Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện lục nam tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 121 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu
nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Người cam đoan

Nguyễn Đức Công


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, “Giải pháp phát
triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang” tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ cơ sở,
nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Nguyễn
Thị Hải Ninh người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá
trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Lục Nam và các Cơ quan, Ban
ngành của huyện, các hộ gia đình và các cơ sở dịch vụ đã giúp đỡ tôi trong
việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Trường Đại Học
Lâm Nghiệp, Khoa kinh tế quản trị và Phòng Sau Đại Học , và các thầy cô đã


trực tiếp giảng dậy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu,
cùng toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Đức Công


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
Trang ..................................................................................................................... iii
Trang phụ bìa ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN ......................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
1.1.1. Vài nét về nông thôn Việt Nam ...................................................................... 4
1.1.2. Du lịch nông thôn .......................................................................................... 7

1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn ............................................... 13
1.1.4. Khu vực có khả năng phát triển du lịch nông thôn ....................................... 16
1.1.5. Những bên liên quan tham gia vào du lịch nông thôn ................................... 16
1.2. Cơ sở thực tiến về phát triển du lịch nông thôn ............................................... 18
1.2.1. Sự phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới .......................................... 18
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 21
1.2.3. Những kinh nghiệm để phát triển du lịch nông thôn cho Bắc Giang ............. 25
1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ....................................... 26
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 28
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện lục nam – tỉnh Bắc Giang.................................... 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 28


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 32
2.1.3. Đánh giá chung về các tiềm năng của huyện Lục Nam................................ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 39
2.2.1. Khung logic nghiên cứu ............................................................................... 39
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát và mẫu điều tra ..................... 41
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 41
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................ 41
2.2.5. Phương pháp SWOT .................................................................................... 42
2.2.6. Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 42
2.2.7. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ............................................... 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 45
3.1. Thực trạng về tình hình phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Lục
Nam – tỉnh Bắc Giang ........................................................................................... 45
3.1.1. Tài nguyên du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam ........................................ 45
3.1.2. Đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại Lục Nam ................ 68

3.1.3. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam ......... 69
3.1.4. Khảo sát ý kiến của cộng đồng dân cư và khách du lịch ............................... 78
3.1.5. Đánh giá thực trạng phát của du lịch nông thôn ở Lục Nam ......................... 86
3.1.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về các tiềm năng du lịch
nông thôn của Lục Nam......................................................................................... 87
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở huyện lục nam – tỉnh
bắc giang ............................................................................................................... 89
3.2.1. Định hướng chung để phát triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam ........ 89
3.2.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam................ 90
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
UBND

.

Ủy ban nhân dân

NN

Nông nghiệp

BQ


Bình quân.



Lao động.

DLNT

.

Nguyên nghĩa

Du lịch nông thôn.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1.1
2.1

2.2

Tên bảng đồ
Một số loại hình du lịch nông thôn
Tình hình dân số và lao động của huyện Lục Nam qua 3 năm 2012
– 2014

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lục Nam giai đoạn
2012-2014

Trang
12
33

37

3.1

Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của huyện Lục Nam

69

3.2

Cơ sở ăn uống và lưu trú

74

3.3

Một số tiêu chí thể hiện của du khách về DLNT Lục Nam

80

3.4

3.5


Mức độ sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch nông thôn của người
dân địa phương tại Lục Nam
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về tiềm năng du lịch
nông thôn của Lục Nam

