Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 118 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các dữ liệu
thu thập từ những nguồn hợp pháp. Nội dung và kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ninh Bình, ngày 30 tháng 09 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Thanh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực
tiễn, được sự hướng dẫn giảng dạy của thầy giáo, cô giáo, sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn
Thạc sỹ Kinh tế. Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Lãnh đạo cùng các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam;
Các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập.
Xin chân thành cảm ơn cơ quan, đơn vị đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi xin cảm ơn các anh chị đã nhiệt tình
cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình
Long người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này.
Chân thành cảm ơn tới toàn thể Học viên lớp Cao học kinh tế Khóa 20,
bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và


thực hiện Luận văn. Trân trọng!
Tác giả luận văn

Lê Thanh Tuấn


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ................................................... 5
1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội..................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến bảo hiểm xã hội: .................................. 5
1.1.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội: ............................................................ 6
1.1.3. Đặc điểm của BHXH: ............................................................................. 6
1.1.4. Vai trò của BHXH:.................................................................................. 6
1.1.5. Quỹ BHXH và vai trò của quỹ BHXH: .................................................. 8
1.2. Thu BHXH và quản lý thu BHXH:............................................................ 9
1.2.1. Khái niệm thu BHXH: ............................................................................ 9
1.2.2. Vai trò công tác thu BHXH: ................................................................... 9
1.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH: .......................................... 10
1.2.4. Nội dung thu BHXH: ............................................................................ 12

1.2.5. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội: .................... 18
1.2.6. Các trường hợp phải truy đóng BHXH bắt buộc: ................................. 21
1.2.7. Quản lý tiền thu BHXH: ....................................................................... 22
1.3. Hiệu quả thu BHXH: ................................................................................ 23
1.3.1. Khái niệm hiệu quả thu BHXH: ............................................................ 23


iv

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu BHXH: ................................................. 25
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH: ................................ 26
1.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số nước trên thế giới và tỉnh
khác ................................................................................................................. 27
1.3.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức .......................................... 27
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật bản.................................................................... 29
1.3.3. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Bình Dương .......................................... 30
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 32
2.1. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình ....................................... 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình: .............................. 32
2.1.2. Tình hình về cơ quan BHXH tỉnh Ninh Bình: ...................................... 34
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn: ............................................................... 41
2.2. Phuơng pháp nghiên cứu: ......................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 43
2.2.2. Phương pháp thống kê phân tích số liệu ............................................... 43
2.2.3. Phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn trên cơ sở các báo cáo tổng kết
của bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2013. ................ 44
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 44
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH TỈNH NINH BÌNH ............... 47
3.1. Thực trạng công tác thu BHXH tại Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2013 .... 47

3.1.1. Phân cấp công tác thu ............................................................................ 47
3.1.2. Đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, tiền lương, tiền
công, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, quản lý
thu .................................................................................................................... 48
3.1.3. Các trường hợp phải truy đóng BHXH bắt buộc .................................. 64


v

3.2. Đánh giá hiệu quả công tác thu tại BHXH Tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009
-2013: .............................................................................................................. 64
3.2.1. Những kết quả đạt được: ....................................................................... 64
3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................... 73
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế về công tác thu bảo hiểm xã hội: ..... 82
3.3. Định hướng phát triển của BHXH Tỉnh Ninh Bình ................................. 88
3.4. Quan điểm, nguyên tắc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu công tác
quản lý thu BHXH .......................................................................................... 89
3.5. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH
......................................................................................................................... 90
3.5.1. Đối với cơ quan BHXH ........................................................................ 90
3.5.2. Đối với người sử dụng lao động và người lao động ............................. 96
3.5.3. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra .................... 97
3.6. Một số đề xuất, kiến nghị: ........................................................................ 99
3.6.1. Kiến nghị với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ..................... 99
3.6.2. Kiến nghị với Chính phủ: .................................................................... 103
3.6.3. Kiến nghị với các Bộ, Ngành: ............................................................. 104
3.6.4. Kiến nghị với Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân tỉnh: .......................................... 104
3.6.5. Kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành có liên quan: ................................ 104
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội.

