Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn và bồi dưỡng BCH đội ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 18 trang )

Tác giả: Đỗ thị Lan
GV Trường THCS Nam Giang- Thọ Xuân

HỆ THỐNG CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG
- TNTP: Thiếu niên tiền phong.
- TPT: Tổng phụ trách.
- BCH: Ban chỉ huy.
- THCS: Trung học cơ sở.
- GVCN: Giáo viên chủ nhiệm.

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Lịch sử vẻ vang 70 năm hình thành và phát triển của Đội TNTP Hồ Chí
Minh đã cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh phong trào thiếu nhi Việt Nam ngày càng phát
triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Đội TNTP Hồ Chí Minh đã thực
sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên nhi đồng, xứng đáng là lực lượng tích
cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như chúng ta đã biết, trong nhà trường phổ thông Giáo dục có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Để giáo dục và
phát triển toàn diện nhân cách học sinh thì tất cả các môn học, các hoạt động
giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định, nghĩa là phải
giáo dục học sinh trong một môi trường đồng bộ, có sự kết hợp chặt chẽ giữa
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong số đó cần đặc biệt
chú ý đến tổ chức Đội, cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động
đội để đặt nó đúng vị trí và có sự quan tâm đúng mức.
Trong trường THCS để hoạt động đội được triển khai thực sự có hiệu
quả thì ngoài vai trò chủ đạo là nhà trường; nòng cốt đi đầu của giáo viên TPT


Đội còn có sự tham gia của các lực lượng giáo dục khác như: Đoàn thanh
niên, phụ trách chi đội, hội cha mẹ học sinh, đội viên. Trong số đó cần quan
tâm bồi dưỡng năng lực điều hành Đội cho đội ngũ BCH Đội từ cấp Chi đội
đến Liên đội, bởi đây là lực lượng đại diện cho số đông đội viên, trực tiếp chỉ

2


huy và điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đội
viên trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Bản thân là một giáo viên kiêm nhiệm làm tổng phụ trách ở trường
THCS tôi đã luôn suy nghĩ, tìm tòi, tham khảo những cách làm hay để từng
bước đưa phong trào hoạt động đội ở đơn vị ngày một vững vàng và phát
triển.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng:
Có thể nói rằng, hoạt động đội là một trong những hoạt động có ý nghĩa
rất lớn, là thành phần hỗ trợ tích cực cùng với nhà trường thực hiện nội dung,
mục đích giáo dục; là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, góp phần
thực hiện nguyên lí giáo dục. Song trên thực tế thì không phải ở đâu và không
phải nhà trường nào cũng quan tâm đúng mức đến hoạt động Đội. Qua quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát hoạt động Đội ở một số đơn vị trường học
trên địa bàn tôi thấy vẫn còn không ít vấn đề còn tồn tại như: Chưa thực sự
hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đội trong nhà trường mà
chỉ coi công tác đội đơn giản chỉ là hoạt động theo dõi, ổn định nề nếp. Hơn
thế nữa, gần như giáo viên TPT Đội ở rất nhiều Liên đội đều không phải là
giáo viên chuyên trách mà chỉ là giáo viên kiêm nhiệm nên việc điều hành
công tác đội đôi khi còn lúng túng, chưa thực sự chủ động trong công việc.
Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung.
Qua thực tế công tác tôi đã tìm ra được những điều cốt lõi trong công

tác đội, xác định được vai trò của BCH Đội (bao gồm BCH các chi đội và
BCH Liên đội) trong hoạt động của đội, tôi đã đặc biệt chú trọng đến công tác
bồi dưỡng BCH Đội. Nếu không làm tốt công tác này thì công tác đội khó mà
đi đến thành công. Bởi vậy, làm tốt công tác bồi dưỡng BCH Đội góp phần
xây dựng phong trào hoạt động Đội trong nhà trường sôi nổi, chất lượng, hiệu
quả là điều mà tôi luôn hướng tới.
2. Kết quả của thực trạng:
3


Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2009 2010 về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng BCH Đội và hiệu quả
của nó đối với chất lượng hoạt động đội.
Bước đầu tôi tiến hành khảo sát chất lượng BCH Đội sau khi tổ chức
Đại hội chi đội và Đại hội Liên đội về các nội dung sau: Lịch sử Đội TNTP
Hồ Chí Minh; nhận thức về tầm quan trọng của công tác thiếu nhi trong
trường học; phương pháp tổ chức hội họp; tổ chức điều khiển sinh hoạt đội;
tác phong, kỹ năng chỉ huy; thực hiện các kỹ năng đội viên, công tác ghi chép
hồ sơ, thông tin báo cáo; kỹ năng xử lí các tình huống về công tác đội.
*Số lượng khảo sát: 30 em/10 chi đội.
*Kết quả ban đầu cho thấy:
Nội dung kết quả
Số lượng
%
Số em nắm chắc. thực hiện đúng chính xác các yêu cầu.
5
16,7
Số em thực hiện các nội dung ở mức khá
14
46,6
Số em thực hiện các nội dung đạt yêu cấu

6
20
Số em chưa đạt yêu cấu
5
16,7
Ngoài ra tôi còn mở rộng khảo sát, kiểm tra xác xuất một bộ phận đội
viên về Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhận thức về tầm quan trọng của
công tác thiếu nhi trong trường học, đặc biệt là việc thực hiện các kỹ năng đội
viên. Kết quả cho thấy một bộ phận không nhỏ các em đội viên chưa nắm
vững được các nội dung trên. Kể cả kĩ năng tháo, thắt khăn quàng mà các em
thường xuyên phải thực hiện trước khi đến trường.

3.Trước tình hình đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tình hình thực tế, sưu
tầm tài liệu, lên kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ BCH Đội và
tổ chức kịp thời. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi xin trình bày Một số
kinh nghiệm trong việc lựa chọn và bồi dưỡng BCH Đội ở trường THCS”
mà tôi đã thực hiện để góp thêm một tiếng nói tâm huyết cho công tác đội ở
trường THCS.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4


I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Có thể nói BCH luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách, là “linh
hồn” của mọi hoạt động và là người hướng dẫn chi đội thực hiện nghị quyết
của Đại hội Liên đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy BCH chi Đội
có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các
em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình.
1. Việc bồi dưỡng BCH chi Đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Nói cách khác, bồi dưỡng BCH chi Đội là nâng cao những phẩm chất, những
năng lực cần có của BCH chi Đội, phát huy được sở trường, tư chất của BCH
chi Đội. Bồi dưỡng chi Đội tốt thì hoạt động Đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi
hơn, lôi cuốn nhiều em Đội viên tham gia.
2. Hơn thế nữa, việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và liên
tục bởi tuổi các em còn nhỏ (từ 11 đến 15 tuổi) nên việc lĩnh hội có thể rất
nhanh nhưng cũng sẽ rất chóng quên nếu như không được thực hành thường
xuyên.
3.Công tác bồi dưỡng BCH là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi
hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng BCH đòi hỏi
phụ trách vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đóng góp cho khoa học
công tác Đội.
4. Muốn cho việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, trước hết người TPT cần
chú ý đến khâu lựa chọn BCH Đội sao cho vừa mang tính định hướng vừa
mang tính dân chủ, tính tập thể.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Giáo viên TPT Đội cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức và hành
động. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là “Học để hành, hành để
học”, “Học - hành phải đi đôi với nhau”, “Học không hành thì vô ích, hành
không học thì không trôi chảy” (Hồ Chí Minh - Vấn đề giáo dục - Nhà xuất
bản Giáo dục 1990).