83

87


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Lục Nam

29

3.1

Đồi dứa Bảo Sơn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang


48

3.2

Dòng suối Mỡ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

50

3.3

Suối Nước Vàng huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

51

3.4

Đình Sàn - di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc

56

3.5

Di tích cấp quốc gia đình Sàn

57

3.6

Lễ hội đền Suối Mỡ


58

3.7

Hội thi dệt thổ cẩm ở bản Khe Nghè- Lục Sơn-Lục Nam

64

3.8

Trang trại chăn nuôi vịt trời

66

3.9

Trứng kiến

67


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
2.1

Tên biểu đồ
Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện

Lục Nam giai đoạn 2012-2014

Trang
38

3.1

Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch

70

3.2

Khách Du Lịch

71

3.3

Doanh thu giai đoạn 2012 - 2015

73

3.4

Nguồn nhận biết về Lục Nam của du khách

79



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ta đang trên đà phát triển, qua nhiều năm cải cách, mở cửa nền
kinh tế, Đảng và Chính Phủ đã đưa đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
nhiều lĩnh vực. Nhưng nổi bật nhất có thể nói đến là trong lĩnh vực Nông nghiệp
nông thôn, từ một quốc gia phải xin viện trợ về lương thực đến một nước xuất khẩu
lương thực hàng đầu thế giới, từ một nước đói nghèo bậc nhất Châu Á thì nay cả thế
giới phải lấy làm bài học về xóa đói giảm nghèo…
Ngày nay khi mức sống của con người ngày càng nâng cao cùng với đó thì
nhu cầu của con người cũng không ngừng vận động đặc biệt là nhu cầu về du lịch
ngày càng đa dạng và phong phú. Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng với nhiều
nước trên thế giới trong đó có nước ta, sự phát triển của du lịch góp phần nâng cao
và cải thiện đời sống cho người dân bởi vậy làm sao để phát triển du lịch là một
trong những vấn đề rất được quan tâm. Để thu hút được khách du lịch thì cần tạo ra
sự độc đáo và những điều mới lạ do đó ngành du lịch luôn phải làm mới mình bằng
cách cải thiện sửa chữa, tu bổ lại các điểm đến có sẵn đồng thời khai thác những
điểm du lịch mới. Du lịch nông thôn trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh
mẽ, đóng vai trò tích cực vào nền kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo, nâng cao
cải thiện đời sống cho người dân tại nông thôn và được khách du lịch rất yêu thích,
nhưng tại Việt Nam loại hình này là một loại hình du lịch mới, đang được khai thác
phát triển tại một số địa phương và rất hấp dẫn với khách du lịch đặc biệt du khách
quốc tế.
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, mặc dù trong những
năm qua công nghiệp cũng có đôi chút phát triển nhưng cũng chỉ lác đác vài nhà
máy, công ty, công xưởng, nền kinh tế của Huyện còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn
dựa vào nông nghiệp, nông thôn là chính. Song với vị trí địa lý của Lục Nam là một
vùng bán sơn địa với một địa hình đồi núi đan xen, cánh cung Đông Triều phía Tây
Yên Tử ôm ấp dải Huyền Đinh, dòng sông Lục hiền hòa chảy như dải lụa mềm qua

những xóm thôn trù phú. Hình sông thế núi ấy đã mang lại cho Lục Nam những


2

thắng cảnh đẹp nguyên sơ cùng với nền văn hóa kết tinh qua nhiều thời đại mà dấu
tích còn lưu đã làm nên những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, cộng với lòng mến
khách và giàu tình cảm của bà con làng trên xóm dưới sẽ trở thành tiềm năng cho
phát triển du lịch nông thôn tại nơi đây.Phát triển du lịch nông thôn sẽ tạo thêm
nhiều việc làm, giải quyết vấn đề môi trường cải thiện đời sống người dân.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển du
lịch nông thôn tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và hướng phát
triển mô hình du lịch nông thôn nhằm có thể triển khai và đem lại lợi ích thiết thực
cho nông thôn Lục Nam nói riêng và kinh tế của Huyện nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nông
thôn.
- Phân tích và đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch nông
thôn tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về các tiềm năng phát
triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy khai thác tối đa những tiềm
năng của địa phương vào phát triển mô hình du lịch nông thôn góp phần cải thiện
bộ mặt nông nghiệp nông thôn Lục Nam giàu đẹp và văn minh.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch nông thôn của Lục

Nam,
+ Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở Lục Nam – Bắc Giang
+ Thực trạng hoạt động du lịch nông thôn ở Lục Nam – Bắc Giang


3

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng, tiềm
năng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch nông thôn tại huyện Lục
Nam - tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục nam, tỉnh
Bắc Giang.
- Phạm vi vể thời gian: Dựa trên các tài liệu và số liệu được thu thập từ năm
2012 tới năm 2014, thời gian điều tra từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nông thôn.
- Hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại huyện Lục Nam –
tỉnh Bắc Giang.
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về các tiềm năng phát triển du
lịch nông thôn tại huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.
- Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy khai thác tối đa những tiềm năng của địa
phương vào phát triển mô hình du lịch nông thôn góp phần cải thiện bộ mặt nông
nghiệp nông thôn Lục Nam giàu đẹp và văn minh.



