Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bán hàng tại chợ phường 3, thành phố bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 115 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được trích rõ nguồn gốc.
Đồng Nai, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Học viên

Phạm Thị Kim Lan


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Thầy Cô trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo, hướng
dẫn trong suốt thời gian học tập và thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Đinh Phi Hổ, người đã luôn
bên cạnh Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy không những bổ
sung vốn tri thức chuyên ngành mà còn truyền đạt những kiến thức thực tế vô
cùng quý giá. Đây sẽ làm hành trang giúp bản thân có thêm tự tin cho công
việc tương lai. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Thầy.
Cảm ơn các đồng nghiệp tại Phòng Quản lý Thương mại-Sở Công tỉnh
Bến Tre, cán bộ - công chức Ủy ban nhân dân phường 3, TP. Bến Tre, Ban
quản lý chợ Phường 3 đã nhiệt tình giúp đỡ, thảo luận, cung cấp số liệu, tài
liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu; những chuyên gia và người dân tại
chợ Phường 3 đã tham gia quá trình phỏng vấn sơ bộ cũng như cho ý kiến
đóng góp hoàn thành bảng khảo sát hoàn chỉnh; những đáp viên dành thời


gian quý báu tham gia trả lời buổi phỏng vấn đã tạo những điều kiện thuận lợi
nhất trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, kinh nghiê ̣m bản thân và kiế n
thức vẫn còn ha ̣n chế nhấ t đinh,
̣ nên sẽ không tránh khỏi những thiế u sót. Rấ t
mong nhâ ̣n đươ ̣c sự đánh giá, góp ý từ quý Thầ y Cô để bài luận văn được
hoàn thiêṇ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân Trọng.


iii

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt


vii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Mở đầu

1

1.Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Nội dung nghiên cứu

4


5. Ý nghĩa thực tiễn

4

6. Kết cấu đề tài

4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

5

BÁN HÀNG
1.1. Cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ bán hàng

5

1.1.1. Khái niệm về chợ và các đặc điểm của chợ

5

1.1.1.1. Khái niệm về chợ

5

1.1.1.2. Các đặc điểm của chợ

7

1.1.1.3. Chức năng, vai trò của mạng lưới chợ


8

1.1.1.4. Phân loại chợ

9

1.1.2. Siêu thị

12

1.1.3. Dịch vụ

13

1.1.4. Cơ sở lý thuyết của chất lượng dịch vụ

15

1.1.4.1. Các đặc điểm của dịch vụ

15

1.1.4.2. Mô hình năm khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch

17


iv


vụ
1.1.4.3. Các thành phần của chất lượng dịch vụ

20

1.1.5. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

23

1.1.5.1. Lý thuyết hữu dụng

23

1.1.5.2. Sự lựa chọn của người tiêu dùng (Consumer choice)

23

1.1.6. Sự hài lòng của khách hàng

25

1.1.7. Quan hệ giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ

26

1.1.8. Một số nghiên cứu sử dụng thang đo SERVQUAL và

27

SERVPERF tại Việt Nam

1.2. Tình hình hoạt động hệ thống chợ, giải quyết vấn đề hệ thống

28

chợ
1.2.1. Trên thế giới

28

1.2.1.1. Tình hình phát triển chợ ở các nước Châu Âu

28

1.2.1.2. Tình hình phát triển chợ của Hoa Kỳ

29

1.2.1.3. Tình hình phát triển chợ của Nhật Bản, Hàn Quốc

29

1.2.1.4. Tình hình phát triển chợ ở các nước Đông Nam Á

30

1.2.2. Tại Việt Nam

30

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CHỢ PHƯỜNG 3 VÀ PHƯƠNG PHÁP


32

NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm chợ Phường 3

32

2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của chợ

32

Phường 3.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chợ Phường 3

32

2.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất-kỹ thuật

33

2.1.3.1. Cơ sở vật chất

33

2.1.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc

34

2.1.3.3. Giao thông


34

2.1.3.4. Vệ sinh môi trường

34


v

2.1.3.5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

34

2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động của chợ Phường 3.

