Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 74 trang )

KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

Tác giả

HUỲNH VĂN THÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
Ks. Võ Thị Bích Thùy

Tháng 06 năm 2012

i


CẢM TẠ
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường đại học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu suốt bốn
năm trên giảng đường đại học.
Tôi chân thành cảm ơn Cô Võ Thị Bích Thùy, người đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành bài khóa luận này.
Xin cảm ơn các anh chị, cô chú, cán bộ trong UBND huyện Bình Sơn đã hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành bài khóa luận này.
Xin cảm ơn các anh chị, cô chú trong khu du lịch sinh thái Thiên Đàng đã chỉ
dẫn và cung cấp các thông tin cho tôi trong đợt khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ở bên cạnh động viên tôi.


ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “ Khảo sát tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi” được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.
Các nội dung nghiên cứu gồm:
- Khảo sát tiềm năng du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn
tỉnh Quảng Ngãi.
Kết quả đạt được:
- Xác định được các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn
tỉnh Quảng Ngãi: sự thuận lợi về vị trí, khí hậu, tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên và
nhân văn, tiềm năng về nguồn khách du lịch sinh thái.
- Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi: các giải pháp về đầu tư phát triển du lịch sinh thái; giải pháp về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý; giải pháp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Cảm tạ ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt đề tài ................................................................................................................. iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mục bảng biểu .................................................................................................... viii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1


Đặt vấn đề ..............................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2

1.3

Nội dung nghiên cứu .............................................................................................2

1.4

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2

1.5

Phạm vị nghiên cứu ...............................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Tổng quan về huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi .....................................................3
2.1.1 Tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................3
2.1.1.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................................3
2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên................................................................................................3
2.1.2 Huyện Bình Sơn .....................................................................................................8
2.1.2.1 Vị trí địa lý...........................................................................................................8
2.1.2.2 Đặc điểm tự nhiên................................................................................................9
2.1.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................10
2.1.2.3.1 Kinh tế ............................................................................................................10
2.1.2.3.2 Xã hội .............................................................................................................10

iv


2.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ............................................................................12
2.2.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái .............................................................................12
2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST ...........................................................................13
2.2.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST ..............................................................14
2.3 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ..........................................................................15
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................16
3.1 Phương pháp tổng quan tài liệu ...............................................................................16
3.2 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................................16
3.3 Phương pháp điều tra xã hội học .............................................................................16
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................17
3.5 Phương pháp ma trận SWOT ..................................................................................17
Chương 4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ......................................................................18
4.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. ............18
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm xã hội .................................................................18
4.1.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................18
4.1.1.2 Khí hậu ..............................................................................................................18
4.1.1.3 Cơ sở hạ tầng và giao thông ..............................................................................20
4.1.1.4 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..........................................22
4.1.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................23
4.1.2.1 Tài nguyên biển .................................................................................................23
4.1.2.2 Tài nguyên ao hồ, sông suối. .............................................................................24
4.1.2.3 Khu du lịch sinh thái..........................................................................................24
4.1.2.3.1 Khu du lịch sinh thái Thiên Đàng ..................................................................24
4.1.2.3.2 Dự án các khu du lịch sinh thái ......................................................................25
4.1.3 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn ...........................................................26

v



4.1.3.1 Di tích lịch sử - văn hóa ....................................................................................26
4.1.3.2 Lễ hội .................................................................................................................27
4.1.4 Tiềm năng về nguồn khách du lịch ......................................................................27
4.1.5 Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi..............................................27
4.1.6 Tình hình hoạt động du lịch sinh thái ...................................................................29
4.1.6.1 Tình hình cơ sở lưu trú ......................................................................................29
4.1.6.2 Tình hình khách du lịch .....................................................................................29
4.1.7 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chi phối phát triển DLST .......33
4.2 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
.......................................................................................................................................38
4.2.1 Giải pháp về khuyến khích đầu tư vào phát triển DLST ......................................38
4.2.2 Giải pháp về phát triển các dịch vụ bổ trợ............................................................38
4.2.3 Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ...................................................39
4.2.4 Giải pháp về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ...........................................39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................43
5.1 Kết luận....................................................................................................................43
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................44
5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................................46

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi ...................................................4
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Bình Sơn ....................................................8
Hình 4.1: Cảnh quan các bãi tắm huyện Bình Sơn............................................23