4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vài nét về nông thôn Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến năm 2014 dân số đạt gần 90,5 triệu người, trong đó có
66.9% dân số sống ở vùng nông thôn, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 81%
diện tích lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế, cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh
hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Người dân Việt Nam dù sống khắp nơi trên thế
giới vẫn giữ được nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam.
Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn, chiếm 68% tổng giá trị
sản phẩm ở nông thôn. Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo hiện nay đang đóng
góp nhiều cho xuất khẩu. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người nông dân vẫn
còn rất thấp. Các ngành dịch vụ tương đối yếu ở nông thôn do khó khăn trong vận
chuyển và nhu cầu của địa phương thấp.
Làng quê Việt Nam ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều làng vẫn
giữ được những nét truyền thống lâu đời. Nhắc đến làng quê Bắc Bộ là ta nhớ ngay
đến hình ảnh của luỹ tre, đình làng, cây đa, cổng làng. Những hình ảnh đó đã in
đậm trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam cũng có một ngôi đình. Từ
bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân
Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã hội
của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn
hoá, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Từ xưa đến
nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung là đình chùa, nhưng trên thực tế,
đình và chùa không cùng một ý thức văn hoá. Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh
hưởng văn hoá Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa; còn đình là của cộng đồng làng
xã Việt Nam, là nơi để thờ Thành Hoàng làng và những người có công với dân, cứu

nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Đình là biểu hiện sinh hoạt


5

của người Việt Nam, nơi cân bằng phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn
những nét tài năng, tư duy của dân làng. Vào những ngày lễ, tết, dân làng lại thắp
hương tế lễ cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa
màng bội thu. Đây là lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, “uống nước nhớ nguồn” của
người Việt Nam. Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối tạo
thành một nền văn hoá hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến
cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm
tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam.
Theo quan niệm kiến trúc, đình là một công trình kiến trúc công cộng, rộng mở
chào đón bất kỳ người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt
Nam chính là nơi không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn
hoá hiện thực của đời sống nhân dân. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những
mô típ trang trí tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu, cách điệu và
đồ hoạ. Sân đình là nơi tổ chức hội làng, trong hội làng dân làng thường diễn Hèm.
Theo từ điển Tiếng Việt, Hèm có nghĩa là trò diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần
thờ trong làng, những điều kiêng kỵ của thần… Việc Việt hoá, dân dã hoá vị
“Thành Hoàng” bằng cách triều đình “tấn phong” cho các thần linh của thôn xã
chức Thành Hoàng làng đã góp phần thúc đẩy ngôi đình dần chiếm địa vị trung tâm
sinh hoạt trong xã hội nông thôn Việt Nam để tới nay đình được coi là biểu tượng
quê hương. Nhìn chung văn hoá đình Việt Nam có tính hoàn toàn độc lập của một
cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hoà mọi nền văn hoá khác thành một nét văn
hoá riêng nhằm phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong đó yếu tố chủ yếu vẫn là
thờ cúng những người có công với xã, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất
nước.
Từ bao đời nay, người Việt cũng coi cây đa như một biểu tượng của làng quê

truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo
dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành
tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây
đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức
phong phú.


6

Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân
chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi
khi là cả một vòng đời người.
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ
thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh
hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi
bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa
thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng
ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi
làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái trong làng. Không chỉ có vậy, cây đa
làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người.
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con
người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên
nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ.
Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở
các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần
linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi

lang thang quấy nhiễu dân làng.
Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của
biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa
mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng
cây đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm
hồn mỗi con người Việt Nam.
Ở những làng quê Việt Nam, đặc trưng với những cây đa, bến nước, con đò,
hay với những cánh cổng làng đơn sơ cổ kính. Mỗi cái cổng làng đều có một nét


7

văn hoá riêng, tùy theo đặc điểm làng đó. Có làng giàu, có làng khoa bảng, có làng
nghề... tất cả những cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc
trước cổng. Những cánh cổng ấy thường được gọi với cái tên làng, và tên làng được
lấy theo đặc trưng của làng đó, hay một sự kiện, một di tích lịch sử... Ví dụ: làng lụa
Vạn Phúc. Ở mỗi làng thường chỉ để một hoặc hai lối ra vào và cổng làng thường
được dựng ở đây để làm ranh giới giữa các làng. Đối với những người xa quê đã
lâu, khi về quê hương, còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa
và biết rằng mình đã sắp sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới
chính thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà
mình vì người trong làng thường đối xử với nhau như trong một gia đình. Cổng làng
thường thấy nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình…,
chủ yếu là những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã. Đối với mỗi người dân Việt
Nam, cổng làng đã trở nên rất thân thuộc. Cổng làng thường là nơi hẹn hò của các
đôi trai gái. Và với mỗi người con gái khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà
chồng, trở thành một thành viên trong cộng đồng dân cư của làng. Với niềm tin, suy
nghĩ giữ làng tức là giữ nước, cổng làng là nơi đã chứng kiến biết bao thế hệ thanh
niên đã không tiếc hi sinh than mình để gìn giữ cánh cổng làng. Cánh cổng làng là
bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều trước làn sóng đô thị hóa

