Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển chi nhánh đông đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.26 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
--------o0o--------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phùng Việt Hà
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:


LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất
cả các hoạt động kinh tế xã hội,gắn liên với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Sự
phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có tác động rất lớn đến quá
trình phát triển của nền kinh tế, ngược lại nền kinh tế phát triển mạnh mẽ sẽ tạo điều
kiện để ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành định chế
tài chính không thể thiếu được.
Năm 2012 được coi là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế. Nhìn chung,tăng
trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn.
Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực tài chính ngân hàng, và hệ thống NHTM Việt
Nam cũng không tránh khỏi.Trong bối cảnh như hiện nay,để tồn tại và đứng vững
trong nền kinh tế đầy biến động,mỗi ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển cụ
thể và có biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV là một ngân hàng mạnh, uy tín,
có mạng lưới rộng khắp từ trung ương tới cơ sở góp phần không nhỏ đến sự tăng
trưởng và phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vì thế em


đã chọn ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Đông Đô là đơn vị thực tập của
mình.Trong thời gian thực tập tổng hợp tại ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Đông
Đô,em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị
cán bộ công nhân viên cùng với sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn ThS.Phùng
Việt Hà,em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp
Dưới đây là bài báo cáo của em sau quá tìm hiểu tại ngân hàng TMCP BIDV chi
nhánh Đông Đô. Vì đợt thực tập chưa dài và kiến thức có hạn nên bài báo cáo còn
nhiều thiếu sót,em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em hoàn
chỉnh hơn


Mục lục
Phần1: Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Đông Đô.
1.1 Giới thiệu về ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông
Đô.
1.2 Chức năng
1.3 Mô hình tổ chức
Phần 2: Khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.
2.1 Phân tích tình hình tài chính
2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn
2.4 Phân tích họat động cho vay
Phần 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển chi nhánh Đông Đô.
Phần 4: Đề xuất hướng đề tài khoá luận


Phần1:Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh

Đông Đô.
1.1 Giới thiệu về ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Đông Đô.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô.
Tên giao dịch quốc tế :Bank for Investment & Development of Viet Nam .
Tên gọi tắt : BIDV
Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần.
Địa chỉ: Số 14,Láng Hạ,Quận Ba Đình,Hà Nội
1.2. Chức năng:
-

Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ

phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn: vay vốn của các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy
định của NHNN.
- Hoạt động tín dụng : bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu
thương mại và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính và các
hình thức khác theo quy định của NHNN.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh
toán trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ trong nước và quốc tế, thực hiện dịch
vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách
hàng.


- Các hoạt động khác: bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ,
thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và VNĐ, kinh doanh
ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm,cung ứng
dịch vụ tư vấn tài chính, cung ứng dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ
két sắt, cầm đồ…

1.3 Mô hình tổ chức:
Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Đông Đô
được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên
tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.
-Điều hành hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Đông Đô
là giám đốc chi nhánh: Lê Viết Dung
- Giúp việc Giám đốc điều hành chi nhánh có 4 Phó Giám đốc: Nông Hà Hào, Vũ
Thị Nga, Cao Thanh Trường và Nguyễn Thị Mai Hương, hoạt động theo sự phân
công,ủy quyền của Giám đốc chi nhánh theo quy định
- Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đông Đô được tổ
chức thành 5 khối, bao gồm: khối tác nghiệp, khối quan hệ khách hàng, khối quản lý
rủi ro, khối nội bộ và khối trực thuộc
+ Khối tác nghiệp gồm các phòng sau: Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp
( gồm cả tổ Thanh toán quốc tế), Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng Quản
lý và dịch vụ kho quỹ
+ Khối quan hệ khách hàng bao gồm các phòng sau: Phòng Quan hệ khách hàng 1,
Phòng Quan hệ khách hàng 2, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
+ Khối Quản lý rủi ro gồm phòng Quản lý rủi ro


+ Khối nội bộ bao gồm các phòng sau: Phòng Tài chính- Kế toán, Phòng Tổ chức
hành chính, Phòng Kế toán tổng hợp, Tổ điện toán
+ Khối trực thuộc bao gồm các phòng sau: Các Phòng giao dịch số 1,2,4,5 ; Các quỹ
tiết kiệm số 9,17,19,22,25, Thái Hà
Phần 2: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động ngân hàng TMCP
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô
2.1 Phân tích tình hình tài chính
Để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thời gian gần đây ta có thể theo dõi
bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng qua ba năm 2010 tới 2012
Bảng 2.1: Bảng Cân đối kế toán rút gọn của BIDV Đông Đô ba năm 2010-20112012



