Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên (nghiên cứu trường hợp tại thị trấn trâu quỳ, huyện gia lâm, hà nội )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN THỊ YẾN HOA

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN THỊ YẾN HOA

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội – 2016



1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài: Vai trò của cha mẹ trong việc
giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn
Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân
tôi, không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn
do tôi tự tìm hiểu, phân tích và thu thập số liệu một cách trung thực và
khách quan. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác
Học viên

Nguyễn Thị Yến Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ của tôi được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các quý thầy cô, các bạn và gia
đình.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi có
những tri thức và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện đề tài này,
đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn GS. TS Hoàng Bá Thịnh . Nhờ sự chỉ dẫn
nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn của thầy mà tôi có thể lựa chọn được một đề
tài phù hợp với khả năng của mình, từ đó có cái nhìn sâu hơn trong vấn đề

nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo UBND thị trấn Trâu Quỳ, các
bác tổ trưởng tổ dân phố Chính Trung, An Đào, Cửu Việt, Kiên Thành, An
Lạc và các thầy cô, các em học sinh trường THCS thị trấn Trâu Quỳ đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin cho nghiên cứu
của mình.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song bản thân tôi vẫn còn một số hạn chế
về kiến thức và kinh nghiệm, nên luận văn còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Ngƣời thực hiện

Học viên Nguyễn Thị Yến Hoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3
2.1. Hƣớng nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính ............................. 3
2.2. Hƣớng nghiên cứu về vai trò giáo dục của gia đình: .............................. 5

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 8
3.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................ 8
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 8
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................. 9
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................ 9
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 9
5.2. Khách thể nghiên cứu: ............................................................................ 9
5.3 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 9
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nghiên cứu:........................................... 9
6.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 9
6.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu: ............................................................ 10

iii


7.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: ................................................... 11
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: ................................................................ 13
8. Khung lý thuyết ........................................................................................ 14
NỘI DUNG .................................................................................................. 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 15
1.1. Khái niệm công cụ của đề tài ............................................................... 15
1.1.1. Khái niệm vai trò:............................................................................. 15
1.1.2. Khái niệm gia đình và chức năng của gia đình ................................ 15
1.1.3. Khái niệm vị thành niên ................................................................... 17
1.1.4. Khái niệm GDGT ............................................................................. 18
1.2. Lý thuyết áp dụng ................................................................................ 19

1.2.1. Lý thuyết vai trò ............................................................................... 19
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội.............................................................. 20
1.2.3. Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý ................................................... 22
1.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên ....................... 23
1.3.1. Trong gia đình .................................................................................. 23
1.3.2. Trong nhà trƣờng. ............................................................................ 26
1.3.3. Xã hội. .............................................................................................. 28
1.4. Nhƣ̃ng nguyên nhân và tác h ại khi trẻ vị thành niên thiế u kiế n
thƣ́c về giáo du ̣c giới tính................................................................. 29
1.4.1. Nguyên nhân. ................................................................................... 29
1.4.2. Tác hại. ............................................................................................. 30
1.5. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 31
CHƢƠNG II NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, NỘI DUNG, PHƢƠNG
PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA CHA MẸ TRONG
VIỆC GDGT CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI ................................... 35

iv


2.1. Nhận thức của cha mẹ với việc GDGT cho con cái ở độ tuổi vị
thành niên ......................................................................................... 35
2.1.1. Đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục giới
tính cho con cái: ............................................................................... 35
2.1.2. Đánh giá của cha mẹ về môi trƣờng GDGT cho con: ..................... 36
2.1.3. Nhận thức của cha mẹ về độ tuổi GDGT ......................................... 40
2.2. Nội dung GDGT cho con cái: .............................................................. 43
2.2.1. Nội dung GDGT............................................................................... 43
2.2.2. Nguồn tài liệu cha mẹ tìm hiểu những kiến thức về GDGT ............ 46
2.3. Phƣơng pháp, thái độ cha mẹ khi GDGT cho con: .............................. 48

2.3.1. Thái độ của cha mẹ khi GDGT cho con .......................................... 48
2.3.2. Phƣơng pháp giáo dục giới tính ....................................................... 49
2.4. Những khó khăn trong việc GDGT của các bậc cha mẹ. .................... 52
2.5. Đánh giá của trẻ VTN về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục
giới tính ............................................................................................ 59
2.5.1. Đánh giá của trẻ vị thành niên về môi trƣờng GDGT: .................... 59
2.5.2. Đánh giá của trẻ VTN về nội dung GDGT trong gia đình: ............. 61
2.5.3. Đánh giá của trẻ VTN về thái độ của cha mẹ trong việc GDGT: ...... 62
2.5.4. Đánh giá của trẻ vị thành niên về phƣơng pháp GDGT của cha mẹ ........ 64
PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................ 66
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 74

