.4. Năng suất, sản lượng các chủng loại RAT năm 2014 .................... 46
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất phân theo chủng loại RAT .................................... 47
Bảng 3.6. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất RAT năm 2014 ... 58
phân theo chủng loại rau ................................................................................. 58
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất RAT năm 2014 ... 59
phân theo xã .................................................................................................... 59
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất RAT tại các vùng tập trung sản xuất RAT .......... 61
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của một số chủng loại RAT sản xuất tại các vùng
tập trung sản xuất RAT ................................................................................... 62
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống canh tác chính tại các vùng

tập trung sản xuất RAT (tính trên 1 ha) .......................................................... 64
Bảng 3.11. Hành vi sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................... 67
Bảng 3.12. Nơi để vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng trên địa bàn nghiên cứu 67
Bảng 3.13. Phân tích SWOT đối với các vùng tập trung sản xuất RAT ....... 71


viii
7

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, môi trường và xã hội của huyện
Kim Thành năm 2014........................................................................................ 6
Sơ đồ 3.1. Chuỗi tiêu thụ sản phẩm RAT hiện tại tại các vùng tập trung sản
xuất RAT ......................................................................................................... 53
Sơ đồ 3.2. Hệ thống chỉ đạo sản xuất RAT của huyện Kim Thành ................ 56
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ kiểm soát quá trình sản xuất RAT trên địa bàn huyện Kim
Thành ............................................................................................................... 57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiế t của đề tài nghiên cứu
Phát triể n bề n vững là nhu cầ u cấ p bách và là xu thế tấ t yế u trong tiế n
trình phát triể n của xã hô ̣i loài người. Trước xu hướng hô ̣i nhâ ̣p với thế giới,
viêc̣ sản xuấ t các sản phẩ m nông nghiêp̣ nói chung và sản xuấ t rau nói riêng
đang phát triể n theo hướng tâ ̣p trung, an toàn, bề n vững. Hiêṇ nay sản xuấ t và
tiêu dùng rau an toàn là vấ n đề cấ p thiế t vì sự phát triể n kinh tế - xã hô ̣i, môi
trường và sức khoẻ của con người, khi đời số ng ngày càng đươ ̣c nâng cao thi

đô ̣ an toàn của các loa ̣i rau trên thi ̣trường cũng đươ ̣c người tiêu dùng hết sức
quan tâm. Trong các thực phẩ m thường dùng thì rau xanh là sản phẩ m không
thể thiế u, đã và đang đươ ̣c đă ̣c biêṭ quan tâm.
Đã có nhiề u chương trình khuyế n khích người trồ ng rau theo hướng tâ ̣p
trung an toàn, giảm thiể u lươ ̣ng phân hoá ho ̣c, tăng cường bón phân hữu cơ,
không sử du ̣ng thuố c bảo vê ̣ thực vâ ̣t đươ ̣c tổ chức ở nhiề u vùng, nhiề u tỉnh
trong cả nước. Kim Thành là mô ̣t huyê ̣n thuô ̣c tỉnh Hải Dương với diê ̣n tích là
11.364 ha, dân số hơn 143.245 người, trong đó dân số nông thôn chiế m tỷ lê ̣
lớn, chủ yế u làm nông nghiêp̣ (71,5%). Sản xuấ t nông nghiê ̣p chiế m 33,76%
tổ ng giá tri ̣ sản xuấ t của huyê ̣n, các hô ̣ nông dân ở đây vẫn sản xuấ t nông
nghiê ̣p là chủ yế u. Huyê ̣n có vi ̣ trí điạ lý và điề u kiê ̣n tự nhiên rất thuâ ̣n lơ ̣i
cho viê ̣c sản xuấ t rau.
Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấ p chính quyề n, các cơ
quan chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa ho ̣c nhâ ̣n thức về vấ n đề sản
xuấ t và tiêu dùng rau an toàn của người dân đươ ̣c nâng lên. Với hưởng ứng
của người dân, sản xuấ t rau tâ ̣p trung, an toàn ở Kim Thành đã hiǹ h thành và
bước đầ u phát triể n. Người nông dân bước đầ u đã nắ m đươ ̣c những kiế n thức
chung về kỹ thuâ ̣t sản xuấ t. Hiê ̣n nay huyê ̣n đã có dự án sản xuấ t rau tâ ̣p


