Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

TÔ NGUYỄN DUY MINH

TP. HCM, tháng 9/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

TÔ NGUYỄN DUY MINH

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HCM, tháng 9/2017


i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại trường Đại học Công Nghệ TP. HCM
ngày ….. tháng ……. Năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:


TC
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
PGS. TS Phạm Trung Lương
TS. Trần Văn Thông
TS. Đoàn Liêng Diễm
TS. Nguyễn Văn Lưu

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn sau khi luận văn đã
được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


ii
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


TP.HCM

NAM

VIỆN ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày …. Tháng …. Năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên

: Tô Nguyễn Duy Minh

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh : 13/06/1987

Nơi sinh

: Cần Thơ

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

MSHV: 1541890021

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.

II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, nghiên cứu các yếu tố và xây dựng mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du
lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.
Thứ hai, đo lường và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại
thành phố Cần Thơ.
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của
khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Quyết Thắng.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố ở bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày 07 tháng 09 năm 2017
Học viên thực hiện

Tô Nguyễn Duy Minh



iv

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ TP. HCM tôi đã
nhận được rất nhiều sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô, điều
đó giúp tôi có được những kiến thức rất bổ ích cho bản thân. Trước những công
lao to lớn đó, tôi xin chân thành cám ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại học Công
Nghệ TP. HCM.
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn sấu sắc đến Thầy Nguyễn Quyết Thắng,
là người đã hướng dẫn vào tạo mọi điều kiện để tôi có thể thực hiện tốt nhất
luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng chân thành gởi lời cám ơn đến những hộ gia đình làm du lịch
tại cồn Sơn, những khách du lịch đến tham quan điểm du lịch cồn Sơn, những
nhà quản lý du lịch ở TPCT. Vì họ luôn hỗ trợ và hợp tác với tôi trong quá trình
khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu của luận văn.

Xin chân thành cám ơn.
Trân trọng!

Cần Thơ, ngày 07 tháng 09 năm 2017
Học viên thực hiện

Tô Nguyễn Duy Minh


v

TÓM TẮT
Luận văn “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH

VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ” được
thực hiện nhằm phân tích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch,
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ
du lịch tại thành phố Cần Thơ. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 16 hộ gia đình
tham gia du lịch và 197 khách khách du lịch đến tham quan tại cồn Sơn. Phương
pháp phân tích được sử dụng trong luận văn gồm: thống kê mô tả, kiểm định
thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, các hoạt
động vui chơi giải trí phục vụ cho khách du lịch chưa có nét đặc trưng, dễ dàng
tìm thấy ở bất kỳ điểm du lịch sinh thái khác. Các điểm du lịch tại cồn Sơn chưa
có hình thành bất kỳ hình thức quảng bá nào cho hoạt động du lịch tại địa
phương. Các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương vẫn
còn những khó khăn làm hạn chế khả năng hoạt động du lịch như: cơ sở hạ tầng
yếu kém, thiếu nguồn vốn bổ sung cho hoạt động du lịch, thiếu nguồn lao động,
thiếu sự liên kết giữa các điểm du lịch,… Có 5 yếu tố ảnh hưởng đên sự hài lòng
của khách du lịch bao gồm: tin cậy, đáp ứng, hình ảnh, đảm bảo và hữu hình.
Các hàm ý chính sách đề xuất nhằm giúp cho hoạt động du lịch cộng đồng tại
cồn Sơn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch bao gồm: (i) Giải pháp về hữu
hình; (ii) Giải pháp về đảm bảo; (iii) Giải pháp về đáp ứng; (iv) Giải pháp về
hình ảnh; (v) Giải pháp về tin cậy.