35

2.1.4.1. Về hình thức, chức năng kinh doanh

35

2.1.4.2. Tình hình thu thuê diện tích kinh doanh và nộp thuế thay

35

đổi qua các năm
2.2. Phương pháp nghiên cứu

35


2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát

35

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

35

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

36

2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài

36

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

36

2.3.2. Các thang đo

37

2.3.2.1. Thang đo chất lượng dịch vụ bán hàng ở chợ Phường 3 theo

39

thang đo SERVPERF

2.3.2.2. Thang đo sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ

42

bán hàng ở chợ Phường 3
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

43

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

46

3.1. Thực trạng chất lượng bán hàng tại chợ Phường 3, thành phố

46

Bến Tre
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng khách hàng đối với dịch vụ

48

bán hàng tại chợ Phường 3, thành phố Bến Tre
3.2.1. Mô tả mẫu

48

3.2.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

51


3.2.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.

53

3.2.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.

53

3.2.3.2. Thang đo sự hài lòng

57

3.2.3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức

58


vi

3.2.4. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng dịch vụ bán

59

hàng tại chợ Phường 3 hiệu chỉnh
3.2.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo nghiên cứu chính thức

60

3.2.6. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy


61

3.2.6.1. Phân tích hồi quy

61

3.2.6.2. Kiể m đinh
̣ đô ̣ phù hơ ̣p chung của mô hình

62

3.2.6.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

63

3.2.6.4. Kiểm định phương sai của sai số không đổi

63

3.2.7. Kết luận và tóm tắt kết quả nghiên cứu

66

3.2.8. Thành công của nghiên cứu

66

3.2.9. Giải quyết các mục tiêu đề ra


66

3.7.10. Đóng góp của kết quả nghiên cứu

67

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng bán hàng tại chợ phường 3,

67

thành phố Bến Tre

3.3.1. Giải pháp năng lực phục vụ

68

3.3.2. Giải pháp cải thiện, nâng cấp và sửa chữa cơ sở vật chất

68

3.3.3. Giải pháp đáp ứng yêu cầu và sự cảm thông

70

3.3.4. Giải pháp cải thiện nhân tố “Độ tin cậy”

70

3.3.5. Giải pháp hỗ trợ


74

3.4. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

75

3.4.1. Hạn chế của nghiên cứu

75

3.4.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

77

1. Kết luận

77

2. Kiến nghị

77

Tài liệu tham khảo

79


Phụ lục

80


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOT

Bình ổn thị trường

BQL

Ban quản lý

CL

Chất lượng

CP

Cổ phần

CT

Cảm thông

CTR


Chất thải rắn

DV

Dịch vụ

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

HTX

Hợp tác xã

HTXVN

Hợp tác xã Việt Nam

KC

Khoảng cách

KH

Khách hàng

MTV

Một thành viên


MU

Hữu dụng biên



Nghị định

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PV

Phục vụ



Quy định

SCR

Song chắn rác

TC


Độ tin cậy

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TU

Tổng hữu dụng

VC

Vật chất


viii

VIF

Hệ số phóng đại phương sai

UBND

Ủy ban nhân dân


XTTM

Xúc tiến thương mại


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
2.1.

Cơ cấu trình độ học vấn Ban Quản lý chợ

33

2.2.

Kết quả thu thuê diện tích kinh doanh và nộp thuế

35

2.3

Bảng ý nghĩa của các mức độ

38

2.4.

Nhân tố và biến quan sát


39

2.5.

Bảng nhân tố độ tin cậy.

39

2.6.

Bảng nhân tố đáp ứng yêu cầu.

40

2.7.

Bảng nhân tố năng lực phục vụ.

40

2.8.

Bảng nhân tố cảm thông.

41

2.9.

Bảng nhân tố cơ sở vật chất.


41

2.10. Bảng sự hài lòng của khách hàng

42

3.1.

Mẫu phân bố theo đối tượng phỏng vấn.

49

3.2.

Hệ số Cronbach alpha của các thành phần.

51

3.3.

Hệ số KMO và Bartlett’s các biến quan sát các nhân tố
ảnh hưởng.

3.4.

Tổng phương sai trích các biến quan sát các nhân tố
ảnh hưởng.

3.5.


Kế t quả ma trâ ̣n xoay nhân tố các biế n quan sát các

54

54
55

nhân tố ảnh hưởng.
3.6.

Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo sự hài lòng chất

57

lượng.
3.7.

Tổ ng phương sai trích sự hài lòng chất lượng.

57

3.8.

Kết quả Ma trâ ̣n nhân tố của nhân tố sự hài lòng chất

58

lượng.
3.9.


Hệ số Cronbach alpha của các nhân tố thanh đo.