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
GDGT

Ý nghĩa
Giáo dục giới tính

VTN

Vị thành niên

SKSS


Sức khỏe sinh sản

TLN

Thảo luận nhóm

QHTD

Quan hệ tình dục

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1: Tỷ lệ tuổi của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến ....................... 11
Bảng 2: Tỷ lệ giới tính của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến ................ 12
Bảng 3: Tỷ lệ nghề nghiệp của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến......... 12
Bảng 4: Tỷ lệ trình độ học vấn của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến .. 12
Bảng 5: Tỷ lệ giới tính của trẻ vị thành niên trả lời phiếu ý kiến .............. 13
Bảng 6: Tỷ lệ học lực của trẻ vị thành niên trả lời phiếu ý kiến ................ 13
Bảng 7: Đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của việc GDGT cho con 35
Bảng 8: Nội dung GDGT mà cha mẹ dạy cho con ..................................... 43
Bảng 9 : Nguồn tài liệu cha mẹ tìm hiểu những kiến thức về GDGT ........ 47
Bảng 10: Những khó khăn của cha mẹ trong việc GDGT cho trẻ VTN .... 58

Bảng 11. Đánh giá của trẻ VTN về phƣơng pháp GDGT của cha mẹ ....... 65

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên bảng

Trang

Biểu đồ 1: Đánh giá của cha mẹ về môi trƣờng GDGT cho con cái ........... 37
Biểu đồ 2: Nhận thức của cha mẹ về độ tuổi GDGT cho con cái ................ 41
Biểu đồ 3: Sự khác biệt về nội dung GDGT giữa cha và mẹ....................... 45
Biểu đồ 4: Thái độ của cha mẹ trong việc GDGT cho con cái .................... 48
Biểu đồ 5: Phƣơng pháp GDGT................................................................... 49
Biểu đồ 6: Sự quan tâm của cha mẹ đến việc GDGT cho con theo giới tính ... 52
Biểu đồ 7: Thắc mắc về giới tính của trẻ vị thành niên theo giới tính......... 54
Biểu đồ 8: Đánh giá của trẻ VTN theo giới tính về ngƣời chia sẻ với các
em nhiều nhất về giới tính. ......................................................... 60
Biểu đồ 9: So sánh đánh giá của cha mẹ và con cái về thái độ GDGT
của cha mẹ .................................................................................. 62

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất, không chỉ hình

thành nên nhân cách, lối sống của cá nhân mà đó còn là môi trƣờng cá nhân
dễ dàng tiếp nhận đƣợc những kiến thức, kĩ năng sống trong đó có cả các kiến
thức, kĩ năng về giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản.
Ở Việt Nam những năm gần đây tỉ lệ thanh niên có quan hệ tình dục
trƣớc hôn nhân đang có xu hƣớng gia tăng, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở
Việt Nam cũng có xu hƣơng giảm từ 19,6 năm 2003 còn 18,1 năm 2010. Mặc
dù vậy, so với nhiều nƣớc trên thế giới, Việt Nam vẫn là nƣớc có độ tuổi quan
hệ tình dục muộn hơn nhƣng tỉ lệ nạo phá thai lại thuộc hàng cao nhất trên thế
giới. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010, cả nƣớc có
470.000 ca phá thai, trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015,
trong tổng số gần 280.000 ca phá thai, có khoảng hơn 5.500 ca phá thai ở tuổi
vị thành niên thực hiện ở hệ thống công, chƣa kể các cơ sở y tế tƣ nhân. Cũng
trong năm 2015, trong tổng số các ca đẻ thì có hơn 42.000 ca là vị thành niên,
chiếm hơn 3,5%. Theo Bác sĩ Phạm Thanh Hải, BV Từ Dũ Hồ Chí Minh:
“Trẻ vị thành niên có tỷ lệ phá thai cao là do các em đã quan hệ tình dục quá
sớm nhƣng lại mù mờ về kiến thức sức khỏe sinh sản (hơn 90% trẻ vị thành
niên không biết độ tuổi có thai phù hợp, 61% thì không biết về thời điểm dễ
mang thai nhất, cũng nhƣ 50% không biết về các biện pháp tránh thai ). Qua
đó có thể phản ánh thực tế hiện nay giới trẻ Việt Nam đang thiếu nghiêm
trọng những kiến thức cơ bản về tình dục và sức khỏe sinh sản. Vậy nguyên
nhân là do đâu?
Từ trƣớc tới nay theo quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam, giới
tính, tình dục, sức khỏe sinh sản là những vấn đề nhạy cảm vì vậy ít khi đƣợc
đề cấp đến một cách thẳng thắn, công khai. Những năm trở lại đây, quan niệm
này đã dần đƣợc thay đổi, sự trao đổi về những vấn đề này trở nên thoải mái,