vi

ABSTRACT
Thesis "STUDYING FACTORS AFFECTING THE SATISFACTION
OF TRAVELERS ON THE QUALITY OF COMMUNITY TRAVEL
SERVICES IN CAN THO CITY" was conducted to analyze household
participation in tourism activities and factors affecting the satisfaction of
tourists about the quality of tourism services in Can Tho city. Primary data was

collected from 16 households participating in tourism and 197 visitors to visit
Son Con. Analytical methods used in the thesis include: Descriptive Statistics,
Cronbach's Alpha, Exploratory Factor Analysis, Linear Regression. The
research results show that, tourism activities are still limited, not specific and
easy to find in any other ecotourism. Attractions at Son Son have not formed
any form of promotion for local tourism. Households have difficulties when
participation tourism such as, poor infrastructure, lack of capital for tourism,
lack of resources labor, lack of linkage between households participation
tourism, etc. There are five factors that affect the satisfaction of tourists:
Reliability, Responsiveness, Image, Security and Facilities. The proposed
policy implications for community-based tourism at Son island to improve the
quality of tourism services including: (i) Infrastructure solutions; (ii) Security
solution; (iii) Response solution; (iv) Photo solutions; (v) Reliable solution.


vii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... iv
TÓM TẮT .......................................................................................................... v
ABSTRACT...................................................................................................... vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG ................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. xii
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ........................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3

1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 3
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa .............................................. 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 4
1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 4
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài ............................ 6
1.5.1 Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài ................................................... 6
1.5.2 Các tài liệu nghiên cứu trong nước ................................................... 7
1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu................................................................ 9
1.5.4 Điểm mới của đề tài .......................................................................... 9
1.6 Bố cục của đề tài .................................................................................... 10
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 11


viii

2.1 Lý thuyết về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng............................... 11
2.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng .......................................................... 11
2.1.2 Vai trò của du lịch cộng đồng ......................................................... 12
2.1.3 Đặc điểm và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng .................... 14
2.1.4 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng .................... 17
2.1.5 Chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng ............................................ 19
2.1.6 Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng ..................... 21
2.1.7 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng và sự hài lòng
của khách du lịch ...................................................................................... 22
2.2 Các mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng ............. 22
2.2.1 Một số nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 22

2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước .......................................... 27
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu.................... 30
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 30
2.3.4 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 31
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 34
3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 34
3.1.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................... 34
3.1.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................... 35
3.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 40
3.3 Xây dựng thang đo ................................................................................. 41
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 43
4.1 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ .......... 43
4.1.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ và du lịch cộng đồng tại thành phố
Cần Thơ .................................................................................................... 43
4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ .... 46
4.2 Sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn
...................................................................................................................... 54
4.2.1 Thông tin chung của hộ gia đình ..................................................... 54
4.2.2 Các dịch vụ phục vụ khách du lịch ................................................. 55


ix

4.2.2 Thực trạng về lượt khách và doanh thu du lịch tại cồn Sơn............ 56
4.2.3 Hình thức quảng bá cho hoạt động du lịch...................................... 58
4.2.4 Những khó khăn trong hoạt động du lịch ........................................ 59
4.2.5 Dự định mở rộng hoạt động kinh doanh ......................................... 60
4.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 60
4.3.1 Thông tin chung của khách du lịch ................................................. 60
4.3.2 Mức độ yêu thích các hoạt động vui chơi giải trí ở cồn Sơn .......... 62

4.3.3 Thời điểm thường đến điểm du lịch cộng đồng cồn Sơn ................ 64
4.3.4 Mục đích đến điểm du lịch cộng đồng cồn Sơn .............................. 65
4.3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn .......... 65
4.3.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về
chất lượng du lịch cộng đồng ................................................................... 69
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 77
5.1 Kết luận .................................................................................................. 77
5.2 Một số hàm ý chính sách nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại cồn Sơn
...................................................................................................................... 78
5.2.1 Hàm ý chính sách về hữu hình ........................................................ 78
5.2.2 Hàm ý chính sách về đảm bảo ......................................................... 79
5.2.3 Hàm ý chính sách về đáp ứng ......................................................... 80
5.2.4 Hàm ý chính sách về hình ảnh ........................................................ 81
5.2.5 Hàm ý chính sách về tin cậy............................................................ 81
5.3 Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA .................................................. 88
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI DÙNG CHO THẢO LUẬN NHÓM ....................... 89
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH (TIẾNG VIỆT) ........ 93
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH DU LỊCH (TIẾNG ANH)......... 99
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH ...................................... 105
PHỤ LỤC 6: XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................... 111
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI KHẢO SÁT THỰC TẾ .............. 129