60

3.10. Bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy.

61

3.11. Phân tích ANOVA

62


x

3.12. Các thông số thống kê trong phương trình hồi quy.

63

3.13. Kiểm định phương sai phần dư không đổi (Spearman).

65


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
1.1. Mô hình năm khoảng cách trong khái niệm chất lượng dịch


18

vụ.
1.2. Mô hình sự hài lòng.

26

2.1. Sơ đồ cơ cầu tổ chức quản lý chợ Phường 3.

33

2.2. Mô hình chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

37

SERVQUAL.
2.3. Sơ đồ thể hiện phương pháp nghiên cứu định lượng

43

3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

58

dịch vụ bán hàng.


xii



xiii


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Chợ” là danh từ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày
của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm về “Chợ” có thể được hiểu
theo nhiều cách khác nhau. Theo Đại Từ điển tiếng Việt định nghĩa:“Chợ là
nơi công cộng để nhiều người đến mua-bán vào những buổi hoặc những ngày
nhất định”. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Chợ là nơi gặp gỡ nhau
giữa cung và cầu các loại hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung hoạt động
mua-bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng”.
Trên phạm vi toàn quốc, “Chợ” được ghi nhận lần đầu trong Thông tư
số 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại hướng dẫn về tổ
chức và quản lý chợ. Theo đó, “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành
và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội”, và “thương
nghiệp” được hiểu là hoạt động mua-bán, trao đổi hàng hóa. Trong đời sống
hàng ngày, khái niệm “Chợ” được người dân quan niệm hẹp hơn rất nhiều về
đối tượng mua-bán. Theo đó, chợ được đề cập với ý nghĩa là nơi mua-bán các
loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của một khu vực dân
cư và không bao hàm việc mua-bán, cung ứng các loại dịch vụ hay vốn.
Chơ ̣ có vai trò quan tro ̣ng trong phát triể n kinh tế , xã hô ̣i của đấ t nước.
Chơ ̣ góp phầ n thực hiê ̣n chủ trương của Nhà nước “người Viêṭ Nam dùng hàng
Viê ̣t Nam”; chơ ̣ là những điể m ta ̣o điề u kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i cho các doanh nghiê ̣p
đưa hàng hóa của mình tới người tiêu dùng; mô ̣t lươ ̣ng vố n không nhỏ qua
ma ̣ng lưới chơ ̣ đã đươ ̣c đưa vào lưu thông, góp phầ n thúc đẩ y phát triể n kinh tế
xã hô ̣i của từng điạ phương. Cùng với sự phát triể n của đấ t nước, chơ ̣ truyề n

thố ng ngày càng đươ ̣c quan tâm, quản lý và phát triể n theo hướng hoàn thiêṇ
về quy mô, phương thức quản lý và nâng cao chấ t lươ ̣ng dich
̣ vu ̣ cũng như an
toàn về vê ̣ sinh và môi trường, đáp ứng ngày càng tố t hơn nhu cầ u tiêu thu ̣


2

hàng hóa của các chủ thể kinh tế tham gia, nhu cầ u kinh doanh thương ma ̣i của
các thành phầ n kinh tế .
Chợ Bến Tre còn là điều kiện và động lực thúc đẩy ngành nông nghiệp
phổ biến là nơi diễn ra giao dịch từ hạt giống, bao phân, lọ thuốc trừ sâu …đến
trao đổi hàng hóa nông sản cũng như thông tin thị trường nông sản trong và
ngoài nước đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất.
Hiê ̣n nay, ta ̣i nhiề u thành phố lớn-nhỏ trên cả nước đang xuấ t hiê ̣n ngày
càng nhiề u các khu vực mua sắ m, các trung tâm thương ma ̣i, hê ̣ thố ng các siêu
thi ̣ cùng các cửa hàng, cửa hiêụ bán các sản phẩ m chấ t lươ ̣ng cao không chỉ
của Viêṭ Nam mà còn các sản phẩ m thương hiêụ nổ i tiế ng của các quốc gia và
vùng lãnh thổ có ký hiệp định với Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Bế n Tre đã
cho phép xây dựng Siêu thị Coop-mart tại thành phố Bế n Tre.
Bên ca ̣nh những mă ̣t tích cực và vai trò chưa thể thay thế đươ ̣c của chơ ̣
truyề n thố ng, công tác quản lý chợ còn mô ̣t số ha ̣n chế : Bô ̣ máy quản lý chơ ̣
vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp; công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
trong chợ còn nhiều bất cập, còn hiện tượng sử dụng hóa chất bảo quản thực
phẩm quá liều lượng cho phép, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại. Mô ̣t
số chơ ̣ chưa đươ ̣c công nhâ ̣n chơ ̣ văn minh, nhất là ở khu vực nông thôn; mô ̣t
số chợ được xây dựng trước đây, đã xuố ng cấ p cầ n phải được đầ u tư xây dựng
mới, nâng cấ p, sửa chữa theo hướng xây dựng nông thôn mới; mô ̣t số chơ ̣ tự
phát cầ n sắ p xế p la ̣i theo đúng quy hoạch phát triể n chơ ̣.
Mă ̣t khác, hiện nay người dân đặc biệt quan tâm đến an toàn vệ sinh

