Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá tình hình chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn hà tĩnh và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------------

NGUYỄN BÁ HÀ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN, KINH DOANH GỖ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2011


1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo sau đại
học, chuyên ngành Kỹ thuật máy và công nghệ gỗ, giấy, khóa học 2009 – 2011 tại
trường Đại học Lâm Nghiệp. Đến nay tôi đã hoàn thành khóa học và thực hiện
thành công đề tài “Đánh giá tình hình chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững”.
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Thiết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm
nghiệp, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp và các thầy giáo, cô giáo


giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo thạc sỹ của nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh,
Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm Lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Phát triển nông
thôn, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục Thuế tỉnh
Hà Tĩnh; UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh; UBND các xã thuộc
các huyện; Huyện ủy Thạch Hà, cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cam đoan số liệu điều tra, khảo sát và thu thập, xử lý trong đề tài là
trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Bá Hà


2

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ i
Danh mục các bảng ................................................................................................. iii
Danh mục các hình .................................................................................................. iv
Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4
1.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ...................................................4
1.1.1. Sơ lược về công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam qua các thời kỳ ..........4
1.1.2. Tình hình phát triển cơ sở chế biến gỗ ...................................................9

1.1.3. Tình hình cung ứng nguyên liệu gỗ......................................................13
1.1.4. Hiện trạng về sản phẩm và thị trường tiêu thụ ....................................15
1.1.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ..............................................................23
1.1.6. Hiện trạng về khoa học công nghệ........................................................24
1.1.7. Hiện trạng quản lý nhà nước ................................................................28
1.1.8. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Hà Tĩnh. .............................29
1.1.9. Tổng quan các công trình đã công bố liên quan đến nội dung đề tài .31
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài. ...............................................................................33
1.2.1. Khái niệm về công nghiệp chế biến gỗ ..................................................33
1.2.2. Khái niệm về chiến lược ........................................................................34
1.2.3. Phương pháp phân tích SWOT .............................................................35
1.2.4. Một số tiêu chuẩn và chứng chỉ đối với sản phẩm gỗ ..........................39
1.3. Phương pháp xử lý kết quả .........................................................................43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................44
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................44


3

2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................44
2.3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................44
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................45
3.1. Đánh giá tình hình chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh..........45
3.1.1. Điều tra, khảo sát tình hình nguyên liệu, chế biến, kinh doanh gỗ ....45
3.1.2. Đánh giá .................................................................................................64
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp chế
biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................................................68
3.2.1. Các căn cứ xây dựng định hướng .........................................................68

3.2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển .........................................................71
3.2.3. Một số dự báo cơ bản .............................................................................73
3.2.4. Nội dung định hướng phát triển............................................................75
3.2.5. Các giải pháp thực hiện .........................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
UBND
NN&PTNT

Giải thích nghĩa
Ủy ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths

SWOT

(Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và
Threats (Thách thức)

FSC

COC


Tên viết tắt chữ cái đầu của các từ tiếng Anh: Forest Stewardship
Council - Hội đồng quản trị rừng quốc tế
Tên viết tắt chữ cái đầu của các từ tiếng Anh: Chain of Custody Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm
Tên viết tắt chữ cái đầu của các từ tiếng Anh: (International

ISO

Organization for Standardization) - Là tên viết tắt của Tổ chức
Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

FDI

USD

Tên viết tắt chữ cái đầu của các từ tiếng Anh: Foreign Direct
Investment - Là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 100%
Tên viết tắt chữ cái đầu của các từ tiếng Anh: United States dollar
- Là đồng đô la Mỹ
Tên viết tắt chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Official

ODA

Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức của nước
ngoài

SX

Sản xuất


CB

Chế biến

TCN

Tiêu chuẩn ngành



Nghị định

CP

Chính phủ

NQ

Nghị quyết


ii

TTg
MDF

WTO

EU


Thủ tướng
Tên viết tắt chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Medium density
fiberboard - Là ván sợ gỗ
Tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World
Trade Organization)
Từ viết tắt chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh (Europe Union) Liên minh các nước Châu Âu

HTX

Hợp tác xã

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
1.1
1.2
1.3
1.4


Khối lượng gỗ khai thác phục vụ sản xuất qua các năm
Khối lượng gỗ khai thác phục vụ sản xuất qua các năm theo từng
vùng
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong những năm gần đây
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính, giai
đoạn 2003 – 2009