ồ ạt. Những cánh cổng làng có vẻ như không còn phù hợp với những con đường bê
tông mở rộng. Nhưng trong một góc tâm thức nào đó của mỗi người dân, cổng làng
vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thuộc và là đặc trưng của mỗi làng quê, làng
nghề của miền đồng bằng bắc bộ. Hơn nữa, cổng làng là một trong những biểu
tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam.
1.1.2. Du lịch nông thôn
1.1.2.1. Sự ra đời của du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành
đường sắt ở Châu Âu. Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ
XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và được phổ biến ở
hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan


8

Mạch, Thuỵ Điển… Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm
tương đồng với các loại hình du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch
nhà nghỉ ở nông thôn… Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát
triển và quốc gia phát triển là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem
du lịch nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói
nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn
hoá truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy, du lịch nông thôn ở các nước này
phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia phát triển thì loại hình du lịch này lại
phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày
càng bị thu hẹp lại.
Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nên hình
thức du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng
hạn, ở Ô-xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu tại các trang trại lớn; ở Nhật Bản,
hình thức du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du
lịch nông thôn được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn

được tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những
quốc gia có nhiều làng nên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng. Phát
triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm đói
nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát
triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng
cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và góp phần tiệu thụ các
sản phẩm địa phương.
1.1.2.2. Khái niệm và các loại hình của du lịch nông thôn
a) Định nghĩa về du lịch nông thôn
Theo từ điển du lịch (Encyclopedia of tourism, 2000, Routledge, trang 514515) thì du lịch nông thôn (Rural tourism) được giải thích như sau:
Du lịch nông thôn: là loại hình khai thác các vùng nông thôn như một nguồn
tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm không gian
yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên. Du lịch nông


9

thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, du lịch di
sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh và
thưởng thức cảnh quan nông thôn, và du lịch nông nghiệp. Nói chung, khu vực
nông thôn hấp dẫn nhất đối với khách du lịch là những vùng ven khu nông nghiệp,
thường là vùng dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc những vùng cao, miền núi ít
được biết đến. Du lịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là
cho phụ nữ, và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông
thôn. Đầu tư du lịch nông thôn có thể bảo tồn các công trình lịch sử, và các hoạt
động truyền thống như lễ hội làng có thể được phục hồi thông qua sự quan tâm của
khách du lịch.
Các công trình bỏ hoang trong các ngôi làng xuống cấp hoặc đang có dấu
hiệu xuống cấp có thể được phục dựng để trở thành ngôi nhà thứ hai cho cư dân đô
thị. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo,

nhưng cũng có thể phá hủy các đặc trưng cảnh quan mà ban đầu thu hút khách du
lịch. Việc gia tăng sự hiện diện của người dân đô thị đô thay đổi tính chất xã hội của
các làng, lưu lượng dày đặc của xe ô tô và các đoàn khách gây ra ùn tắc giao thông
trên các tuyến đường làng chật hẹp và cản trở sự di chuyển của gia súc. Ô nhiễm
giao thông, vật nuôi thả rông, sự thiếu kiểm soát du khách ra vào có thể gây tổn
thương vật nuôi và cây trồng. Sự trùng hợp của mùa vụ nông nghiệp và du lịch
cũng dễ dẫn đến xung đột về nguồn nhân lực. Vì vậy, cán cân giữa chi phí và lợi ích
từ du lịch nông thôn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực, nhưng tại
một số vùng nông thôn, du lịch được xem là một hoạt động hiển nhiên.
Một trong những định nghĩa phổ biến nhất về du lịch nông thôn được nhiều
học giả trích dẫn là của tác giả Bernard Lane (1994) đúc kết trong bài viết “Du lịch
nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch Bền vững, quyển 2, số 1-2, tại trang 14.
Theo đó, du lịch nông thôn với hình thức thuần túy nhất là loại hình du lịch:
(1) Được diễn ra ở những khu vực nông thôn;
(2) Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu
của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được