x

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐĐP


: Cộng đồng địa phương

CLDV

: Chất lượng dịch vụ

DB

: Đảm bảo

ĐBSCL

: đồng bằng sông Cửu Long

DLCĐ

: Du lịch cộng đồng

DU

: Đáp ứng

HA

: Hình ảnh

HH

: Hữu hình


HL

: Sự hài lòng

KTXH

: Kinh tế xã hội

SERVQUAL : Service Quality (Chất lượng dịch vụ)
SNV

: Tổ chức phát triển Hà Lan

TC

: Tin cậy

TNDL

: Tài nguyên du lịch

TPCT

: Thành phố Cần Thơ


xi

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng ..................... 30
Bảng 3.1: Thang đo sự hài lòng và chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại
thành phố Cần Thơ........................................................................................... 41
Bảng 4.1: Các loại hình dịch vụ tại cồn Sơn ................................................... 49
Bảng 4.2: Các hộ tham gia hoạt động du lịch tại cồn Sơn ............................... 50
Bảng 4.3: Thông tin chung của hộ gia đình ..................................................... 54
Bảng 4.3: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch ................................................. 55
Bảng 4.4: Lượng khách du lịch tới Cồn Sơn năm 2016 .................................. 57
Bảng 4.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cồn Sơn năm 2016 .................... 57
Bảng 4.6: Những khó khăn trong hoạt động du lịch........................................ 59
Bảng 4.7: Dự định mở rộng hoạt động kinh doanh ......................................... 60
Bảng 4.8: Thông tin chung của khách du lịch ................................................. 61
Bảng 4.9: Mức độ yêu thích của khách du lịch đối với hoạt động vui chơi giải
trí ở cồn Sơn ..................................................................................................... 63
Bảng 4.10: Mục địch đến du lịch cồn Sơn của khách du lịch ......................... 65
Bảng 4.11: Mức độ quan trọng và thực hiện CLDV du lịch tại cồn Sơn ........ 66
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbachs’s Alpha 69
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và BartleTC’s thang đo chất lượng dịch vụ
.......................................................................................................................... 71
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố thang đo chất lượng dịch vụ ................ 71
Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố thang đo sự hài lòng ............................ 72
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy tuyến tính ............................................................ 73
Bảng 5.1: Gợi ý chính sách về hữu hình .......................................................... 79
Bảng 5.2: Gợi ý chính sách về đảm bảo .......................................................... 80
Bảng 5.3: Gợi ý chính sách về đáp ứng ........................................................... 80
Bảng 5.4: Gợi ý chính sách về hình ảnh .......................................................... 81
Bảng 5.5: Gợi ý chính sách về tin cậy ............................................................. 82


xii


DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1 Mô hình SERVQUAL ...................................................................... 24
Hình 2.2 Mô hình chỉ sổ hài lòng khách hàng của Mỹ (American Customer
Satisfaction Index – ACSI) .............................................................................. 25
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng
và phát triển du lịch Homestay Malaysia ........................................................ 26
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng
và lòng trung thành của khách du lịch tại Mauritius ....................................... 27
Hình 2.5 Mô hình lý thuyết chỉ số hài lòng khách hàng của Việt Nam .......... 28
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch
vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm ................................................................... 29
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch
“Miệt vườn – Sông nước” tại Tiền Giang........................................................ 29
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 30
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 40
Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ ........................................... 43
Hình 4.2: Bộ máy tổ chức quản lý du lịch Cồn Sơn ........................................ 50
Hình 4.3: Nguồn thông tin khách du lịch biết đến Cồn Sơn ............................ 58
Hình 4.4: Thời điểm khách du lịch đến Cồn Sơn ............................................ 64


1

Chương 1:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng (Community based tourism - CBT), là một xu hướng
trải nghiệm du lịch mới đầy trách nhiệm và mang lại lợi ích cho cả khách du

