Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước áp dụng thí điểm tại trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.85 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi
trường cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước. Áp
dụng thí điểm tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội”

BÁO CÁO THU HOẠCH
KIẾN TẬP CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẾ TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT

Địa điểm: Khu liên hợp Xử Lý chất thải Nam Sơn

HÀ NỘI, NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường
cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước. Áp dụng thí
điểm tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội”

BÁO CÁO THU HOẠCH
KIẾN TẬP CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẾ TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT

Địa điểm: Khu liên hợp Xử Lý chất thải Nam Sơn

HÀ NỘI, NĂM 2013



MỞ ĐẦU
Xử lý rác thải là vấn đề lớn, nếu thực hiện không đúng quy trình sẽ tác động xấu
đến môi trường và sức khỏe người dân, tạo thành những điểm 'nóng', gây mất ổn
định an ninh trật tự và đời sống xã hội của địa phương. Để giải quyết tình trạng
rác thải ùn ứ rác thải cần phải có khu vực chuyên tích trữ và xử lí vấn đề quan
trọng này, nhà nước đã đầu tư xây dựng khu chế biến chất thải rắn Nam Sơn với
công suất qui mô trên 30 năm và đưa vào hoạt động.


1.

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ

Khu liên hợp Xử Lý chất thải Nam Sơn là nơi tập trung xử lý rác thải lớn nhất
của thành phố Hà Nội được thành lập năm 1995 với có quy mô 83.9 ha, nằm
trên địa bàn 3 xã Nam Sơn , bắc Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) Năm thành
lập: 1995 . Tại thời điểm bãi rác đưa vào khai thác thì các nhà chức trách ước
tính công suất thiết kế: 3000 tấn/ này. Tuy nhiên trong thời gian đi vào sử dụng
cho đến thời điểm hiện nay thì công suất đã tăng lên nhiều, vào khoảng 4200
tấn/ngày. Thời gian sử dụng thiết kế 20 năm. Nguồn nhân lực gồm hằng trăm
cán bộ hành chính, công nhân cùng các công nghệ hiện đại. Khu liên hợp Xử Lý
chất thải Nam Sơn nhằm giải quyết nhu cầu về nơi chôn lấp, xử lý chất thải của
khu vực nội thành Hà Nội và cho các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm,
Đông Anh, Sóc Sơn và một lượng chất thải công nghiệp của một số khu vực
khác. Đồng thời, làm cơ sở để triển khai dự án đầu tư xây dựng các công trình
xử lý rác thải rắn theo đúng quy mô và tính chất. Các hạng mục chính như:khu
chôn lấp ;các ô chôn lấp; khu ủ rác tạm thời; nhà máy xử lý rác; trạm cân; khu
tiếp nhận rác; các hố thu rác; khu phân loại rác; khu chứa rác cồng kềnh; khu ép
rác tái chế; khu nghiền rác; khu ép rác thành kiện; khu tiền compost; khu làm

compost thành phẩm; bãi lưu trữ; trạm xử lý nước thải; hồ thu nước thải; nhà
điều hành.


2. CÁC NỘI DUNG KIẾN TẬP
8h30p sáng 22/4/2013. Theo đúng kế hoạch, tập thể lớp dh1cm chúng toi cùng
giáo viên hướng dẫn xuất phát từ cổng trường đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội để tới khu xử lí chất thải rắn Nam Sơn- nơi đổ về của hơn 200 chiếc xe
với hơn một ngàn lượt chuyên chở rác thải mỗi ngày.
Trên quãng đường hơn 30km, những chiếc xe chuyên chở rác màu xanh môi
trường chứa đầy rác thải được thu gom từ các quận huyện dần trở nên qen thuộc
với chúng tôi
Dừng lại tại cổng để lưu lại khoảnh khắc lần đầu tiên được trải nghiệm cảm giác
đi thực tế của một sinh viên, tôi thật sự ngỡ ngàng khi thấy sự rộng lớn của nơi
đây. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, chúng tôi được gặp mặt bác giám đốc đã
qua tứ tuần tại phòng họp để phổ biến lịch trình. Được biết do thời gian có hạn
nên chúng tôi sẽ được trực tiếp tham quan khu xử lí chất thải công nghiệp và
khu chon lấp. “các cháu gặp may đấy, trời vừa mưa xong nên đỡ mùi hơn nhiều
rồi” – bác giám đốc vừa cười vừa nói rồi dẫn chúng tôi ra xe.