2

trung, an toàn đươ ̣c triể n khai từ năm 2009 nhưng trong quá trình triể n khai
thực tế vẫn gă ̣p những vướng mắ c, khó hoàn thành đươ ̣c mu ̣c tiêu. Tuy nhiên,
phát triể n sản xuấ t rau tâ ̣p trung, an toàn chưa tương xứng với tiề m năng, hiêụ
quả kinh tế của sản xuấ t rau tâ ̣p trung, an toàn hiêṇ nay chưa cao, chưa thâ ̣t sự
ổ n đinh.
̣
Để ngành trồ ng rau tâ ̣p trung an toàn ngày mô ̣t phát triể n bề n vững,
giảm ngô ̣ đô ̣c thực phẩ m và giảm thiể u nguy cơ ô nhiễm môi trường do sản

xuấ t nông nghiêp,
̣ chúng tôi tiế n hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát
triể n bền vững các vùng tập trung sản xuất rau an toàn trên điạ bàn huyê ̣n
Kim Thành, tỉnh Hải Dương”.
2. Mu ̣c tiêu nghiên cứu
2.1. Mu ̣c tiêu tổ ng quát
Trên cơ sở đánh giá thực tra ̣ng phát triể n các vùng tập trung sản xuấ t
rau ở huyê ̣n Kim Thành trong thời gian qua, từ đó đề xuấ t các giải pháp phát
triể n bề n vững các vùng tập trung sản xuất rau an toàn ở điạ phương trong
thời gian tới.
2.2. Mu ̣c tiêu cu ̣ thể
- Hê ̣ thố ng hoá được cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về phát triển các vùng
SX tập trung trong nông nghiệp.
- Đánh giá đươ ̣c thực tra ̣ng phát triển các vùng tập trung SX rau an toàn
trên điạ bàn nghiên cứu.
- Chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của các vùng tập
trung SX rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được các giải pháp phát triể n bề n vững các vùng tập trung SX
rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu.


3

3. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu
3.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển các vùng tập
trung SX rau an toàn trên điạ bàn huyê ̣n Kim Thành.
3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung:
Trong khuôn khổ luâ ̣n văn, chúng tôi chú tro ̣ng nghiên cứu các nô ̣i

dung sau:
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào các vùng tập trung sản xuất rau
an toàn trên địa bàn huyện.
- Tính bền vững của các vùng tập trung SX rau an toàn được xem xét
trên các khía cạnh: Kinh tế, Xã hội và Môi trường.
3.2.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu đươ ̣c tiế n hành trên pha ̣m vi huyê ̣n Kim Thành, tỉnh
Hải Dương.
3.2.3. Về thời gian
- Thông tin thứ cấp phu ̣c vu ̣ cho nghiên cứu đươ ̣c thu thâ ̣p từ năm
2012-2014.
- Các thông tin sơ cấp được điều tra, khảo sát trong giai đoạn từ tháng 4
đến tháng 8 năm 2015.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC VÙNG TẬP TRUNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất rau an toàn
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm rau an toàn
Theo cách hiểu thông thường hiện nay, rau an toàn (RAT) là loại rau
được sản xuất trong điều kiện bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón,
thuốc trừ sâu nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly để tránh gây ngộ độc khi
sử dụng.
Theo Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn,
RAT được định nghĩa là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế

biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn
được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các
quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu
chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo
quy định [1].
Yêu cầu về chất lượng của RAT bao gồm:
- Về hình thái: sản phẩm phải được thu hoạch đúng thời điểm. đúng yêu
cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm), không dập
nát, hư thối, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp;
- Về nội chất: phải đảm bảo quy định đạt dưới mức cho phép cho từng
loại rau về dư lượng hóa chất BVTV; hàm lượng nitrat, hàm lượng một số