lịch và người dân bản địa. Đây là loại hình du lịch mang lại cho du khách những
trải nghiệm về cuộc sống của người dân địa phương, khách du lịch sẽ có cơ hội
tìm hiểu những nét văn hóa đặc thù tại nơi đến gắn với nhiều hoạt động như
tham quan các làng nghề cổ, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân
tộc… Người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch
và thu được các lợi ích kinh tế -xã hội từ các hoạt động đó; đồng thời chịu trách
nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại
nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng
không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp
để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương... Việc phát
triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng
nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc
sắc.
Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng hình thành từ năm 1997, trải qua hơn
một thập kỷ hình thành và phát triển loại hình du lịch này đã đem lại nhiều lợi
ích thực sự về mặt kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn. Loại hình này
đã phát triển mạnh ở miền Trung như ở làng cổ Phước Tích-Thừa Thiên Huế,
Hội An có tour “một ngày làm cư dân phố cổ”, “Một ngày làm nông dân ở làng
rau Trà Quế” ….Ở miền Bắc du lịch cộng đồng đã phát triển tại một số địa
phương như bản Lát- Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và xã Tả Van-huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai, làng cổ Đường Lâm- Hà Nội…
Một khảo sát của AC Nielson (2010) thực hiện theo yêu cầu của tổ chức
phát triển Hà Lan SNV với hơn 200 khách du lịch nội địa và 200 khách du lịch
quốc tế ở các vùng trọng điểm du lịch lớn của Việt Nam đã đưa ra một số phát


2

hiện cơ bản, mang lại cái nhìn tích cực về du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã đưa

ra một số phát hiện cơ bản, mang lại cái nhìn tích cực về du lịch cộng đồng ở
Việt Nam: 65% muốn trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương, 97% sẵn sang
chi trả nhiều hơn cho kỳ nghỉ thân thiện với môi trường và mang lại nhiều lợi
ích thiết thực cho người nghèo, 70% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho kỳ nghỉ thân
thiện với môi trường và mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo, 48% sẵn sàng
chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương (Sổ tay du lịch
cộng đồng Việt Nam, 2013). Du lịch cộng đồng có nhiều tác động tích cực,
trong đó phần lớn các tác động hình thành và phát huy tác dụng theo hướng đáp
ứng các nguyên tắc phát triển bền vững, cụ thể là mang lại các lợi ích xã hội,
môi trường và kinh tế.
Cùng với sự phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được
đánh giá có vị trí thuận lợi là trung tâm kinh tế văn hóa và phát triển du lịch của
vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây du lịch thành phố
Cần Thơ được một số các tổ chức du lịch quốc tế nhắc đến như là một trong
những đểm đến du lịch hấp dẫn của vùng, điển hình là vào tháng 7/2015 trang
Mysteriousworld đã đưa Cần Thơ vào danh sách những thành phố có kênh đào
và chợ nổi đẹp nhất thế giới; tháng 10/2016 thành phố Cần Thơ vinh hạnh được
nhận giải thưởng Cảnh quan Châu Á năm 2016, là địa phương duy nhất tại Việt
Nam được nhận giải thưởng này (Tọa đàm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
đến năm 2020). Trong bài tham luận “Phát triển Cần Thơ thật sự trở thành điểm
đến động lực cho du lịch đồng bằng sông Cửu Long” tại buổi tạo đàm “Giải
pháp phát triển du lịch Cần Thơ trở thành nghành kinh tế mũi nhọn vào năm
2020”, các yếu tố để Cần Thơ trở thành điểm đến động lực du lịch của vùng
đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có yếu tố xây dựng sản phẩm du lịch đặc
thù hấp dẫn dựa trên giá trị cốt lõi của tài nguyên du lịch của điểm đến (Phạm
Trung Lương, 2016).
Cần Thơ là một thành phố bên sông của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
với nhiều giá trị văn hóa bản địa đặc sắc vùng sông nước. Với điều kiện tự nhiên
văn hóa đầy tiềm năng, hiện nay thành phố Cần Thơ đang tập trung xây dựng
và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương như Phong Điền, Ô



3

Môn, Bình Thủy...Dù chỉ mới phát triển ở cồn Sơn từ tháng 5-2015, nhưng du
lịch cộng đồng đã tạo nên bản sắc riêng cho địa phương. Đây là mô hình du lịch
do các đoàn viên thanh niên của Phường Bình Thủy lên ý tưởng thực hiện và
triển khai với mong muốn khai thác tài nguyên du lịch của địa phương góp phần
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần giữ gìn bản
sắc văn hóa bản địa thông qua hoạt động du lịch. Hiện cồn Sơn có 14 hộ dân
làm vườn kết hợp với phục vụ du lịch, các gia đình hợp tác với nhau, phát huy
thế mạnh từng nhà để phục vụ theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên
cứu nào từ các nhà nghiên cứu về hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn.
Mặt khác, số lượng du khách đến tham quan Cồn Sơn vẫn còn hạn chế
nhất là khách du lịch quốc tế, chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ
du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ” tập trung nghiên cứu các hộ
gia đình làm du lịch, khách du lịch trên cơ sở đánh giá và tìm ra các giải pháp
để phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch cộng đồng tại cồn Sơn
thành phố Cần Thơ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ, trên cơ sở
đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp nâng cao sự hài lòng của khách
du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các yếu tố và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng

đồng tại thành phố Cần Thơ.
- Đo lường và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành
phố Cần Thơ.


4

- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách
du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cồng đồng tại thành phố
Cần Thơ.
- Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là khách du lịch đến tham quan điểm
du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại thành phố Cần Thơ đã hình thành và phát triển loại
hình du lịch sinh thái từ rất lâu. Hiện nay, tại đây đã có nhiều điểm du lịch cộng
đồng được rất nhiều khách du lịch yêu thích như: Mỹ Khánh, cồn Ấu, cồn Sơn.
Tuy nhiên, điểm du lịch cộng đồng cồn Sơn mới được hình thành, do đó chưa
có nhiều du khách biết đến, chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng và sự hài lòng
của khách du lịch đối với điểm du lịch cồn Sơn chưa được các nghiên cứu đánh
giá. Chính vì thế, nghiên cứu của tác giả được giới hạn lại không gian nghiên
cứu là tại điểm du lịch cộng đồng sồn Sơn, thành phố Cần Thơ.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016;
Số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu

- Dứ liệu thứ cấp: Được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động du lịch từ sổ
tay du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần
Thơ và các bài báo, bài nghiên cứu khác.
- Dữ liệu sơ cấp: Điều tra, khảo sát, thu thập từ khách du lịch đến tham
quan điểm du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ. Cụ thể, phỏng vấn khách
du lịch tại cồn Sơn thành phố Cần Thơ.


5

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính đó là nghiên cứu
sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức được thực hiện
thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng.
* Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ý kiến
chuyên gia, chuyên gia bao gồm các nhà quản lý trong cơ quan nhà nước và các
công ty du lịch ở địa phương và những hướng dẫn viên du lịch am hiểu về hoạt
động du lịch cộng đồng ở địa phương. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông
qua phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng thang đo các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng
đồng tại côn Sơn, thành phố Cần Thơ. Mặt khác, phiếu khảo sát cũng được
phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp. Mục đích của nghiên cứu này hiệu
chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn,
thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phỏng vấn một số hộ gia đình
tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn, thành phố Cần Thơ để
xem xét sự tham gia của hộ vào hoạt động du lịch sinh thái. Một số phương pháp
như: thống kế mô tả, điểm trung bình, phân tích,… cũng được sử dụng để phân
tích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch sinh thái ở cồn Sơn, thành
phố Cần Thơ.

* Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng để thực hiện, thông qua việc phỏng vấn khách du lịch để
tiếp thu ý kiến, đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại
cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Dữ liệu thu thập về được xử lý thông qua sự hỗ
trợ của phần mên SPSS 20 với các phương pháp như: kiểm định độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá; hồi
quy tuyến tính để kiểm tra mô hình nghiên cứu.


6

1.5 Lược khảo tài liệu nghiên cứu và điểm mới của đề tài
1.5.1 Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Ismail và cộng sự (2016), thực hiện nghiên cứu xem xét mối quan hệ
giữa chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng ở Malaysia với sự hài lòng và hành
vi của khách du lịch. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 203
khách du lịch đến tham quan tại các Homestay ở Malaysia. Chất lượng dịch vụ
du lịch cộng đồng được đánh giá thông qua thang đo chất lượng dịch vụ của
Parasuraman bao gồm: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, sự đồng
cảm, sự đám ứng. Với 22 biến quan sát được sử dụng cho thang đo chất lượng
dịch vụ và thang đo likert được sử dụng để đo lường. Phương pháp nghiên cứu
được sử dụng là tính điểm trung bình, kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết
khách du lịch đều hài lòng với chất lượng du lịch cộng đồng ở Malaysia, nhưng
vẫn còn một số điểm cần cải thiện. Mặt khác, phương pháp hồi quy tuyến tính
được sử dụng để kiểm tra tác động của sự hài lòng đến hành vi của khách du
lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng có tác động thuận chiều đến hành
vi của khách du lịch.
Khuong và Luan (2015), thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của của khách du lịch đối với vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Nghiên
cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 215 khách du lịch đến