Hình 4.2: Mục đích đi du lịch của khách ..........................................................30
Hình 4.3: Loại hình cung cấp thông tin du lịch cho khách ...............................31
Hình 4.4: Khoảng thời gian đi du lịch của du khách .........................................31
Hình 4.5: Tỷ lệ mong muốn quay trở lại của du khách .....................................32
Hình 4.6: Tỷ lệ mong muốn giới thiệu cho bạn bè người thân .........................32

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Bình Sơn qua các năm ................................10
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi từ năm
2002 đến năm 2008 (oC) ...................................................................19
Bảng 4.2: Lượng mưa các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi từ năm 2002 đến
năm 2008 (mm) .................................................................................19
Bảng 4.3: Số giờ nắng các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi từ năm 2002 đến
năm 2008 (h) .....................................................................................19
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng ở các lĩnh vực ....................................................22
Bảng 4.5: Cơ cấu kinh tế năm 2006, 2010 và dự kiến năm 2015 ......................23
Bảng 4.7: Bảng phân tích SWOT ......................................................................33

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DLST .......................................................................... Du lịch sinh thái
ĐDSH ....................................................................... Đa dạng sinh học
ESCAP .............. Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương
GTSX ............................................................................Giá trị sản xuất
IUCN .......................................... Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTTN .......................................................... Khu bảo tồn thiên nhiên
KDL ................................................................................... Khu du lịch
KDLST ................................................................Khu du lịch sinh thái
KKT ................................................................................... Khu kinh tế
O ......................................................................... Cơ hội (Opportunity)
S ........................................................................ Điểm mạnh (Strength)
T ............................................................................ Thách thức (Threat)
UBND ........................................................................ Uỷ ban nhân dân
VQG ............................................................................. Vườn quốc gia
W .......................................................................Điểm yếu (Weakness)
WWF .................................................. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu

đáng kể đặc biệt là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp đang
có xu hướng giảm thay vào đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Du lịch là một trong những ngành đóng góp lớn vào tỷ trọng ngành dịch vụ. Ngày nay,
du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Tại nhiều quốc gia trên
thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch nhanh chóng trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo tổ chức Du
lịch thế giới, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế lớn và năng động nhất thế giới.
Trong những năm gần đây các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều

quốc gia và ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi
xu hướng khách du lịch ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển
bền vững. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái đang là hình
thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên
nhiên và văn hoá bản địa, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển du lịch
của nhiều nước.
Bình Sơn là một huyện phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, có cảnh quan thiên nhiên
tươi đẹp, văn hoá lịch sử phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Nơi
đây có những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển du lịch văn hoá. Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Bình
Sơn cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển với khu du lịch sinh thái Thiên Đàng,
bãi tắm Khe Hai, bãi tắm Lệ Thủy, vịnh Nho Na… tạo điều kiện cho du lịch sinh thái
phát triển. Trong đó đáng chú ý là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển dựa trên
1


việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần vào bảo tồn và tôn tạo các
giá trị tự nhiên và văn hóa của địa phương. Như vậy, tiềm năng để phát triển DLST ở
Bình Sơn là rất lớn nhưng hiện nay phát triển DLST ở Bình Sơn như thế nào? Đâu là
những nguyên nhân dẫn tới việc phát triển DLST ở Bình Sơn mà nhiều du khách chưa
biết tới? Và làm thế nào để khai thác hết những tiềm năng đó?
Với những vấn đề thực tiễn đã nêu ra trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Khảo
sát tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi” với mong muốn góp phần đưa Bình Sơn trở thành một điểm đến của du
lịch sinh thái.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại


huyện Bình Sơn đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST một cách bền
vững và có hiệu quả.
1.3.

Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bình Sơn, tỉnh

Quảng Ngãi
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển DLST tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
1.4.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch

sinh thái, các chủ thể tham gia vào du lịch sinh thái.
1.5.