10

tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội
và văn hóa truyền thống ở làng xã.
(3) Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy
mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản).
(4) Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức
chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lý chủ yếu bởi
địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã.
(5) Với nhiều loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch
sử, địa điểm của mỗi nông thôn.
Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn là loại hình du lịch trong đó nông

nghiệp, sinh hoạt, nghề truyền thống, cảnh quan,... vốn chưa được xem là tài
nguyên du lịch, giờ được sử dụng như những tài nguyên du lịch dành cho du khách
tiếp xúc, trải nghiệm với đời sống nông thôn. Việc này phụ thuộc vào phương pháp
phát triển nhưng có nghĩa là tất cả mọi nông thôn đều có khả năng trở thành điểm
đến du lịch. Trong tâm trí mỗi người ắt sẽ xuất hiện hình ảnh du lịch thực tế của
những người thành thị chưa từng tiếp xúc với cuộc sống nông thôn bình thường đến
trải nghiệm nông nghiệp, ăn những thức ăn tươi ngon từ các loại rau do mình hái,
hoặc ngồi nghe người dân nói về đời sống nông thôn. Đối với người dân nông thôn
thì đó chỉ là cuộc sống và sinh hoạt thường ngày, nhưng chỉ cần thêm vào một chút
dịch vụ giá trị gia tăng nào đó cho phù hợp với du lịch thì có thể làm thành điều hấp
dẫn thú vị cho du khách và cư dân thành phố. Thêm vào đó, nhờ có du lịch mà nhu
cầu về nông nghiệp tăng lên, các giá trị văn hóa có hướng kế thừa, nên có thể nói du
lịch nông thôn giúp cho việc gia tăng thu nhập (Sơ đồ 1.1). Nói cách khác, du lịch
nông thôn là cơ hội mở rộng kinh doanh ở khu vực nông thôn đó thông qua du lịch.
Mặt khác, một khi du lịch phát triển thành công tại địa phương thì cũng có thể phát
sinh các vấn đề thay đổi về mặt xã hội và môi trường ở địa phương đó. Vì thế, cần
phải cân nhắc từ phương diện xã hội và môi trường khi phát triển du lịch nông thôn.
Có thể tóm tắt về khái niệm du lịch nông thôn như sau:
- Tất cả các yếu tố nông thôn (đời sống, nghề truyền thống, cảnh quan v.v)
đều có thể trở thành tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn du khách.


11

- Là hướng sinh kế mới cho vùng nông thôn.
- Có thể tạo công ăn việc làm mới cho phụ nữ và những người trẻ khác.
- Có thể phát triển bằng cách kết hợp hài hòa tài nguyên khu vực nông thôn
(nông nghiệp và nghề truyền thống, di sản văn hóa v.v) với du lịch.
- Nhờ có sự kết hợp như thế mà có hướng kế thừa nghề truyền thống cũng
như các di sản văn hóa.

- Được quản lý, khai thác và thực hiện chủ yếu bởi người dân địa phương.
Tạo hướng kinh doanh mới cho nông
thôn, Taọ sinh kế cho cộng đồng

Cung cấp dịch vụ

Trải nghiệm

Giao lưu
CHỦ
(Cộng đồng,
Tài nguyên
thiên nhiên)

Giao lưu
Chương trình du lịch nông thôn
Trải nghiệm đời sống, nghề
truyền thống, nông nghiệp,
bán sản vật

KHÁCH
(Du khách)

Bảo tồn tài nguyên địa phương
(văn hóa, thiên nhiên)
Kế thừa nghề truyền thống

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khái niệm du lịch nông thôn
b) Loại hình du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn (Rural Tourism) cụ thể gồm những loại nào? Loại hình du

lịch nông thôn rất đa dạng do tài nguyên trong các khu vực nông thôn rất phong phú.
Ví dụ, có thể kể các loại hình du lịch ở một số khu vực trên cơ sở vận dụng đặc
trưng ở từng khu vực nông thôn đó, sẽ có Du lịch di sản văn hóa (Heritage tourism);
Du lịch văn hóa (Cultural tourism); Du lịch làng nghề truyền thống (Craft tourism);
Du lịch cộng đồng (Community based tourism); Du lịch sinh thái (Eco-tourism); Du
lịch nông sinh học (Agro-tourism) v.v. Điều quan trọng trong phát triển du lịch
nông thôn là vận dụng tính đặc sắc có ở từng nông thôn đó. Một số loại hình du lịch
nông thôn được thể hiện qua bảng 1.1.


12

Bảng 1.1: Một số loại hình du lịch nông thôn
Loại hình

Đặc trưng

Du lịch di sản
(Heritage tourism)

Là du lịch bảo tồn và phát huy các
di sản văn hóa trong làng (nhà cổ,
đình làng, miếu-đền, nhà thờ họ,
bia đá) được truyền lại cho hậu
thế và các hoạt động của người
xưa, để người bên ngoài có thể
học tập, giao lưu.
Du lịch sử dụng các đặc trưng văn
hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền
thống và văn hóa phi vật thể độc

đáo của làng.