Đơn vị: triệu đồng
31/12/2010
Chỉ tiêu
Số tiền

31/12/2011
Tỷ
trọn
g
(%)

Số tiền

31/12/2012
Tỷ
trọ
ng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọn
g
(%)

I/ Tài sản
1.Tiền mặt và các khoản

tương đương tại quỹ

490,391

9.34

484,367

8.0
4

864,400

13.4
3

2. Tiền gửi tại NHNN

589,077

11.2
2

597,897

9.9
3

607,845


9.44

3. Dư nợ khách hàng

2,843,0
61

54.1
5

3,164,0
33

52.
53

3,467,9
21

53.8
8

4. Tài sản cố định

604,859

11.5
2

820,374


13.
62

717,011

11.1
4

5. Tài sản Có khác

722,939

13.7
7

956,415

15.
88

779,185

12.1
1

TỔNG TÀI SẢN

5,250,3
27


100

6,023,0
86

100

6,436,3
62

100

1. Tiền gửi của khách hàng

5,113,5
18

97.3
9

5,709,1
53

94.
79

6,012,3
38


93.4
1

2. Các công cụ tài chính
phái sinh và nợ tài chính
khác

3,465

0.07

6,625

0.1
1

5,792

0.09

II/ NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ


3. Các khoản phải trả khác

68,931

1.31


179,619

2.9
8

253,134

3.84

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ

5,185,9
14

98.7
7

5,895,3
97

97.
88

6,271,2
64

97.3
4

4.Vốn và các quỹ


64,413

1.23

127,689

2.1
2

165,098

2.66

5,250,3
27

100

6,023,0
86

100

6,436,3
62

100

TỔNG NGUỒN VỐN


(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp và xử lý số liệu tác giả)
Nhìn vào bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng mục cho vay khách hàng chiếm tỷ
trọng nhiều nhất trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Năm 2011 mặc dù dư nợ khách
hàng tăng từ 2,843,061 triệu đồng(số liệu vào cùng kỳ năm 2010) lên 3,164,033 triệu
đồng nhưng tỷ trọng dư nợ khách hàng trong tổng tài sản giảm so với năm 2010
(giảm từ 54.15% xuống 52.53% ) là do NHNN thực hiện tập trung “ưu tiêm kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Tuy nhiên đến năm
2012 thì tình hình có chuyển biến, dư nợ khách hàng tăng lên mức 3,467,921 triệu
đồng chiếm 53.88% tổng tài sản.
Ở phần nguồn vốn, mặc dù nợ phải trả tăng dần trong các năm 2010-2012 nhưng tỷ
trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thì giảm dần qua các năm cũng như vốn chủ
sở hữu tăng dần từ 2010-2012 cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Khoản tiền gửi khách hàng
là chỉ tiêu chiếm phần lớn trong các khoản nợ phải trả, nguồn vốn này cũng tăng
trong 3 năm 2010-2012 mặc dù nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn.Tuy vào
năm 2011 thì tỷ trọng của chỉ tiêu này trong toàn bộ nguồn vốn có giảm đi khá nhiều
so với năm 2010 song quy mô vẫn tăng lên,vào năm 2012 thì tình trạng khả quan
hơn,tỷ trọng của chỉ tiêu này trong toàn bộ nguồn vốn bắt đầu tăng nhẹ.
2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Trong vòng 3 năm trở lại đây nền kinh tế của thế giới và Việt Nam đều đang
trong tình trạng khó khăn và bất ổn. Với chức năng huy động và cung cấp vốn cho
nền kinh tế các ngân hàng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tuy kinh tế có khó khăn
nhưng BIDV Đông Đô đã cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và khắc phục những
khó khăn gặp phải. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đô
trong thời gian gần đây ta có thể theo dõi bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đô qua 3
năm 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Doanh thu