Phạm vị nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Bình Sơn,

tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là các điểm hoạt động du lịch sinh thái thu hút nhiều khách
du lịch: khu du lịch sinh thái Thiên Đàng, bãi tắm Khe Hai, bãi tắm Lệ Thủy.
Về thời gian: từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1 Tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1.1 Vị trí địa lý [9]
Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ vĩ Bắc,
từ 108°06′ đến 109°04′ kinh Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông,
phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (với chiều dài đường địa giới 98 km), phía nam giáp
tỉnh Bình Định (với chiều dài đường địa giới 83 km), phía tây giáp tỉnh Kon Tum (với
chiều dài đường địa giới 79 km), phía đông giáp biển Đông (với chiều dài bờ biển là
144 km). Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km
về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.
Diện tích: 5.137,6 km2
Dân số: 1. 217.159 người
Tỉnh lỵ: Thành phố Quảng Ngãi
Các đơn vị hành chính: 01 thành phố - TP. Quảng Ngãi; 13 huyện. Trong đó có
01 huyện đảo (Lý Sơn), 06 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa
Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 06 huyện miền núi ( Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây,
Sơn Hà, Minh Long);180 xã phường, thị trấn (8 phường, 10 thị trấn và 162 xã).
2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
 Địa hình
Quảng Ngãi có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng có những cánh đồng lúa, mía
và biển cả chia làm các miền riêng biệt:

3


- Miền núi: rộng gần bằng 2/3 diện tích toàn tỉnh. Miền này thuộc loại đất núi
có nhiều đá, khả năng khai thác kém. Núi cao hiểm trở, rừng rậm bao la nơi có lâm sản
dồi dào, đặc biệt có quế Trà Bồng, một lâm sản quý. Các núi ở Quảng Ngãi có một số
liệt vào hạng danh sơn như : Thiên Ấn, Thiên Bút, Thạch Bích, Vân Phong ...


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi
- Miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa do các sông bồi lên thành phần cát
khá cao của đất với sự xói mòn do thời tiết mưa nắng đặc biệt ở Quảng Ngãi, người ta
thấy rằng chất đất ở đây tương đối nghèo, sự thoát thủy lại khá nhanh, thêm vào đó sự
4


khô hạn kéo dài chứng tỏ một sự thiếu nước trong nhiều tháng của năm, một màu sắc
nhạt ở bề mặt đất cho biết sự thiếu chất bùn. Tuy nhiên, Quảng Ngãi còn có nhiều
vùng ruộng rộng, thích hợp cho việc cày cấy, nhờ thế nước của các sông lớn phát
nguồn từ dãy Trường Sơn chảy xuyên qua đồng bằng rồi ra biển.
- Hải đảo Lý Sơn : nằm về phía Đông Bắc Quảng Ngãi, cách đất liền 24 km.
Đảo có chiều dài 5,5 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 2,5 km, diện tích của đảo
khoảng 15 km2. Dân số trên đảo có hơn 20 ngàn người, chủ yếu làm nghề đánh bắt cá,
trồng hành tỏi, khai thác san hô trắng để làm vôi, san hô đỏ để xuất khẩu.
 Khí hậu – thủy văn
Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25 đến 26,9 0C,
thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 34oC, thượng tuần tháng giêng lạnh
nhất không dưới 18oC.
Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt.
- Mùa nắng: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch.
- Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng 8 âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch.
- Gió mùa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi từ
Đông Nam qua Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm.
Khí hậu Quảng Ngãi có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông
Lượng mưa trung bình hằng năm 2.198 mm nhưng chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối
năm còn các tháng khác thì khô hạn.
 Sông ngòi
Quảng Ngãi có 04 con sông chính:

- Sông Trà Bồng: dài 55 km, chảy qua huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn, đổ
ra cửa Sa Cần. Sông Trà Bồng có các phụ lưu như: Sa Thin, Trà Pốt, Trà San, Bán
Điền. Nước sông cạn, về mùa nắng thuyền bè từ 3 đến 5 tấn không đi lại được.
- Sông Trà Khúc: dài 120 km, chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa biển Cổ Luỹ (cửa Đại).
- Sông Vệ: dài khoảng 80km, chảy qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức,
Tư Nghĩa và đổ ra cửa Lở (An Chuẩn, Đức Lợi, Mộ Đức) và cửa Cổ Luỹ. Sông vệ có
các phụ lưu: Trà Nu, sông Lã, sông La Châu