1


công khai hơn trƣớc. Tuy nhiên khái niệm giáo dục giới tính ở Việt Nam vẫn

là một khái niệm xa lạ và mơ hồ với nhiều ngƣời.
Ở nhà trƣờng, những giờ học về giáo dục giới tính ở các trƣờng học
còn rất ít, hoặc có thì cũng chỉ đƣợc lồng ghép vào các môn học nhƣ sinh học,
giáo dục công dân, kiến thức cung cấp cho ngƣời học là không nhiều, thiếu hệ
thống và chƣa phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi nên chƣa đem lại hiệu quả nhƣ
mong muốn. Còn trong gia đình, hầu hết các bậc cha mẹ vẫn rất ngại khi trao
đổi với con cái mình về những vấn đề này với suy nghĩ đây là vấn đề “của
ngƣời lớn” hoặc “không vẽ đƣờng cho hƣơu chạy”. Nhƣng với tâm lý tò mò,
muốn khám phá, muốn khẳng định mình của tuổi mới lớn các em vẫn sẽ tìm
hiểu những vấn đề này qua những kênh thông tin khác nhƣ: sách báo, internet,
bạn bè,…những kiến thức này có thể là đúng nhƣng cũng có rất nhiều thông
tin sai lệch. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ internet nhƣ hiện nay, trẻ có thể
dễ dàng tìm đƣợc ngay những clip, thông tin không lành mạnh để thỏa chí tò
mò, khám phá của tuổi mới lớn. Khi trẻ không đƣợc giáo dục, cung cấp kiến
thức một cách chính thống, không đƣợc định hƣớng đúng đắn về giới tính và
tình dục, các em dễ dàng làm theo những gì mình đƣợc xem, đƣợc đọc và hậu
quả là những câu chuyện đáng buồn, những hiện tƣợng nhức nhối thời gian
gần đây. Cần phải thẳng thắn nhìn nhận một cách đúng đắn về cách giáo dục
cho trẻ em Việt Nam về giới tính, tình dục và sức khỏe sinh sản. Phải thấy
rằng đây là những kiến thức, kỹ năng hết sức cần thiết cho trẻ vị thành niên.
Không phải nhà trƣờng, các phƣơng tiện truyền thông mà cha mẹ mới là
ngƣời đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên. Cha mẹ phải là ngƣời thầy để chỉ dẫn, định hƣớng một cách đúng
đắn về giới tính, tình dục cho các em, và cũng là những ngƣời bạn để lắng
nghe những tâm tƣ, tình cảm, những thắc mắc của các em và cùng các em giải
đáp, tháo gỡ kịp thời.

2



Thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm là khu vực đông dân cƣ, khá phức
tạp, đa phần là những ngƣời làm nghề phi nông nghiệp với nhiều ngành nghề
khác nhau trong đó chủ yếu là công chức, buôn bán, dịch vụ và đi làm công
nhân. Nhƣ vậy, nghề nghiệp của ngƣời dân trong xã cũng hết sức đa dạng,
nên đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ có thể ảnh hƣởng đến
việc giáo dục con cái, trong đó có việc giáo dục giới tính cho con ở độ tuổi vị
thành niên. Chính từ thực tế đó mà nên tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò của cha
mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên”
(nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) để
tìm hiểu về nhận thức cũng nhƣ cách thức giáo dục giới tính cho con cái trong
các gia đình tại địa bàn, tác động của việc giáo dục giới tính trong gia đình tới
nhận thức, tâm lý, hành vi giới của trẻ em nơi đây từ đó đƣa ra một số khuyến
nghị để nâng cao vai trò của gia đình đối với vấn đề này.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Hƣớng nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính
- Giáo trình xã hội học về giới của tác giả Hoàng Bá Thịnh đã đề
cập đầy đủ các khái niệm về giới tính, để phân biệt giữa khái niệm giới và
giới tính, đề cập về các vấn đề sinh lí căn bản nhất của con ngƣời, để thấy sự
khác nhau giữa cơ thể nam và nữ về mặt gen, mặt sinh học, thấy đƣợc những
điều khác biệt giữa hai giới tính. Từ sự khác biệt đó để giải thích sự khác
nhau về vai trò xã hội và hành vi xã hội của hai giới tính, từ đó có thể thấy
đƣợc cách giáo dục giới tính giữa hai giới cũng cần có sự khác biệt để phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý của mỗi giới. [10]
- Tác giả Nguyễn Võ Kỹ Anh trong nghiên cứu “Giáo dục giới tính Phòng chống tệ nạn mại dâm” đƣa ra các khái niệm về giới tính, các vấn đề
liên quan đến giới tính và sức khỏe, sự phát triển thể chất ở tuổi VTN thay đổi
về tâm sinh lí, hình thành nhân cách, các đặc điểm và những yếu tố ảnh hƣởng
đến sự phát triển của VTN. Việc giáo dục tình dục, sức khỏe sinh sản đang