5


Trong công tác đội, bồi dưỡng BCH là việc làm thường xuyên, quan
trọng và không thể thiếu được của Tổng phụ trách. Đây là yếu tố quyết định
sự thành công của các phong trào Đội. Bồi dưỡng BCH Đội là nâng cao và
phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy những tiềm
năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng

lực cần có của người chỉ huy. Để đạt được mục tiêu đó trong quá trình thực
hiện tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
1. Lựa chọn BCH Đội đạt một số tiêu chuẩn cần thiết của người
chỉ huy:
Việc lựa chọn BCH vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người đội viên
song cũng cần phải có hướng tiếp cận đúng và giúp các em lựa chọn chỉ huy
sao cho có chất lượng, vừa tạo không khí vui tươi vừa phát huy cao nhất
nguyên tắc dân chủ, tự quản của đội viên.
Có nhiều cách lựa chọn BCH Đội, nhưng cách phổ biến, khách quan
và khoa học nhất là thông qua Đại hội chi đội và đại hội Liên đội ở mỗi năm
học.
*Một số căn cứ để lựa chọn BCH:
- Căn cứ vào điều lệ đội và các chỉ dẫn về công tác tổ chức của đội.
- Căn cứ vào yêu cầu chất lượng năng lực cần có của BCH:
+ Học lực đạt Khá, giỏi; hạnh kiểm tốt;
+ Có khả năng tổ chức điều hành các hoạt động của đội;
+ Có hiểu biêt về đội TNTP Hồ Chí Minh;
+ Tác phong nhanh nhẹn, tính tình hòa nhã, thân thiện, cởi mở;
+ Chủ động sáng tạo, yêu thích hoạt động đội.
Lựa chọn BCH không chỉ là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em mà
phải thấy được khả năng phát triển hơn nữa ở các em để rút ngắn khoảng cách
giữa cái hiện có và cái cần có. Chính vì vậy người giáo viên tổng phụ trách
phải xác định rằng lựa chọn bao giờ cũng đi đôi với bồi dưỡng.
2. Xác định nội dung bồi dưỡng:
6


Đây là công việc rất quan trọng. Tùy theo điều kiện, đặc điểm sinh hoạt
của từng đơn vị mà Giáo viên tổng phụ trách xác định nội dung bồi dưỡng
cho BCH đội nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Tại đơn vị tôi công tác hoạt động đội là một phần hữu cơ trong hoạt
động chung của nhà trường. Được sự quan tâm chỉ đạo và thống nhất của lãnh
đạo nhà trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, Liên đội đã tổ
chức triển khai nhiều hoạt động bổ ích và lý thú để các em được tham gia.
Đây là cơ hội để đội ngũ BCH đội thể hiện năng lực tổ chức cũng như điều
hành của mình và cũng là dịp để giáo viên tổng phụ trách quan sát, rút kinh
nghiệm và có hướng bồi dưỡng những mặt còn yếu cho đội ngũ BCH.
Bám sát nội dung sinh hoạt tôi đã triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác đội cho đội ngũ BCH Đội nhằm: Bồi dưỡng nhận thức
phương pháp công tác đội; kỹ năng tổ chức điều hành của BCH; tác phong
BCH; kỹ năng nghiệp vụ Đội, …
2.1. Bồi dưỡng nhận thức và phương pháp công tác Đội của BCH:
- Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị
quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản
nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội dựa
vào kế hoạch của Tổng phụ trách.
- Phương pháp tổ chức họp BCH Đội.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế
hoạch thi đua,…).
- Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập
thể.
- Phương pháp chỉ đạo và tổng kết rút kinh nghiệm.
2.2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH:
- Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức (lễ trưởng thành
Đội, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội...).

7


- Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục Đội

viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt
thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt vui chơi...
có thể bồi dưỡng các kỹ năng như:
+ Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội.
+ Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho chi đội, Liên đội
thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra.
+ Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể.
+ Cách nhận xét, đánh giá.
- Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự
quản để lựa chọn BCH và xây dựng nghị quyết của Đội. Đại hội Đội tiến hành
mỗi năm một lần đối với Liên đội cũng như Chi đội. Cần bồi dưỡng về các
nội dung:
+ Điều khiển nghi lễ thủ tục: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào
cờ, giới thiệu chủ tịch Đoàn điều khiển Đại hội.
+ Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công
tác Đội, hướng dẫn Đội viên thảo luận, bầu BCH Đội, thông qua nghị quyết
Đại hội).
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng (Trống, văn nghệ,…)
- Hoạt động lớn của Đội: Là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc
của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi
đua xây dựng tập thể tự quản,...
Với mục đích tập hợp Đội viên, tạo phong trào thi đua cho Đội viên
rèn luyện theo chủ đề, có thể bồi dưỡng những nội dung sau:
+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp BCH, định hướng nội dung
và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công
nhiệm vụ tới từng thành viên trong BCH.