Trang
15
16
16
17

1.5

Cơ cấu và chất lượng lao động tại các doanh nghiệp khảo sát

20

3.1

Khối lượng gỗ các loại nhập khẩu qua các năm

48

3.2

Khối lượng gỗ tròn khai thác qua các năm


49

3.3

Diện tích rừng trồng và khối lượng gỗ rừng trồng khai thác qua
các năm

50

3.4

Cơ cấu nguyên liệu gỗ đưa vào chế biến

50

3.5

Tỷ lệ nguyên liệu gỗ đưa vào chế biến

51

3.6

Tình hình kinh doanh gỗ giai đoạn 2006 – 2007

52

3.7

Tình hình chế biến gỗ giai đoạn 2006 – 2007


54

3.8

Tổng hợp các cơ sở chế biến theo quy mô

60

3.9

Tổng hợp kết quả kinh doanh của các cơ sở chế biến gỗ

60

3.10 Tổng hợp khối lượng các loại sản phẩm gỗ từ năm 2006 – 2010

61

3.11

Dự báo nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ giai
đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020

3.12 Dự báo dân số và nguồn lao động

77
78



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1.1

Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng

12

Diễn đàn Lâm nghiệp Việt Nam “Phát triển chế biến và thương
1.2

mại lâm sản gắn với quản lý rừng bền vững” tại tỉnh Bình Định,

33

năm 2011
1.3
3.1

3.2

3.3


Phương pháp phân tích SWOT
Nguyên liệu gỗ tròn tại Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương
Sơn
Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dăm gỗ tại Công ty Liên doanh
sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật
Sản phẩm dăm gỗ tại Công ty Trồng rừng và sản xuất nguyên liệu
giấy Hanviha

37
54

55

55

3.4

Sản xuất ván sàn tại Công ty TNHH Hoàng Anh

56

3.5

Dây chuyền sản xuất đồ mộc xuất khẩu của công ty CP Việt Hà

57

3.6


Tàu du lịch được sản xuất tại cơ sở đóng tàu Hải Long

58

3.7
3.8
3.9

Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh
Bản đồ quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ tỉnh Hà Tĩnh
Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ tại Khu công Công nghiệp Hạ
vàng và Khu công nghiệp Gia Lách, Hà Tĩnh

62
82
85


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106030'20'' kinh độ Đông;
phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển
Đông, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào; có 10 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố, trong đó có 4 huyện và 1 thị
xã miền núi; diện tích đất tự nhiên 5.997 km2, dân số 1.289.058 người, có 127 km
đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam, có
đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85

km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha
Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có
cảng nước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải, nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ
thống đường giao thông rất thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp và phát
triển kinh tế - xã hội. Hà Tĩnh có diện tích rừng tự nhiên, rừng sản xuất và rừng
phòng hộ gần 80% diện tích đất tự nhiên, rất thuận lợi cho việc khai thác, chế biến
gỗ và trồng nguyên liệu gỗ. Với vị trí địa lý như vậy, Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi
trong giao lưu, thông thương hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xác định nhiệm
vụ và giải pháp “Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo,
làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh
thái”; Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Thủ trướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020, khẳng định quan điểm: “Phát triển công nghiệp chế biến phải gắn
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phải gắn với thị trường tiêu thụ


2

trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so
sánh và khả năng cạnh tranh”…
Để phát huy những tiềm năng thế mạnh, trong những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh
đã từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội đem lại hiệu quả tích cực. Tỉnh đã
ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển sản xuất, chế
biến và kinh doanh lâm sản. Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 19 tháng 5 năm 2009
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XXVI) đã xác định mục tiêu đến năm 2020:
tốc độ tăng trưởng lâm sản đạt 3,5 – 4%/năm; giá trị sản xuất lâm sản đạt trên 45%;

giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, các làng nghề; phát
huy lợi thế về nguồn nguyên liệu, các sản phẩm lâm nghiệp đặc thù, phát huy và gìn
giữ các giá trị văn hóa; 50% lao động được đào tạo nghề, chú trọng thợ kỹ thuật.
Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ và giải pháp, trong đó “tập trung rà soát, điều chính, bổ
sung và xây dựng mới các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển nông nghiệp,
nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịnh vụ nông
thôn” [4]. Đây là chủ trương đúng, kịp thời để tỉnh để từng bước khôi phục và phát
triển ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ. Hằng năm doanh số tiêu thụ sản
phẩm gỗ trên địa bàn hàng trăm tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hàng chục tỷ
đồng, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động.
Tuy nhiên, trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Hà
Tĩnh vẫn chậm phát triển, quy hoạch vùng, cụm công nghiệp còn thiếu cụ thể, chưa
tập trung; máy móc, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề thấp; mẫu mã sản phẩm
chưa phong phú, đa dạng, thiếu tính cạnh tranh, các sản phẩm truyền thống chưa
được phát huy; chưa chủ động nguồn nguyên liệu; các cơ sở chế biến chưa có tính
liên kết chặt chẽ, phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch và chiến
lược cụ thể… dẫn đến hiệu hiệu quả kinh tế không cao, không bền vững. Mặc dù
UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã có một số công trình nghiên cứu và giải pháp thực
hiện khắc phục những hạn chế trên nhưng công tác tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ,
chưa hiệu quả, hạn chế trong kiểm tra, giám sát thực hiện; cơ chế chính sách chưa
thực sự thuận lợi cho các cơ sở chế biến gỗ.


