Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG đào tạo, PHÁT TRIỂN tại TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.4 KB, 6 trang )

Đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN
TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.

NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Tổng công ty Lương thực Miền bắc, là Tổng công ty nhà nước thành lập năm 1995, trụ
sở tại số 6 – Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Ngành nghề chính của Tổng công ty :
- Thu mua, bảo quản, chế biến, bán buôn bán lẻ, dự trữ lưu thông lương thực, nông
sản, thực phẩm;
- Xuất nhập khẩu lương thực, nông sản và cung ứng các loại vật tư thiết bị chuyên
dùng cho sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
-Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh dịch vụ
- Thiết kế và xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Dịch vụ vận tải, khách sạn.
- Xuất khẩu các mặt hàng nông phẩm, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Nhập khẩu ngô, lúa mỳ, bột mỳ và các mặt hàng tiêu dùng Việt Nam chưa có khả
năng sản xuất đủ.
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Công ty mẹ - Tổng công ty lương thực Miền bắc (Vinafood1) có trụ sở chính đặt
tại số 6 – Ngô quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Với 27 công ty con, 5 công ty liên kết,
sản phẩm chính của Tổng công ty là các loại nông sản gồm gạo, cà phê, sắn lát, tinh

1


bột sắn, tiêu, vừng đen, lạc nhân, các sản phẩm đã qua chế biến, các loại bao bì lương
thực …. phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Riêng đối với các loại sản phẩm gạo,
là mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty bao gồm gạo trắng hạt dài, gạo nếp, gạo
tám thơm, gạo jasmine … hàng năm Vinafood 1 xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế


giới với số lượng trung bình 700 ngàn tấn/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 17% tổng lượng
xuất khẩu toàn quốc.
Sau đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của Vinafood1:

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI VINAFOOD1
1. Sự cần thiết của công tác đào tạo, phát triển tại Vinafood1

2


- Là một tổng công ty nhà nước, song song với việc thực hiện vụ chính trị của
nhà nước giao phó trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Vinafood 1 cũng
như tất cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường đều phải nỗ lực cạnh
tranh để tồn tại và phát triển. Thời gian đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế
mở cửa, Vinafood 1 đã gặp vô vàn khó khăn trong việc tìm ra hướng đi. Khi thị trường
dần được mở rộng, vị thế của Công ty trên thị trường được khẳng định cũng là lúc nền
kinh tế Việt nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, với sự tham gia của các
đối tác nước ngoài mạnh về tiềm lực tài chính, dày dạn về kinh nghiệm thương trường
cũng như sự năng động của các lực lượng kinh tế tư nhân trong nước là sức ép rất lớn
đối với các doanh nghiệp trong ngành. Nền kinh tế ngày càng phát triển, các hoạt động
kinh tế đan xen, hoạt động phức tạo của các thị trường tài chính, thị trường chứng
khoán và đầu tư vốn chỉ diễn ra tại các nền kinh tế phát triển nay đã hội nhập vào Việt
nam, điều đó đòi hỏi Tổng công ty Lương thực miền bắc phải có chiến lược phát triển
bền vững với chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực dài hạn để đáp ứng được
đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.
- Chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, con với việc quản lý vốn
đầu tư vào hơn 30 công ty con, công ty liên kết đòi hỏi Tổng công ty Lương thực Miền
bắc phải xây dựng và phát triển tổ chức theo hướng học hỏi, tiếp thu tri thức của nền
kinh tế vốn luôn luôn vận động để đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của hoạt động kinh
doanh, quản lý.

2/ Thực trạng công tác đào tạo tại Tổng công ty Lương thực Miền bắc
2.1. Thuận lợi:
Sự cam kết của Ban lãnh đạo đối với công tác đào tạo là yếu tố mang tính quyết định.
Sẽ không có chương trình đào tạo và phát triển nào đạt được thành công nếu thiếu sự
hỗ trợ của Ban lãnh đạo. Cũng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành, lãnh đạo các
công ty con, các phòng ban chi nhánh cũng đều thể hiện quan điểm thống nhất đối với
tầm quan trọng của hoạt động đào tao đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
3