220,096

244,173

264,228

Thu nhập lãi ròng

183,994

174,139

220,189

Thu nhập ngoài lãi

36,102


50,034

44,039

Lãi/lỗ ròng từ dịch vụ thanh toán

7,432

8,911

7,920

Lãi/lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh
ngoại tệ

1,213

4,302

3,961

Lãi/lỗ ròng từ hoạt động bảo lãnh

16,318

20,309

19,134

Lãi thuần từ hoạt động khác


11,139

16,512

13,024

Chi phí QLKD

123,902

128,908

79,845

Tổng thu nhập thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí dự phòng

96,194

115,265

184,383

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

16,178

5,031


13,321


Tổng lợi nhuận trước thuế

80,016

110,234

171,062

Chi phí thuế TNDN

20,004

27,559

42,766

Lợi nhuận sau thuế

60,012

82,676

128,297

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp và xử lý số liệu tác giả)
Bảng 2.3
Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đô trong 3 năm

2010- 2012

Đơn vị: triệu đồng
Chênh lệch

Biến động

Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2011/
10

Doanh thu

220,0
96

244,1
73


264,2
28

24,07
7

20,05
0

60,01
2

82,67
6

128,2
97

22,66
4

45,62
1

Lợi nhuận
sau thuế

Năm
2012/
11


Năm
2011/
10

Năm 2012/11

10.94
%

8.21%

3
7.76%

55.18
%


( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả)
Qua bảng trên cho thấy vào năm 2011 các khoản thu nhập đều tăng và do chi nhánh
không thực hiện hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán cũng như bất động
sản,nên không bị ảnh hưởng sự xuống dốc của thị trường chứng khoán cũng như
hiện tượng đóng băng của thị trường bất động sản nên thu nhập của chi nhánh BIDV
Đông Đô vẫn tăng khá mạnh,doanh thu tăng 24,077 triệu đồng,tăng 10.94% so với
cùng kỳ năm 2010.Lợi nhuân sau thuế tăng 22,664 triệu đồng,tăng 37.76% so với
cùng kỳ năm 2010
Tuy nhiên,vào năm 2012,do ảnh hưởng của nền kinh tế,nên mặc dù doanh thu của
một số chỉ tiêu giảm đi nhưng tổng doanh thu vẫn tăng lên. Mặc dù so với năm
2011,năm 2012 chi nhánh BIDV Đông Đô có doanh thu tăng 8.21% do chi nhánh

BIDV Đông Đô đã thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động nên chi phí
hoạt động giảm khá nhiều làm lợi nhuận trước thuế vẫn tăng lên 55.18%
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động của chi nhánh những chỉ tiêu trong
bảng dưới đấy sẽ thể hiện rõ hơn các kết quả mà chi nhánh đã đạt được:

Bảng 2.3 Bảng các chỉ tiêu tài chính cơ bản của BIDV Đông Đô
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Doanh thu

220,096

244,173

264,228

LNST

60,012

82,676

127,297


Nợ phải trả

5,185,914

5,895,397

6,271,264

Tổng tài sản

5,250,327

6,023,086

6,436,362


Tổng tài sản binh quân

5,636,707

6,229,724

Số vòng quay tổng tài sản = doanh
thu/ tổng tài sản bình quân

4.34%

4.24%


98.77%

97.88%

97.34%

101.24%

102.17%

102.63%

27.27%

33.86%

48.18%

1.14%

1.37%

1.98%

Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài
sản
Hệ số khả năng thanh toán chung
=Tổng TS/Nợ phải trả
ROS = Lợi

thuế/Doanh thu

nhuận

ROA = LNST/ Tổng tài sản

sau

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp và xử lý số liệu tác giả)
Số vòng quay tài sản: Theo bảng trên ta thấy số vòng quay tổng tài sản của chi nhánh
cao hơn so với trung bình ngành(1%) chứng tỏ việc sử dụng tài sản, nguồn lực của
chi nhánh khá hiệu quả.Năm 2012 chỉ số này giảm là chịu ảnh hưởng của nền kinh tế
chung
Tỷ lệ nợ: Nhìn vào chỉ tiêu hệ số nợ cho thấy khả năng tự chủ tài chính của chi nhánh
là khá thấp. Các khoản nợ phải trả là khá cao và chi nhánh sử dụng nhiều khoản đi
vay để đảm bảo hoạt động. Và hệ số này có xu hướng từ 2010 đến 2012 cho thấy
công tác quản lý nợ có hiệu quả tuy nhiên thì còn số này vẫn ở mức cao so với mức
chung của ngành và chi nhánh cần phải tích cực giảm con số này xuống. Như vậy
khả năng tự chủ tài chính của chi nhánh sẽ tốt hơn và chống chọi được với sự thay
đổi đột ngột của thị trường.
Khả năng thanh toán chung: Chỉ số này của chi nhánh khá ổn định qua các năm, dễ
dàng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tuy vậy nhưng con số này
cũng chưa nói nên hết được mức độ đáp ứng các khoản nợ của khách hàng. Nó chỉ là