5


- Sông Trà Câu: dài 40 km, chảy xuyên qua huyện Đức Phổ đổ ra cửa biển Mỹ
Á.
Ngoài 04 con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như Trà Ích
(Trà Bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức
Phổ).
Sông ngòi Quảng Ngãi đều xuất phát từ Đông Trường Sơn và chảy ra biển
Đông. Dòng sông ngắn, độ dốc cao (từ 10,5o đến 33o), lòng sông cạn và hẹp. Với mạng
lưới sông suối dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ
và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao có độ dốc lớn với lượng nước nhiều
là những nguồn thuỷ năng có giá trị.
 Biển và bờ biển
Bờ biển Quảng Ngãi dài hơn 130 km chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1 từ mũi Nam Trân đến mũi Ba Làng An (còn gọi là Ba Tân Gân).
- Đoạn 2 từ mũi Ba Làng An đến mũi Sa Huỳnh.
- Đoạn 3 từ mũi Sa Huỳnh đến mũi Kim Bồng.
Đoạn 1 và đoạn 3 của bờ biển Quảng Ngãi lồi lõm, gấp khúc, nhiều mũi đá
cứng nhô ra biển, chia cắt bờ thành những vũng, vịnh lớn nhỏ như vũng Dung Quất
(Bình Sơn). Đoạn 2 tương đối phẳng và thẳng dần về phía Nam.

Bờ biển Quảng Ngãi có những cửa biển thuận lợi cho việc tàu thuyền cập bến:
- Cửa Sa Cần (còn có tên gọi là Thái Cần, Thể Cần, Sơn Trà) ở phía Đông Bắc
huyện Bình Sơn. Phía Bắc có vũng Dung Quất.
- Cửa Sa Kỳ nằm lọt giữa phía Đông Nam huyện Bình Sơn và phía Đông Đông Bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã: Bình Châu và Tịnh Kỳ, có lạch ngầm sâu dài
khoảng hơn 1 km được xây dựng thành một cảng biển của tỉnh.
- Cửa Cổ Lũy (còn có tên gọi là cửa Đại) nằm giữa các xã: Nghĩa Phú, Nghĩa
An (Tư Nghĩa) và xã Tịnh Khê (Sơn Tịnh), nơi hai con sông lớn Trà Khúc và sông Vệ
đổ về. Cửa biển hẹp nhưng có vũng sâu, tàu từ 50 tấn đến 70 tấn có thể ra vào được.
Thời Pháp thuộc, đây là cửa biển chính của tỉnh.
- Cửa Lở nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức). Cửa
biển hẹp và cạn.

6


- Của Mỹ Á: ở phía Đông Bắc huyện Đức Phổ. Cửa biển hẹp, tàu thuyền khó
đậu.
- Cửa Sa Huỳnh: ở phía Đông Nam huyện Đức Phổ, cửa biển hẹp.
Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp hai dòng hải lưu nóng và lạnh, có lượng
phù du - thức ăn của cá - tương đối phong phú nên có nhiều loại cá và hải sản như cá
chuồn, cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích, cá cơm, mực, tôm hùm, cua, hải sâm, rau câu…
Các loại cá nổi, cá đáy thường tập trung cách bờ biển từ 130 đến 150 km, nhưng khu
vực khai thác không tập trung. Tiềm năng hải sản ở Quảng Ngãi cho phép khai thác
hàng năm từ 30.000 đến 32.000 tấn.
Vùng nước triều thuộc địa bàn các huyện ven biển đều có điều kiện nuôi trồng
hải sản, trồng rừng nước mặn (sú, vẹt) để bảo vệ bờ biển, bảo vệ môi trường, nuôi tôm,
đáp ứng chất đốt và giải quyết việc làm cho dân ven biển. Vùng ven biển còn có nhiều
đầm, phá nước ngọt có khả năng nuôi tôm và cá nước ngọt.
Vùng ven biển Quảng Ngãi có một số cánh đồng muối với diện tích khoảng 348
ha. Nổi tiếng là các cánh đồng muối Sa Huỳnh (Đức Phổ), Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), Bình

Châu (Bình Sơn).
Đảo Lý Sơn, mũi Ba Tân Gân, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sa Huỳnh… có điều
kiện để khai thác phát triển dịch vụ du lịch và nghỉ mát.