3

Để ngành chế biến gỗ của tỉnh Hà Tĩnh thực sự là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn và trọng điểm, đem lại lợi ích về kinh tế và xã hội cao, đòi hỏi tỉnh
Hà Tĩnh phải có nhiều giải pháp hữu hiệu, nhiều đề tài và công trình nghiên cứu
khoa học mang tính chiến lược, thiết thực, có lộ trình, quy hoạch và thực hiện quy
hoạch cụ thể. Từ thực trạng và những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu và

thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững”.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
1.1.1. Sơ lược về công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam qua các thời kỳ
1.1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc 1858 – 1945
Theo tài liệu Lâm nghiệp Đông Dương của Paul Maurand, năm 1943 diện
tích rừng nước ta chiếm 14.352.000 ha trên tổng diện tích lãnh thổ 33.090.000 ha,
đạt độ che phủ là 43,7%. Tuy nước ta có nhiều rừng, nhiều gỗ và lâm sản nhưng
chính sách lâm nghiệp của Pháp trong thời kỳ này chủ yếu là quản lý rừng để thu
thuế và khai thác rừng ở thuộc địa đem về phục vụ nhu cầu chính quốc, không đầu
tư vào công nghiệp chế biến. Pháp đã ban hành các quy chế lâm nghiệp, khai thác
gỗ ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Năm 1909 số lượng khai thác gỗ tròn là
786.896m3.
Thời kỳ này, công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam khai thác chậm, số cơ sở
ít, quy mô nhỏ, kỹ thuật thô sơ, chủ yếu là cưa xẻ bằng máy, ở Hà Nội có công ty
cưa máy Đông Dương, ở Biên Hòa Đồng Nai có công ty BIF. Ngoài các cơ sở xẻ gỗ
còn có một số nhà máy Diêm ở Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An, 02 nhà máy ở Việt
Trì (Phú Thọ), Đáp Cầu (Bắc Ninh). Ở nông thôn đã hình thành các làng nghề mộc
truyền thống nổi tiếng ở Phù Khê, Đồng Kỵ, Từ Sơn (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam
Định). [15]
1.1.1.2. Giai đoạn kháng chiến chống pháp 1945 – 1954
Giai đoạn này chủ trương của Đảng và Chính phủ tập trung lực lượng toàn
quốc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tích cực xây dựng kinh tế. Tuy nhiên thời kỳ
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngành chế biến gỗ chỉ hạn chế mức tự cung

tự cấp cho nhu cầu vùng tự do. Năm 1947 khai thác gỗ ở Bắc Bộ chỉ có 4.698m3,
nhưng kháng chiến ngày càng đẩy mạnh, ngành lâm nghiệp phải tăng cường khai
thác, chế biến gỗ để phục vụ nhu cầu cho các chiến dịch, nhu cầu quốc phòng, giao
thông, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và sau này cả xuất khẩu. Năm


5

1952, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đã tổ chức sản xuất 230.000 thanh tà vẹt xuất
khẩu sang Trung Quốc. [15]
1.1.1.3. Giai đoạn 1954 – 1975
Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng với tổng diện tích tự nhiên
khoảng 15.600.000 ha, trong đó rừng tự nhiên có hơn 9 triệu ha. Đảng và Chính phủ
đã tổ chức lại ngành Canh nông để phù hợp và đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Các
hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản trong thời kỳ này nhằm cung cấp một
khối lượng lớn gỗ và lâm sản cho nhu cầu khôi phục và xây dựng lại đất nước sau
chiến tranh.
Sau hòa bình lặp lại chỉ có một vài xưởng chế biến gỗ của các nhà tư sản Hà
Nội, Hải Phòng… Sau này được cải tạo theo hình thức công ty hợp doanh. Mãi đến
năm 1957 mới hình thành một số xí nghiệp quốc doanh như K42 (Quân đội), X85
Hà Bắc, xẻ mộc Bắc Giang, xẻ gỗ xây dựng Hà Nội… Đến năm 1959 được sự giúp
đỡ của Tiệp Khắc và Trung Quốc, Bộ Công nghiệp nhẹ đã xây dựng và đưa vào sản
xuất 03 nhà máy chế biến gỗ là: nhà máy gỗ Dán Cầu Đuống, nhà máy gỗ Vinh và
nhà máy Diêm Thống Nhất.
Tháng 4/1960 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết tách Bộ Nông lâm thành Bộ
Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản. Trong
bộ máy tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp có Cục Chế biến lâm sản với chức năng
quản lý, chỉ đạo các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản [15].
* Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và chống chiến
tranh phá hoại miền Bắc (1965-1975)