3



nhận đựơc sự quan tâm và thật sự cần thiết hiện nay nhất là đối với các bậc
cha mẹ vì họ cần chuẩn bị kĩ những kiến thức về giới tính để GDGT cho con
cái, điều này theo tác giả sẽ làm đẩy và phòng chống tệ nạn mại dâm.[1]
- Nghiên cứu “ Yếu tố nguy cơ, yếu tố bảo vệ liên quan đến quan hệ
tình dục ở vị thành niên: nghiên cứu dọc tại Chí Linh, Hải Dương” của
Nguyễn Văn Nghị, Vũ Mạnh Lợi, Lê Cự Linh, Nguyễn Thanh Long( NXB Viện
xã hội học – Viện khoa học xã hội Việt Nam ) đề cập đến giai đoạn bắt đầu
tuổi VTN và các yếu tố tác động đến giai đoạn này, các đặc điểm của tuổi vị
thành niên và những ảnh hƣởng từ bạn bè đồng lứa về các vấn đề tình dục và
sức khỏe sinh sản. Qua nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc các kết quả về số liệu định
lƣợng để so sánh sự hiểu biết và phân tích các yếu tố liên quan với hành vi đã
từng quan hệ tình dục ở VTN theo nhóm tuổi, nơi ở, điều kiện kinh tế, giới
tính nam nữ. So sánh giữa những trẻ đƣợc sự quan tâm của cha mẹ và những
trẻ không nhận đƣợc sự quan tâm ở tuổi VTN thì sẽ có những hiểu biết về
GDGT ra sao và tránh đƣợc việc QHTD khi đang ở độ tuổi dậy thì, tránh
đƣợc các hậu quả do QHTD gây ra. Các kết quả nghiên cứu về định tính để
biết đƣợc ý kiến, thông tin về những yếu tố quan trọng tác động tới hành vi
QHTD ở VTN, những thông tin về các môi trƣờng trẻ VTN học đƣợc GDGT
nhƣ từ gia đình, nhà trƣờng, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra
còn đƣa ra đƣợc kết luận về nhận thức của VTN trong GDGT gồm những nội
dung gì, các chƣơng trình giáo dục, truyền thông, tƣ vấn tác động nhƣ thế nào
đến vấn đề QHTD, SKSS và GDGT cho VTN và nhận thức của các bậc cha
mẹ về các vấn đề đó.[16]
- Nghiên cứu “Giáo dục giới tính cho học sinh THCS Hà Nội phù
hợp với tuổi dậy thì hiện nay” [9]của hai tác giả Mai Văn Hưng và Nguyễn
Thị Thu Huyền lại đề cập đến việc giáo dục giới tính trong nhà trƣờng. Tác
giả đƣa ra thực trạng GDGT trong nhà trƣờng vừa thiếu về nội dung và yếu về
phƣơng pháp, cách thức truyền tải cho học sinh vì vậy chƣa đem lại hiệu quả