7


2.1.2 Huyện Bình Sơn [2]

Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Bình Sơn
2.1.2.1 Vị trí địa lý
Bình Sơn là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng
Ngãi, có tọa độ địa lý từ 15o11 đến 15o25 vĩ độ Bắc và từ 108o34 đến 108o56 kinh độ
Đông.
Phía Bắc: giáp tỉnh Quảng Nam, nằm kề với Khu kinh tế mở Chu Lai, là cơ hội
để mở rộng hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Phía Nam: giáp huyện Sơn Tịnh với khu công nghiệp Tịnh Phong, đây là cơ hội
lớn để trao đổi nguồn lao động, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người dân ở các
xã lân cận như Bình Hiệp, Bình Long, …
Phía Tây: giáp huyện Trà Bồng, với mũi nhọn phát triển lâm nghiệp, chế biến
lâm sản, …

8


Phía Đông: giáp biển Đông với 54 km đường bờ biển, mở ra triển vọng khai
thác, nuôi trồng thủy hải sản, lao động ngư nghiệp mang lại một giá trị sản lượng trong
cơ cấu kinh tế của huyện.
Toàn huyện có 24 xã và 1 thị trấn (thị trấn Châu Ổ). Diện tích tự nhiên của
huyện 467,57 km2, chiếm 9,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi. Trên

lãnh thổ huyện có Khu kinh tế Dung Quất với diện tích 103 km2 (khoảng 22,1% diện
tích toàn huyện), đang quy hoạch mở rộng lên đến 45.300 ha, tương đương với 453
km2 (chiếm khoảng 96,9% diện tích toàn huyện).
2.1.2.2 Đặc điểm tự nhiên
 Địa hình
Bình Sơn có địa hình đa dạng có thể phân chia làm 3 vùng, mỗi vùng có đặc
điểm thổ nhưởng khác nhau:
-Vùng trung du bán sơn địa gồm các xã phía Tây giáp Trà Bồng, có nhiều núi
đá, đất bazan.
-Vùng châu thổ hai bên bờ sông Trà Bồng, gần sông, được phù sa bồi đắp hàng
năm, xa sông là đất pha cát.
-Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng giáp với tỉnh Quảng Nam, nối
với bờ biển phía Đông. Vùng này cũng có đất bazan xen lẫn với sa khoáng.
 Khí hậu – thủy văn
Đặc điểm khí hậu của huyện được thể hiện rõ theo 2 mùa: mùa khô từ tháng 2
đến tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
Nhiệt độ: với tổng tích ôn hàng năm 9000-9500oC, số giờ nắng trung bình trong
cả năm là 2343 giờ (từ tháng 4-7 trung bình 260-270 giờ/tháng và tháng 10 đến tháng
2 năm sau từ 120-180 giờ/tháng) cho thấy Bình Sơn có nền nhiệt độ tương đối cao.
Nhiệt độ bình quân hàng năm: 25,7oC, nhiệt độ tối cao 41,0oC, nhiệt độ tối thấp
12,4oC.
Lượng mưa: tổng lượng mưa bình quân năm tương đối lớn 2301mm, nhưng
phân bố không đều theo các tháng trong năm; tập trung ở các tháng 10, 11 với lượng
mưa bình quân 400-500 mm/tháng, chiếm tới 48% lượng mưa cả năm. Các tháng 2, 3
và 4 có lượng mưa thấp nhất, trung bình chỉ vào khoảng từ 60-70 mm/tháng.

9


Hệ thống sông suối của huyện gồm: sông Trà Bồng, sông Bi, suối Sâu, suối Trà

Voi, suối Ngọc Trì. Ngoài ra, trong địa bàn huyện còn có các ao, hồ như: hồ Đá Bạc,
An Thạnh, Hố Đá, bàu Cá Cái, Cà Ninh.
2.1.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.3.1 Kinh tế
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: sản xuất nông lâm thủy sản phát triển
ổn định, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo
hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng
chuyên canh nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Tăng trưởng giá trị sản xuất
nông lâm thủy sản giai đoạn 2006 – 2009 đạt 5.6%/năm. GTSX nông lâm thủy sản
năm 2005 đạt 554,3 tỷ đồng, năm 2009 đạt 689 tỷ đồng.
- Công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng năm 2005
đạt 157 tỷ đồng, năm 2009 đạt 428 tỷ đồng. Nhịp độ tăng trưởng GTSX công nghiệp –
xây dựng đạt 28,5%/năm giai đoạn 2006 – 2009.
- Dịch vụ: ngành dịch vụ phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động thu
hút các thành phần kinh tế tham gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và dân
sinh. Tăng trưởng GTSX dịch vụ giai đoạn 2006 – 2009 đạt 23,5%/năm. GTSX dịch
vụ năm 2005 đạt 259 tỷ đồng, năm 2009 đạt 602 tỷ đồng.
2.1.2.3.2 Xã hội
- Dân số - lao động:
Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Bình Sơn qua các năm
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2009


Người

174.010

180.045

184.656

Người/Km2

...