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VND

Việt Nam đồng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

DN

Doanh nghiệp


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
3.1

3.2

3.3
3.4
3.5

3.6

3.7

3.8

3.9

Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc theo khối tại
BHXH tỉnh Ninh Bình (2009-2013)
Số lượng và cơ cấu số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại
Ninh Bình
Tổng hợp tiền lương bình quân tháng đóng BHXH bắt buộc
của người lao động tại Ninh Bình
Tổng hợp số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh
Tình hình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu của Bảo
hiểm xã hội bắt buộc của Ninh Bình (2009-2013)
Tình hình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu của Bảo

hiểm xã hội tự nguyện của Ninh Bình (2009-2013)
Tình hình thực hiện kế hoạch thu của Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp tại Ninh Bình (2009-2013)
Tổng hợp số lượng đối tượng tham gia BHXH toàn quốc
(2009-2013)
Tổng hợp số lượng đối tượng tham gia BHXH tại Ninh Bình
(2009-2013)

Trang
49

53

57
61
63

63

68

69

69

3.10 Tổng hợp số tiền thu BHXH của toàn quốc (2009-2013)

70

3.11 Tổng hợp số tiền thu BHXH tại tỉnh Ninh Bình (2009-2013)


70

3.12 Số tiền nợ đọng BHXH của toàn quốc (2009-2013)

71

3.13 Số tiền nợ đọng BHXH của tỉnh Ninh Bình (2009-2013)

71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách Bảo hiểm xã hội là "trụ cột" của hệ thống an sinh xã hội,
mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên trên thế giới ra đời vào giữa thế
kỷ 19 là công trình của Chính phủ Đức dưới thời Thủ tướng Bismark. Ở nước
ta, xét về mặt lịch sử, bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ
20 với một số chế độ như: ốm đau, tai nạn, hưu trí và cũng chỉ áp dụng cho
một số đối tượng làm việc trong bộ máy hành chính của quân đội Pháp. Chính
sách bảo hiểm xã hội chỉ được áp dụng rộng rãi kể từ khi Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Nghị định số 218/CP (27/12/1961) kèm
theo Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà
nước.
Trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đã có
nhiều văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội được ban hành. Đặc biệt, năm
1995, cùng với việc Chính phủ thành lập Ngành Bảo hiểm xã hội trên cơ sở

tách từ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động,
đồng thời ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội (kèm theo Nghị định 12/CP ngày
26/01/1995) đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, cải cách thực hiện chế độ
bảo hiểm xã hội. Văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong lĩnh vực bảo
hiểm xã hội hiện nay là Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006
và có hiệu lực từ 01/01/2007.
Từ khi thực hiện Luật BHXH số người tham gia và thụ hưởng chính
sách BHXH đã tăng nhanh, số tiền thu BHXH ngày càng lớn. Tuy nhiên, kể
từ khi chế độ chính sách bảo hiểm xã hội thay đổi từ cơ chế Nhà nước đảm
bảo 100% sang cơ chế 3 bên với sự đóng góp chủ yếu của người sử dụng lao


2

động, người lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước, đã xuất hiện những vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói chung và phạm vi đóng nộp bảo
hiểm xã hội nói riêng. Theo số liệu tổng hợp, thống kê của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam đến 12/2013 toàn quốc có gần 63 triệu người tham gia Bảo hiểm xã
hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); trong đó
có gần 11 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, 52 triệu người tham gia
BHYT, 173.462 người tham gia BHXH tự nguyện. Số tiền nợ đọng bảo hiểm
xã hội tăng liên tục qua từng năm: năm 2009: 2.308 tỷ đồng, năm 2010: 2.549
tỷ đồng, năm 201: 3.334 tỷ đồng, năm 2012: 4.274 tỷ đồng, năm 2013: 7.746
tỷ đồng.
Tình trạng vi phạm Luật bảo hiểm xã hội với tính chất ngày càng tinh
vi và phức tạp như: nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh đã đi
vào hoạt động nhưng không tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động, nợ
tiền bảo hiểm xã hội với số lượng lớn, thời gian kéo dài, đóng không đủ số lao
động thực tế làm việc tại doanh nghiệp, tiền lương đóng BHXH của người lao

động thấp hơn nhiều so với mức lương thực lĩnh, làm ảnh hưởng đến quyền
lợi người lao động và cân đối quỹ BHXH... đó là thực trạng đang diễn ra ở
một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và cũng bắt đầu xuất hiện ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Để thực hiện nghiêm Luật Bảo hiểm xã hội, sớm khắc phục những tồn
tại nêu trên, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động trên địa bàn
tỉnh, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2011
của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
và BHXH Việt Nam đã yêu cầu các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan BHXH trên
địa bàn tỉnh phải thực hiện tốt Luật BHXH.