con số chung nhất chưa thể hiện được tình hình cụ thể và chính xác các hoạt động
thanh toán của chi nhánh.
ROS(Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu): Nhìn chung chỉ tiêu ROS của chi nhánh cũng
đạt mức cao và là một con số hấp dẫn so với mức chung của ngành ngân hàng. Mặc
dù chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế nhiều biến động nhưng ROS của chi nhánh

vẫn không ngừng tăng và đạt mức khá cao vào năm 2012
2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng BIDV Đông Đô đã đa dạng hóa phương thức huy động vốn, đa dạng hóa
mối quan hệ, không ngừng mở rộng . Do đó khách hàng của Ngân hàng ngày một
phong phú, nhu cầu đa dạng với nhiều mục đích khác biệt trong quan hệ giữa khách
hàng với Ngân hàng,nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua
3 năm 2010-2012 và năm 2012, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô có nguồn
vốn huy động đạt khoảng 6012 tỷ đồng.

Bảng 2.4 : Tình hình huy động vốn tại BIDV Đông Đô qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Chê
nh
lệch
(%)

Năm
2012

Chê
nh

lệch
(%)

Tỷ trọng trong
tổng nguồn vốn
(%)


Tổng
NVHĐ


m
201
0


m
201
1


m
201
2

5,113,5
18

5,709,1

53

11.65

6,012,3
38

5.31

100

100

100

1.Nội tệ

4,474,1
21

5,138,0
81

14.84

5,402,1
82

5.14


87.
50

90.
00

89.
85

2.Ngoại tệ
quy đổi ra
VNĐ

639,397

571,072

10.69

610,156

6.84

12.
50

10.
00

10.

15

1.Từ
TCKT

3,324,2
07

2,912,1
47

12.40

3,121,1
75

7.18

65.
01

51.
01

51.
91

2.Từ dân



1,789,3
11

2,797,0
06

56.32

2,891,1
63

3.37

34.
99

48.
99

49.
09

1.Vốn
ngắn hạn

4,346,1
27

5,218,1
60


20.06

5,501,3
56

5.43

85.
00

91.
40

91.
50

2. Vốn
trung,dài
hạn

767,391

490,993

36.02

510,982

4.07


15.
00

8.6
0

8.5
0

I.Theo
loại tiền

II.Theo
thành
phần

III.Theo
thời gian

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp và xử lý số liệu tác giả)
Thông qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn 3 năm gần đây của Chi nhánh BIDV
Đông Đô,ta thấy rằng,nguồn vốn huy động được của Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt
Nam- chi nhánh Đông Đô tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2010-2012,tuy giai
đoạn 2011-2012 thì mức tăng chậm lại,song,vẫn đạt mức cao.Mặc dù ở giai đoạn này
nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đều đang trong giai


đoạn khó khăn,nhưng bằng những chính sách hết sức linh hoạt và nhạy bén của ban
lãnh đạo ngân hàng đã giúp cho ngân hàng đứng vững trong cuộc khủng hoảng và

không ngừng tăng trưởng. Năm 2011,chi nhánh có tổng vốn huy động là 5,709,153
triệu đồng, tăng 11.65% so với năm 2010 là 5,113,518 triệu đồng. Năm 2012,mức tăng
chậm lại ở mức 5,31% so với năm 2011 với số vốn huy động là 6,012,338 triệu đồng
Trong tổng nguồn vốn huy động, chia theo loại tiền thì nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn
(trên 87%) trong khi vốn huy động từ nội tệ thấp (dưới 13%).Ở đây, ta thấy rằng các
khoản huy động bằng nội tệ sẽ ít mang rủi ro hơn các khoản huy động bằng ngoại
tệ,không chịu rủi ro về tỷ giá trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động.Hơn nữa,việc
huy động vốn bằng nội tệ dễ dàng hơn rất nhiều so với huy động vốn bằng ngoại tệ,do
người dân thường cất giữ và gửi tiền bằng nội tệ hơn là ngoại tệ cộng với sự chênh lệch
khá lớn giữa lãi suất huy động ngoại tệ và lãi suất huy động tiền đồng hiện nay, nên các
ngân hàng thương mại cũng không dễ hút vốn ngoại tệ để đẩy mạnh cho vay.
Trong tổng nguồn vốn huy động chia theo thành phần, nguồn vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế và dân cư đều tăng qua các năm và vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng cao hơn, song mức cao hơn không đáng kể. Giai đoạn 2011- 2012 thì tỷ
trọng trong tổng nguồn vốn của hai chỉ tiêu này đã bắt đầu tương đối cân bằng và hợp