386

395

3. Tỷ lệ dân số đô thị

%

4,2

4,2

5,0

4. Lực lượng lao động

Người


91.360

112.160

110.000

%

52,50

62,30

59,57

100,00

100,00

100,00

1. Dân số trung bình
2. Mật độ dân số

5. Tỷ lệ LLLĐ so dân số
6. Cơ cấu sử dụng lao động
- Nông, lâm, thủy sản

%

88,37


85,22

83,50

- Công nghiệp, xây dựng

%

2,90

4,12

3,81

10


- Dịch vụ

%

8,73

10,66

12,69
[2]

- Giáo dục – đào tạo: sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện trong những năm

qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Huyện Bình Sơn là huyện đã hoàn thành công tác xóa mù chữ và 100% số xã hoàn
thành phổ cập trung học cơ sở, phong trào học ngoại ngữ và tin học ngày càng tăng.
Chất lượng đào tạo cơ bản được giữ vững và nâng cao. Số lượng giáo viên giỏi, học
sinh giỏi ngày một tăng. Với quan điểm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đến nay hệ
thống trường lớp cơ bản hoàn thiện từ mầm non đến phổ thông trung học, dạy nghề
phổ thông…đáp ứng được nhu cầu học tập. Toàn huyện có 4 trường phổ thông trung
học, 24 trường trung học cơ sở, 34 trường tiểu học và 27 trường mẫu giáo. Ngoài ra
huyện còn có một trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề,
thường xuyên đào tạo dạy nghề phổ thông cho học sinh, thanh niên gắn học nghề với
việc làm.
- Văn hóa – thể thao: hoạt động văn hóa, nghệ thuật thông tin của huyện trong
những năm qua phát triển tốt, góp phần xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh trong
nhân dân. Công tác tuyên truyền, cổ động được phát triển sâu rộng. Phong trào thể dục
thể thao của huyện được phát triển sâu rộng dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú
như các môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật, đua thuyền. Huyện cũng đã tổ
chức nhiều giải thể thao, tham gia thi đấu cấp tỉnh và đã đạt được nhiều thành tích
đáng kể. Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu huấn
luyện và thi đấu.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: giữ vững chất lượng khám chữa bệnh
của bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế, tiếp tục triển khai các chương trình y tế
quốc gia đã góp phần tích cực trong việc phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm. Hoạt
động dân số kế hoạch hóa gia đình đạt được một số kết quả. Đặc biệt tỷ lệ giảm sinh
đến nay còn 0,46% và tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 13%. Với 100% số xã, thị trấn của
huyện có trạm y tế và 48% trạm y tế có bác sỹ. Tất cả các huyện đều có cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân.
- Thông tin và truyền thông: Đến nay mạng lưới điện thoại cố định và di động
phát triển nhanh với các dịch vụ tiện ích, hiện đại như: mạng điện thoại 3G, internet
11



tốc độ cao…Năm 2009, đài truyền thanh huyện cũng đã xây dựng được hàng trăm
chương trình thời sự tổng hợp, phản ánh toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội, an
ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện; xây dựng và củng cố đài truyền thanh cấp xã để
kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến năm 2009, tỷ lệ số hộ được
xem đài truyền hình Việt Nam là 98,03%, tỷ lệ được nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt
99,88%. Số xã có đài truyền thanh là 24 xã. Đang triển khai xây dựng mới 01 đài
truyền thanh ở xã Bình Châu, đồng thời củng cố hệ thống đường dây truyền thanh và
giúp các đài cơ sở mở rộng đường dây phục vụ cho bạn nghe đài.
2.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
2.2.1 Định nghĩa về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái, một loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới. DLST ngày càng phát triển nhanh và trở thành “mốt” thời đại,
không chỉ bởi hiệu quả nhiều mặt mà còn đáp ứng nhu cầu du lịch hướng tới địa chỉ
xanh như hiện nay. Tuy nhiên theo các tài liệu khoa học về du lịch, hiện vẫn chưa có
khái niệm DLST thống nhất mang tính toàn cầu. Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế
giới: “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại
trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho người dân
tham gia tích cực”
Theo Hiệp Hội Du lịch sinh thái quốc tế thì “DLST là du lịch có trách nhiệm tới
các khu vực thiên nhiên bảo vệ được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân
địa phương”
Ở Việt Nam, tại hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát
triển du lịch sinh thái” do tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với những tổ chức quốc
tế như: ESCAP, WWF, IUCN tổ chức tháng 9 năm 1999 lần đầu tiên đưa ra khái niệm:
“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục
môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương”.