3

Đó là những lý do khiến tác giả chọn đề tài Luận văn thạc sĩ: "Giải
pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và
công tác quản lý Thu BHXH; qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý Thu BHXH tại BHXH tỉnh Ninh Bình và nêu ra những hạn chế, tồn
tại cần khắc phục cùng nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý Thu BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách
BHXH nói chung và công tác thu Bảo hiểm xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả và những hạn chế về công tác

thu bảo hiểm xã hội tại tỉnh Ninh Bình, chỉ ra được nguyên nhân của các hạn
chế và những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác thu BHXH hiện
nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
3. Đối tuợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội
tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình từ năm 2009 đến hết năm 2013, gồm:
- Tình hình thu BHXH và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.


4

- Tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH, đóng thiếu và đóng
không đúng thời gian theo quy định của pháp luật về BHXH của các đơn vị sử
dụng lao động trên địa bàn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu, giải pháp và một số kiến nghị của đề tài có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa
học, các cơ quan xây dựng pháp luật khi nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội, đồng thời giúp cho bảo hiểm xã hội hội
tỉnh Ninh Bình nghiên cứu, vận dụng nhằm thực hiện tốt hơn chính sách về
bảo hiểm xã hội nói chung và thu bảo hiểm xã hội nói riêng.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm xã hội và công tác
thu bảo hiểm xã hội
Chương 2: Đặc điểm và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về thu bảo hiểm xã hội và Giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội tại Ninh Bình.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến bảo hiểm xã hội:
- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia theo quy định của
pháp luật về BHXH.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao
động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp
người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo
hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (được cộng dồn).
- Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công
bố ở từng thời kỳ. Theo quy định hiện nay gọi là mức lương cơ sở.

- Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha
chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác
mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
- Các chế độ bảo hiểm xã hội:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: ốm đau; thai
sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: hưu trí; tử tuất.


6

1.1.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội hoạt động theo các nguyên tắc căn bản sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian
đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương,
tiền công của người lao động được ghi trên hợp đồng lao động. Mức đóng bảo
hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động
lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có
thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với nhau và được hưởng
chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai,
minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các
quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và
bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo
đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
1.1.3. Đặc điểm của BHXH:
- BHXH là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc “số

đông bù số ít” và nguyên tắc “tiết kiệm chi tiêu”
- BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập của các thành viên trong xã hội
theo chiều dọc và chiều ngang.
- Mục tiêu cơ bản của BHXH là đảm bảo an sinh xã hội, an toàn - hiệu quả.
1.1.4. Vai trò của BHXH:
- Đối với người lao động: Bảo hiểm xã hội đảm bảo đời sống cho người
lao động và gia đình họ, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao


7

động, mất việc làm, khi họ hết tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng chế
độ hưu trí (lương hưu); khi chết sẽ được hưởng tiền trợ cấp tuất, mai táng phí;
ngoài ra được hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; "nhân quyền" của người lao động được thực hiện đầy đủ.
- Đối với người sử dụng lao động: Tham gia bảo hiểm xã hội cho người
lao động để họ yên tâm cống hiến và không phải lo lắng về những rủi ro mà
mình có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất. Bảo hiểm xã hội góp phần làm
hạn chế bất đồng và điều hoà giữa những người tham gia bảo hiểm và người
sử dụng lao động, tạo môi trường làm việc ổn định; tạo sự gắn bó hơn giữa
người lao động và người sử dụng lao động, giúp người lao động phấn khởi
hăng say trong lao động, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, đảm bảo
cho hoạt động sản xuất, công tác đạt hiệu quả cao.
- Đối với xã hội: Bảo hiểm xã hội là "trụ cột" của hệ thống an sinh xã
hội, có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện sứ mệnh bảo vệ các thành viên
của xã hội, góp phần thực hiện công bằng xã hội, do dựa trên nguyên tắc
người lao động bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng
BHXH, bình đẳng trong cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
trong nền kinh tế thị trường. Thông qua hoạt động Quỹ BHXH tham gia vào

việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những người lao động
thế hệ trước với thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những
người thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa các giới, giữa người may mắn và
người không may mắn, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội; đảm
bảo an sinh xã hội, góp phần vào ổn định an ninh trật tự xã hội, thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển.


8

1.1.5. Quỹ BHXH và vai trò của quỹ BHXH:
- Quỹ BHXH bắt buộc:
- Nguồn hình thành: Người sử dụng lao động đóng theo quy định;
Người lao động đóng theo quy định; Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ
quỹ; Hỗ trợ của Nhà nước; Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.
- Sử dụng quỹ: Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo
quy định; Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ
việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, thất
nghiệp; Chi phí quản lý; Chi khen thưởng theo quy định; Đầu tư để bảo toàn
và tăng trưởng quỹ theo quy định.
- Quỹ BHXH tự nguyện:
- Nguồn hình thành quỹ: Người lao động đóng theo quy định; Tiền sinh
lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Hỗ trợ của Nhà nước; Các nguồn thu hợp
pháp khác.
- Sử dụng quỹ: Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo
quy định; Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
đang hưởng lương hưu; Chi phí quản lý; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng
quỹ theo quy định.

- Vai trò của quỹ BHXH đối với nền kinh tế:
Quỹ BHXH là nguồn tài chính lớn hình thành từ sự đóng góp của người
lao động và người sử dụng lao động được tồn tích lại. Đảm bảo chi trả các chế
độ BHXH, chi phí quản lý của hệ thống BHXH. Số kết dư tạo thành nguồn tài
chính nhàn rỗi, cơ quan BHXH đem đầu tư cho các tổ chức tín dụng và Ngân
sách Nhà nước vay; Mua trái phiếu, tín phiếu; Đầu tư các chương trình, dự án
kinh tế - xã hội có tác dụng lớn với nền kinh tế, mang lại hiệu quả, đóng góp


9

vào công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Đảng và
Nhà nước đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính,
thì nguồn đầu tư nhàn rỗi từ quỹ BHXH là một kênh quan trọng.
1.2. Thu BHXH và quản lý thu BHXH:
1.2.1. Khái niệm thu BHXH:
- Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH theo mức phí quy định
hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành
một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho an sinh xã hội.
- Quản lý thu BHXH là quy trình thu của cơ quan BHXH, xác nhận
chính xác số lao động, số tiền phải thu, số tiền đã nộp, số tiền lãi, số tiền nợ,
số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động; các dữ liệu vê nhân thân, thời
gian nộp, mức tiền lương, tiền công nộp BHXH của người lao động, đồng
thời xác nhận việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH
đối với đơn vị sử dụng lao động và người tham gia BHXH từng thời điểm và
theo yêu cầu quản lý. Tình hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà
nước về thu BHXH và một số nội dung khác.
1.2.2. Vai trò công tác thu BHXH:

- Thu BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt
động của ngành BHXH. Thu bảo hiểm xã hội tạo quỹ tài chính chủ yếu, quan
trọng nhất quyết định đến sự hình thành quỹ BHXH và phát triển của hệ
thống BHXH. "Có thu mới có chi" hàng tháng, hàng năm, quỹ BHXH phải
chi trả một khoản tiền rất lớn cho những người thụ hưởng chế độ BHXH và
các khoản chi khác. Nhờ có công tác thu BHXH mà quỹ có đủ khả năng tài
chính để chi trả, đảm bảo cân đối quỹ, giảm chi từ ngân sách Nhà nước cho hệ
thống BHXH và thực hiện được đầu tư tăng trưởng quỹ.