5

kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen, cadimi, đồng; mức độ ô nhiễm các vi
sinh vật gây bệnh và ký sinh đường ruột như E.coli, trứng giun sán [12] [16].
Nói cách khác, rau an toàn là rau không dập nát, hư hỏng, không có đất,
bụi bám quanh, không chưa các sản phẩm hóa học độc hại, hàm lượng nitrat,
kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV cũng như các vi sinh vật gây hại phải
được hạn chế theo tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất và
nguồn nước tưới không ô nhiễm kim loại nặng, canh tác theo quy trình tổng
hợp, mức phân bón và thuốc BVTV hóa học được sử dụng ở mức độ tối thiểu
cho phép.
Sản xuất RAT là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp. Bên
cạnh những đặc điểm chung thì sản xuất RAT còn có những đặc điểm riêng
như sau:
(1) Khi trồng RAT, người sản xuất phải xử lý kỹ vườn ươm đề phòng

sâu, bệnh có hại cho cây trồng;
(2) RAT là loại rau yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như lao
động lớn hơn cây trồng khác;
(3) Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu
bệnh hại, cần phải sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng quy định (về liều
lượng, chủng loại, thời gian) và tổ chức sử dụng lao động hợp lý, khoa học để
vừa cho năng suất, sản lượng cao, vừa đảm bảo chất lượng;
(4) Có sự đòi hỏi nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ RAT, người sản
xuất phải tôn trọng các tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm mới tồn tại được
trên thị trường;
(5) RAT là sản phẩm tươi sống, có hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ
hư hỏng, khó vận chuyển và bảo quản nên thường được tiêu thụ tại chỗ;


6

(6) Tiêu thụ RAT mang tính thời vụ nên lượng cung cấp và giá bán là
hai yếu tố biến động tỷ lệ nghịch với nhau. Sự khan hiếm vào đầu vụ và cuối
vụ làm cho giá bán tăng và giá bán giảm vào giữa vụ do lượng cung tăng [9].
* Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân
tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính
sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các
nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững
và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [15].
* Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Phát triển bền vững

được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại,
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau” [5].

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, môi trường và xã hội
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật
chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự
đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải


7

kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và phát triển môi trường. Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong
quá trình phát triển chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc chính sau đây:
(1) con người là trung tâm của phát triển bền vững, (2) coi phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn phát triển sắp tới đồng thời từng bước thực
hiện nguyên tắc “mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”, (3)
bảo vệ và cải thiện chất lượng môi tường phải được coi là một yếu tố không
thể tách rời của quá trình phát triển, (4) quá trình phát triển phải đảm bảo đáp
ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây cản trở tới
cuộc sống của các thế hệ tương lai, (5) khoa học và công nghệ là nền tảng và
động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh
và bền vững đất nước, (6) phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các
cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh
nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân, (7) gắn chặt
việc xây dựng nền kinh tế độc lâp tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế để phát triển bền vững đất nước, (8) kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh
tế, xã hội và môi trường với đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã
hội [6].
* Phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp là sự quản lý và bảo tồn
sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển trong sản xuất
nông nghiệp như vậy sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm
cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế
và được chấp nhận về phương diện xã hội.


8

* Phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất RAT
Khái niệm phát triển bền vững sản xuất RAT mang tính chất toàn diện
và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt động liên quan đến sản xuất RAT,
cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ở nông thôn, tăng cường các
dịch vụ và phương tiện phục vụ cho sản xuất RAT theo nghĩa rộng và phục vụ
cho cả đời sống của con người.
Theo Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 11 năm 2013
về việc hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung, vùng
sản xuất trồng trọt tập trung được định nghĩa là khu vực sản xuất trồng trọt có
một hoặc nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ
trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và đáp ứng
các tiêu chí quy định về tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung và
tiêu chí cơ sở hạ tầng vùng sản xuất trồng trọt tập trung [2].
Như vậy, vùng sản xuất RAT là khu vực sản xuất RAT có một hoặc
nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo
Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và đáp ứng các tiêu chí

quy định về tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung và tiêu chí cơ
sở hạ tầng vùng sản xuất trồng trọt tập trung.
Do đó, phát triển bền vững vùng sản xuất tập trung RAT cũng như phát
triển bền vững sản xuất RAT cần phải đảm bảo sự phát triển cả về kinh tế, xã
hội và môi trường. Sự phát triển này đáp ứng được các yêu cầu phát triển của
hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển trong tương lai.