thực phẩm, họ lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rất nhiều
chương trình khuyến mại được các siêu thị, trung tâm thương mại tung ra để
kéo khách hàng, khiến đa số người dân đang dần dần thay đổi thói quen tiêu
dùng, mua sắm. Trong khi đó, các chợ truyền thống vẫn còn tồn tại và bộc lộ
một số nhược điểm như: tình trạng mặc cả phổ biến, không niêm yết giá và
bán không đúng giá niêm yết, cân không đủ lượng, chất lượng hàng hóa không


3

bảo đảm, hàng gian, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm; chấ t lươ ̣ng dich
̣ vu ̣ bán hàng còn nhiề u bấ t câ ̣p,
khiến người tiêu dùng giảm xúc niềm tin, dẫn đến thiếu mặn mà với chợ
truyền thống, đã tác động không tốt đến mãi lực kinh doanh tại chợ làm cho
doanh số bán ngày càng giảm.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ bán hàng
tại chợ Phường 3, TP. Bến Tre” nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ
của chợ Phường 3, TP. Bến Tre.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối
với chất lượng dịch vụ bán hàng tại chơ ̣ Phường 3; từ đó, đề xuất những giải
pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng tại chợ Phường 3, thành phố
Bế n Tre.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ bán hàng tại chợ Phường 3.
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng về chất lượng dịch vụ bán hàng tại chơ ̣ Phường 3.

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng tại
chơ ̣ Phường 3.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chất lượng dịch vụ bán hàng tại chơ ̣ Phường 3.
+ Đối tượng khảo sát: những khách hàng đi mua sắm tại chơ ̣ Phường 3.
- Phạm vi nghiên cứu:


4

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách
hàng đố i với dich
̣ vu ̣ bán hàng ta ̣i chơ ̣ Phường 3 và đưa ra các giải pháp nhằ m
nâng cao chấ t lươ ̣ng dich
̣ vu ̣ bán hàng ta ̣i chơ ̣ Phường 3.
+ Phạm vi về không gian: chơ ̣ Phường 3, TP. Bế n Tre.
+ Phạm vi thời gian: Thông tin thứ cấ p và sơ cấp đươ ̣c thu thâ ̣p trong
thời gian 3 năm (từ 2011 đế n 2013), tập trung chủ yếu vào các nhân tố liên
quan đến chất lượng bán hàng tại chợ Phường 3.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết về vấ n đề nghiên cứu.
- Thực tra ̣ng vấ n đề nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu.
- Đề xuấ t giải pháp nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng dich
̣ vu ̣ bán hàng ta ̣i chơ ̣
Phường 3, TP. Bế n Tre.
5. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ là nền tảng giúp cho các cơ quan chức năng có
góc nhìn toàn diện hơn trong việc đánh giá về chất lượng dịch vụ bán hàng tại

chợ truyền thống; làm tiền đề cho việc xây dựng các chương trình, đề án của
các cơ quan có thẩm quyền trong việc tìm kiếm giải pháp cải thiện chất lượng
dịch vụ tại chợ trên địa bàn TP. Bến Tre nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, Ban quản lý chợ sẽ có cơ sở để định
hướng trong việc xây dựng biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ bán hàng tại
chợ, góp phần nâng cao mãi lực.
6. Kết cấu đề tài
- Mở đầu.
- Chương 1. Cơ sở lý luận Chất lượng dịch vụ bán hàng.
- Chương 2. Đặc điểm chợ Phường 3 và Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Thực trạng và kết quả nghiên cứu.
- Kết luận và kiến nghị.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BÁN HÀNG
1.1. Cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ bán hàng
1.1.1. Khái niệm về chợ và các đặc điểm của chợ
1.1.1.1. Khái niệm về chợ
“Chợ” là từ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của
người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm “Chợ” lại có thể được
hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, từ điển tiếng Việt “Chợ là nơi công cộng để
nhiều người đến mua-bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định”. Theo
Từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Chợ là nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các
loại hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi tập trung hoạt động mua-bán hàng hóa
giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng”. Như vậy, chủ thể
mua-bán có thể là người sản xuất, người mua đi-bán lại hoặc người tiêu dùng;