Qua tìm hiểu và sự giải thích tận tình của bác giám đốc đáng mến, chúng tôi
được tận mắt chứng kiến qui mô của khi xử lí chất thải rắn Nam Sơn





Hiện trạng và hoạt động của khu Xử lý rác thải Nam Sơn

Rác thải từ khắp nơi nườm nượp đổ về và đưa vào 1qui trình tuần tự



1

Khu xử lý chất thải công nghiệp

Diện tích dành cho xử lý chất thải công nghiệp la 5 ha trên đồi Phú Thịnh. Đây
là vị trí cao nhất của toàn khu Nam Sơn. Rác công nghiệp đem đi đốt 2000kg/h.
Theo đặc thù của xử lý này một phần chất thải sẽ bị chôn lấp, do vậy nó được
nối tiếp với các ô chôn lấp ở phần thấp hơn. Nhiệm vụ của khu này là xử lý các
thành phần độc hại trong chất thải công nghiệp, một phần tro, cawnjbax sau khi
xử lý sẽ được chôn lấp và một phần được chế biến thành vật liệu xây dựng .
Phạm vi phục vụ là các xí nghiệp công nghiệp ở Hà Nội và các vùng lân cận.
Công suất xử lý chất thải công nghiệp vào khoảng 35-50 tấn/ngày.
2 Khu chế biến phân compost.
Diện tích dành cho khu này là 7,5 ha thuộc khu vực I của khu lin hợp xử lý
chất thải rắn (đồi Phú Thịnh) để xây dựng nhà xưởng, phần diện tích mở rộng
cho khu vực đảo trộn và ủ phân sẽ sử dụng trên diện tích đã chôn lấp chất thải
bên cạnh. Quy mô công suất: 20.000 tấn/năm. Công nghệ lựa chọn xử lý chất
thải hữu cơ thành phân compost là phương pháp vi sinh lê men hiếu khí có sự
thúc đẩy bằng quá trình đào trộn.
3

Khu chôn lấp.

Hiện tại ở khu vực có 10 ô chưa lấp. Rác sinh hoạt được thu gom vận chuyển
lên bãi rác Nam Sơn mà ko qua xử lý nào Rác thải sinh hoạt là loại rác thải được
chôn lấp. Trong quá trình sang lọc: một phần là rác chôn vĩnh viễn, một phần
làm phân vi sinh. Rác thải ko phải bổ sung thêm hóa chất gì bởi nguồn vi sinh tự
nhiên có sẵn rất nhiều. Việc chôn lấp rác được thực hiện cứ với 2m rác lại được

lấp đất, đầm rồi trải vải bạt chống thấm. Lớp bạt địa có tác dụng chống thấm
nước rỉ rác và nước mưa xuống đất .Tất cả đều có hệ thống thu khí bằng những
ông dài nối đến khu chứa, việc khai thác khí trong từng ô kéo dài trong chục
năm. Tại khu ủ rác tạm thời có những ống khói bên trên thì thải khói lên do hàm
lượng CH4 nhiều nên phải có hệ thống ống thoát, thu lôi để chống nổ , ở dưới có
khu thu nước rỉ rác. Theo như kết quả dự tính khối lượng chất thải rắn được tiếp
nhận ở khu Nam Sơn đến năm 2020 là 15.305.045 tấn và lượng rác tích lũy đến
năm 2018 là 34.011.211 m3 (tính khối lượng riêng của rác là 0,45 tấn/ m3 . Quá
trình chôn lấp do các phương tiện đầm nén kỹ nên thể tích rác giảm đi 3,5 lần là
9.717.489 m3
Lượng đất phù chiếm 20% và bằng 1.943.500 m3 .
Tổng thể tích chôn lấp là :11.660.986 m3.
Diện tích bãi chôn lấp yêu cầu là: 11.660.986/18=61,4 ha.
Diện tích phụ trợ là 11.1 ha.
Tổng diện tích của khu chôn lấp là 72,5ha, được bố trí ở khu vực thấp.
Giai đoạn 1 có diện tích khoảng 13,067ha sẽ chôn lấp trong 3 ô(A_B_C).