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Đảng và Chính phủ rất coi
trọng trong việc phát triển nông, lâm nghiệp. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa
III đã xác định “Phải đưa công nghiệp gỗ lên thành công nghiệp quan trọng nhất”. Thời
gian này nhiều nông, lâm trường được thành lập. Sản lượng gỗ khai thác, chế biến tăng
liên tục, năm 1964 đạt sản lượng cao nhất thời kỳ là 1,1 triệu m3 gỗ.
Từ năm 1965 miền Bắc bước vào thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế
quốc Mỹ, ngành Lâm nghiệp chuyển hướng sản xuất sang cung cấp đủ gỗ cho quốc


6

phòng. Do lượng gỗ khai thác hằng năm lớn, bình quân 800.000m3/năm, nên các cơ
sở chế biến gỗ cũng phát triển, đến năm 1969 đã có 56 cơ sở. Các sản phẩm chủ yếu
là tà vẹt làm đường sắt, đóng tàu thuyền, hòm đựng vũ khí, cầu đường…
Đến năm 1975 ở miền Bắc đã có 135 xí nghiệp chế biến gỗ, nghề mộc đã
được chú ý phát triển, nhiều xí nghiệp đã có phân xưởng sản xuất đồ mộc. Quy mô
xí nghiệp chế biến gỗ nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ, trong 135 xí nghiệp trên có 8
xí nghiệp chế biến từ 20.000 - 50.000m3 gỗ tròn/năm, 35 xí nghiệp có quy mô 5.000
- 10.000m3 gỗ tròn/năm, 66 xí nghiệp có quy mô 1.500 - 3.000m3 gỗ tròn/năm, 23 xí
nghiệp có quy mô dưới 1.000m3 gỗ tròn/năm,
* Chế biến gỗ ở vùng thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn (19551975)
Với diện tích rừng là 8 triệu ha, sản lượng khai thác gỗ cao nhất đạt
750.000m3, công nghiệp chế biến gỗ ở vùng thuộc quyền kiểm soát của Chính
quyền Sài Gòn phát triển chưa mạnh, chỉ có hệ thống trại cưa phát triển tại các khu
rừng, đến năm 1975 có 542 trại cưa hoạt động, đa số là xưởng cưa có quy mô nhỏ,
có 4 trại cưa đạt công suất trên 10.000m3 gỗ tròn/năm. Tổng công suất các trại cưa
khoảng 600.000m3 gỗ tròn/năm. Ở các khu vực thành thị có một số nhà máy chế
biến gỗ theo công nghệ tiên tiến tập trung ở Khu công nghiệp Biên Hòa Đồng Nai,
là nhà máy gỗ Dán Đồng Nai, nhà máy ván Dăm Tân Mai; xí nghiệp Liên hiệp gỗ
Diêm Hòa Bình (Sài Gòn). Ngoài ra còn có 2 nhà máy ngâm tẩm gỗ Thông làm cột

điện ở Phan Rang, Ninh Thuận, công suất 10.000m3/năm và nhà máy ngâm tẩm bảo
quản gỗ ở Long Bình (Đồng Nai) công suất 38.000m3/năm.
Trong những năm 70 của thế kỷ 20, hằng năm miềm Nam chế biến xuất khẩu
gỗ Thông 3 lá sang Nhật khoảng 200.000m3/năm [15].
1.1.1.4. Giai đoạn 1975 - 1986
Từ năm 1976 đánh dấu một bước phát triển mới của ngành khai thác, chế
biến gỗ (công nghiệp rừng) với nhiệm vụ nặng nề phục vụ đắc lực cho các kế hoạch
phát triển kinh tế thời kỳ 1976 - 1985. Lúc đầu là các công ty chế biến, cung ứng
lâm sản theo miền, sau đó chuyển thành các Liên hiệp chế biến, cung ứng lâm sản


7

vùng. Đầu những năm 80 Bộ Lâm nghiệp đã nhập một số dây chuyền thiết bị về chế
biến gỗ như: 3 nhà máy gỗ lạng KonTum, Buôn Mê Thuột, Sông Bé, nhà máy ván
Dăm Việt Trì. Số lượng gỗ khai thác, chế biến xuất khẩu cũng tăng lên, đặc biệt
cung cấp đầy đủ tà vẹt để hoàn thiện tuyến đường sắt Thống Nhất [15].
1.1.1.5. Giai đoạn 1986 đến nay
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện, phát triển kinh tế nhiều thành phần. Bộ Lâm nghiệp đã chỉ đạo toàn
ngành chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được quản
lý theo nguyên tắc kế hoạch hóa định hướng và hạch toán kinh doanh. Bộ đã hợp
nhất với các liên hợp chế biến cung ứng lâm sản vùng tổ chức thành các Tổng công
ty dịch vụ sản xuất và nhập khẩu I, II, III, ngoài ra còn có các cơ sở chế biến ở các
liên hiệp công nghiệp ở các vùng có nhiều rừng như: Kông Hà nừng, Gia Nghĩa,
EaSúp… nhờ vậy chế biến đã được kết hợp với khai thác và xuất nhập khẩu. Theo
thống kê đến ngày 1/1/1990 cả nước có 62 xí nghiệp chế biến gỗ (23 xí nghiệp
thuộc Trung ương, 39 xí nghiệp thuộc địa phương).
Đến năm 1995, chủ trương của Nhà nước là giảm sản lượng khai thác rừng

