Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thực trạng về hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại kiểm toán nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.59 KB, 14 trang )

Phân tích thực trạng về hoạt động “Đánh giá thực hiện công việc”; những
hạn chế của công tác này tại đơn vị và những đề xuất.
A/ Thông tin chung về đơn vị:
Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được thành lập năm 1994 theo Quyết
định số 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; là cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Trong quá trình hoạt động và phát triển, để đáp ứng cao hơn yêu cầu quản lý, giám
sát, kiểm tra đối với nền tài chính công, Luật Kiểm toán đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt nam Khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005
và Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Theo đó, cơ quan Kiểm toán Nhà nước trở thành cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính,
kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng
ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
B/ Thực trạng về hoạt động “Đánh giá thực hiện công việc” tại Kiểm
toán Nhà nước:
Để thực hiện được nhiệm vụ và chức năng như nêu trên; Kiểm toán Nhà
nước đã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; để phát triển về số
lượng, Kiểm toán Nhà nước đã phải thực hiện:
- Phân tích công việc
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
- Thực hiện tuyển mộ
- Thực hiện chọn lựa
Qua các công việc đó, hiện nay KTNN đã có số lượng Cán bộ kiểm toán viên
lên tới trên 1.300 người.

1


Để phát triển về chất lượng, Kiểm toán Nhà nước đã phải thực hiện một số
công việc:


• Đào tạo
• Phát triển
• Kế hoạch hóa sự nghiệp
• Phát triển sự nghiệp
• Phát triển tổ chức
• Quản lý kết quả công việc
• Đánh giá thực hiện công việc
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến một công việc trong số các công
việc trên; đó là công tác “Đánh giá thực hiện công việc”.
Công tác “Đánh giá thực hiện công việc” là một hệ thống chính thống nhằm
xem xét và đánh giá kết quả thực hiện công việc của của cá nhân hay nhóm.
1/ Quy chế đánh giá:
Để đánh giá đúng chất lượng công việc của các nhân viên của Cơ quan, Lãnh
đạo Cơ quan (mà chủ yếu là Vụ Tổ chức cán bộ - đơn vị tham mưu về công việc
này) đã nghiên cứu rất kỹ những vấn đề liên quan đến chất lượng nhân viên để qua
đó ban hành “Quy chế khen thưởng, kỷ luật”. Quy chế này được ban hành nhằm
đảm bảo mọi Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Cơ quan phải
được đánh giá đúng mức với những gì họ đã đóng góp cho Cơ quan trong suốt một
năm làm việc để công tác khen thưởng, lương bổng, đề bạt… và các chế độ khác
phải đúng với công sức và sự đóng góp của họ. Để thực hiện được quy chế này thì
phải tiến hành đánh giá chất lượng, kết quả làm việc và công tác của từng cán bộ,
công chức, viên chức theo đúng với kết quả mà từng người đạt được.
Nội dung chính của “Quy chế khen thưởng, kỷ luật” bao gồm:
- Đối tượng; nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật
2


- Các hình thức khen thưởng, tiêu chuẩn khen thưởng
- Các hình thức kỷ luật (mức độ kỷ luật)
- Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật.

2/ Mẫu, thang điểm đánh giá:
Để thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc thì thông thường vào cuối
năm dương lịch, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản hướng dẫn các nội dung, thiết kế
mẫu chuẩn để các đơn vị trong Cơ quan thực hiện đánh giá một cách nghiêm túc.
Việc đánh giá Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thực hiện theo
các nội dung theo mẫu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC NĂM 200

Họ và tên:

Mã số:

Chức vụ:

Ngạch lương:

Đơn vị công tác:

I. Tự nhận xét kết quả công tác, tu dưỡng rèn luyện:

1. Chấp hành chính sách, pháp luật Nhà nước:
- Tự nhận xét:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:

2. Kết quả thực hiện công tác chuyên môn
- Tự nhận xét:
3



....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:
3. Ý thức tổ chức kỷ luật
- Tự nhận xét:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:

4. Tinh thần phối hợp công tác
- Tự nhận xét:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:

5. Tính trung thực trong công tác
- Tự nhận xét:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:

6. Lối sống, đạo đức
- Tự nhận xét:
4



....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:

7. Tinh thần học tập nâng cao trình độ
- Tự nhận xét:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:
8. Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân.
- Tự nhận xét:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Tự xếp loại:
9. Kết luận và tự xếp loại năm 200
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Hà Nội, ngày

tháng

năm 200

Người tự nhận xét và tự xếp loại

5



BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA CÁ NHÂN NĂM 200

Họ và tên:
Đơn vị công tác:
Chức vụ:

Điểm
STT

1

Nội dung thi đua

Mức độ khen thưởng

Cá nhân

Phòng

tự chấm

chấm

Thực hiện nhiệm vụ - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có
chuyên môn
(50 điểm)

sáng kiến, cải tiến...trong thực hiện
nhiệm vụ (46-50 điểm)

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, có sáng tạo
trong thực hiện nhiệm vụ
(36-45 điểm)
- Hoàn thành nhiệm vụ (25-35 điểm)
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hạn
chế (1-24 điểm)

2

Chấp hành chủ trương, - Chấp hành tốt (16-20 điểm)
đường lối của Đảng, - Chấp hành đầy đủ (11-15 điểm)
pháp luật của Nhà nước,
- Có mặt còn hạn chế (1-10 điểm)
nội quy, quy chế, quy
định của cơ quan, đơn vị - Có vi phạm (0 điểm)
(20 điểm)

3

Học tập nâng cao trình - Tích cực học tập, nghiên cứu có kết
6


độ

quả tốt (7-10 điểm)
(10 điểm)

-Thực hiện còn hạn chế (1-6 điểm)
- Không học tập nâng cao trình độ

(0 điểm)

4

Phối hợp công tác, đoàn - Phối hợp công tác tốt, đoàn kết nội bộ
kết nội bộ
(10 điểm)

(7-10 điểm)
- Phối hợp công tác, đoàn kết nội bộ
còn hạn chế hoặc chỉ đạt 1 trong 2 yêu
cầu (1-6 điểm)
- Ý thức đoàn kết kém; thiếu tinh thần
hợp tác trong nội bộ hoặc bị đánh giá
không tốt trong quan hệ với các đơn vị
bên ngoài có quan hệ công tác
(0 điểm)

5

Thực hiện các phong trào - Thực hiện đầy đủ, tích cực (4-5 điểm)
thi đua, các cuộc vận - Thực hiện không đầy đủ (1-3 điểm)
động xã hội
- Không thực hiện (0 điểm)
(5 điểm)

6

Tham gia các hoạt động


-Tham gia đầy đủ, tích cực (4-5 điểm)

đoàn thể

- Tham gia không đầy đủ (1-3 điểm)

(5 điểm)

- Không tham gia (0 điểm)

Cộng

Khung điểm và tiêu chuẩn cơ bản để bình xét các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng:
Danh hiệu thi đua:
- Lao động tiên tiến: từ 80-90 điểm
7


- CSTĐ cấp cơ sở; từ 91-95 điểm
- CSTĐ cấp Ngành từ 96-100 điểm và có 3 lần liên tục đạt danh hiệu CSTĐ
cấp cơ sở.
Hình thức khen thưởng:
- Giấy khen của Tổng KTNN: từ 93 đến 95 điểm;
- Bằng khen của Tổng KTNN: từ 96-100 điểm và 02 lần liên tục đạt danh
hiệu CSTĐ cấp cơ sở;
- Đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng CP: từ 98-100 điểm, đã được tặng
bằng khen của Tổng KTNN và đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở 05 năm liên
tục trở lên.