Giai đoạn 2 chôn lấp trong 8 ô, diện tích khoảng 59,44ha (kể cả trên diện tích
cho đắp đường đê bao). Các ô chôn lấp có độ cao tự nhiên từ +700 đến
+2600m. Đáy bãi chôn lấp dựu kiến can lấp từ cốt +6.20 đến +9.00m.


Khu chôn lấp hợp vệ sinh giai đoạn 1.
+ San nền:

Ô số 1 có diện tích 25.670 m 2, cao độ cao đê bao +15m, cao độ đáy bãi trung
bình +6,2m. Dung tích ô 1 băng 225.896m3.
Ô số 2 diện tích 30.704m2, cao độ cao mặt đê bao +15m, cao độ đáy bãi trung
bình +6,2m. Dung tích ô 2 bằng 270.175m3 .

Ô số 3 có diện tích 24.360 m2, cao độ mặt đê bao +15m, cao độ đáy bãi trung
bình +9,2m. Dung tích ô số 3 bằng 141.288m3.
San nền khu xử lý nước rác ( cạnh ô số 2): 7464m3.
Đê bao quanh các ô chôn lấp rác được lắp từ độ cao thiên nhiên hiện nay đến
độ cao nhiệt kế trong giai đoạn 1 là +15m.
Đáy bãi được thiết kế phẳng có độ dốc 1%, như vậy nước phun mưa và nước
rác sẽ chảy vào các mương thu nước và chảy vào ga thus au đó chảy về hố tập
trung và được bơm lên khu xử lý nước rác.
Mương thu nước rác có kích thước BxH=800mm x 750mm (chiều cao H thay
đổi theo trắc dọc). Tường mương cây gạch đặc mác 75, đáy và giăng tường lỗ,
đặt 2 lớp cốt thép chịu lực, bê tông đan mác 250 chịu tải xe 30 tấn.
Ngoài ra tại chân đường đê bao giữa 2 ô chôn lấp đặt cống bê tông D1000 nối
giữa 2 mương của 2 ô kề nhau.
Các lớp đất ở đáy ô chôn lấp phân bố kông đồng đều, để đảm bảo ngăn nước
rác không thấm xuống các lớp đất phía dưới, khồn gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Đồng thời tọa dung tích của các ô chôn lấp chất thải lớn nên thời gian
hoạt động của bãi chôn lấp sẽ tăng.
+ Giếng thu khí ga:
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành các ô chôn lấp, tránh gây cháy nổ,
trong các ô chôn lấp sẽ đặt các giếng thu thoát tán khí gas. Tổng số giếng thu
thoát khí ga giai đoạn 1 là 18 cái, các giếng bố trí các đều.
+ trạm xử lý nước rò rỉ
Dạng container di động được kiến nghị áp dụng để có thể tái sử dụng khi
đóng cửa một phần và hoàn toàn bãi chôn lấp.