9

Phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất RAT trước hết phải đảm
bảo cho người sản xuất rau có thu nhập khá, để người sản xuất có thể từng
bước nâng cao đời sống của mình, để họ có thể tiếp tục duy trì và mở rộng sản
xuất rau theo hướng sản xuất RAT. Từ đây, người sản xuất nhận thức được
những gì mình cần làm và phải làm gì để tạo ra được sự bền vững cho người
tiêu dùng, cho môi trường sinh thái.
Phát triển vùng tập trung sản xuất RAT nhằm cung ứng cho thị trường
sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe, sản xuất sản phẩm thị trường cần, đáp ứng
nhu cầu thị hiếu, hướng dẫn thị trường, điều tiết hướng dẫn tiên dùng, góp
phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất
lượng cuộc sống, góp phần tổ chức lại sản xuất và lưu thông phân phối theo
hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển bền vững. Như vậy, phát triển
bền vững vùng tập trung sản xuất RAT cần đảm bảo:
- Cung cấp sản phẩm sạch: Sản phẩm cung ứng cho thị trường tiêu
dùng đòi hỏi phải là sản phẩm đạt được những tiêu chí cơ bản: chất lượng,
mẫu mã, hình thức bề ngoài. Yêu cầu về chất lượng đối với hàng nông sản,
thực phẩm là phải đảm bảo dưỡng chất cung cấp năng lượng cho con người,
vệ sinh và an toàn cho sức khỏe. Phát triển bền vững và tổ chức cung ứng
RAT là thực hiện cung ứng sản phẩm sạch cho nhu cầu tiêu dùng của con
người, góp phần phát triển chỉ số con người một cách toàn diện về trí tuệ và

sức khỏe. Đồng thời, phát triển bền vững RAT góp phần loại trừ những sản
phẩm gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của con người vẫn đang lưu thông
trên thị trường. Phát triển bền vững sản xuất RAT nhằm mục tiêu tạo ra những
vùng sản xuất RAT tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao,
thân thiện với sức khỏe con người và đem lại lợi ích cao nhất cho xã hội.
- Đáp ứng xu hướng thị hiếu tiêu dùng: Cuộc sống chất lượng đòi phải
được cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tốt. Nhu cầu tiêu dùng của con người


10

ngày càng đòi hỏi về số lượng và chất lượng của các sản phẩm. Khi điều kiện
kinh tế còn khó khăn, nhu cầu trọng tâm là thỏa mãn về số lượng, nhưng khi
trình độ sản xuất phát triển, nhu cầu xã hội cũng tăng theo và chuyển dần
trọng tâm từ nhu cầu về lượng sang nhu cầu về chất, đi cùng với chất là hình
thức mẫu mã phải đẹp, tiện ích. RAT là một sản phẩm nằm trong xu hướng thị
hiếu tiêu dùng hiện nay.
- Nâng cao trình độ và ý thức của người sản xuất: Tổ chức sản xuất và
lưu thông RAT góp phần thay đổi tập quán sản xuất và kinh doanh cũ, lạc
hậu, không phù hợp và dần hình thành vùng sản xuất tập trung RAT, nâng cao
ý thức và trình độ của người sản xuất; thay đổi tập quán kinh doanh nhỏ lẻ,
phân tán khó quản lư và tạo ra tập quán kinh doanh mới theo hướng văn minh,
hiện đại.
- Tác dụng đối với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: Trong cuộc
sống, rau là loại thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp các vitamin, các
loại axit hữu cơ, khoáng chất rất cần cho sự phát triển của cơ thể con người
mà nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được. Khi nguồn lương thực và
đạm động vật đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh ngày càng tăng.
Người ta coi như rau là một nhân tố tích cực trong việc cân bằng dinh dưỡng
và kéo dài tuổi thọ. Cây rau là cây dễ trồng xen, trồng gối, nên trồng rau tạo

điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất, ngoài ra còn tận dụng
được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau còn là cây có giá trị
kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho hộ nông dân. Do đó, phát triển bền
vững RAT có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, tạo việc làm, tận dụng lao động,
đất và nguồn tài nguyên. Sản xuất RAT đang là yếu tố quan trọng trong việc
phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Có thể nói, phát triển sản xuất RAT đang là vấn đề quan tâm của các
ngành, các cấp, cũng như của toàn xã hội nói chung. Bên cạnh việc cung cấp


11

thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến
và sản phẩm cho xuất khẩu; sản xuất rau còn góp phần tăng sản lượng nông
nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân,
tận dụng đất đai và nguồn lao động dư thừa, điều kiện sinh thái. Do vậy, phát
triển bền vững RAT là một vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của phát triển bền vững các vùng tập trung sản
xuất rau an toàn
1.1.2.1. Đặc điểm của phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất rau an
toàn
Sản xuất RAT là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp. Bên
cạnh những đặc điểm chung cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp
thì phát triển bền vững RAT còn có những đặc điểm riêng như sau:
- Bảo đảm sự tăng lên ổn định về sản lượng đồng nghĩa với diện tích
sản xuất có đủ điều kiện canh tác được mở rộng, tức là phải tập trung hơn nữa
cho đầu tư công để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất.
RAT chỉ được sản xuất tại những cơ sở sản xuất có đủ điều kiện sản
xuất theo quy định gồm các điều kiện về chất lượng đất trồng, nước tưới, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật. Điều kiện về đất trồng là kết quả của hoạt động quy

hoạch vùng sản xuất, sự liên kết giữa các quy hoạch nông nghiệp và các quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm bảo đảm lựa chọn và duy trì được
vùng sản xuất không bị ô nhiễm. Chất lượng nước tưới phụ thuộc vào nguồn
tưới và chất lượng hệ thống thủy lợi. Hệ thống thủy lợi, đường điện, đường
giao thông nội đồng là những cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần có để đảm bảo điều
kiện, Do vậy, việc lựa chọn các vùng sản xuất; điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và nâng cao trình độ cho lao động trong vùng sản xuất RAT là một đòi
hỏi cấp thiết.


12

- Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm RAT đòi hỏi thực hiện đồng
bộ nhiều hoạt động. Trong quá trình sản xuất RAT, người sản xuất thường sử
dụng nhiều chủng loại hóa chất nông nghiệp; trong sơ chế, bảo quản cũng có
thể sử dụng một số hóa chất nên có nhiều mối nguy gây ô nhiễm sản phẩm
trong suốt quá trình từ sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ. Chất lượng RAT bao
gồm chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và thái độ ứng xử
của người sản xuất, vì vậy, nội hàm của yêu cầu duy trì và nâng cao chất
lượng RAT bao gồm: (1) Hỗ trợ kỹ thuật và thông tin để người sản xuất hiểu
biết và nắm vững những yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất RAT như: ứng dụng
tốt chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); sử dụng phân bón, hóa chất
nông nghiệp đúng quy định, bảo đảm thời gian cách ly theo yêu cầu; khuyến
khích sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học và có nguồn gốc sinh học;
nghiêm cấm sử dụng phân tươi, thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh
mục; tránh lạm dụng phân đạm; (2) Thực hiện tuyên truyền, vận động để thay
đổi tập quán sản xuất không an toàn, thay đổi ứng xử của người sản xuất theo
hướng thân thiện với môi trường, có trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và
có ý thức về những mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những người
trực tiếp lao động; (3) Thực hiện giám sát bằng nhiều hình thức: Giám sát

cộng đồng, tự giám sát, giám sát của các tổ chức chứng nhận, giám sát thông
qua hệ thống chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực hiện đồng bộ giữa hình thành vùng sản xuất và lựa chọn phương
thức sản xuất phù hợp;
- Nội dung thông tin tuyên truyền đẻ thay đổi ứng xử của người sản
xuất và người tiêu dùng quyết định mức độ phát triển của RAT.
1.1.2.2. Vai trò của phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất rau an toàn
Trong quá trình phát triển, cùng với những khó khăn chung của ngành
nông nghiệp, ngành sản xuất RAT cũng đang vấp phải những cản trở không
nhỏ như:


13

- Tốc độ đô thị hóa nhanh nên quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp
giảm mạnh. Vùng sản xuất bị chia cắt, xen kẽ giữa các khu đô thị, khu công
nghiệp, dịch vụ. Môi trường đất, nước, không khí một số vùng sản xuất rau bị
ô nhiễm do sức ép tăng dân số và phát triển công nghiệp, giao thông… Tình
trạng ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí có ảnh hưởng rất lớn đến
những vùng trồng rau, đặc biệt là các vùng xung quanh đô thị, các khu công
nghiệp;
- Người sản xuất lạm dụng hóa chất trong sản xuất rau đã ảnh hưởng
đến nôi trường sống và làm việc của chính những người nông dân trực tiếp
sản xuất. Hậu quả làm giảm phẩm cấp và chất lượng nông sản như tồn dư hóa
chất BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho
phép ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ,
manh mún, không ổn định khó hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập
trung;
- Quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, công nghệ lạc
hậu, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất lao động

còn thấp;
- Công nghệ chế biến hầu như không phát huy được vai trò, thị trường
nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với
người nông dân;
- Khả năng hợp tác, liên kết giữa các ngành nghề, đặc biệt là liên kết
giữa sản xuất và tiêu thụ còn rất hạn chế;
- Cơ chế chính sách được ban hành nhiều nhưng thiếu đồng bộ, chưa
chặt chẽ và đôi khi khó thực thi trong thực tế.
Vì vậy, phát triển bền vững vùng tập trung sản xuất RAT có vai trò
quan trọng trong cuộc sống, trong bảo vệ an toàn môi trường sống, sức khỏe
người sản xuất, người tiêu dùng và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của


14

nông sản hàng hóa trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi cả trong và ngoài nước.
Do đó, phát triển bền vững các vùng tập trung sản xuất RAT cần phải đạt
được các yêu cầu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường tại
các vùng tập trung sản xuất RAT.
1.1.3. Nội dung phát triển các vùng tập trung sản xuất rau an toàn
Nội dung phát triển các vùng sản xuất tập trung RAT được trình bày
chi tiết dưới đây.
1.1.3.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển RAT
Để sản xuất RAT có hiệu quả và bền vững thì các chủ trương, chính
sách, các định hướng lâu dài và đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền có ảnh hưởng quyết định.
Chính sách cần khuyến khích người sản xuất phát triển RAT bằng cách
mở rộng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, ổn định và nâng cao sản lượng,
chất lượng RAT.

1.1.3.2. Xây dựng và quản lý Quy hoạch phát triển vùng sản xuất RAT
Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển RAT thật sự tác động sâu sắc
đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các tổ chức
trong phát triển bền vững RAT.
Quy hoạch phát triển RAT bao gồm quy hoạch vùng sản xuất và quy
hoạch hệ thống phân phối sản phẩm.
Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất
đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện
hành về điều kiện sản xuất RAT và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được
hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch phát triển RAT cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
nằm trong hệ thống quy hoạch chung nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy
hoạch chung và các quy hoạch khác có liên quan.


15

1.1.3.3. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
Sản xuất RAT có một đặc thù là chỉ được sản xuất tại những cơ sở có
đủ điều kiện sản xuất theo quy định. Cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải được đầu tư
đồng bộ thì mới có hiệu quả cao phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng được xác định là một yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững
RAT. Trong sản xuất RAT theo VietGap, quy định về cơ sở hạ tầng có những
yêu cầu cụ thể đối với hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, đường điện,
nhà lưới, nhà sơ chế, giới thiệu sản phẩm. Tuy vậy, không thể khẳng định là
phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ thì mới có RAT. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho
vùng sản xuất cần được lựa chọn các ưu tiên, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo
đảm các điều kiện để chất lượng nước tưới đúng quy định.
Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn so với giá trị sản
xuất rau nên việc đầu tư diện rộng cần có vai trò chủ đạo của nhà nước và sự

tham gia của địa phương, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư.
1.1.3.4. Phát triển và ứng dụng kỹ thuật canh tác phù hợp
Sản xuất RAT đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về đất, nước,
môi trường và quy trình kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường.
Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau và sản xuất
RAT theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Sử dụng nhà lưới, nhà
màng cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và
điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng. Thường xuyên kiểm tra đồng
ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời, áp dụng biện pháp
phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt bướm và diệt ổ trứng
sâu vào thời điểm thích hợp. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để
phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học
phải tuân thủ 4 nguyên tắc: đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách và
đúng thời gian.