10

- Thu BHXH cũng là đầu vào, khâu mở đầu, xương sống của nghiệp vụ
BHXH, các khâu nghiệp vụ của BHXH đều căn cứ vào nhân thân, mức đóng,
thời gian đóng, ... từ chương trình quản lý thu để xử lý các tác nghiệp.
- Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của
các đối tượng tham gia BHXH, phân phối và phân phối lại một phần của cải
dưới dạng giá trị.
- Ngoài ra, công tác thu BHXH còn góp phần tạo lập mối quan hệ 3 bên:
giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Người lao
động tham gia BHXH thông qua người sử dụng lao động, người sử dụng lao
động tham gia BHXH cho người lao động thông qua cơ quan BHXH hoặc tự
bản thân mình trực tiếp cho đóng cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH có
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc đơn vị sử dụng lao động, người lao
động thu đúng, đủ, kịp thời và giải quyết các chế độ đối với người lao động.
1.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu BHXH:
- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân
đầu người: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng
tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, khi sản xuất kinh doanh thuận
lợi, có lãi các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao

động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia, giảm số tiền
nợ đọng BHXH. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao, ổn định, đủ trang trải cuộc
sống, có tích luỹ, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham
gia BHXH. Khi đời sống kinh tế cao, nhận thức của người lao động cũng cao
và nhận thức về việc thực hiện chính sách pháp luật cũng cao theo, ngoài việc
đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có
khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động
bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thai sản khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm


11

thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH và
ngược lại.
- Thứ hai, dân số và lực lượng lao động: Người lao động là đối tượng
tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra
của cải cho xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số "vàng" nhiều người
trong độ tuổi lao động thì số người tham gia BHXH tăng; ngược lại dân số
"già" tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số
do đó số người tham gia đóng góp vào quỹ ít, trong khi số người hưởng các
chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí tăng, dẫn đến số thu và việc mất cân
đối quỹ BHXH.
- Thứ ba, hệ thống chính sách, pháp luật, hiệu quả quá trình tổ chức điều
hành hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất cho người lao động và nhân dân,
phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao; Phải tổ
chức thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền BHXH; Phải thực sự làm

hài lòng đối tượng tham gia, thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất
lượng phục vụ đối tượng từ đó tạo niền tin để đối tượng yên tâm tham gia.
- Thứ tư, chính sách tiền lương: Giữa chính sách tiền lương và chính
sách BHXH nói chung và mức thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt
chẽ với nhau, chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện
chính sách BHXH, điều này càng đặc biệt đúng với trường hợp của Việt Nam,
bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là
phụ thuộc vào tiền lương, tiền công, mức lương tối thiểu, thang, bậc lương do
Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, cơ cấu lại
thang, bậc lương điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức đóng BHXH cũng
tăng, giảm và đương nhiên số thu BHXH cũng thay đổi.


12

- Thứ năm, mức độ chi trả các chế độ BHXH ảnh hưởng đến "lợi ích"
người tham gia, mức độ chi trả các chế độ BHXH phụ thuộc vào số lượng các
chế độ BHXH được áp dụng, số lượng người hưởng các chế độ BHXH, tỷ lệ
hưởng BHXH và mức lương tối thiểu. Số lượng các chế độ, mức lương tối
thiểu, mức chi tăng, giảm cũng ảnh hưởng đến việc số tiền người tham gia
được hưởng nhiều hay ít, ảnh hưởng đến số người tham gia và cân đối quỹ
BHXH. Tuổi nghỉ hưu càng được nâng lên thì mức thu càng tăng, giảm nguy
cơ mất cân đối quỹ, ngược lại khi tuổi nghỉ hưu càng thấp thì nguy cơ mất cân
đối quỹ càng sớm xuất hiện, bởi vì khi nghỉ hưu sớm số thu được của quỹ
không những ít mà quỹ phải chi trả nhiều hơn cho những người nghỉ hưu, vì
vậy ảnh hưởng đến số người tham gia, số thu và cân đối quỹ BHXH.
- Thứ sáu, ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức đúng về BHXH của
người sử dụng lao động và người dân. Người sử dụng lao động và người dân
nhận thức đúng, chấp hành tốt Luật BHXH thì số người tham gia sẽ tăng, số
tiền thu sẽ tăng và ngược lại.