tự nhiên, đến năm 2000 giảm mạnh, chỉ khai thác 300.000m3/năm, đồng thời
khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu gỗ mỹ nghệ và sản
phẩm chế biến từ rừng trồng, đẩy mạnh sản xuất ván nhân tạo [15].
Từ năm 2000 đến nay công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển
mạnh mẽ, ngành gỗ đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau
Malaysia, Indonesia và Thái Lan). Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động
trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị
trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị
trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua hơn gần 1.000 doanh nghiệp
xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, sự hiện diện của sản phẩm gỗ tại thị trường ngoài
nước đã mang lại kết quả sản phẩm gỗ là 1 trong 10 mặt hàng đạt giá trị kim ngạch
xuất khẩu cao nhất Việt Nam.


8

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm
sản xuất khẩu của nước ta. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm
2000 (219 triệu USD). Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu năm sau cao hơn so với năm trước, luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu
USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là:
- 2004: 1.154 triệu USD;

- 2007: 2.400 triệu USD;

- 2005: 1.562 triệu USD;

- 2008: 2.650 triệu USD;

- 2006: 2.000 triệu USD;


- 2009: 2.620 triệu USD.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực
chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi
chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những
năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa
vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự
liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân
công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị
trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ.
Việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ còn bất hợp lý. Hằng năm Việt Nam
xuất khẩu một lượng lớn gỗ rừng trồng dưới dạng dăm gỗ ảnh hưởng đến kế hoạch
phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn và phát triển công nghiệp ván nhân tạo. Trong
khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩm đồ
mộc, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ hằng năm tương đương khoảng 40 - 45%
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể:
- Năm 2005: 667 triệu USD;

- Năm 2008: 1.107 triệu USD;

- Năm 2006: 760 triệu USD;

- Năm 2009: 1.134 triệu USD.

- Năm 2007: 1.080 triệu USD;
Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chính
sách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất. Đội ngũ chuyên gia và công
nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành [6].



9

Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thị
trường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau khi hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ
Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu,
pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử…
Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội
bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các
doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu mà không mang
thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
1.1.2. Tình hình phát triển cơ sở chế biến gỗ
1.1.2.1. Số lượng cơ sở chế biến và năng lực chế biến gỗ
Theo thống kê của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề
muối và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 2.500
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, với công suất hoạt động tối
thiểu 200.000 m3 gỗ tròn/năm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh bùng nổ số lượng
doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ đã có những thay đổi đáng kể
trong vòng 10 năm qua. Năm 2000, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp chế biến
gỗ, đến 2005 có khoảng 1.500 cơ sở chế biến gỗ, đến 2007 có khoảng 2.000 cơ sở
chế biến gỗ, đến 2009 có khoảng 2.500 cơ sở chế biến gỗ.
Sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ được nhìn nhận qua việc tăng số lượng
cơ sở chế biến; tăng công suất (bao gồm việc mở rộng công suất thiết kế của nhiều
doanh nghiệp) và tăng trưởng nhanh của giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Năng lực sản xuất công nghiệp ước đạt hơn gần 15 triệu m3 gỗ tròn. Trong
đó năng lực của các nhà máy băm dăm mảnh khoảng 6,3 triệu m3 gỗ tròn rừng
trồng/năm (tương đương 3,15 triệu tấn dăm khô/năm); năng lực sản xuất ván nhân
tạo ước đạt hơn 1 triệu m3 gỗ tròn/năm; năng lực sản xuất gỗ xẻ khoảng 3 triệu m3
và tổng công suất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 2 – 2,5 triệu m3 sản phẩm.

Hiện tại, năng lực sản xuất ván nhân tạo các loại ước đạt khoảng 500.000 m3
sản phẩm/năm, trong đó chủ yếu là ván sợi MDF, ván dăm (quy mô nhỏ), còn lại là