tham quan vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Phương pháp nghiên cứu được sử
dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu gồm: kiểm định độ tin cậy của thang
đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tinh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các yếu tố: giá cả, cảnh quan sinh thái, không khí môi trường, không gian
du lịch và giá trị nhận thức đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm du
lịch vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.
Naidoo và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét đánh giá
của khách du lịch đối với du lịch tự nhiên tại đảo Mauritius. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự trung thành
của khách du lịch đối với loại hình du lịch tự nhiên ở Mauritius. Các yếu tố được
đề cập để xem xét sự tác động đến sự hài lòng và sự trung thành của khách du
lịch bao gồm: sự đám ứng, phương tiên hữu hình, giá cả, quảng bá, sự bảo đảm,


7

sự đồng cảm, tài nguyên thiên nhiên. Qua đó cho thấy, thang đo này được phát
triển từ thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman. Phương pháp nghiên cứu
được áp dụng cho nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu
được thực hiện thông qua phỏng vấn 600 khách du lịch cho thấy, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch bao gồm: phương tiện hữu hình, giá
cả, sự đảm bảo, sự cảm thông, tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự trung thành của khách du lịch bao gồm: phương tiện hữu hình, sự cảm
thông, tài nguyên thiên nhiên.
Mohamadia và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu chất lượng dịch vụ
ảnh hưởng đến sự thành công của du lịch Homestay nông nghiệp ở Malaysia.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn khách du lịch, phiếu
phỏng vấn được gởi đến 260 khách du lịch và có 200 được sử dụng trong nghiên
cứu. Chất lượng dịch vụ được nghiên cứu đo lường thông qua thang đo chất

lượng dịch vụ của Parasuraman bao gồm: phương tiên hữu hình, độ tin cậy, sự
đám ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông. Các phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu thu được, các yếu tố
phương tiện hữu hình, sự đảm bảo và sự cảm thông là có ảnh hưởng đến sự
thành công của du lịch Homestay nông nghiệp ở Malaysia.
1.5.2 Các tài liệu nghiên cứu trong nước
Doãn Quang Hùng và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu du lịch theo
hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu
được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 400 khách du lịch tại các điểm du lịch
sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thông qua phương
pháp thống kê mô tả và tính điểm trung bình, nghiên cứu cho thấy hầu hết khách
du lịch đánh giá ở mức hài lòng về dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ; dịch vụ
Homestay; dịch vụ ăn uống; an ninh trật tự, bảo đảm an toàn; tài nguyên du lịch.
Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu sự hài lòng của
khách du lịch nội địa về chất lượng du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch


8

về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm. Chất lượng dịch vụ du
lịch làng cổ Đường Lâm được đo lường thông qua: năng lực phục vụ du lịch;
giá cả hàng hóa, dịch vụ; văn hóa; cơ sở vật chất; các nghề truyền thống; các lễ
hội truyền thống; ẩm thực. Số liệu sử dụng phân tích trong nghiên cứu được thu
thập từ 226 khách du lịch và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, các yếu tố chất lượng dịch vụ được đề cập đều có ảnh hưởng tích
cực đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch trừ yếu tố lễ hội truyền thống
là có tác động nghịch chiều đến sự hài lòng.

Nguyễn Trọng Nhân (2013) thực hiện nghiên cứu đánh giá mức độ hài
lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 160 khách du
lịch tham gia các hoạt động du lịch miệt vườn ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm: thống kê mô tả, kiểm định
độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám
phá. Thông qua phương pháp thống kê mô tả, tính tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị
cảm nhận và giá trị mong đợi về chất lượng dịch vụ miệt vườn cho thấy, hầu
như khách du lịch chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch miệt vườn ở Đồng
bằng Sông Cửu Long. Chất lượng dịch vụ được đo lường thông qua cơ sở hạ
tầng; cơ sở lưu trú; phương tiện vận chuyển tham quan; dịch vụ ăn uống, mua
sắm và giải trí; an ninh trật tự, an toàn; hướng dẫn viên du lịch; giá cả các hoạt
động dịch vụ.
Lê Văn Hưng (2013) thực hiện nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của du
khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền
Giang. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 300 khách du lịch
tại khu du lịch Thới Sơn và khu du lịch Cái Bè. Các yếu tố được đề cập và xem
xét sự tác động đến sự hài lòng của khách du lịch như: phong cảnh thiên nhiên;
cơ sở hạ tầng kỹ thuật; hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch; giá
cả. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách
du lịch bao gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám
phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố được đề cập