4


trong GDGT. Bản thân nhiều giáo viên cũng bối rối về phƣơng pháp trong
giảng dạy vì vậy còn tránh né hay giảng giải chƣa đầy đủ những kiến thức về
GDGT tới học sinh. Hai kênh giáo dục chính thức có ảnh hƣởng lớn nhất tới
trẻ là nhà trƣờng và gia đình, nếu gia đình né tránh, nhà trƣờng không dạy thì
ai sẽ là ngƣời GDGT cho trẻ VTN. Các tác giả cũng đƣa ra khuyến nghị để
đem lại hiệu quả GDGT cho học sinh THCS cần có sự kết hợp giữa gia đình
và nhà trƣờng với các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Trong bài viết “Gia đình với giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên”, tác giả Hoàng Bá Thịnh đã đề cập đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con
liên quan đến vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ
VTN. Những số liệu trong bài viết đƣợc lấy từ nghiên cứu cơ bản của dự án
“Nâng cao nhận thức về giới và những vấn đề sức khỏe sinh sản cho các gia
đình nông thông Việt Nam”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện với mẫu khảo sát là
800 ông bố, bà mẹ có con trong độ tuổi VTN thuộc 4 xã Quý Sơn (Lục Ngạn,
Bắc Giang), Yên Hồng (Ý Yên, Nam Định), Xuân Thọ 1 (Sông Cầu, Phú
Yên), và Hƣng Long (Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Tác giả đã chỉ
ra cha mẹ có nhu cầu rất lớn về nâng cao kiến thức, kỹ năng GDGT cho con
vì cha mẹ rất quan tâm nhƣng gặp nhiều khó khăn trong GDGT cho con.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về nội dung giáo dục giới tính giữa trẻ
nam và trẻ nữ và trẻ em nữ có xu hƣớng trao đổi nhiều hơn với cha mẹ về vấn
đề này. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các vùng
miền về nhu cầu GDGT của trẻ hay sự quan tâm, cách thức trao đổi giữa cha
mẹ và con cái. Qua đó tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả GDGT trong gia đình.[12]
2.2. Hƣớng nghiên cứu về vai trò giáo dục của gia đình:
- Giáo trình XHH gia đình của Mai Huy Bích (NXB đại học quốc gia
Hà Nội ) và bài báo “Gia đình việt Nam với chức năng giáo dục trong bối

cảnh toàn cầu hóa” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu đề cập đến các chức

5


năng của gia đình và vai trò to lớn của cha mẹ trong quan hệ với con cái. Một
số chức năng, vai trò cụ thể nhƣ là chăm sóc, xã hội hóa - giáo dục dạy dỗ,
bảo vệ, định hƣớng trong đó vai trò giáo dục là quan trọng nhất và đƣợc đặt
lên hàng đầu. Đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục của gia đình
là đạo đức và cách sống làm ngƣời, các kỹ năng sống,…việc giáo dục về vấn
đề giới tính cho con cái của cha mẹ trong gia đình cũng là một trong những
nội dung dạy cho con các kỹ năng sống. Tác giả đã đƣa ra đƣợc một số kết
quả nghiên cứu về những thách thức đối với gia đình trong quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế hiện nay nhất là trong việc giáo dục. Do tác động
nhiều mặt của xã hội mở cửa, tốc độ phát triển tâm - sinh lí của trẻ hiện nay
diễn ra nhanh mà một số cha mẹ không có thời gian gần gũi, chăm sóc con cái
hoặc chƣa đủ kiến thức, nhận thức, phƣơng pháp phù hợp để kịp thời quản lí,
giáo dục và định hƣớng phát triển đối với trẻ vị thành niên khi các em đang có
nhiều thay đổi lớn.[4]
- Bài viết “Kiểu loại gia đình và giáo dục trẻ em trong gia đình ở Hà
Nội hiện nay” (Nguyễn Chí Dũng- Tạp chí XHH số 2/2006) là những nhận
định đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu xã hội học: Ảnh hưởng của cơ cấu gia
đình tới việc giáo dục trẻ em trong gia đình do Viện Xã hội học tiến hành
nghiên cứu trƣờng tại 316 hộ tại Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động
của kiểu loại gia đình ( cụ thể là gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng) tới
nhu cầu giáo dục, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục, hình thức giáo
dục, kết quả giáo dục trong các gia đình tại Hà Nội. Từ đó nhóm nghiên cứu
cũng đƣa ra một số biện pháp tăng cƣờng hiệu quả giáo dục gia đình trong
giai đoạn hiện nay.[5]
- Bài báo “Vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính” của Quang

Huy đề cập việc GDGT hiện nay là rất quan trọng, và hiện nay nhận thức của
trẻ vị thành niên về giới tính và tình dục có thể bị lệch lạc bởi những thông tin
chệch đối tƣợng thậm chí sai hƣớng từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả

6


nghiên cứu cho thấy cha mẹ là ngƣời có ảnh hƣởng nhất đối với trẻ có thể
cung cấp thông tin và giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái và hiểu biết hơn về vấn
đề tính dục. Tuy nhiên các bậc cha mẹ thƣờng không đề cập hoặc rất ít khi
thảo luận với con cái về việc giáo dục giới tính và cho rằng trƣờng học phải
đảm nhận vấn đề GDGT cho con trẻ. Cha mẹ cần chuẩn bị những kiến thức về
vấn đề GDGT và sử dụng những kinh nghiệm của bản thân, chủ động nói
chuyện với con và luôn lắng nghe những quan điểm, suy nghĩ của trẻ. Nội
dung cần cung cấp trong những lần trò chuyện là: trách nhiệm đối với vấn đề
tình dục, cảm xúc và các mối quan hệ…và những điều cha mẹ cần tránh khi
trao đổi với con về vấn đề GDGT.[22]
- Bài báo: “ Cha mẹ với việc giáo dục giới tính trong gia dình” của
Thạc sĩ Đào Thị Vân Anh- TT Nghiên cứu GD phổ thông trường Đại học Sư
Phạm TP Hồ Chí nói lên vai trò của gia đình trong bƣớc đầu của thời kì
GDGT khi mà vấn đề GDGT ở nhà trƣờng vẫn còn đang tranh luận nên đƣợc
giáo dục nhƣ thế nào, cho nên phải đẩy mạnh vai trò của gia đình trong việc
GDGT nhất là vai trò của cha mẹ vì cha mẹ là ngƣời đầu tiên phát hiện đƣợc
sự trƣởng thành về mặt sinh lí của con. Khi con bƣớc vào tuổi dậy thì cần có
sự giải thích, dìu dắt của cha mẹ để có đƣợc những hiểu biết về GT một cách
đúng đắn nhất. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đạt đƣợc một số kết quả
nhƣ: đƣa ra những giải pháp, các cách tiếp cận của cha mẹ với con cái về vấn
đề GDGT để đạt hiệu quả cao, các phƣơng pháp mà cha mẹ giáo dục GT cho
con. Những cách thức để các nội dung trong việc GDGT đƣợc đề cập nhiều
hơn và thật sự đạt hiệu quả cao cần có sự truyền đạt thông tin hai chiều

thƣờng xuyên giữa cha mẹ và con cái.[23]
Qua những tài liệu tham khảo nhóm đã tìm đọc, có thể thấy vấn đề về
giáo dục giới tính cho trẻ VTN đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và
cũng có nhiều hƣớng nghiên khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu thƣờng
chọn địa bàn nông thôn hoặc đô thị, vẫn còn ít những nghiên cứu đi sâu vào

7


việc tìm hiểu việc giáo dục giới tính cho trẻ VTN tại các gia đình ở các khu
vực nhƣ thị trấn, thị xã, nơi có lối sống, đặc điểm kinh tế đƣợc coi là giao thoa
giữa nông thôn và đô thị. Chính những đặc điểm này có thể ảnh hƣởng đến
nhận thức và việc GDGT cho trẻ VTN. Chính vì thế đề tài nghiên cứu: “Vai
trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên”(Nghiên
cứu trường hợp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) muốn đi sâu
khai thác nhận thức, thái độ, phƣơng pháp giáo dục giới tính của các bậc cha
mẹ khi GDGT cho trẻ VTN ở các gia đình, đồng thời qua đánh giá khách
quan từ phía trẻ VTN nói về việc GTGT cho các em trong gia đình ở thị trấn
Trâu Quỳ sẽ thấy rõ hơn vai trò của cha mẹ đối với việc GTGT cho trẻ vị
thành niên nhƣ thế nào.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái
niệm, lý thuyết nhƣ lý thuyết vai trò, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết xã
hội hóa, khái niệm trẻ vị thành niên, giáo dục giới tính, … để tìm hiểu và giải
thích vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.
Đồng thời đề tài đƣợc coi nhƣ là một luận chứng góp phần làm sáng tỏ hơn
cho những lý thuyết đó.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm góp phần phác họa những vai trò của

các bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên. Những kết
quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá
nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu đến vấn đề này.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội

8


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mô tả thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trong gia
đình: về nhận thức, nội dung giáo dục, thái độ, phƣơng pháp giáo dục của cha
mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trong các gia đình tại thị
trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội
 Phân tích, đánh giá vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính
cho trẻ vị thành niên.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính
cho trẻ vị thành niên tại thị trấn Trâu Quỳ,
5.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: khách thể nghiên cứu chính của đề tài là cha mẹ
trong gia đình tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên để
đánh giá vai trò của cha mẹ một cách khách quan tôi lựa chọn thêm khách thể
nghiên cứu là trẻ vị thành niên.
5.3 Phạm vi nghiên cứu.
 Phạm vi nội dung: Tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới
tính cho trẻ vị thành niên tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

 Phạm vi không gian: Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
 Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2016
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nghiên cứu:
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Nhận thức của các bậc cha mẹ về việc giáo dục giới tính cho con cái
trong độ tuổi vị thành niên nhƣ thế nào?
 Cha mẹ thƣờng dạy nội dung gì về giới tính cho các em ở độ tuổi vị
thành niên?