8


BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA TẬP THỂ NĂM 200

Đơn vị:

Điểm
S
T
T

Nội dung thi
đua

Yêu cầu cụ thể

Tập

HĐ TĐ-KT

thể tự

của đơn vị

chấm

chấm

1 Thực hiện nhiệm - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhân tố mới,

vụ chuyên môn
(50 điểm)

mô hình mới (46-50 điểm)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ (36-45 điểm)
- Hoàn thành nhiệm vụ (25-35 điểm)
- Thực hiện nhiệm vụ hạn chế (1-24 điểm)
- Không hoàn thành nhiệm vụ (0 điểm)

2 Chấp hành chủ
trương, đường lối
của Đảng, pháp
luật của Nhà nước,
nội quy, quy chế,

- Chấp hành tốt (16-20 điểm)
- Chấp hành đầy đủ (11-15 điểm)
- Có mặt còn hạn chế (1-10 điểm)
- Có vi phạm (0 điểm)

quy định của cơ
9


quan, đơn vị (20
điểm)
3

Phối hợp công - Phối hợp công tác tốt với các đơn vị khác trong
tác, đoàn kết nội thực hiện nhiệm vụ chung, nội bộ đoàn kết; quản

bộ, thực hành tiết lý, sử dụng kinh phí, tài sản được trang bị đúng
kiệm chống lãng chế độ quy định, tiết kiệm, hiệu quả (7-10 điểm)
phí, tiêu cực

- Thực hiện các nội dung trên còn hạn chế (1-6

(10 điểm)

điểm)
- Thiếu tinh thần phối hợp công tác với các đơn vị
trực thuộc KTNN hoặc bị đánh giá không tốt trong
phối hợp công tác với các đơn vị bên ngoài có quan
hệ công tác, hoặc để xaye ra mất mát, hư hỏng tài sản
do lỗi chủ quan, xảy ra tiêu cực (0 điểm)

4

Hoạt động của các - Các tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động có nề nếp,
tổ

chức

Đảng, phát huy tác dụng tốt (7-10 điểm)

đoàn thể

- Các tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động còn hạn

(10 điểm)


chế (1-6 điểm)
- Các tổ chức Đảng, đoàn thể hoạt động không có
nề nếp, không hiệu quả (0 điểm)

5

Thực

hiện

phong

các -Thực hiện đầy đủ, tích cực (4-5 điểm)

trào

thi - Thực hiện không đầy đủ (1-3 điểm)
đua, các cuộc vận
- Không thực hiện (0 điểm)
động xã hội (5
điểm)
6

Chế độ báo cáo

- Thực hiện tốt (đúng thời gian, đảm bảo chất

(5 điểm)

lượng, nội dung) (4-5 điểm)

- Thực hiện không đầy đủ (1-3 điểm)
- Không thực hiện (0 điểm)

Cộng

Khung điểm và tiêu chuẩn cơ bản để bình xét các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng của tập thể:
10


Danh hiệu thi đua:
- Tập thể Lao động tiên tiến: từ 80-90 điểm
- Tập thể Lao động xuất sắc: từ 91-95 điểm
- Tập thể cấp Vụ đề nghị cờ thi đua của Ngành: từ 96-97 điểm;
- Tập thể cấp Vụ đề nghị cờ thi đua của Chính phủ: từ 98 đến 100 điểm.
Hình thức khen thưởng:
- Giấy khen của Tổng KTNN: từ 85 đến 90 điểm;
- Bằng khen của Tổng KTNN: từ 91-95 điểm và 02 lần liên tục đạt danh
hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;
- Tập thể đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng CP: từ 98 đến 100 điểm; đã
được tặng bằng khen của Tổng KTNN; đạt “Tập thể lao động xuất sắc”
liên tục 03 năm trở lên.

3/ Quy trình đánh giá:
- Từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động viết Phiếu đánh giá
CBCC hàng năm theo từng tiêu chí đánh giá (8 tiêu chí) trong mẫu “Phiếu đánh giá
Công chức năm …”), tự xếp loại theo từng tiêu chí đó; sau đó tự chấm điểm thi đua
theo từng nội dung công việc đã hoàn thành (6 nội dung công việc) trong mẫu
“Bảng chấm điểm thi đua cá nhân năm…”.
- Họp Phòng để từng đ/c đọc Phiếu đánh giá, tự chấm điểm thi đua của

mình, sau đó các đ/c trong cùng Phòng đóng góp ý kiến đối với từng mặt công tác,
từng công việc cụ thể; sau đó Trưởng phòng tổng hợp ý kiến, kết luận về các nội
dung đánh giá, xếp loại, chấm điểm đối với từng người.
- Các Phòng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại, chấm điểm của các thành
viên trong Phòng, báo cáo kết quả cho Hội đồng thi đua khen thưởng của Vụ.