9

đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình
du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang.
1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu
Thông qua tham khảo những nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh

giá chất lượng dịch vụ du lịch cho thấy, chất lượng dịch vụ du lịch là rất cần
thiết và quan trọng đối với một một điểm du lịch cộng đồng. Do đó, có rất nhiều
nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên
thế giới.
Chất lượng dịch vụ du lịch trong các nghiên cứu lược khảo cho thấy, chất
lượng dịch vụ du lịch được đánh giá thông qua thang đo của Parasuraman ở các
khía cạnh như: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, sự đồng cảm, sự
đám ứng. Hơn thế, thang đo chất lượng dịch vụ của parasuraman là một bộ thang
đo rất quen thuộc khi đánh giá chất lượng dịch vụ. Điều này cho thấy, đối với
dịch vụ du lịch cộng đồng của cồn Sơn cũng có thể áp dụng bộ thang đo của
Parasuraman để đo lượng chất lượng dịch vụ du lịch tại đây. Với bộ thang đo
này, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch về chất lượng du lịch cộng đồng tại cồn Sơn. Tuy nhiên, để hợp với nội
dung nghiên cứu về du lịch tác giả sử dụng tên đo lường khác cho phù hợp,
tương ứng với bộ thang đo của Parasuraman là cơ sở vật chất, tin cậy, đảm bảo,
hình ảnh, đáp ứng.
1.5.4 Điểm mới của đề tài
Tại thành phố Cần Thơ loại hình du lịch sinh thái phát triển rất nhiều và
tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên, loại hình du lịch cộng đồng tại cồn Sơn là loại hình
du lịch mới được hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, du có nhiều nghiên
cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ cũng sự hài lòng của khách du lịch nhưng
chủ yếu là các điểm du lịch khác hoặc phân tích chung chung, chưa có một
nghiên cứu nào về đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ
du lịch cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Chính vì thế, việc nghiên cứu sự hài lòng
của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại cồn Sơn, thành
phố Cần Thơ cần được thực hiện để khái quát được chất lượng dịch vụ du lịch
tại đây. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao sự hài lòng


10


của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại thành phố Cần Thơ. Với những đóng
góp đó, tác giả hy vọng có thể đóng góp ý kiến để xây dựng và phát triển du lịch
cộng đồng tại thành phố Cần Thơ.
1.6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, hình sơ
đồ biểu bảng, danh mục các chữ viết tắt; nội dung của đề tài gồm 4 chương
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương này trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, lược khảo tài
liệu và kết cấu của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành
phố Cần Thơ, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng đươc sử dụng để
phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu. Trình bày thông tin về mẫu
khảo sát, kiểm định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích
và đánh giá các kết quả thu được.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày các đóng góp của đề tài,
đề xuất hàm ý chính sách. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


11


Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng
2.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng
Khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:
Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào
cộng đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi
chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường,
văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao
nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản
địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về Community-Based
Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với
cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được
thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những
tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch
này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và
phát huy giá trị truyền thống của địa phương”. (Nguyễn Văn Chất, 2014)
Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “DLCĐ là loại hình du lịch
mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản
lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch
được giữ lại cho cộng đồng” (Bùi Thị Hải Yến, 2012).
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas cho rằng: “DLCĐ
là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát
triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa
phương” (Võ Quế, 2006).
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCD đã được đề cập. Du lịch
cộng đồng- du lịch sinh thái, định nghĩa đặc trưng và quan điểm phát triển đã

xây dựng nội dung cho khái niệm “DLCD là hoạt động tương hỗ giữa các đối


×