8



+ Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã thống nhất, biết lựa chọn các
hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các Đội viên
nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá.
+ Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc
tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động...
2.3.Bồi dưỡng tác phong BCH:
- Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em
thạo việc, có bản lĩnh trong giao tiếp và phối hợp hoạt động với những thành
viên khác.
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học.
- Bồi dưỡng BCH trở thành những cán bộ Đội mẫu mực, có kỹ năng
nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể.
2.4. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội:
- Bồi dưỡng những kĩ năng cần có của người đội viên: Hát quốc ca, đội
ca, hô đáp khẩu hiệu đội, chào kiểu đội viên; các động tác cá nhân tại chỗ và
di động; Tháo thắt khăn quàng; cầm cờ, giương cờ, vác cờ; đánh trống đội,
đội hình đội ngũ,… Tập hát, múa một số bài hát truyền thống của Đội; Tổ
chức trò chơi tập thể.
- Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức.
- Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt
động xã hội, tham quan...
- Các bài hát, điệu múa, trò chơi
Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù
hợp như:
- Tập luyện cho Đội nòng cốt.
- Thực hiện tập luyện chung.
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi...
2.5. Bồi dưỡng công tác kiểm tra, đánh giá:

9



Đây là công việc không kém phần quan trọng. Kiểm tra đánh giá chính
xác, khách quan, công bằng sẽ thúc đẩy, nâng cao chất lượng các đợt hoặc nội
dung sinh hoạt. Công tác này cần tiến hành sau mỗi đợt hoặc nội dung sinh
hoạt như: Kiểm tra phong trào xây dựng tập thể tự quản, công nhận cho các
chi đội đạt tiêu chuẩn; xếp loại đội viên (cuối tháng, học kỳ, năm học),…
2.6. Đặc biệt, Liên đội còn tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sống cho các
em như: Phòng chống đuối nước, xử lí tai nạn thương tích thông thường,
băng bó vết thương, thực hành trại,…
Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết
tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ
chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong
giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín.
3. Xác định hình thức bồi dưỡng:
Trên thực tế có rất nhiều hình thức bồi dưỡng. Tổng phụ trách cần có
kế hoạch cụ thể để lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực
tế như: Vào đầu học kì I và học kì II tiến hành bồi dưỡng định kì. Theo từng
đợt, từng nội dung sinh hoạt chủ điểm mà có kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên hay bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn như các buổi
giao lưu, các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
4. Phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy:
Việc bồi dưỡng BCH là rất quan trọng, song phương pháp bồi dưỡng
càng quan trọng hơn. Năm học 2009 – 2010 tôi đã tiến hành bồi dưỡng theo
nhiều phương pháp, đặc trưng là các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp mở lớp (Học tập trung)
Bản thân tôi đã biên soạn các nội dung bồi dưỡng và mở lớp bồi dưỡng
hai tháng một lần. Tất cả nội dung bồi dưỡng đều được phê duyệt đầy đủ.
Qua các bài học các em được thực hành, luyện tập và được kiểm tra,
đánh giá. Bồi dưỡng theo hình thức mở lớp giúp các em tiếp thu kiến thức có