Du lịch văn hóa
(Cultural tourism)

Du lịch làng nghề
truyền
thống
(Craft
tourism)

Du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề
truyền thống, nghề thủ công mỹ
nghệ, các tác phẩm nghệ thuật,
nghề gốm v.v có nguồn gốc từ
nông thôn.

Du lịch cộng đồng
(Community based
tourism)

Du lịch với thú vui hòa mình vào
cuộc sống và người dân nông
thôn, giao lưu với họ.

Du lịch sinh thái
(Eco tourism)

Du lịch vận dụng các không gian
tự nhiên như cảnh quan sông

nước, cây xanh, công viên, vườn
cây ăn quả, nhà vườn.

Nét hấp dẫn du lịch
(điển hình)
Thăm thú và học tập về các di
tích lịch sử, thăm các nhà cổ,
lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng
nông gia, hướng dẫn viên địa
phương hướng dẫn du khách đi
thăm làng v.v
Tham quan các buổi trình diễn
nghệ thuật truyền thống, tour
tham quan nguồn gốc văn hóa
truyền thống, tham quan và trải
nghiệm các nghi lễ v.v
Trải nghiệm nghề truyền thống,
giao lưu với nghệ nhân, mua các
sản phẩm nghề truyền thống,
tham gia tour đi tham quan
nguồn gốc các sản phẩm nghề
truyền thống v.v.
Trải nghiệm và giao lưu liên
quan đến nghề truyền thống,
nghề nghiệp do người dân sinh
sống trong làng kinh doanh, tour
tiếp xúc đời sống nông thôn,
tour vận dụng môi trường tự
nhiên trong làng v.v
Tour khám phá môi trường thiên

nhiên như sông nước, phong
cảnh, thăm và dùng thử tại các
cơ sở chế biến trái cây…

Du lịch nông sinh Du lịch có các hoạt động nghề và Các chương trình trải nghiệm,
học
cuộc sống tại các nông thôn.
học tập về nông nghiệp, dùng
(Agro tourism)
thử nông sản, giao lưu với người
dân làm nông nghiệpv.v
Du lịch dân tộc Du lịch vận dụng đời sống và văn Lý giải đời sống của người dân
thiểu số
hóa của các dân tộc thiểu số.
tộc thiểu số, trải nghiệm văn hóa
(Ethno-tourism)
dân tộc, tham gia các buổi trình
diễn, âm nhạc của người dân tộc
thiểu số.

(Nguồn: Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thông Việt Nam – năm 2014)


13

c) Loại dịch vụ trong du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn đòi hỏi tạo ra các dịch vụ trên cơ sở sử dụng các tài
nguyên du lịch có ở nông thôn đó. Các loại dịch vụ du lịch nông thôn đang được
thực hiện tại Việt Nam bao gồm:
1Nhà hàng nông gia: là dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các

loại thực phẩm lấy tại nông thôn.
2 Dịch vụ Homestay: là dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, trải nghiệm chính
cuộc sống của họ.
3 Trải nghiệm, mua sắm với nghề truyền thống: Quảng diễn cho du khách
xem các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, các loại hình nghệ thuật dân
gian v.v còn lưu lại tại làng, cung cấp dịch vụ trải nghiệm hoặc bán cho du khách
hàng lưu niệm.
4 Trải nghiệm nông nghiệp: Dịch vụ trải nghiệm khi tham gia các hoạt động
nông nghiệp.
5 Tour bơi thuyền, đi xe đạp: Là dịch vụ sử dụng cảnh quan của làng (như
sông nước, cảnh quan thiên nhiên) để làm hấp dẫn du khách.
6 Tham quan, trải nghiệm các lễ tế, màn trình diễn truyền thống: Hát múa tại
các lễ hội, tổ chức các buổi trình diễn truyền thống.
7 Giao lưu với người dân địa phương - hướng dẫn viên địa phương: Là hoạt
động giao lưu hoặc giới thiệu về làng cho du khách bởi chính người dân địa phương.
8 Tái hiện lịch sử và văn hóa: Là dịch vụ viếng thăm và nghe giải thích các
tài nguyên văn hóa và các kiến tạo vật còn lưu giữ lại từ xưa.
9 Các dịch vụ khác: Là các dịch vụ sử dụng tài nguyên du lịch và tài nguyên
con người khác cần lưu giữ tại địa phương
1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn
 Theo Th.S. Bùi Thị Lan Hương: “Phát triển du lịch nông thôn là phát
triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở
địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của
cộng đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của


14

chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo
định hướng bền vững. ”