- Thứ bảy, chế tài xử phạt vi phạm về BHXH phải nghiêm minh và đủ
mạnh buộc người vi phạm phải tuân thủ, sự phối hợp có hiệu quả của các Sở,
Ban, Ngành, của tổ chức Công đoàn và một số nhân tố khác... cũng ảnh
hưởng đến công tác thu BHXH.
1.2.4. Nội dung thu BHXH:
- Đối tượng BHXH bắt buộc: Người lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của
pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong


13

hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ
đủ 3 tháng trở lên;
- Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc
trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận
bảo hiểm xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: Hợp đồng với tổ chức sự
nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc
ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình
thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam
trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; Hợp đồng cá nhân.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các
doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp
tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê
mướn, sử dụng và trả công cho người lao động;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp
Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia có quy định khác.


14

- Đối tượng BHXH tự nguyện: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp
dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3
tháng;
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên
không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã;
- Người lao động tự tạo việc làm;
- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;
- Người tham gia khác.
Các đối tượng trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội

tự nguyện.
Mức đóng và phương thức đóng của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
- Hàng tháng, người lao động đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí
và tử tuất như sau:
Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 5% mức
tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 6% mức
tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7% mức
tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất,
kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,


15

diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định trên.
Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một
lần.
- Mức đóng và phương thức đóng của người lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài; Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 16%
mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 18%
mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 20%

mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở
nước ngoài.
- Phương thức đóng được thực hiện hằng quý hoặc 6 tháng hoặc 12
tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu nộp bảo hiểm xã hội cho
người lao động và đăng ký phương thức đóng với tổ chức bảo hiểm xã hội
hoặc người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người lao động đã
tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đóng trực tiếp với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi
cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng
mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo


16

phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho tổ chức bảo hiểm xã hội
sau khi về nước.
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động:
- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm xã hội của những người lao động mà đơn vị sử
dụng:
Mức đóng vào quỹ ốm đau và thai sản bằng 3%; trong đó người sử
dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện
hưởng chế độ quy định. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm
quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 1%;

Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 11%;
Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 12%;
Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 13%;
Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 14%.
- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng theo mức đóng quy định và
trích từ tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng để
đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản
xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định này. Phương thức
đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở
người sử dụng lao động đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định
như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương


17

theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt
khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở
mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) tại thời điểm đóng.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do
người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động .
Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng này cao hơn 20 tháng
lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã
hội bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung.

- Mức đóng và phương thức đóng của đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đăng ký với tổ chức bảo
hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức
sau đây:
- Hằng tháng; hằng quý; 6 tháng một lần.
- Việc thu tiền đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện vào nửa đầu của
thời gian ứng với phương thức mà người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn.
- Mức đóng hằng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Mức đóng
Trong
hàngđó: = Tỷ lệ phần trăm đóng x
tháng
Mức thu nhập tháng người
tham gia BHXH
tự nguyện lựa chọn
Lmin: mức lương tối thiểu chung;
m: là số nguyên, ≥ 0.

Mức thu nhập tháng người
tham gia BHXH
tự nguyện lựa chọn

= Lmin+ m x 50.000 đồng/tháng


18

Tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như sau:
Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 12 năm 2009 bằng 16%;

Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 bằng 18%;
Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 bằng 20%;
Từ tháng 01 năm 2014 trở đi bằng 22%.
- Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được đăng ký lại
phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
tự nguyện với tổ chức bảo hiểm xã hội. Việc đăng ký lại phương thức đóng và
mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng được thực hiện ít nhất là sau 6 tháng kể
từ lần đăng ký trước.
1.2.5. Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội:
- Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn giữ vai trò "trụ cột" trong hệ thống
chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta, được thể chế trong Luật
BHXH; Luật BHXH được thực hiện đánh dấu một bước tiến quan trọng của
quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH và có ý nghĩa
rất quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH ở
nước ta. Để thi hành Luật Bảo hiểm xã hội nghiêm túc, đạt được mục tiêu của
chính sách, Luật quy định các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã
hội cụ thể là:
Quy định tại Điều 134:
- Không đóng.
- Đóng không đúng thời gian quy định.
- Đóng không đúng mức quy định.
- Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội cũng có quy định cá nhân có những hành vi này
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi


×