10


hệ thống, bài bản và sâu sắc, các em được trang bị những kiến thức cơ bản,
những lý luận chung cho thực tế hoạt động đội.
Mở lớp là phương pháp phổ biến và có tác dụng rất lớn. Không khí học
tập sôi nổi, thân thiện, các em làm việc tích cực dưới sự hướng dẫn của TPT
Đội là những ưu điểm mà phương pháp này mang lại. Đây là phương pháp
thông dụng, dễ thực hiện mà hiệu quả mang lại thật đáng bất ngờ.
4.2. Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế:
Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi Tổng phụ trách phải giúp các
em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn hoạt động đội.
Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trách với phụ trách các chi
Đội, kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của BCH.
- Những buổi tổ chức điều hành sinh hoạt tại chi đội sẽ giúp cho các em
tự hoàn thiện và nâng cao kiến thức kĩ năng đã được học. Trong quá trình đó
các em sẽ bộc lộ những ưu, nhược điểm từ đó bồi dưỡng thêm để các em khắc
sâu hơn, có kế hoạch làm việc tốt hơn.
- Một buổi đi dự đại hội chi đội mẫu cũng giúp các em học được cách
tổ chức một đại hội chi đội, biết được vai trò, nhiệm vụ của người cán bộ đội
trong việc điều hành đại hội.
- Thăm quan hay giao lưu nói chuyện cũng là hình thức bồi dưỡng và
giáo dục truyền thống một cách hiệu quả. Tại liên đội chúng tôi đã tổ chức
được hoạt động thăm quan doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức
giao lưu nói chuyện với bộ đội, với cựu chiến binh, thăm khu di tích lịch sử
Đền thờ Lê Hoàn, hay đơn giản chỉ là những buổi chăm sóc và viếng nghĩa
trang liệt sĩ… Qua đó các em càng thêm gắn bó với nhau hơn, đoàn kết hơn,
yêu quê hương đất nước hơn.
4.3. Bồi dưỡng qua các cuộc họp Ban chỉ huy:

Duy trì họp theo lịch quy định. Các cuộc họp phải đảm bảo việc kiểm
tra, đánh giá hoạt động, kế hoạch, nhiệm vụ thời gian tới; phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên BCH; lắng nghe các ý kiến đánh giá và ý kiến
11


đóng góp của các em. Qua đó giáo viên TPT có những bổ sung, điều chỉnh
kịp thời.
Nói tóm lại, tất cả nội dung bồi dưỡng Ban chỉ huy nhằm giúp các em
thạo việc, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công,
có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và
có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy
tín, là tấm gương sáng cho các đội viên khác noi theo.

C. KẾT LUẬN
Hoạt động đội là hoạt động chính trị xã hội dành cho thiếu niên, nhi
đồng. Việc bồi dường BCH đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức và quản lí
các hoạt động. Thực tế hoạt động đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng
của việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ BCH đội. Cần thường xuyên chăm lo
cho đội ngũ cán bộ đội thì phong trào mới có chất lượng và đảm bảo tính bền
vững.
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi BCH chi Đội được bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua
những hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh
nghiệm các em đã từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động Đội,
nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách
nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của Liên Đội
được nâng cao rõ rệt và ngày một phát triển.
Sau một thời gian nghiên cứu, áp dụng một số phương pháp bồi dưỡng
BCH Đội tôi đã gặt hái được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

Vào thời điểm cuối năm học 2009 – 2010 tôi đã điều tra gần 400 Đội
viên của Liên Đội và thấy rằng:

12


- 100% đội viên đã có hiểu biết cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh, có
ý thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ, có chất lượng các hoạt động Đội qua
sự hướng dẫn, điều hành của BCH chi Đội.
- 100% thành viên BCH đã trang bị và rèn luyện được các kĩ năng cần
thiết của một người chỉ huy Đội. Các em đã tự tin hơn và có nhiều sáng tạo
trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Cụ thể: Tôi đã tiến hành khảo sát lại những nội dung mà tôi đã tiến
hành từ đầu năm học. Kết quả cho thấy:
Nội dung kết quả
Số lượng
%
Số em nắm chắc. thực hiện đúng chính xác các yêu cầu
15
50
Số em thực hiện các nội dung ở mức khá
13
43,3
Số em thực hiện các nội dung đạt yêu cấu
2
6,7
Số em chưa đạt yêu cấu
0
0
Từ kết quả rèn luyện trên phong trào hoạt động đội của Liên đội đã trở