Thuật ngữ DLST được thể hiện trong luật du lịch Việt Nam, theo đó DLST
được hiểu “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa
12


phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
Vậy xem xét DLST theo các khía cạnh:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào việc khai thác các giá
trị tự nhiên và gắn với văn hoá bản địa nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu về tự nhiên
cũng như những giá trị văn hoá truyền thống.
- DLST bao gồm những hoạt động mang tính giáo dục về môi trường. Các hoạt
động diễn giải về hệ sinh thái và môi trường sống, giáo dục thái độ trân trọng, giữ gìn
và bảo vệ môi trường sống nhằm tăng cường nhận thức của cả khách du lịch và người
dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
- DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên một
cách bền vững, hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn
hoá – xã hội đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo tồn các giá trị tự nhiên.
- DLST huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào việc hoạch
định, quản lý và cung ứng sản phẩm DLST. Qua đó góp phần phát triển cộng đồng, bảo tồn
được môi trường và tạo ra lợi ích cho người dân địa phương.
Theo Phạm Trung Lương (2002), du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những tên gọi
khác như:
- Du lịch thiên nhiên

- Du lịch xanh

- Du lịch dựa vào thiên nhiên

- Du lịch thám hiểm


- Du lịch môi trường

- Du lịch bản xứ

- Du lịch đặc thù

- Du lịch có trách nhiệm

- Du lịch nhạy cảm

- Du lịch nhà tranh

- Du lịch bền vững

2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST [1]
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST
với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về
những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của du khách tích cực
hơn cho bảo tồn giá trị văn hóa địa phương.
13


- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát
triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp
bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị
môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng
địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ
tác động trực tiếp đến DLST.
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan
trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp
nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương
2.2.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST [1]
- Sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
- Người hướng dẫn có ngoại ngữ tốt, am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên, văn
hóa cộng đồng địa phương để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”:
+ Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà
khu vực có thể tiếp nhận.
+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn
sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt
động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.
+ Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt
quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc’ và hoạt động của
họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.
14


+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu

xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa, kinh tế, xã
hội của khu vực.
+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch
có khả năng phục vụ.
2.3 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái
niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm
đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”
của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, phát triển
bền vững được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Luật du lịch ở Việt Nam thể hiện hướng bền vững trong tất cả 6 khoản của điều 5:
1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa
kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch
văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du
lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh,
an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch.
4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong
phát triển du lịch.
5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình
ảnh đất nước, con người Việt Nam.
6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. [5]

15



Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp tổng quan tài liệu
Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội,
chính sách phát triển du lịch của huyện Bình Sơn từ phòng văn hóa và thông tin huyện
Bình Sơn, văn phòng ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn, chi cục thống kê huyện Bình
Sơn.
Tham khảo từ sách báo, internet để có tư liệu đánh giá về tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái của huyện Bình Sơn.
Tổng hợp các thông tin, tư liệu về du lịch sinh thái tại Việt Nam nói chung và
Quảng Ngãi nói riêng để có được những đánh giá đúng giúp đề tài đạt được kết quả tốt
nhất.
3.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa giúp ta thấy rõ tình hình thực tế, thu thập số liệu
một cách trực tiếp khách quan với độ tin cậy và chính xác cao.
Trực tiếp đi đến các điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện
Bình Sơn để có cái nhìn khách quan và đánh giá sơ bộ khả năng phát triển du lịch sinh
thái tại những điểm này.
Thu thập các hình ảnh và thăm dò ý kiến của khách du lịch về tiềm năng du lịch
sinh thái ở huyện Bình Sơn.
3.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Để đánh giá tiềm năng về du lịch sinh thái của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến môi trường tôi tiến hành điều tra xã hội học
đối với đối tượng là khách du lịch.
Cách thức: điều tra bằng bảng câu hỏi.

16



×