còn đối tượng mua-bán là các loại hàng hóa, dịch vụ và vốn. Khái niệm “Chợ”
gần như tương đồng với khái niệm “Thị trường” trong kinh tế học. Chợ không
chỉ là nơi mua-bán các loại hàng hóa hữu hình mà còn là nơi cung ứng các loại
dịch vụ vô hình và cả thị trường tài chính.
Như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ học, khái niệm “Chợ” được xác định bởi
bốn yếu tố cấu thành sau:
- Thứ nhất, chợ phải là một nơi, một khu vực không gian công cộng được
xác định cụ thể.
- Thứ hai, chợ hoạt động mang tính chu kỳ trong những khoảng thời gian
nhất định.
- Thứ ba, chợ phải tập trung nhiều chủ thể đến giao dịch.
- Thứ tư, đối tượng mua-bán ở chợ có thể là hàng hóa hữu hình, vô hình
hoặc dịch vụ khác.


6

Trên phạm vi toàn quốc, “Chợ” được ghi nhận lần đầu trong Thông tư số
15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại hướng dẫn về tổ chức
và quản lý chợ. Theo đó, “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát
triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội”, và “thương nghiệp” được
hiểu là hoạt động mua-bán, trao đổi hàng hóa. Cách thể hiện này tuy không đề
cập nhiều đến nội hàm khái niệm chợ nhưng đây là lần đầu tiên chợ được xác
định là một mạng lưới chứ không phải một hệ thống do con người chủ động
lập ra. Điều đó nhấn mạnh đến sự hình thành và phát triển theo những quy luật
khách quan của chợ. Nhìn trên bản đồ phân bố dân cư, chợ không phải là một
hệ thống những nơi mua-bán được thành lập, sắp xếp chủ quan theo đơn vị
hành chính; chợ được hình thành và phát triển theo các quy luật phát triển kinh
tế xã hội trong đó, quy luật cung-cầu giữ vai trò quyết định.
Hiện nay, việc quản lý Nhà nước về chợ được thực hiện theo Nghị định

số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý
chợ và một số văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên, tất cả những văn
bản không định nghĩa về “Chợ” nói chung mà chỉ định nghĩa về một vài loại
chợ cụ thể như chợ đầu mối, chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, nội dung các văn
bản hướng đến việc điều chỉnh hoạt động của những nơi mua-bán phục vụ nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng hàng ngày của cư dân.
Tiếp cận khái niệm “Chợ” dưới góc độ là một loại hình tổ chức để thực
hiện hoạt động mua-bán hàng hóa thì chợ cũng giống như các loại hình thương
mại khác như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ. Chợ được hiểu
là một loại hình tổ chức thương mại tại một địa điểm nhất định nhằm đáp ứng
các nhu cầu mua-bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của một khu vực
dân cư nhất định.
Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì khái niệm chợ cũng được thể hiện giống
nhau về các yếu tố thời gian, không gian và chủ thể giao dịch hàng hóa, dịch
vụ.


7

1.1.1.2. Các đặc điểm của chợ
- Về không gian: Địa điểm họp chợ phải là nơi rộng rãi, thuận tiện cho sự
gặp gỡ giữa số đông người mua và người bán. Thực tiễn cho thấy, ngay từ
những chợ có lịch sử hình thành như: Trung tâm thương mại, chợ đầu mối, ...
cho đến những chợ mới xây dựng trong thời gian gần đây đều nằm trên những
tuyến giao thông thuận lợi trong từng khu vực dân cư, nơi mọi người có thể
đến - lui dễ dàng.
- Về thời gian: Chợ thường hoạt động vào những khoảng thời gian nhất
định trong ngày và hoạt động mang tính chu kỳ theo từng ngành hàng, tính
chất và quy mô kinh doanh của chợ.
Đối với các chợ nội thành, do tập trung dân cư đông, nhu cầu mua sắm