10

các sơ sở sản xuất ván dán và ván ghép thanh quy mô nhỏ. Các nhà máy sản xuất
ván dăm và ván sợi MDF hiện đang hoạt động gồm: Nhà máy ván sợi Việt Trì:
2.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF Quảng Ninh: 5.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà
máy MDF liên doanh Việt Trung (Nghĩa Đàn - Nghệ An): 15.000 m3 sản
phẩm/năm; Nhà máy gỗ MDF COSEVCO - Quảng Trị (Công ty xây dựng và sản
xuất gỗ MDF): 60.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF Gia Lai: 54.000 m3 sản
phẩm/năm).
Hiện nay một số Nhà máy MDF có quy mô lớn hơn đang được xây dựng: tại
ĐăkNông có Nhà máy MDF Long Việt và Khải Vy (tổng công suất hơn 100.000 m3
sản phẩm/năm); tại Bình Phước có Nhà máy MDF Việt Nam và MDF Thiên Sơn
(tổng công suất khoảng 160.000 m3 sản phẩm/năm); tại Hoà Bình có Nhà máy MDF
liên doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam với công suất 54.000 m3 sản
phẩm/năm; tại tỉnh Hà Giang một Công ty tư nhân đang lập dự án đầu tư xây dựng
nhà máy sản xuất MDF với công suất 100.000 m3 sản phẩm/năm; Liên doanh giữa
Tập đoàn Dongwha và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đang chuẩn bị xây
dựng nhà máy MDF (gọi là Công ty cổ phần MDF VRG Dongwha) tại huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước với công suất 300.000 m3 sản phẩm/năm [6].
1.1.2.2. Cơ cấu cơ sở chế biến gỗ theo loại hình doanh nghiệp
- Số Doanh nghiệp Nhà nước:

108

- Số Công ty TNHH:


401

- Số Công ty cổ phần:

189

- Số Doanh nghiệp tư nhân:

418

- Số Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 421
- Hình thức khác (bao gồm cơ sở hộ gia đình): 687 cơ sở
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư – 2008)

1.1.2.3. Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến gỗ theo các Vùng, Tiểu Vùng
Các nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy quy mô lớn được mô tả tại hình 1.1.
Các cơ sở chế biến gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ,
như: Bình Dương khoảng 370 cơ sở quy mô lớn trong tổng số khoảng 650 cơ sở,


11

trong đó hơn 50% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai (khoảng 219 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số 706 cơ sở), trong
đó có khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Bình Định.
Các nhà máy băm dăm mảnh (dăm gỗ) nằm tập trung tại Bắc Trung Bộ; vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, giáp các cảng biển nước sâu và vùng
rừng trồng, hoặc ở vị trí có hệ thống đường thuỷ thuận lợi, cự ly vận chuyển khoảng
200 km.
Ngành giấy và bột giấy chủ yếu nằm ở miền Bắc và miền Nam

1. Tiểu Vùng Đông bắc
Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 216, trong đó:
- 3 nhà máy sản xuất ván dăm với tổng công suất thiết kế: 24.500 m3 sản
phẩm/năm.
- 2 nhà máy sản xuất MDF với tổng công suất thiết kế: 7.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 7 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công suất thiết kế: 123.000 m3
sản phẩm/năm.
- 4 cơ sở sản xuất ván dán với tổng công suất thiết kế: 8.500 m3 sản
phẩm/năm.
- 4 nhà máy băm dăm gỗ với tổng công suất thiết kế: 300.000 tấn sản phẩm
khô/năm. Các nhà máy này đều được đặt tại Quảng Ninh, nơi có cảng Cái Lân.
2. Tiểu vùng Tây Bắc
Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 19, trong đó:
- 2 cơ sở sản xuất ván dăm với tổng công suất thiết kế: 3.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 2 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công suất thiết kế: 6.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 1 cơ sở băm dăm gỗ quy mô nhỏ, với tổng công suất thiết kế: 5.000 tấn
khô/năm.
3. Đồng bằng sông Hồng
- Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 135, trong đó, có 4 cơ sở sản xuất ván ghép
thanh với tổng công suất thiết kế: 4.300 sản phẩm/năm.


12

- Tại Hải Phòng có 01 nhà máy băm dăm mảnh gỗ với tổng công xuất thiết
kế: 100.000 tấn khô/năm.
- 201 làng nghề chế biến gỗ (và song mây, tre, trúc).


Cảng

Vùng công nghệp

Hình 1.1. Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng
4. Vùng Bắc Trung Bộ
Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 127, trong đó:
- 4 cơ sở sản xuất ván dăm với tổng công suất thiết kế: 6.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 2 nhà máy sản xuất MDF với tổng công suất thiết kế: 75.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 4 cơ sở sản xuất ván dán với tổng công suất thiết kế: 2.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 11 nhà máy băm dăm gỗ với tổng công suất thiết kế: 670.000 tấn khô/năm.
5. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 221, trong đó:


13

- 17 nhà máy băm dăm gỗ với tổng công suất thiết kế: 1.010.000 tấn
khô/năm.
- 5 làng nghề chế biến gỗ.
6. Vùng Tây Nguyên
Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 185, trong đó:
- 2 nhà máy sản xuất ván dăm với tổng công suất thiết kế: 3.000 m3 sản
phẩm/năm.
- 1 nhà máy sản xuất MDF với tổng công suất thiết kế: 54.000 m3 sản
phẩm/năm.