Như vậy, khi phát triển du lịch nông thôn cần lưu ý các vấn đề sau:
 1.Mở rộng khai thác mối liên kết giữa các loại hình du lịch của địa
phương
 2. Hài hòa lợi ích của cộng đồng địa phương và tổ chức làm du lịch
 3. Sự tham gia của người dân địa phương là yếu tố không thể thiếu
 4. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương
 5. Định hướng phát triển bền vững
1.1.3.1. Xác định giai đoạn của chu kỳ phát triển du lịch nông thôn
Để bắt đầu phát triển du lịch nông thôn tại một khu vực, theo các
chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, cần tiến hành những xem xét đánh giá tổng
quan để xác định xem khu vực đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ phát triển.
Việc đánh giá này dựa trên lí thuyết về chu kỳ phát triển của một điểm du
lịch
thông thường, cụ thể theo giáo sư R.W. Butler trong bài “The concept of a
tourism area life cycle of evolution:

Implecation of management of

resources”
đăng trên tạp chí Nhà địa lý Canada thì chu kỳ phát triển du lịch của một
điểm trải qua 6 giai đoạn. Cụ thể là giai đoạn tìm hiểu (Exploration), giai
đoạn tham gia (Involvement), giai đoạn phát triển (Developpement), giai đoạn
hoàn chỉnh (Consolidation), thời kỳ đình trệ (Stagnation), thời kỳ suy thoái
(Decline) và thời kỳ tái sinh (Rejuvenation).
Trong Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa chu kỳ phát triển du lịch theo lý thuyết của
giáo sư R.W. Butler như sau:


15


Các giai đoạn phát

Đặc điểm

triển du lịch
1

Giai đoạn tìm hiểu Hầu như không có du khách, không phát sinh thay đổi gì
Exploration

đối với các đối tượng cứng, mềm trong khu vực do du
lịch. Sự lui tới của khách viếng thăm hầu như không tạo
ảnh hưởng kinh tế, xã hội gì với cư dân.

2

Giai đoạn tham

Số lượng du khách tăng, thường thì đến 1 con số kỳ

gia

vọng nhất định nào đó thì một bộ phận người dân sẽ

Involvement

tham gia. Một vài cơ sở dành cho du khách sẽ được trang
bị. Các chiến dịch quảng bá cho du khách sẽ được thực
hiện. Có thể nhìn thấy được sự thay đổi trong đời sống

của người dân.

3

Giai đoạn phát

Đã hình thành được thị trường trọng điểm, loại hình du

triển

lịch cũng đã hình thành. Sự tham gia của người dân vào

Development

việc phát triển và kiểm soát sẽ giảm nhanh. Sự can thiệp
cấp quốc gia vào trang bị và mở rộng sẽ tăng lên.

4

Giai đoạn hoàn

Tỉ lệ tăng du lịch giảm, nhưng lượng tổng thể vẫn tiếp

chỉnh

tục tăng. Du khách sẽ nhiều hơn cư dân. Thành phần chủ

Consolidation

đạo của kinh tế khu vực gắn liền với du lịch. Đầu tư bên

ngoài về trang bị cơ sở vật chất để có thể tiếp nhận số
lượng lớn du khách cũng sẽ tăng lên.

5

Thời kỳ đình trệ

Đạt đỉnh về số lượng du khách, chạm ngưỡng hoặc vượt

Stagnation

quá giới hạn cho phép về nhiều mặt, phát sinh nhiều vấn
đề môi trường, kinh tế, xã hội. Lúc đó vẫn giữ được hình
ảnh là một điểm du lịch những không còn là điểm đến
thịnh hành nữa