lớn nên chợ họp thường xuyên và kéo dài cả ngày. Tuy nhiên, thời điểm đông
nhất thường là sáng sớm hoặc buổi chiều.
Đối với các chợ ngoại thành, thời gian họp chợ thường bắt đầu từ sáng
sớm, đến giữa buổi sáng thì số lượng người mua, người bán giảm dần và
thường chỉ còn lại một số hộ buôn bán thường xuyên, cố định trong chợ. Đối
với những chợ ở khu vực thưa dân, chợ có thể họp theo phiên hàng tuần hoặc
hàng ngày nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định.
Về chủ thể mua-bán: Hoạt động trao đổi, mua-bán hàng hóa tại chợ được
thực hiện giữa các chủ thể kinh tế. Tùy theo quy mô sản xuất và tính chuyên
môn hóa của quá trình kinh doanh.
- Trong bối cảnh nền sản xuất tại tỉnh Bến Tre và các tỉnh lân cận có quy
mô nhỏ và không tập trung, một bộ phận người sản xuất thường tự đem sản
phẩm ra chợ bán và đó thường là các loại nông sản mà họ nuôi trồng, đánh bắt.
Tuy nhiên thương nhân và người tiêu dùng thường xuyên đóng vai trò quyết
định với sự tồn tại và phát triển của chợ.
- Về hàng hóa mua-bán tại chợ: Xuất phát từ mục đích phục vụ đời sống,
sinh hoạt hàng ngày của người dân nên chủng loại hàng hóa mua-bán tại các


8

chợ chủ yếu là nông sản thực phẩm tươi sống và các mặt hàng tiêu dùng như
vải sợi may mặc, mỹ phẩm, đồ gia dụng..., việc sản xuất các nhóm hàng trên
có quy mô nhỏ nên hàng hóa ở chợ thường không thống nhất về kiểu dáng,
quy cách, chất lượng, giá bán.
Xét dưới góc độ đầu tư, việc đầu tư cho hệ thống chợ chủ yếu xuất phát
từ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Chợ là công trình công cộng được thành
lập để phục vụ cộng đồng. Do đó vấn đề xây dựng, quản lý chợ được Nhà
nước quan tâm là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nên được
Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ về mọi mặt.

Với những đặc trưng trên vừa là dấu hiệu phân biệt giữa chợ với các loại
hình tổ chức thương mại khác, vừa là những yếu tố quan trọng trong việc xây
dựng, phát triển chợ.
1.1.1.3. Chức năng, vai trò của mạng lưới chợ:
- Chức năng chủ yếu là trao đổi mua-bán hàng hóa và thông tin.
- Vai trò:
Thứ nhất, chợ là nơi cung cấp nguồn hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt, tiêu dùng đa dạng của người dân.
Thứ hai, mạng lưới chợ nhất là các chợ chuyên doanh, chợ bán buôn vừa
là đầu mối tập trung tiêu thụ hàng hóa, vừa là nguồn cung ứng nguyên vật liệu,
hàng tiêu dùng.
Thứ ba, chợ là nơi cung cấp cho người bán thông tin phản hồi nhanh nhất
từ người tiêu dùng về giá trị sử dụng của các loại sản phẩm và là nơi cập nhật
thông tin mới nhất về thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất của các
tổ chức và cá nhân. Chợ còn là nơi giao lưu, gặp gỡ giữa các đối tác nhằm thúc
đẩy mối quan hệ liên kết, hợp tác mở rộng quy mô buôn bán, trao đổi hàng
hóa.
Thứ tư, hoạt động mua-bán ở chợ không đòi hỏi người lao động phải có
trình độ cao, vì vậy mạng lưới chợ hiện nay đang góp phần giải quyết việc làm


9

cho một bộ phận không nhỏ người lao động, nhất là những người lao động tay
chân, những người chưa có việc làm hoặc ít được đào tạo nghề nghiệp. Do đó,
hoạt động của chợ không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về
mặt an sinh xã hội.
1.1.1.4. Phân loại chợ
Xuất phát từ tính chất và sự biến đổi của các yếu tố như thời gian họp chợ,
không gian chợ, chủ thể và đối tượng hàng hóa mua-bán tại chợ có thể phân loại