- 3 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công suất thiết kế: 10.000 sản m3
phẩm/năm.
- 1 cơ sở sản xuất ván dán với tổng công suất thiết kế: 3.000 m3 sản
phẩm/năm.
7. Vùng Đông Nam Bộ
Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 1.467 (trong đó 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai
có khoảng 767 cơ sở quy mô nhỏ và các hộ cá thể có công suất hoạt động tối thiểu
200.000 m3 gỗ tròn/năm), trong đó:
- Tổng sản lượng ván dăm ước khoảng:

20.000 m3.

- Tổng sản lượng ván ghép thanh ước khoảng: 45.000 m3.
- Tổng sản lượng ván dán ước khoảng:

30.000 m3.

- 12 nhà máy băm dăm mảnh gỗ với tổng công suất thiết kế: 470.000 tấn
khô/năm.
8. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 166, trong đó:
- 05 Nhà máy băm dăm gỗ với tổng công suất thiết kế: 330.000 tấn khô/năm.
1.1.3. Tình hình cung ứng nguyên liệu gỗ
Năm 2009, tổng sản lượng khai thác gỗ là 3.766.000 m3/4.300.000 m3, đạt
86% kế hoạch và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khai thác chính gỗ
rừng tự nhiên là 150.800 m3/200.000 m3, đạt 75,4 % kế hoạch. Khai thác gỗ rừng


14


trồng: 3.626.000 m3/4.000.000 m3, đạt 90,60% so với kế hoạch (Nguồn: Tổng Cục
Lâm nghiệp).
Năm 2009, giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ khoảng 1,134 tỷ
USD, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2008.
Đến nay, trữ lượng gỗ rừng trồng đạt khoảng 60 triệu m3, sản lượng gỗ rừng
trồng được khai thác đạt trên 3,2 triệu m3/năm và khoảng 1 triệu ste củi. Đây là
nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, ván nhân tạo,
dăm gỗ xuất khẩu. Phần lớn gỗ rừng trồng (chủ yếu là Keo và Bạch đàn) được khai
thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản
xuất sản phẩm gỗ. Vì vậy, phần lớn nguyên liệu gỗ rừng trồng được dùng để sản
xuất dăm mảnh xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng làm các sản phẩm ván nhân
tạo, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, mộc dân dụng và sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Việc áp dụng công nghệ, thiết bị chế biến phù hợp gỗ rừng trồng đường kính
nhỏ như công nghệ bóc ván mỏng không trấu kẹp, công nghệ sản xuất ván ghép
thanh đã mở rộng khả năng sử dụng gỗ rừng trồng đường kính nhỏ để phục vụ sản
xuất đồ mộc. Do đó, tỷ lệ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước cho sản xuất đồ mộc
ngày càng tăng lên.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ, Việt Nam đang phải
nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu gỗ, khoảng 70 - 80% nhu cầu nguyên liệu
mỗi năm.
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mỗi năm Việt Nam
phải nhập khẩu khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo các loại, trong đó MDF chiếm
khoảng 60%. Tổng kim ngạch nhập khẩu ván nhân tạo chiếm khoảng 25% tổng kim
ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ.
Nguyên liệu gỗ được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, Châu
Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Âu. Các nước xuất gỗ cho Việt Nam với
lượng lớn trong thời gian gần đây gồm Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Lào, Newzilan,
Braxin… Nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ qua các năm đươc thể hiện ở Bảng 1.1;
Khối lượng gỗ khai thác phục vụ sản xuất được thể hiện ở Bảng 1.2.



15

Bảng 1.1. Khối lượng gỗ khai thác phục vụ sản xuất qua các năm
Đơn
Danh mục

vị
tính

Sản lượng khai
thác gỗ
Giá trị kim
ngạch nguyên
liệu gỗ nhập
khẩu

Nghìn
m3

Năm

2005

2006

2007

2008


2009

2.375,6

2.996,4

3.128,5

3.461,8

3.552,9

3.766,7

4.700

78

667

760

1.022

1.095

1.134

1.200


2000

Triệu
USD

2010

(Nguồn: Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam)

Bảng 1.2. Khối lượng gỗ khai thác phục vụ sản xuất qua các năm theo từng vùng
Lượng gỗ khai thác qua các năm (1000 m3)
Vùng
2004
Đồng bằng sông Hồng
và miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung
Tây nguyên
Đông Nam bộ, Đồng
bằng sông Cửu Long
Cả nước

2005

2006

2007

2008


2009

902,9

1.153,7

1.227,1

1,364,6

1.371

1.462,8

752,4

833,2

870,8

991,1

1.057,2

1.073,9

324,1

309,3


328,7

352,5

373,6

334,7

648,4

700,2

701,9

753,6

760,5

621,0

2.627,8

2.996,4

3.128,5

3.461,8

3.562,3


3.766,7

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2009)

1.1.4. Hiện trạng về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
1.1.4.1. Thị trường
Trong những năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã có
những bước phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng cao,
năm 2009 đạt 2,6687 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đạt 750 triệu USD kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gỗ năm 2004 và đạt 2 tỷ USD năm 2010 đã được đặt ra tại Chỉ thị số
19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, sản phẩm gỗ
đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ được thể hiện ở Bảng 1.3; kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang các thị trường chính được thể hiện ở Bảng 1.4.