16

RAT được thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng
suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau sau khi thu hoạch phải
được bảo quản bằng biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng
của sản phẩm.
1.1.3.5. Tổ chức sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
Trên thực tế có nhiều hình thức tổ chức tham gia sản xuất – tiêu thụ sản
phẩm RAT như các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp và các hợp tác xã.
Trong điều kiện hiện tại và tương lai, các nguồn lực phục vụ sản xuất RAT
của hộ luôn là những yếu tố giới hạn, đặc biệt là yếu tố đất đai có xu hướng
ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất ở dạng hợp tác sẽ giúp
cho việc liên kết trong tiêu thụ dễ dàng hơn.
Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm cũng cần được tính đến, nếu các

hộ trồng RAT có hệ thống kiểm tra nội bộ, thường xuyên ghi chép và cung
cấp thông tin về quy trình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV và phân bón, lịch thời
vụ gieo trồng và thu hoạch, chủng loại rau cùng với diện tích, năng suất, chất
lượng thì các sản phẩm bán ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy trình.
Song song với quá trình sản xuất RAT, cần phải hình thành hệ thống
thu mua và bán buôn. Hệ thống này được trang bị kho mát nhằm thu mua và
bảo quản dự trữ rau quanh năm để cung cấp cho những người bán lẻ. Nhưng
trên thực tế, thực sự chưa hình thành được các nhà phân phới lớn với đầy đủ
điều kiện vật chất và thiết bị để thu mua RAT cho người sản xuất vì những lý
do chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó, yếu tố chi phí là lý do cơ bản
nhất. Do đó, việc tiêu thụ thẳng cho người bán lẻ không giải quyết hết đầu ra
cho người sản xuất, không khuyến khích được sản xuất phát triển.
1.1.3.6. Tổ chức thị trường tiêu thụ RAT
Trên thực tế, mặc dù tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất
nhưng lại là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của


17

sản xuất. Sản phẩm có tiêu thụ được mới ra khỏi được khâu sản xuất, mới có
thể đi vào khâu lưu thông phân phối và sang lĩnh vực tiêu dùng, đáp ứng yêu
cầu của xã hội. Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm sẽ kích thích sản xuất, mở rộng quy
mô và ngược lại, nếu sản phẩm không được tiêu thụ sẽ hạn chế sản xuất, ảnh
hưởng đến sự tồn tại của quá trình sản xuất.
Tiêu thụ RAT đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và
nhà kinh doanh. Hiện nay, RAT sản xuất ra nhưng chưa đến được với người
tiêu dùng là do thiếu hoặc chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và
người lưu thông phân phối. Vì vậy, hiện nay đang xảy ra tình trạng RAT có
nguy cơ không đứng vững trong siêu thị.
Để có thể đứng vững trên thị trường, chất lượng RAT và mức độ cung

cấp đều đặn trong năm là yếu tố mang tính quyết định. Muốn vậy, người sản
xuất phải thay đổi cách thức tổ chức gieo trồng truyền thống, thực hiện gieo
trồng rải vụ để giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất, đảm bảo cung cấp RAT
thường xuyên và ổn định, hạn chế tính thời vụ trong cung ứng RAT.
1.1.3.7. Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát
Trong bất cứ ngành sản xuất nào, ổn định và nâng cao chất lượng sản
phẩm là một trong những tiêu chí đánh giá tính bền vững của ngành. Chính vì
vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng trong sản xuất và kinh doanh
RAT là hoạt động cần được chú trọng. Nó giúp liên tục định hướng cho người
sản xuất và tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm.
Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể thực hiện dưới nhiều hình thức.
Giám sát do các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở sản xuất, kinh doanh
RAT tự giám sát (giám sát nội bộ); giám sát do các Tổ chức chứng nhận và
giám sát cộng đồng.


×