chợ theo nhiều tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào thời gian họp chợ có thể phân loại chợ thành chợ họp hàng
buổi, ngày, tuần, tháng.
- Căn cứ phạm vi không gian phục vụ có thể phân loại chợ thành chợ xã,
chợ vùng, chợ tỉnh…
- Căn cứ vào kết cấu, thời gian sử dụng của công trình chợ có thể phân loại
thành chợ kiên cố và chợ bán kiên cố.
- Căn cứ vào tính đa dạng của hàng hóa mua-bán có thể phân loại chợ thành
chợ chuyên doanh và chợ tổng hợp.
- Phân loại chợ theo tính pháp lý
Từ nhiều năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước thường căn cứ vào tính
hợp pháp lý để phân loại mạng lưới chợ thành chợ truyền thống và chợ tự phát,
theo đó:
Chợ truyền thống là chợ được hình thành xây dựng phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chợ truyền thống gồm 02
dạng:
+ Chợ truyền thống có quyết định thành lập hoặc công nhận của cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
+ Chợ truyền thống chưa có quyết định công nhận của cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền. Đây là những chợ được hình thành, xây dựng từ
nhiều thập niên trước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương, được sự quản


10

lý của cơ quan Nhà nước nhưng chưa được ban hành quyết định công nhận vì
lý do nào đó.
+ Điểm mua-bán tự phát là nơi tụ tập những người mua-bán không phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch mạng lưới chợ của địa
phương.

- Theo địa giới hành chính
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn.
+ Chợ đô thị, là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã,
thị trấn.
+ Chợ nông thôn, là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung
tâm cụm xã. Hình thức mua-bán ở chợ đơn giản, các quầy, sạp có quy mô nhỏ.
- Theo tính chất mua-bán
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán
buôn và bán lẻ.
+ Chợ bán buôn, là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ
của thành phố, thị xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối
lượng hàng hóa lớn. Hoạt động mua-bán chủ yếu là thu gom và phân luồng
hàng hóa đi các nơi.
+ Chợ bán lẻ, là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên
phường), cụm dân cư, hàng hóa qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp
cho người tiêu dùng.
- Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh
Có chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh.
+ Chợ tổng hợp, là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hóa thuộc nhiều
ngành hàng khác nhau về tính chất, công dụng.
+ Chợ chuyên doanh, là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính
yếu, mặt hàng này thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn bán một số
mặt hàng khác, các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu.


11

- Theo tính chất và quy mô xây dựng
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và
chợ tạm:

+ Chợ kiên cố, là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của
một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao.
+ Chợ bán kiên cố, là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh
những hạng mục xây dựng kiên cố còn có những hạng mục xây dựng tạm, độ
bền sử dụng thấp và thiếu tiện nghi.
+ Chợ tạm, là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán
được làm có tính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể tháo dỡ
nhanh chóng và ít tốn kém. Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê,
các xã, các thôn, có chợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất
định.
- Phân loại chợ theo quy mô
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ
về phát triển và quản lý chợ, mạng lưới chợ được phân chia thành 3 loại cơ bản
dựa trên số lượng điểm kinh doanh và các loại dịch vụ phụ trợ kèm theo:
+ Chợ loại 1 là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng
kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương
mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của
khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ
phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ:
bãi để xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ
kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
+ Chợ loại 2 là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng
kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế
của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; có
mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch


12

vụ tối thiểu tại chợ: bãi để xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch

vụ đo lường.
+ Chợ loại 3 là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa
được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu
mua-bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Đây là cách phân loại được sử dụng rất phổ biến nhằm xác định cơ quan
có thẩm quyền và những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
tại chợ.
- Phân loại theo chức năng, vai trò
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, ngành thương mại đã ghi
nhận nhiều sự chuyển biến về “chất” trong hoạt động kinh doanh của mạng
lưới chợ và một trong số đó là sự chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tổng hợp
sang kinh doanh chuyên ngành, hình thành các chợ đầu mối, giữ vai trò cung
ứng nguồn hàng cho mạng lưới phân phối lẻ. Do vậy, mạng lưới chợ có thể
được chia thành chợ bán buôn và chợ bán lẻ tùy theo chức năng, vai trò của
từng chợ:
- Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành
hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
- Chợ bán lẻ: Chợ bán hàng chủ yếu cho người tiêu dùng trực tiếp.
1.1.2. Siêu thị
Theo Quyết định số 1371/2004 của Bộ Thương mại ngày 24/09/2004 về
việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại: “Siêu thị là loại hình
cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng
loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn
về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý tổ chức kinh
doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm hài lòng nhu
cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.



×