9


 Thái độ và phƣơng pháp giáo dục giới tính của các bậc cha mẹ khi giáo
dục cho con cái mình nhƣ thế nào?
 Khó khăn, thuận lợi của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên là gì?
 Đánh giá của trẻ vị thành niên về việc giáo dục giới tính của cha mẹ
nhƣ thế nào? Có giống với nhận định từ phía cha mẹ hay không?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
 Các bậc cha mẹ ở thị trấn Trâu Quỳ ngày càng quan tâm hơn và nhận
thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục giới tính cho con cái.
 Nội dung giáo dục giới tính của cha mẹ dạy cho trẻ VTN chủ yếu là
vấn đề phát triển sinh lý ở cơ thể khi đến tuổi dậy thì mà ít đề cập đến
những biến đổi về tâm lý của các em cũng nhƣ những nguy cơ bị xâm
hại, quan hệ tình dục hay khả năng mang thai ở tuổi này
 Nhiều bậc cha mẹ vẫn cảm thấy e ngại khi trao đổi vấn đề này đối với
con, chủ yếu các bậc phụ huynh lựa chọn phƣơng pháp mua sách báo
cho con tự tìm hiểu
 Cha mẹ còn thiếu kiến thức, kỹ năng khi trao đổi, giáo dục giới tính
cho trẻ VTN, tâm lý e ngại, coi đây vẫn là vấn đề nhạy cảm khiến cha

mẹ chƣa chủ động hay tự tin trao đổi, trò chuyện với trẻ.
 Trẻ VTN cho rằng cha mẹ chƣa thực sự quan tâm hay giáo dục giới
tính cho các em, chủ yếu các kiến thức các em học đƣợc là tự tìm hiểu
hay học hỏi từ bạn bè. Các em mong muốn cha mẹ sẽ quan tâm, chia sẻ
và cởi mở hơn khi trao đổi với các em về những vấn đề này.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu:
Tiến hành thu thập và phân tích tài liệu phù hợp với mục tiêu của cuộc
nghiên cứu.

10


Một số tài liệu dùng để phân tích là: sách chuyên ngành, sách tham
khảo, báo, tạp chí, những bài viết, các trang web có liên với tới vấn đề giáo
dục giới tính cho trẻ vị thành niên và vai trò giáo dục của cha mẹ đối với trẻ
vị thành niên. Bên cạnh đó có một số báo cáo của địa phƣơng trong những
năm gần đây.
7.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đề tài chỉ nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ đến việc giáo dục giới tính
cho trẻ vị thành niên tuy nhiên ở mỗi độ tuổi cha mẹ cần có nội dung, phƣơng
pháp giáo dục khác nhau, vì vậy để làm rõ phƣơng pháp, nội dung giáo dục
giới tính cho trẻ VTN đề tài lựa chọn nhóm cha mẹ có con đang học lớp 8 và
lớp 9 trên địa bàn. Trong 200 mẫu cha mẹ đƣợc lựa chọn đều có cả con trai và
con gái, qua đó so sánh nội dung, phƣơng pháp giaó dục giới tính có sự khác
biệt theo giới hay không?
Ngoài ra, để đánh giá khách quan việc GDGT của cha mẹ tôi có lựa
chọn 100 mẫu đối tƣợng trẻ vị thành niên độ tuổi 14-15 nhằm thu thập thông
tin về môi trƣờng GDGT quan trọng đối với các em, nội dung GDGT, phƣơng
pháp, thái độ GDGT của cha mẹ.

* Cơ cấu mẫu điều tra
Bảng 1: Tỷ lệ tuổi của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến
Độ tuổi

n

Tỷ lệ (%)

Dƣới 40 tuổi

28

14 %

40 đến 55 tuổi

120

60 %

Trên 55 tuổi

52

25 %

Tổng

200


100%

11


Bảng 2: Tỷ lệ giới tính của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến
Giới tính

n

Tỷ lệ (%)

Nam

100

50%

Nữ

100

50%

Không trả lời

0

0


Tổng

200

100%

Bảng 3: Tỷ lệ nghề nghiệp của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến
Nghề nghiệp

n

Tỷ lệ (%)