Trong tổng nguồn vốn huy động chia theo thời gian, các khoản tiền gửi ngắn hạn sẽ ít
mang rủi ro hơn các khoản tiền gửi dài hạn,cùng với tâm lý muốn thu lợi nhuận và
quay vòng vốn nhanh cho nên các khoản tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng đặc biệt
cao trong tổng vốn huy động. và tỷ trọng cũng như quy mô tăng dần trong 3 năm 20102012. Trong khi đó,vốn huy động trung,dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và vẫn giảm dần dù
giai đoạn 2011-2012 thì mức giảm đã bắt đầu chậm lại.


Biểu đồ tình hình huy động vốn chia theo thời gian tại chi nhánh BIDV Đông Đô
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị :triệu đồng

2.4 Phân tích hoạt động cho vay:
Hiện nay,tình hình kinh tế khá bất ổn, thị trường tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính
thanh khoản, lạm phát tăng cao. Để thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát của ngân

hàng nhà nước,Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung cũng như chi nhánh
Đông Đô nói riêng đã thực hiện các giải pháp như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, rút bớt
tiền trong lưu thông…. Tuy nhiên trong 3năm vừa qua,chi nhánh BIDV Đông Đô vẫn
là địa chỉ tin cậy cho doanh nghiệp,cá nhân và các tổ chức kinh tế,vì thế,doanh số cho
vay và tổng dư nợ của ngân hàng trong 3 năm qua vẫn tăng đều đặn và đến năm 2012
thì tổng mức dư nợ đạt 3,467,921 triệu đồng

Bảng 2.5 : Tình hình dư nợ tại BIDV Đông Đô qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Tổng dư
nợ
I.Theo

Năm
2010

Năm
2011

2,843,0
61

3,164,0
33

Chê
nh
lệch

(%)

Năm
2012

Chên
h
lệch
(%)

11.2
9

3,467,9
21

9.60

Tỷ trọng trong
tổng dư nợ (%)

m
201
0


m
201
1



m
201
2

100

100

100


loại tiền
1.Nội tệ

2,360,1
24

3,006,0
89

27.3
7

3,328,9
13

10.74

83.

01

95.
01

95.
99

2.Ngoại tệ
quy đổi ra
VNĐ

482,937

157,944

67.3
0

139,008

12.03

16.
99

4.9
9

4.0

1

1.Dư nợ
TCKT

2,601,0
16

2,753,0
12

5.84

3,017,0
51

9.59

91.
49

87.
01

87.
00

2.Dư nợ

nhân,hộ

gia đình

242,045

411,021

69.8
1

450,870

9.70

8.5
1

12.
99

13.
00

1.Dư nợ
ngắn hạn

1,621,2
23

1,962,3
28


21.0
4

2,184,7
95

11.37

57.
02

62.
02

63.
00

2.Dư nợ
trung,dài
hạn

1,221,8
38

1,201,7
05

1.65


1,283,1
26

6.78

42.
98

37.
98

37.
00

42,064

19,993

52.4
7

62,769

214

1.4
4

0.6
3


1.8
1

II.Theo
thành
phần

III.Theo
thời gian

Nợ xấu

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp và xử lý số liệu tác giả)
Qua bảng trên,ta có thể thấy mặc dù tình hình nền kinh tế khó khăn,đang ở trong giai
đoạn khủng hoảng,song,dư nợ tín dụng của chi nhánh BIDV vẫn tăng trường rất đều
qua các năm và ở mức tăng trưởng khá cao,năm 2011-2010 là 11.29% vả năm 20122011 là 9.60%