Môt thuận lợi nữa mà Vinafood 1 có được là lợi ích từ sư phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, điều này giúp thu hẹp khoảng cách với thị trường, khách hàng và nâng
cao hiệu quả của hoạt động đào tạo.
2.2 Thực trạng:
Trong những năm qua, Tổng công ty Lương thực Miền bắc luôn coi công tác nhân sự
là vấn đề quan trọng của doanh nghiệp cùng với việc phát triển thị truờng xuất khẩu.
Do đặc điểm hoạt động của Công ty là hướng mạnh về xuất khẩu, do đó, chiến lược
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động xuất nhập khẩu được chú trọng.
Việc đào tạo nhân lực bắt nguồn từ quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng
cao và đào tạo để đáp ứng yêu cầu làm việc.
Quá trình đào tạo ban đầu tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng về thương mại xuất
nhập khẩu thông qua việc cử cán bô tham gia các khóa học chuyên sâu trong và ngoài
nước, các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên ngành để phục vụ trực tiếp công việc chuyên
môn.
Đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới hướng tới tầm cao của một tập đoàn
kinh tế, chiến lược phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải mở mang hoạt động kinh
doanh từ XNK sang đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản, bán lẻ. Hơn bao giờ hết
hoạt động đào tạo và phát triển của doanh nghiệp đã được lãnh đạo Tổng công ty quan
tâm, phát triển:
- Xây dựng Ban chiến lược của Tổng công ty, mời các chuyên gia cao cấp về chính

sách, kinh tế tam gia để tư vấn hoạch định các chính sách phát triển ngắn và dài hạn
của Tổng công ty.
- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của lao động, bao gồm các
khóa học về nâng cao trình độ nhân lực, cử cán bộ tham quan, học tập các khóa ngắn
hạn tại nước ngoài. Các khóa học ngắn hạn đáp ứng nhu cầu nhân lực kịp thời kiểu
just in time và just-what’s needed trainning liên tục được tổ chức nhằm nâng cao trình
độ người lao động đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh như: Các lớp học về quản lý
4


hoạt động đầu tư, hoạt động marketing, khai thác và phát triển thị trường, kỹ năng
quản lý, đào tạo nâng cao trình độ kiểm soát viên doanh nghiệp, hoàn thiện công tác
lập báo cáo tài chính doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn….
- Để nâng cao trình độ quản lý của các Công ty con, các chi nhánh, hình thức đào tạo
như thuê chuyên gia với vai trò Mentoring and Coaching, hoặc luân chuyển các cán bộ
có kinh nghiệm để đào tạo lực lượng tại chỗ ( Job Rotation) cũng có vai trò quan trọng
trong việc phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty.
- Định hướng đào tạo phát triển nguồn lực dài hạn là chính sách nhân lực quan trọng
của Tổng công ty Lương thực Miền bắc.
Thông qua các chính sách và quy định của Công ty về định hướng phát triển trong dài
hạn, cùng với những chế độ đãi ngộ tài chính và phi tài chính đối với các cá nhân có
nhu cầu tham gia các lớp đào tạo nâng cao trong và ngoài nước như các khóa học
MBA về quản trị kinh doanh, tài chính đã thu hút phần lớn lực lượng lao động trẻ tham
gia. Điều này có vai trò có tác động quan trọng đối với sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp.
3/ Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo phát triển tại Tổng công ty
Lương thực Miền bắc.
Để góp phần nâng phát huy hiệu quả công tác đào tạo và phát triển tại đơn vị, một số
công tác cần thực hiện như:
- Xây dựng chiến lược đào tạo phát triển dài hạn, gắn với chiến lược phát triển của

doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng văn hóa tổ chức, hướng tổ chức trở thành một
tổ chức học hỏi, tổ chức mở hướng tới thị trường, hướng tới khách hàng để tối đa hóa
lợi ích của tổ chức và người lao động.
- Kiểm tra phản hồi: Sau quá trình đào tạo, phòng Tổ chức – hành chính là nơi nhận và
lưu giữ kết qủa học tập của nhân viên. Kết quả khóa học sẽ mang lại lợi ích thiết thực
hơn cho tổ chức khi người tham gia đào tạo vận dụng được những kiến thức đã được
5


trang bị và thực tế công việc. Vì vậy, việc lập báo cáo kết quả đào tạo, những kết qủa
nghiên cứu, đánh giá từ thực tiễn họat động của đơn vị do các học viên thực hiện sẽ có
ý nghĩa thực tế sâu sắc đối với hoạt động của tổ chức.

6



×