6

Thời kỳ suy thoái,

Không còn sức cạnh tranh với các điểm du lịch mới nữa,

thời kỳ tái sinh

lượng du khách cũng giảm. Lúc này cần phát hiện lại các

Decline,

giá trị du lịch mới để tái sinh: 1. Cần sáng tạo để tăng sự


Rejuvenation

hấp dẫn, 2. Khai thác tài nguyên du lịch mới v.v


16

1.1.4. Khu vực có khả năng phát triển du lịch nông thôn
(1) Tính độc đáo của tài nguyên khu vực nông thôn
Tài nguyên du lịch khu vực nông thôn bao gồm nhiều dạng, lại có nhiều loại
nông thôn. Ở nông thôn, khu vực nào có càng nhiều tài nguyên nổi bật so với các
địa phương khác thì khả năng hình thành điểm đến du lịch càng cao. Ngoài ra, từng
tài nguyên du lịch đơn lẻ thì không đủ mạnh, vì thế có nhiều phương pháp giúp kết
hợp với các tài nguyên du lịch đơn lẻ với nhau để tăng nét hấp dẫn của điểm đến du
lịch nông thôn.
(2) Điều kiện vị trí - tính thuận tiện trong đi lại
Du lịch nông thôn không đơn giản chỉ là chuẩn bị các chương trình du lịch
mà bằng cách nào đó cần phải lôi kéo được du khách đến nữa. Điều kiện quan trọng
là vị trí và cách tiếp cận. Tiêu chuẩn xác định vị trí sẽ là cự ly từ thành phố chính,
cự ly từ điểm du lịch quan trọng, tính thuận tiện trong giao thông, có hay không đối
với phương tiện giao thông công cộng v.v.
(3) Tính cạnh tranh trên thị trường
Khi đã đầy đủ các điều kiện về chất lượng tài nguyên du lịch, điều kiện vị tríđi lại như nói trên thì tính cạnh tranh trên thị trường sẽ được nâng cao. Ngược lại,
nếu trường hợp cả đôi bên đều yếu thì cần nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm
du lịch bằng nhiều phương pháp như phát triển sản phẩm du lịch (sức hấp dẫn),
nâng cao độ thân thiện, hiếu khách của người dân v.v. Về sản phẩm du lịch (sức hấp
dẫn), giả sử nông thôn có điều kiện tiếp cận không tốt, nhưng có những điều mà chỉ
ở điểm đến đó mới có thể xem được, có thể trải nghiệm được, thì sản phẩm đó vẫn
có thể bán được.
1.1.5. Những bên liên quan tham gia vào du lịch nông thôn

(1) Các cơ quan quản lý hành chính
Các cơ quan hành chính ở Trung ương có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Tổng cục Du lịch, các cơ quan như Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch; ở địa
phương có Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh; ở cấp huyện có các phòng phụ
trách Văn hóa Du lịch; ở cấp xã thì UBND đóng vai trò quan trọng. Đối với các địa


17

phương có văn phòng quản lý các Di sản Văn hóa và Du lịch, có các vị trí liên quan
đến văn hóa trực tiếp thì các cơ quan, bộ phận này cũng đóng vai trò quan trọng.
(2) Các doanh nghiệp tư nhân
Gần đây, vai trò của các công ty tư nhân trong phát triển du lịch ngày càng
được nâng cao. Đến nay, đã có những điển hình về hình thành điểm đến du lịch nhờ
vào vốn của các công ty tư nhân, và sự hỗ trợ của họ vào phát triển du lịch nông
thôn cũng được kỳ vọng rất nhiều.
Ví dụ, có nhiều trường hợp mà các công ty du lịch, trên quan điểm khai thác
thị trường, đã tư vấn cho cộng đồng và các cơ quan hành chính địa phương, đã đầu
tư các cơ sở vật chất quy mô nhỏ (nhà vệ sinh v.v) cho hộ dân họ có kế hoạch gửi
khách. Cũng có nhiều công ty du lịch khác đã hợp tác phát triển các dịch vụ du lịch,
đào tạo hướng dẫn viên địa phương (thuyết minh viên du lịch) v.v.
(3) Cộng đồng dân cư nông thôn
Tại các khu vực nông thôn, các tổ chức có sức gắn kết trong cộng đồng như
hội phụ nữ, hợp tác xã nông nghiệp, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các nhóm
ngành nghề và các hộ dân v.v đều hỗ trợ cho du lịch. Các hộ dân độc lập thì có thể
tham gia cung cấp dịch vụ du lịch gia đình như cung cấp dịch vụ ẩm thực hay tiếp
nhận lưu trú tại nhà mình v.v. Cộng đồng nông thôn thì cung cấp dịch vụ theo nhóm
ngành nghề trong các nghề truyền thống, các tổ chức quần chúng sẵn có trong xã
hội nông thôn như hội phụ nữ, hội nông dân v.v cũng có thể tham gia làm dịch vụ
du lịch. Tuy nhiên, khi phát triển du lịch tại các vùng nông thôn thì những người

dân trước nay chưa làm du lịch sẽ cung cấp dịch vụ, nên đa số các trường hợp cần
có hợp tác đào tạo kỹ thuật chuyên môn thông qua các chương trình tập huấn
(4) Các cơ quan đào tạo nhân lực
Chúng ta kỳ vọng vào sự hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn của khoa du lịch
của các trường đại học, các trường nghiệp vụ du lịch, cao đẳng du lịch trực thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua việc thực hiện tập huấn kỹ thuật, các
chương trình huấn luyện kỹ năng đón tiếp, phục vụ khác, tính hiếu khách v.v cho
cộng đồng tham gia du lịch.


×