Trong tổng dư nợ phân chia theo loại tiền,dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng đặc biệt cao,là
phần dư nợ chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng, có xu hướng tăng nhanh
và tỷ trọng trong tổng dư nợ vẫn đang tăng ở mức cao.
Trong tổng dư nợ phân chia theo thành phần,khách hàng cho vay chủ yếu của ngân
hàng là các tổ chức kinh tế,với mức dư nợ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ. Tuy
nhiên,dư nợ các tổ chức kinh tế thì có xu hướng giảm dần.
Biểu đồ tình hình dư nợ chia theo thành phần tại chi nhánh BIDV Đông Đô giai
đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng

Trong tổng dư nợ phân chia theo thời gian, có thể thấy rằng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm

ưu thế hơn so với dư nợ trung và dài hạn, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong 3 năm 20102012 vẫn tăng trưởng đều, dư nợ tín dụng trung,dài hạn biến động theo chiều hướng
ngược lại,giảm khá đều, tuy nhiên, so với các ngân hàng khác thì tỷ trọng của dư nợ
ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn của BIDV Đông Đô là khá hợp lý
Đánh giá về nợ xấu: Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu giảm 52.47% so với năm 2010, nhưng đến
năm 2012, do tình hình kinh tế mà mức nợ xấu tăng đột biến, đạt mức 62,769 triệu
đồng, tăng đến 214% so với năm 2011. Tuy nhiên, ở cả 3 năm thì mức nợ xấu đều thấp
hơn tỷ lệ nợ xấu cho phép, và ở mức khá lý tưởng ( dưới 2% )
Biểu đồ tình hình nợ xấu tại chi nhánh BIDV Đông Đô giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu đồng


Phần 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển chi nhánh Đông Đô.
- Vấn đề 1:Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn trong tình trạng bất cân
đối, nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu sẽ gây ra tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn để cho
vay và đầu tư dài hạn làm tăng rủi ro tín dụng, ngoài ra có thể làm mất đi khả năng
thanh toán nếu tình trạng này kéo dài. Việc nguồn vốn huy động ngắn hạn như hiện
nay cũng làm cho việc hoạch định chính sách cũng như chiến lược kinh doanh khó
khăn hơn
- Vấn đề 2: Một trong những rủi ro đáng sợ đối với Ngân hàng là rủi ro tín dụng và nó
cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của
Ngân hàng, vì thế vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đối là cần thiết đối với
Ngân hàng, với khách hàng mà còn đối với toàn xã hội. Có thể thấy mục tiêu nâng cao
chất lượng cho vay là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi Ngân hàng, nó vừa là yếu tố
không những đảm bảo cho Ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp Ngân hàng phát
triển. Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, Ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình. Sự
sụp đổ của hệ thống Ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nó có thể làm cho
nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã
hội. Mặc dù nợ xấu của chi nhánh BIDV Đông Đô vẫn duy trì ở mức cho phép, song,
trong 3 năm 2010-2012 thì nợ xấu có xu hướng tăng, vì thế, vấn đề nâng cao chất lượng

tín dụng của Ngân hàng là rất cần thiết
- Vấn đề 3: Dư nợ các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của chi
nhánh và là khoản cho vay mang lại thu nhập lãi chủ yếu và ổn định của ngân hàng,
đây cũng là đối tượng cho vay chủ yếu của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP BIDV
nói chung và chi nhánh BIDV Đông Đô nói riêng. Mặc dù quy mô cho vay doanh


nghiệp đang ngày càng được mở rộng và vẫn tăng lên đều đặn qua các năm nhưng tỷ
trọng cho vay doanh nghiệp thì đang có xu hướng giảm trong tổng dư nợ.

Phần 4: Đề xuất hướng đề tài khoá luận
Đề tài 1: Phát triển hoạt động huy động vốn trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô
Đề tài 2: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô
Đề tài 3: Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng trọng điểm tại ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi: Ban giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam BIDV chi nhánh Đông Đô
Tên em là:Lê Thị Mai Phương

Sinh viên trường: Đại học Thương Mại

Đơn vị thực tập: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV chi nhánh Đông Đô- số 14, Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội

Sau khi thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV chi nhánh Đông Đô từ ngày 14-1-2013, em viết đơn này mong ban giám đóc nhận xét
và xác nhận quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Xác nhận của Giám Đốc



×