Công chức, viên chức

45

22,5 %

Kinh doanh, buôn bán

30

15 %

Nông dân

100

50 %


Công nhân

15

7,5 %

Nhân viên văn phòng

7

3,5 %

Nghề khác

3

1,5 %

200

100%

Tổng

Bảng 4: Tỷ lệ trình độ học vấn của các bậc cha mẹ trả lời phiếu ý kiến
Trình độ học vấn

n


%

Tiểu học

10

5%

THCS

28

14%

THPT

97

48,5%

Cao đẳng - Đại học

55

27,5%

Trên đại học

10


5%

12


Bảng 5: Tỷ lệ giới tính của trẻ vị thành niên trả lời phiếu ý kiến
Giới tính

n

Tỷ lệ (%)

Nam

50

50%

Nữ

50

50%

Không trả lời

0

0


Tổng

100

100%

Bảng 6: Tỷ lệ học lực của trẻ vị thành niên trả lời phiếu ý kiến
Học lực

n

Tỷ lệ (%)

Giỏi

33

33%

Khá

45

45%

Trung bình

20

20%


Yếu

2

2%

Tổng

100

100%

7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
- Thực hiện 10 phỏng vấn sâu đối với đối tƣợng cha mẹ: để tìm hiểu
sâu hơn một số vấn đề trong nghiên cứu: Thái độ của cha mẹ khi con có
những thắc mắc về giới tính, cách ứng xử của cha mẹ khi con có những hành
vi sai lệch về giới tính và tình dục (mang thai ngoài ý muốn…),
- 10 phỏng vấn sâu đối với trẻ vị thành niên độ tuổi 14-15 (5 phỏng vấn
đối với trẻ VTN nam, 5 đối với nữ): để thực hiện việc đánh giá khách quan
vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên cũng nhƣ
mong muốn của trẻ vị thành về cha mẹ trong việc giáo dục về giới tính 7.4.
Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu

Số lƣợng bảng hỏi phát ra là 300 bảng hỏi, số lƣợng bảng hỏi thu về và
làm sạch là 200 bảng hỏi (đối tƣợng cha mẹ), 100 bảng hỏi (đối tƣợng VTN).

13



Thông tin thu về đƣợc xử lý trên máy tính bằng phần mềm xử lý thống kê
SPSS 16.0 for Window.
8. Khung lý thuyết
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

ĐẶC ĐIỂM GIA ĐÌNH

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo
dục giới tình cho trẻ vị thành niên

NỘI DUNG GIÁO
DỤC GIỚI TÍNH

PHƢƠNG PHÁP
GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH

- Độ tuổi giáo dục
giới tính.
- Biến đổi sinh lý
ở tuổi dậy thì
- Biến đổi tâm lý
ở tuổi dậy thì.
- Quan hệ tình dục
- Phòng tránh thai

- Trao đổi trực
tiếp.
- Mua sách báo,
tạp chí cho con

đọc.

THUẬN LỢI, KHÓ
KHĂN CỦA CHA MẸ
TRONG VIỆC GDGT
CHO CON

- Khó lựa chọn,
sàng lọc thông
tin.
- Thiếu phƣơng
pháp, kỹ năng,

- Hƣớng dẫn cụ
thể

- Tâm lý e ngại.

- Tránh né

- Trình độ hạn
chế

- Quan hệ với bạn

chế.

khác giới

14



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1. Khái niệm vai trò:
Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.
Mỗi cá nhân là một diễn viên và mỗi vai trò là một kịch bản. Gắn vỡi mỗi
kịch bản, diễn viễn sẽ phải hành động, ứng xử cho phù hợp với vai diễn trong
kịch bản đó. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về vai trò nhƣng theo
quan điểm của các nhà xã hội học :“Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực,
hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất
định” [6]
Vai trò xã hội đƣợc xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tƣơng ứng. Vai
trò xã hội của một ngƣời có nghĩa là ngƣời đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy
đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của ngƣời đó.
Đồng thời họ cũng nhận đƣợc những quyền lợi xã hội tƣơng ứng với việc thực
hiện vai trò của họ. Mỗi cá nhân có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ
xã hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội.
Như vậy khái niệm vai trò trong đề tài nghiên cứu được nhấn mạnh vào
hành vi, nghĩa vụ, chuẩn mực của mỗi người trong gia đình( cụ thể là cha mẹ)
khi gắn với vị thế của mình trong gia đình.
1.1.2. Khái niệm gia đình và chức năng của gia đình
* Khái niệm gia đình
Gia đình là một khái niệm quen thuộc song rất khó để có thể định nghĩa
một cách chính xác và thống nhất.Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi
một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đƣa ra một khái niệm gia

đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu và chỉ có nhƣ vậy mới có cách
tiếp cận phù hợp với gia đình.

15


×