4 Nước rỉ rác
Nước rỉ rác được dẫn ra hồ xử lý. Đầu tiên là hồ xử lý rác bằng nước mưa ở trên
và nước rỉ rác ở dưới. Qua nhiều giai đoạn xử lý tự nhiên hòa hóa học nước thải
đó đạt tiêu chuẩn cho phép của nước tựn nhiên. Có nhieuf hướng muốn dùng

nước đấy để bổ sung cho các ô chôn lấp đang ủ

Cán bộ ở bộ phận này cho biết nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn B- xả thải
ra môi trường tự nhiên. sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và chăn nuôi


3. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Chuyến đi thực tế bổ ích đã giúp em thu nhận thêm nhiều kiến thức quý giá.
Chuyến đi giúp em hiểu rõ hơn bề việc quản lý cũng như việc chôn lấp của rác
như thê nào. Đồng thời qua đây em cũng cảm thấy lo ngại về việc mỗi ngày
lượng rác ở các quận, huyện của Hà Nội đổ về một nhiều hơn. Chính điều này tạo
nên một sức ép quá lớn đối với các bãi xử lý và chứa rác của Hà Nội. Để giải
quyết sự cố này, cơ quan chức năng đề ra phương án nhanh nhất là nâng cốt hoặc
đào thêm ô chôn lấp khẩn cấp, trong khi các dự án mở rộng hoặc triển khai giai
đoạn 2, 3… lại chưa thấy dấu hiệu khởi động. Nếu vẫn cứ xử lý theo kiểu lấy
ngắn nuôi dài như hiện nay thì việc giải quyết vấn đề quá tải chất thải của Hà Nội
sẽ không có hồi kết. Trong những năm trở lại đây, ban quản lý khu xử lý đã đưa
ra biện pháp là đào thêm ô chôn lấp để đáp ứng nhu cầu chôn lấp một lượng
khổng lồ. Trong khi đó, vấn đề đáng quan tâm ở đây là, lượng rác thải của Hà
Nội ngày càng tăng. Nếu cứ duy trì biện pháp “đầy lại đào” thì sẽ tương ứng với
việc đầu năm “khai sinh” một hố rác và cuối năm lại “khai tử” một hố rác. Vậy
thì sau 50 năm sau, Hà Nội sẽ là biển rác…
Hiện nay các ô chôn lấp đã đóng cửa được phủ cỏ xanh. Có nhiều giải pháp đặt
ra cho việc sử dụng trở lại bãi rác đó như: xây trường học, khu vui chơi.. tuy
nhiên với điều kiện hiện tại của ta thì việc đó là không khả thi. Tuy nhiên nếu để
đất trống đòi hỏi các nhà chức năng cũng như các chuyên gia kỹ thuật cần có các
hướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt đòi hỏi ở các thế hệ đi sau như chúng em.
Chính vì vậy, chúng ta cần tìm những giải pháp có thể giảm bớt sự mất cảnh
quan do rác thải gây ra ở Hà Nội bằng những biện pháp quản lý chặt chẽ rác thải
tạo nên sự yên tâm thoải mái đối với khách hàng đi đường và có thể trả lại cái

tên yêu quý “Hà Nội nghìn năm văn hiến”.
Thực ra mà nói môi trường rác thải tác động đối với môi trường không khí,môi
trường nước, môi trường cảnh quan đô thị cũng chính là sự tác động đến sức
khoẻ của con người làm nảy sinh nhiều vấn đề trong cuộc sống của cộng đồng
người, họ phải bỏ ra nhiều loại chi phí: như chi phí chữa bệnh, chi phí nghỉ việc,
…dẫn đến chất lượng cuộc sông kém, ngoài ra ô nhiễm môi trường rác thải còn
ảnh hưỏng đến các hoạt động kinh tế của con người. Chính vì vậy, để nâng cao
chất lượng cuộc sống về mọi mặt, đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững
chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bảo vệ môi trường rác thải.


KẾT LUẬN
Trên đây là bản báo cáo ghi lại những thông tin em thu thập được qua chuyến đi
thực tế cùng với sự tìm hiểu thêm về hiện trạng quản lý rác thải của Hà Nội tại
Khu xử lý Nam Sơn. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý và
sửa chữa thêm. Em xin chân thành cảm ơn.



×