11


- Hội đồng Thi đua khen thưởng của Vụ họp để xem xét kết quả đánh giá
của các Phòng đối với từng người để quyết định cuối cùng về các danh hiệu thi đua,
hình thức khen thưởng đối với từng cá nhân, tập thể; sau đó tổng hợp, làm văn bản
để đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước xem xét quyết
định công nhận.
- Hội đồng Thi đua khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước họp và xem xét
dựa trên báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại, chấm điểm của các Vụ; sau
đó Tổng Kiểm toán Nhà nước ra Quyết định công nhận các Danh hiệu thi đua và
các Hình thức khen thưởng cho từng cá nhân và tập thể trong cơ quan. Đối với các
trường hợp có Danh hiệu thi đua và Hình thức khen thưởng cao hơn thẩm quyền thì
Tổng KTNN làm văn bản báo cáo Uỷ ban khen thưởng Trung ương quyết định.
C/ Hạn chế của công tác “Đánh giá thực hiện công việc” tại KTNN:
- Có nhiều tiêu chí đánh giá nhưng nội dung của một số tiêu chí còn chung
chung, thiếu cụ thể; còn mang tính định tính, không định lượng được.
- Có tới 8 tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện công việc nhưng lại chỉ có
6 nội dung công việc để chấm điểm; như vậy là chưa có sự thống nhất về nội dung
công việc để đánh giá và chấm điểm.
- Các nội dung đánh giá chưa tập trung vào một số nội dung cơ bản như:
+ Các Tố chất
+ Hành vi
+ Năng lực

+ Mức độ đạt mục tiêu
+ Tiềm năng Phát triển
- Việc đánh giá, chấm điểm chưa được thực hiện một cách thật sự sâu sắc,
còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng người, đúng việc, đúng với kết quả.
- Phần thưởng cho các Danh hiệu thi đua chưa cao nên chưa là động lực,
đòn bẩy để khuyến khích mọi người phấn đấu.
12


- Kết quả đánh giá, chấm điểm chưa được sử dụng một cách có hiệu quả
trong việc xem xét khi bố trí công việc, khi bổ nhiệm đề bạt hoặc khi xét nâng
lương…; khi thực hiện những việc như sắp xếp vị trí công tác, bổ nhiệm đề bạt,
nâng lương thì kết quả đánh giá, chấm điểm chỉ được dùng để tham khảo, không có
tính quyết định.

D/ Một số đề xuất:
- Phải thống nhất giữa các tiêu chí đánh giá và tiêu chí chấm điểm;
- Phải có một hệ thống các nội dung cụ thể, thiết thực, sát với công việc để
đánh giá, chẳng hạn như:
+ Các tiêu chí liên quan đến công việc
+ Những kỳ vọng về Hiệu quả công việc
+ Chuẩn hóa
+ Những người đánh giá được đào tạo
+ Trao đổi cởi mở thường xuyên liên tục
+ Thực hiện xem xét lại hiệu quả công việc
+ Một quy trình thích hợp
- Việc đánh giá, chấm điểm phải được thực hiện một cách thực chất để
đánh giá đúng kết quả, mức độ hoàn thành công việc của từng người;
- Kết quả đánh giá phải được sử dụng hiệu quả như là một đòn bẩy để
khuyến khích mọi người phấn đấu; phải được sử dụng như là một công cụ chính

trong việc xem xét nâng lương, đề bạt, sắp xếp vị trí công tác…
Trên đây là một số nội dung về thực trạng công tác “Đánh giá thực hiện
công việc” tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước; những hạn chế và một số đề xuất liên
quan đến công tác này;
Kính mong nhận được sự quan tâm của Giáo viên và của trung tâm ./.
13


Hà nội ngày 18 tháng 10 năm 2009

14



×