thành nề nếp, thu hút được đông đảo đội viên tham gia. Chất lượng các giờ
sinh hoạt đội từng bước được duy trì và ổn định. Trên nền tảng đó năm học
2009 – 2010 Liên đội đã có học sinh tham gia và đạt giải Nhì hội thi “Chỉ huy
đội giỏi” cấp Huyện. Liên đội được HĐĐ cấp trên đánh giá là Liên đội vững
mạnh xuất sắc.
Phát huy những kết quả đạt được ở năm học trước, năm học 2010 –
2011 tôi đã tiếp tục tiến hành triển khai các nội dung hoạt động cho phù hợp
với tình hình thực tế. Kết quả bồi dưỡng BCH đội có nhiều tiến bộ vượt bậc:
- 100% thành viên BCH Đội biết cách làm việc, thực hiện tốt các kĩ
năng Đội (Kể cả kĩ năng đánh trống đội)
- 100% thí sinh tham gia hội thi “Chỉ huy đội giỏi” cấp Liên đội đều
đạt kết quả xuất sắc trong việc tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu đối với
người chỉ huy cả về hiểu biết công tác đội cũng như việc thực hành kĩ năng và
năng khiếu. Liên đội có 1 đội viên đạt giải Nhì hội thi “Chỉ huy đội giỏi” cấp
Huyện lần thứ II.

13


Những kết quả trên đã cho thấy hiệu quả của việc áp dụng các phương
pháp bồi dưỡng BCH Đội.
Sau đây tôi xin đưa ra một số hình ảnh hoạt động sôi nổi, hào hứng và
tích cực của Liên đội dưới sự tham gia và điều hành của đội ngũ BCH đội
trong năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011.

14


*Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế của việc bồi dưỡng BCH chi Đội và kết quả của hoạt động

Đội ở cơ sở, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là:
- Muốn có một BCH chi Đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật
tốt đội ngũ BCH chi Đội. Có như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng
lực làm cánh tay đắc lực cho Tổng phụ trách, điều hành tốt các hoạt động của
Đội.
- Công tác bồi dưỡng phải đi đôi với thực hành. Phải luôn luôn bồi
dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường
xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm
được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng
phát triển hơn.
- Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho phong trào
Đội được nâng cao về mọi mặt.
- Người Tổng phụ trách ngay từ đầu năm học phải có một chương
trình thật cụ thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động Đội. Với mỗi hoạt
động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các BCH chi Đội.
Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy được các tố chất, tài
năng tiềm ẩn của các em.
Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà
trường, tôi nhận thấy rằng nhờ hoạt động Đội mà phong trào học tập ngày

15


càng lên cao, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục
tiêu giáo dục.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tôi xin có một số kiến nghị sau:
Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục,
mở lớp đào tạo và hướng dẫn BCH chi Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện
giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho BCH Đội. Đồng thời nên tổ chức các cuộc

giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách của các Huyện để
Tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản
thân.
Hội đồng đội tỉnh cần tiếp tục duy trì việc tổ chức hội thi “Giáo viên
tổng phụ trách giỏi” để tổng phụ trách đội được cọ sát, học hỏi, giao lưu với
nhau góp phần đưa chất lượng hoạt động đội trong trường học lên một tầm
cao mới.
Trên đây là một số phương pháp bồi dưỡng BCH Đội mà tôi đã thực
hiện.Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng để đạt được kết quả cao
hơn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể làm tốt hơn nữa công việc của một
giáo viên TPT Đội, góp phần thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển
bền vững.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

16


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

Nội dung
Hệ thống các chữ viết tắt được sử dụng
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng
2. Kết quả thực trạng
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu
II. Kiến nghị, đề xuất.

Trang
1
2
2
3
3
3
3
3
5
12
12
14


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh .
(Nhà xuất bản Giáo dục - 2006).
2. Hồ Chí Minh – Vấn đề giáo dục
(Nhà xuất bản giáo dục – 1990)
3. Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
(Nhà xuất bản Giáo dục - 1998).
4. Người phụ trách thiếu nhi cần biết.
(Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội - 2001).

18



×