16

Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong những năm gần đây
Đơn vị tính: triệu USD

Năm

2001 2002 2003 2004
334

KNXK

435


567

2005

2006

2008

2007

2009

2010

1.154 1.562 1.930 2.820 2.500 2.620 3.150

Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường chính,
giai đoạn 2003 - 2009
Đơn vị tính: triệu USD
Năm

2003

2004

2005

2006

2007


2008

2009

Mỹ

115,4

318,8

566,9

744,1

930

1.063,9

1.100,1

EU

160,7

379,1

457,6

500,2


633,1

791,8

763,7

Nhật Bản

137,9

180

240,8

286,8

313,1

378,8

355,4

Thị trường

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng.
Năm 2003 sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đến hết năm
2008, đã có mặt tại trên 120 quốc gia. Trong đó, 3 thị trường chính chiếm tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ (chiếm 38 – 44%), EU (chiếm 28 – 30%) và
Nhật Bản (chiếm 12 – 15%).

Năm 2009, tuy nền kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng thị trường tiêu thụ
sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn được giữ vững, tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu có
giảm so với năm 2008 là 7% trong khi đó: tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
năm 2009 so với năm 2008 giảm khoảng 9,5%.
Ngoài việc duy trì khả năng tiêu thụ trên các thị trường lớn đã có, các doanh
nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các thị trường mới như: Các Quốc gia
vùng Tây Á, Khu vực Đông Âu… và quan tâm hơn đến thị trường nội địa.
1.1.4.2. Sản phẩm
Chủng loại sản phẩm đa dạng hơn, trước năm 2003, sản phẩm gỗ của Việt
Nam xuất khẩu sang các nước chủ yếu là ván sàn, bàn ghế ngoài trời. Đến những
năm gần đây, sản phẩm gỗ nội thất tăng trưởng mạnh và đang được các doanh


17

nghiệp ngày càng quan tâm hơn. Theo cách phân loại quốc tế, sản phẩm gỗ xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm HS 94 gồm: ghế ngồi đệm, ghế ngồi loại
khác, nội thất văn phòng, nội thất nhà bếp, nội thất phòng ngủ và các loại khác.
Hiện có nhiều cách phân loại các sản phẩm gỗ dựa trên các quan điểm về
ngành sản xuất, theo công dụng, theo cấu tạo sản phẩm... Thực tế, sản phẩm gỗ
thường được phân thành các nhóm sau:
(1) Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ: Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ
thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Đồ gỗ
mỹ nghệ thường được chế biến bằng máy móc kết hợp công nghệ thủ công như
chạm, khắc, khảm sơn mài. Đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm các loại sản phẩm sau đây:
- Các sản phẩm sơn mài.
- Các loại tượng bằng gỗ, các sản phẩm bằng gốc và rễ cây.
- Các lọai tranh gỗ: tranh chạm khắc, tranh khảm trai, tranh ghép gỗ.
- Các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng cáo như: cốc, chén, đĩa, khay, thìa
(muỗng), quạt, lọ, bình cung kiếm, đế lọ, guốc bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp các

loại, huy hiệu, biểu tượng, biểu trưng khung tranh, khung ảnh, phào mỹ nghệ,
thuyền buồm mỹ nghệ các loại, mành trang trí, giá đỡ hàng mỹ nghệ.
- Nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông, vượt bóng bàn, gậy chơi bi-da, gậy
chăn cừu, ót giầy (cái đón gót), chân tay giả, dù cán gỗ, cán dù, chổi cán gỗ, cán
chổi sơn.
- Bàn ghế giường tủ các loại, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ chè, tủ chùa, tủ đồng
hồ, tủ gương, bàn thờ, tủ cao cấp.
- Sản phẩm gỗ mỹ nghệ kết hợp song, mây, tre, trúc, gốm sứ, vật liệu khác.
(2) Nhóm đồ gỗ nội thất: Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc dùng trong nhà
như: bàn ghế các loại, giường tủ, giá kê sách, ván sàn… làm từ gỗ tự nhiên, gỗ rừng
trồng và ván nhân tạo.
(3) Nhóm đồ gỗ ngoài trời: Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc kiểu Châu
Âu, thường dùng để ngoài vườn như: bàn ghế, vườn, ghế băng, ô che nắng, ghế xích
đu, cầu trượt... được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng.


×